Nét tích cực trong một phiên tòa
Nhiều bài viết, nhiều ý kiến được đưa ra sau phiên toà xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4/11 vừa qua. Một số không ít thiên về bi quan, buồn nản, thất vọng, phẩn nộ, v.v…
Người viết cảm thông và tôn trọng những cảm xúc này. Nó thể hiện tinh thần “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ” rất đáng quý.
Bên cạnh đấy, chúng ta không thể không đề cập đến mặt tích cực của phiên toà:
1. Từ một người bình thường, CHHV trở thành cái tên quen thuộc ở trong và ngoài nước: Đã có các bậc lão thành cách mạng, cụ già 80 tuổi hơn ở Hà Nội hay cư dân trẻ tận Cộng hoà Séc xa xôi đến với CHHV. Người ủng hộ, cũ hay mới, không nhất thiết hoàn toàn đồng ý với mọi điểm CHHV nêu lên. Tuy nhiên, khi chọn vị thế đứng sát cạnh CHHV, họ biết chắc chắn điều duy nhất: CHHV hành động và sẳn sàng chấp nhận hiểm nguy hay đòn thù bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn của ông.
So với những phiên tòa xử người bất đồng chính kiến từ trước đến nay, phiên tòa ngày 4/4/11 là bước nhảy vọt lớn lao trong chiều ngược với đà tiến hoá của loài người. Nó giúp cho công dân Việt Nam và công dân thế giới thấy được cái sai trái ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng của hệ thống pháp luật Việt Nam. Phiên tòa không những vi phạm các nguyên tắc pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã ký và cam kết thực hiện mà vi phạm ngay chính quy trình pháp luật của Việt Nam.
2. Trong vòng 5 năm nay, Việt Nam không ngừng kêu gọi sự giúp đỡ của nhiều nước như Anh Quốc, Thụy Điển, v.v… trong nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam.[1] Sự nghiêm túc hay không trong lời kêu gọi của Việt Nam lộ rõ qua phiên toà xử CHHV. Một nhà nước dung dưỡng cho hệ thống pháp luật tùy tiện là một nhà nước cô độc trong cộng đồng các nước nơi mà cơ chế dân chủ là hơi thở và sức sống của chế độ.
Hơn 30 năm sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam vẫn là nước tụt hậu trong khu vực về mọi lãnh vực: kinh tế, khoa học, giáo dục, v.v…
Trong thời đại tin học với lượng thông tin đa nguồn, phong phú, và với hơn 25 triệu người Việt Nam sử dụng internet, không ai có thể tiếp tục quy trách nhiệm tụt hậu là hệ quả của chiến tranh hay do lệnh cấm vận của nước ngoài.
Nếu bỏ công tìm hiểu, người công dân nhận thức được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề: Tụt hậu là hệ quả của chính sách trọng dụng người dựa trên “sự trung thành” với chế độ thay vì dựa trên tài năng cá nhân; chính sách này có quan hệ tất yếu với sự thiếu vắng một xã hội dân sự và một nhà nước pháp quyền.
Do bất mãn với chính sách dùng người – nhân tố tạo nên nền giáo dục què quặt, nhiều công dân mang khuynh hướng thờ ơ, lãnh đạm, không hợp tác, theo chủ nghĩa “sống chết mặc bay”, miễn sao cá nhân họ không thiệt thòi, hay tệ hại hơn nữa, được hưởng lợi.
Rất tiếc đây là cái nhìn chưa sâu, chưa sát, điển hình qua vài trường hợp sau:
Do kết hợp giữa dùng người “trung thành” và quan điểm “sống chết mặc bay”, những dự án như xây đập thủy điện, khai thác bô-xít, xây nhà máy điện hạt nhân, v.v…, không được nghiên cứu hay giám sát đúng đắn bởi các cơ chế độc lập. Nếu sự cố xảy ra, hàng chục ngàn hay hàng trăm ngàn công dân trong vùng ảnh hưởng, bất kể nhân thân hay tài năng, trở thành nạn nhân.
Dự án của tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin, sau 10 năm hoạt động, bị phát hiện mang nợ hơn 4 tỷ dollars (khoản 90,000 tỷ đồng hay gần 5% tổng sản lượng quốc gia).[2] Dù thất thoát từ dự án là thiệt hại lớn cho công dân Việt Nam – 45 triệu người lao động chịu trách nhiệm 2 triệu đồng nợ mỗi đầu người, lãnh đạo nhà nước quyết định không kỷ luật ai.[3]
Vì hệ thống pháp luật không công minh, không hề là cá biệt hiện tượng cán bộ hay quan chức, thay vì phục vụ công dân, trở thành đối tượng sách nhiễu hay ngay cả gây thiệt hại về sinh mạng cho công dân.[4]
Thử hỏi có công dân Việt Nam nào khẳng định các trường hợp nêu trên hay tương tự sẽ không bao giờ xảy đến cho họ hay cho người thân của họ, và nếu có xảy ra, sẽ được sự bảo vệ chính đáng của hệ thống pháp luật?
Trong “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/45, cụ Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc“.
Dựa trên tinh thần Nguyễn Trãi, “Chèo thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, đưa ra hơn 500 năm trước, cụ Hồ nói thêm, “Chính phủ mà không làm trọn nhiệm vụ của mình, và không thỏa mãn yêu cầu của người dân thì người dân có quyền lật đổ chính phủ đó“.
Trong bất cứ thời đại nào, guồng máy nhà nước ít hay nhiều đều có sự tham gia của thành phần công dân yêu nước. Nhà nước Việt Nam năm 2011 không là ngoại lệ.
Để chứng minh rằng họ kế thừa truyền thống của chính phủ do cụ Hồ tạo ra năm 1945 và là đại diện chân chính cho 90 triệu công dân, với thành phần công dân yêu nước là động lực thúc đẩy, nhà nước cần bắt đầu ngay những bước cụ thể:
Do sai phạm nghiêm trọng của tòa án Hà Nội, qua cơ chế pháp luật hiện thời, trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ và cho những công dân bị bắt giữ liên hệ đến phiên tòa ngày 4/4/11.
Khẩn trương trong nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam; áp dụng quy trình trả tự do cho những công dân bị kết án oan sai trước đây.
Thực hiện toàn diện chính sách sử dụng người dựa trên tài năng cá nhân ở mọi cấp, mọi ngành.
Sửa đổi quy định bầu cử để công dân Việt Nam là người duy nhất chọn lựa lãnh đạo ở mọi cấp, mọi ngành.
Hơn 60 năm sau “Tuyên ngôn độc lập”, nếu nhà nước Việt Nam không thực hiện được lời dạy của cụ Hồ, người khai sáng ra nhà nước Việt Nam đương thời, thì những công dân từng nguyện “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” không còn chọn lựa nào khác hơn ngoài hành động theo đúng ý cụ Hồ, trên tinh thần “Chèo thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”.
Cũng theo lời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, vì đất nước là của chung, hơn lúc nào hết, mọi công dân có trách nhiệm thấy ra mối nguy hại vô cùng to lớn của sự tiêu cực và thụ động trước những vấn đề hệ trọng cho Tổ quốc, tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Qua thực hiện 4 điểm nêu trên, công dân và nhà nước Việt Nam sẽ cùng chung bước trên con đường xây dựng một xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền – xu thế lịch sử không thế lực nào chống lại được, nhằm đưa đất nước tiến lên, bắt kịp với thế giới bên ngoài.
Chiêu Anh
Chú thích:
Be the first to like this post.
Cả bài viết của ông dài lê thê nhưng vỏn vẹn chung quanh cũng là bao che cho cái chế độ độc tài của lũ người vô học.
Cái điều hay nhất để đánh bật cái ngông luận của CSVN mà cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói câu: “Đừng Nghe những gì người CS Nói, mà hãy nhìng kỹ những Điều người CS làm” Lich sử thế giới đã chứng minh, năm châu bốn bể đều khinh khi và chửi rủa. CS thế giới nói chung và CSVN nói riêng chỉ là những tội đồ của các dân tộc trên thế giới. Chính sách ngụy dân của khối CS áp đè lên người dân giờ đã xưa rồi Diễm. Chỉ cò lại là thơi gian mà thôi…hãy chờ đến lúc đó cảm nghĩ của các người như ông sẽ quay lại 180 độ. Chỉ có láo phét! Điều hay nhất nếu ĐCSVN còn muốn duy trì là hãy giải thể ngay lập tức cái chính thể CS ngay trên đất nước VN của chính họ, thì muôn dân VN trong và trên thế giới sẽ đứng về họ mà thôi. Phân tích như ông thì có cả gần 80 triệu người đều biết nói như ông…nhưng quan trọng là cái đảng CSVN và bộ 14 ô khí của ông đã làm và thực thi theo hiến pháp nhà nước chưa?