Quốc hội bù nhìn hay quốc hội phản dân? Hay là cả hai?
Một quốc hội đúng nghĩa, được dân bầu lên một cách hoàn toàn tự do, chỉ xuất hiện trong một thể chế thật sự dân chủ.
Thời nay, hiếm một chế độ nào dám ngang nhiên tự nhận là độc tài để bất cần có quốc hội. Chế độ độc tài, độc đảng, vẫn có thể nguỵ trang bằng một quốc hội.
Quan sát cách thức bầu cử
Chỉ cần theo dõi cách thức bầu quốc hội, ta có thể kết luận đích đáng một thể chế là độc tài hay dân chủ. Đã có nhiều bài vạch trần cách thức bầu quốc hội ở Việt nam là phi dân chủ.
- Từ khoá II tới khoá XIII (sắp bầu) ở nước ta, đảng CS đã độc quyền chọn ra một danh sách ứng cử “vừa ý đảng”, dẫu có số dư hay không, kết quả bầu đương nhiên vẫn cứ “vừa ý đảng”. Cứ xem tỷ lệ đảng viên nhảy vào quốc hội cũng đủ biết “đảng ta” vừa ý tới mức nào. Đảng viên chỉ chiếm 3-4% số dân, nhưng tỷ lệ đảng viên trong quốc hội từ 25 năm nay vẫn chiếm tới 90%. Chưa yên tâm, đảng còn đưa vào danh sách ứng cử những người “sắp được kết nạp” nhưng lại mang cái mặ nạ “người ngoài đảng”.
- Vậy mà vẫn không yên tâm, đảng độc tài còn tìm cách hạn chế tối đa số người tự ứng cử. Hiến pháp cứ leo lẻo “một đường” (về quyền tự do ứng cử), nhưng thực tế lại diễn ra “một nẻo”. Miễn cần lấy dẫn chứng minh hoạ điều này.
- Cài cắm đầy tớ vào cơ quan đại diện ông chủ, để chúng át giọng ông chủ cũng là cách làm nhất quán suốt 50 năm qua.
Cần thừa nhận rằng trong cái khung nghẹt thở của chế độ, vẫn có những đại biểu quốc hội tích cực thể hiện quyền lợi của người dân và chính các vị này đã làm cho không khí nghị trường sôi động hơn hẳn các khoá trước. Dẫu vậy, họ hoàn toàn thiểu số. Có lẽ họ chỉ chiếm 20/500, tức 4%.
Số đầy tớ lẻn vào quốc hội hiện nay chiếm tới 70% số ghế. Mỗi khi hệ thống đầy tớ có lỗi (tội) mà bị các ông chủ truy vấn ở diễn đàn quốc hội, lập tức các vị đầy tớ “gộc” (khoác áo chủ) nhảy ra bênh ngay. Nếu lý lẽ bênh vực kém thuyết phục, chúng cũng cóc cần. Bởi vì khi bỏ phiếu, chúng vẫn đa số. Khi đề ra chủ trương mở rộng thủ đô, hoặc chủ trương khai thác bauxite, cả nước thấy chúng “đuối lý”, bị dồn tới chân tường, nhưng chúng vẫn thắng khi bỏ phiếu. Đã kinh chưa?
Xin xem bài của bạn Lê Thanh Minh (http://danluan.org/node/8327).
Quan sát cách thức hoạt động của quốc hội
Dân nuôi đại biểu quốc hội để họ làm hai việc:
1) Làm luật (để mở rộng quyền của dân và hạn chế sự lạm quyền của đầy tớ);
2) Chất vấn (để ngăn chặn đầy tớ làm sai và lạm quyền).
Cách chủ yếu để nghị sĩ thực thi nhiệm vụ là phát biểu (thảo luận và chất vấn).
Báo VietnamNet có ghi lại thành bảng, biểu, về số lần phát biểu của “nghị sĩ” khoá XII tại hội trường quốc hội. Báo này cũng phân ra hai loại phát biểu: 1) Chất vấn; và 2) Thảo luận (làm luật).
Trong mỗi loại, lại phân ra: phát biểu bằngcâu (có thể ứng khẩu, ít cần chuẩn bị) haybài (chuẩn bị công phu hơn, và nộp lên chủ tịch đoàn) và tính chất các phát biểu. (http://daibieuquochoi.vietnamnet.vn/content.aspx?id=887)
Chúng tôi xin tóm tắt lại bằng 2 bảng (bảng 1: chất vấn; và bảng 2: thảo luận) dưới đây. Xin xem 3 cột đầu. Còn 2 cột sau là nhận định sơ lược của chúng tôi.
Bảng 1. Chất vấn tại hội trường
- Dòng đầu: Nếu người phát biểu nhiều nhất là 8 bài (viết ra, nộp lên), còn người phát biểu ở mức trung bình (phép tính trung bình cộng) chỉ đạt… nửa bài. Vậy thì, số đại biểu được coi là phát biểu ở mức “trên trung bình” khá hiếm, chỉ khoảng 2% số nghị sĩ (tức là 10 vị trên tổng số 500). Còn lại, tới 98% số đại biểu phát biểu đã phát biểu dưới mức dưới… nửa bài (!).
- Các dòng sau: chỉ là câu hỏi chất vấn, không quá khó (so với bài).
Té ra, người có nhiều câu hỏi phản biện nhất (dòng 3) là 4, nhưng trung bình – khi tính ra – chỉ có 0,1 câu. Nói khác, cứ 10 vị nghị sĩ, chỉ cần có một vị phát biểu 1 câu phản biện (còn 9 vị khác có thể “câm” suốt nhiệm kỳ 4 năm) thì đạt mức “trung bình”.
Té ra, người có nhiều câu hỏi phản biện nhất (dòng 3) là 4, nhưng trung bình – khi tính ra – chỉ có 0,1 câu. Nói khác, cứ 10 vị nghị sĩ, chỉ cần có một vị phát biểu 1 câu phản biện (còn 9 vị khác có thể “câm” suốt nhiệm kỳ 4 năm) thì đạt mức “trung bình”.
- Các nghị sĩ đại diện cho ai? Xem các dòng 4, 5 và 6: đánh giá tính chất đại diện của nghị sĩ. Họ đại diện dân, hay đại diện cử tri (nơi họ được bầu), hay đại diện ngành, giới của họ?
Té ra, họ cóc đại diện ai hết. Người phát biểu nhiều nhất chỉ là 2 lần, còn nếu tính ra số trung bình thì… họ “câm” hết (xem cột 2, 3 dòng cuối). Nói khác, “cơ cấu” của quốc hội (giới, tuổi, tôn giáo, công-nông-trí, trung ương và địa phương…) chẳng để làm cóc gì hết, trừ một điều: cơ cấu sao cho “đầy tớ” và “đảng viên” chiếm đa số để họ bênh che nhau, trước hết là bênh che cho sự bất lực và lộng quyền Hành pháp (hệ thống đầy tớ) gồm toàn đảng viên.
Bảng 2. Thảo luận tại hội trường
Kính mới các bạn thanh niên đọc tiếp và cho nhận định bảng 2 (ở trên).
Thoạt quan sát hoạt động của quốc hội, chúng ta tưởng đó là một tổ chức bù nhìn, chỉ để trang trí cho chế độ độc tài. Nhưng không, đó còn là một tổ chức mà người dân đã “nuôi ong tay áo”. Ví dụ, cái quốc hội khoá XII đã loanh quanh, chần chừ, rồi… hoãn vô thời hạn việc thông qua những luật xác lập quyền dân (Luật Đất Đai, Luật Lập Hội, Luật Báo chí sửa đổi…).
Trần Hiền Thảo và Đỗ Thuý Hường
Be the first to like this post.
Làm gì có cái “Quốc Hôi Nặng” nào!
Hỏi rằng thế nghĩa là sao?
Thưa rằng bạn thử “xin” vào HỘI đi!
Định nghĩa Quốc Hội là gì?…