Trả lời hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 14/04, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Ed Malaya xác nhận rằng chính quyền Manila đã gởi công hàm chính thức phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại vùng quần đảo Trường Sa. Đòi hỏi này được thể hiện trong tấm bản đồ được gọi nôm na là ‘hình lưỡi bò’, mà Bắc Kinh đã chuyển lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 5 năm 2009.
Theo AFP, văn kiện phản đối của Philippines đã ghi nhận rằng bản đồ kể trên đã được Trung Quốc công bố để bác bỏ đòi hỏi mà Việt Nam và Malaysia đã chuyển đến Liên Hiệp Quốc nhằm xác định vùng thuộc chủ quyền của hai nước này.
Về phần mình, Philippines khẳng định chủ quyền của họ trên một khu vực của quần đảo Trường Sa mà Manila đặt tên là nhóm đảo Kalayaan. Đối với Philippines, các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên nhóm đảo Kalayaan và vùng biển tiếp giáp đều không có cơ sở, căn cứ theo luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Như vậy là sau gần hai năm chần chờ, Philippines rốt cuộc đã mạnh dạn hơn trong việc phản đối yêu sách quá đáng của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, theo gương các đồng minh trong ASEAN là Việt Nam, Malaysia rồi Indonesia.
Phải nói rằng Việt Nam và Malaysia là hai nước nhanh nhất trong việc bác bỏ tấm bản đồ 9 đường gián đoạn của Trung Quốc. Công văn phản đối của Việt Nam và Malaysia đã được đưa ra ngay từ tháng 5 năm 2009, vỏn vẹn một hôm sau khi Bắc Kinh chuyển tấm bản đồ gây tranh cãi đến Liên Hiệp Quốc.
Phản ứng của Hà Nội và Kuala Lumpur rất dễ hiểu vì cả hai đều có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại vùng Biển Đông. Điểm nêu bật tính chất quá đáng trong đòi hỏi của Trung Quốc là quyết định của Indonesia, một nước cho đến gần đây, vẫn đứng ngoài các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Vào năm ngoái, Jakarta cũng chính thức phản đối tấm bản đồ của Trung Quốc đã lấn vào những khu vực mà Indonesia coi là thuộc chủ quyền của mình.
Trong khi đó, dù trực tiếp tranh chấp chủ quyền tại vùng quần đảo Trường Sa với Trung Quốc, từng là nạn nhân của Bắc Kinh với việc đảo Mischief Reef bị Trung Quốc dùng võ lực lấn chiếm, Manila vẫn im hơi lặng tiếng không có phản ứng chính thức trước hành động của Trung Quốc. Thái độ úy kỵ Bắc Kinh càng lộ rõ khi mà Philippines vào tháng 8 năm 2009, đã chính thức bác bỏ bản đề nghị mở rộng thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia.
Câu hỏi đặt ra là vì sao Philippines lại ‘’bạo dạn’’ lên vào lúc này ? Một số chuyên gia phân tích đã gắn liền chuyển biến này với sự kiện tân tổng thống Aquino được bầu lên nắm quyền, thay thế bà Arroyo được cho là hay chiều theo ý kiến của Trung Quốc. Một nguyên nhân thứ hai là quan hệ ngày càng chặt chẽ trở lại, đặc biệt là trong lãnh vực quân sự, giữa Manila và Washington.
Một nguyên nhân quan trọng khác là các hành động lấn lướt của Trung Quốc trong thời gian gần đây, nhất là vụ cho tàu vào dọa nạt, xua đuổi một tàu thăm dò dầu khí cho Philippines ở vùng Reed Bank, mà Manila xác định là thuộc chủ quyền của mình. Dẫu sao thì sắp tới đây, chắc chắn các vấn đề này sẽ được nêu lên trở lại nhân chuyến công du Trung Quốc của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, dự trù từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 5.
Theo AFP, văn kiện phản đối của Philippines đã ghi nhận rằng bản đồ kể trên đã được Trung Quốc công bố để bác bỏ đòi hỏi mà Việt Nam và Malaysia đã chuyển đến Liên Hiệp Quốc nhằm xác định vùng thuộc chủ quyền của hai nước này.
Về phần mình, Philippines khẳng định chủ quyền của họ trên một khu vực của quần đảo Trường Sa mà Manila đặt tên là nhóm đảo Kalayaan. Đối với Philippines, các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên nhóm đảo Kalayaan và vùng biển tiếp giáp đều không có cơ sở, căn cứ theo luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Như vậy là sau gần hai năm chần chờ, Philippines rốt cuộc đã mạnh dạn hơn trong việc phản đối yêu sách quá đáng của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, theo gương các đồng minh trong ASEAN là Việt Nam, Malaysia rồi Indonesia.
Phải nói rằng Việt Nam và Malaysia là hai nước nhanh nhất trong việc bác bỏ tấm bản đồ 9 đường gián đoạn của Trung Quốc. Công văn phản đối của Việt Nam và Malaysia đã được đưa ra ngay từ tháng 5 năm 2009, vỏn vẹn một hôm sau khi Bắc Kinh chuyển tấm bản đồ gây tranh cãi đến Liên Hiệp Quốc.
Phản ứng của Hà Nội và Kuala Lumpur rất dễ hiểu vì cả hai đều có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại vùng Biển Đông. Điểm nêu bật tính chất quá đáng trong đòi hỏi của Trung Quốc là quyết định của Indonesia, một nước cho đến gần đây, vẫn đứng ngoài các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Vào năm ngoái, Jakarta cũng chính thức phản đối tấm bản đồ của Trung Quốc đã lấn vào những khu vực mà Indonesia coi là thuộc chủ quyền của mình.
Trong khi đó, dù trực tiếp tranh chấp chủ quyền tại vùng quần đảo Trường Sa với Trung Quốc, từng là nạn nhân của Bắc Kinh với việc đảo Mischief Reef bị Trung Quốc dùng võ lực lấn chiếm, Manila vẫn im hơi lặng tiếng không có phản ứng chính thức trước hành động của Trung Quốc. Thái độ úy kỵ Bắc Kinh càng lộ rõ khi mà Philippines vào tháng 8 năm 2009, đã chính thức bác bỏ bản đề nghị mở rộng thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia.
Câu hỏi đặt ra là vì sao Philippines lại ‘’bạo dạn’’ lên vào lúc này ? Một số chuyên gia phân tích đã gắn liền chuyển biến này với sự kiện tân tổng thống Aquino được bầu lên nắm quyền, thay thế bà Arroyo được cho là hay chiều theo ý kiến của Trung Quốc. Một nguyên nhân thứ hai là quan hệ ngày càng chặt chẽ trở lại, đặc biệt là trong lãnh vực quân sự, giữa Manila và Washington.
Một nguyên nhân quan trọng khác là các hành động lấn lướt của Trung Quốc trong thời gian gần đây, nhất là vụ cho tàu vào dọa nạt, xua đuổi một tàu thăm dò dầu khí cho Philippines ở vùng Reed Bank, mà Manila xác định là thuộc chủ quyền của mình. Dẫu sao thì sắp tới đây, chắc chắn các vấn đề này sẽ được nêu lên trở lại nhân chuyến công du Trung Quốc của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, dự trù từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 5.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét