7.5.11

GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG


GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG

“Đời tôi để lịch sử xử. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia sẽ là một tội nặng, sẽ làm mất nước trong tay Cộng Sản…”
Thoắt mà đã hơn 40 năm, kể từ ngày văn hào Nhất Linh, người đã dùng thuốc độc hủy mình “để cảnh cáo những người chà đạp lên mọi thứ tự do”. Đất nước đã thực sự lọt vào tay Cộng Sản 12 năm sau di chúc lịch sử của văn hào Nhất Linh được công bố.

Nhà văn Nhật Tiến, giải thưởng văn chương toàn quốc với truyện dài “Thềm Hoang”, cách đây hơn 40 năm, đã đại diện một nhóm nhà văn độc lập, đọc trước linh cữu Nhất Linh khi hạ huyệt những lời vĩnh biệt:
“Kính thưa anh hồn văn hào Nhất Linh,
Thật vô cùng đau đớn và xót xa cho chúng tôi khi chúng tôi nhận được tin văn hào đã quyết tâm từ bỏ hoàn cảnh sống nhỏ nhen và tăm tối này để đi về chốn thanh cao.
Đại diện cho một nhóm nhà văn độc lập, không phụ thuộc một màu sắc chính trị, không gia nhập một đảng phái, hôm nay trước anh hồn của văn hào, chúng tôi xin được bày tỏ lòng tiếc xót của chúng tôi.
Trọn một đời gian khổ, không ngại khó khăn, không màng danh vọng, văn hào đã tận tụy hy sinh, từ bỏ mọi quyền lợi riêng để tranh đấu cho lý tưởng tự do, cho cuộc sống hạnh phúc của dân tộc.
Văn hào đã hoàn thành sứ mạng của người cầm bút.
Văn hào đã nêu cao sĩ khí bất khuất của truyền thống những nhà văn chân chính.
Cái chết của văn hào sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi sáng con đường tăm tối của chúng tôi đang đi, là niềm khích lệ lớn lao cho những khó nhọc mà chúng tôi sẽ gặp gỡ, là một tấm gương sáng láng mà mãi mãi những kẻ cầm bút đi sau như chúng tôi phải soi vào để suy gẫm.
Chúng tôi xin nguyện trước anh hồn của văn hào là chúng tôi sẽ nhất quyết theo đuổi con đường cao đẹp mà văn hào đã vạch ra.
Đó là sự hoàn thành sứ mạng cao quý của các nhà văn.
Đó là sự chống đối mãi mãi bạo quyền và bạo lực.
Đó là sự đòi hỏi đến kỳ cùng quyền tự do được sống làm người của toàn thể dân tộc, như ý muốn của văn hào trước khi nhắm mắt.
Ôi! Nói làm sao cho xiết nỗi lòng thống thiết của chúng tôi trong những giờ phút đau đớn này.
Chúng tôi chỉ xin cầu nguyện cho anh hồn của văn hào sớm tiêu diêu miền Cực Lạc, cũng như xin văn hào linh thiêng chứng nhận những lời nói chân thành của chúng tôi trong giây phút vĩnh biệt này”.
Tôi tin, cũng như nhiều người khác tin, những lời vĩnh biệt rất văn hoa và đầy xúc động của nhà văn Nhật Tiến khi ông đọc trước linh cữu của văn hào Nhất Linh – con người mang tên hai chữ Nhất Linh trong suốt cuộc đời đã không làm điều gì vô ích, kể cả điều thông thường con người không có quyền làm là sự chết – nói theo cách nói của luật sư Dương Kiền.
Sau năm 1975, nhà văn Nhật Tiến đã ở lại Việt Nam, đã biết thế nào là Cộng Sản, và sau đó đã vượt biển để biết thế nào là cái tâm trạng:
Ta thương ta kiếp thuyền nhân
Một lần vượt biển muôn phần đớn đau!
Có điều tôi không hiểu, tôi cũng nghĩ rằng nhiều người khác không hiểu, về những việc làm của nhà văn Nhật Tiến khi ông tuyên bố rùm beng trên báo chí trước khi trở về Việt Nam “để tìm chất liệu sáng tác”. Ông đã mang sách “Trăm hoa vẫn nở trên quê hương” về Việt Nam để hòa hợp hòa giải. Sau đó, trở ra hải ngoại chỉ thấy ông im hơi, lặng tiếng. Có điều gì sai chạy chăng? Nhà văn vẫn theo đuổi những điều đã hứa trước linh cữu của văn hào Nhất Linh là “hoàn thành sứ mạng cao quý của các nhà văn… chống đối mãi mãi bạo quyền và bạo lực” với tư cách một nhà văn độc lập hay giờ đây ông đã “phụ thuộc một màu sắc chính trị”?
*
Mới đây, tôi tình cờ đọc bài viết “Phong trào Nhân văn Giai phẩm và Giải thưởng Nhà nước: Nhìn dưới góc người đọc” của nhà văn Nhật Tiến viết về việc Đảng và Nhà nước xã nghĩa Việt Nam trao Gaỉi thưởng Nhà nước cho 4 nhà thơ trong nhóm Nhân vaăn Giai phẩm.
Nhà văn Nhật Tiến viết:
“… Bất chợt, ngày 13 tháng Hai năm 2007 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ra quyết định tặng “Giải thưởng Nhà nước cho các tác giả có tác phẩm hay, công trình văn học nghệ thuật giá trị cao, góp phầ  xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc”. Bốn người thuộc nhóm Nhân văn Giai phẩm nằm trong danh sách được giải là Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt và Hoàng Cầm. Hai ông Trần Dần và Phùng Quán thì đã mất, còn lại hai ông kia thì đều tỏ ra hoan hỉ nhận giải, trị giá một bằng khen và 60 triệu đồng Việt”.
Bài viết của nhà văn Nhật Tiến, cũng là một nhà văn đoạt “giải thương Văn chương Toàn Quốc” của chế độ Việt Nam Cộng Hoà có nhiều điểm làm người đọc thắc mắc.
Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến việc nhà văn Nhật Tiến “tiếc cho hai nhà thơ Lê Đạt và Hoàng Cầm”         
Trong đoạn cuối, nhà văn Nhật Tiến viết:
“… Như vậy, vấn đề của Nhân văn Giai phẩm (NVGP) chẳng những đòi hỏi giới lãnh đạo đảng CSVN một lời xin lỗi công khai, minh bạch mà ngay đến cả những ai từng mạ lỵ, vu khống NVGP hiện nay vẫn còn đang sống thì cũng nên bầy tỏ thái độ của mình.Sự im lặng sau ngần ấy năm đằng đẳng vừa có thể khiến lương tâm các vị không dễ gì thanh thản mà hẳn còn bôi một vết nhơ lên sự nghiệp  cầm bút của mỗi người. Xin nhớ cho rằng không ai có thể bôi xóa được lịch sử, nhất là trong lãnh vực văn chương.
Nói tóm lại, theo tôi, trong cương vị của một người đọc vốn từng theo dõi những diễn tiến của phong trào NVGP, thì việc trao Giải thưởng Nhà nước cho một nhóm nhỏ của  họ không thể là công việc đơn giản, khi làm xong ai nấy có thể hùa nhau xí xoá hết.
Khi có tin mình được trao giải , hai ông Lê Đạt và Hoàng Cầm đã hoan hỉ chấp nhận. Đó là sự tự do chọn lựa của các ông. Ông Lê Đạt cho rằng:
“Đây là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không.”
Cò ông Hoàng Cầm thì trả lời với phóng viên báo An ninh Thỉ đô rằng:
“Tôi buồn thương cho hai bạn Trần Dần và Phùng Quán mất đã lâu không được biết là mình được xem xét lại. Các anh mất đi mà vẫn buồn vì có cái oan chưa giải. Tôi thấy mình may mắn vì trời cho sống đến bây giờ và lại được trao cái giải thưởng này.”
Nhà văn Nhật Tiến viết tiếp:
“Như thế, vốn mang cái tâm trạng “cái oan được giải”, ta có thể hiểu được tại sao các ông ấy vui mừng khi có tin mình được giải.”
Và ông nhà văn Nhật Tiến đã tỏ ý tiếc cho hai nhà thơ Lê Đạt và Hoàng Cầm như sau:
“Nhưng với riêng tôi, ở cương vị là độc giả của các ông từ hơn nửa thế kỷ đã qua, tôi lại thấy tiếc cho hai ông về một điều:
Cho đến cuối đời, các ông có một dịp ngàn vàng để nói thay cho nhiều người bị bách hại, vốn ngày xưa đã có cùng chí hướng với các ông về cuộc đấu tranh cho tự do cầm bút. Phải chi các ông tuyên bố được rằng: “Sẵn sàng nhận Giải với điều kiện Đảng CSVN minh bạch công nhận đã sai lầm trong công cuộc đàn áp phong trào Nhân văn Giai phẩm.”
Nói được như thế, tên tuổi của các ông lại thêm một lần nữa chói sáng trong lòng độc giả và bộ mặt Nhân văn Giai phẩm cũng không bị cái Giải ấy làm cho lu mờ đi.”
*
Với cương vị là một độc giả của nhà văn Nhật Tiến cũng tròm trèm nửa thế kỷ qua,tôi cũng lấy làm tiếc cho nhà văn Nhật Tiến với bài viết này ông chỉ làm cái việc mà người bình dân gọi là “lươn ngắn mà chê chạch dài”!
Ông Nhật Tiến đã quên mất chuyện ông mang sách “Trăm hoa vẫn nở trên quê hương” về nước để xin xỏ Đảng và Nhà Nước xã nghĩa VN hòa giải, hòa hợp. Ông và phe nhóm của ông lại bị Đảng và Nhà nước ta chê bai là “bọn hôi mùi thực dân đế quốc”. Đang sinh sống tại Hoa Kỳ là xứ sở của tự do, nắm nhiều cơ quan truyền thông trong tay, có ai thấy ông lên tiếng, lên tăm gì về việc VC nó coi các văn nghệ sĩ trong nước như con chó, muốn rõ mõm lúc nào thì rọ, muốn cởi trói lúc nào thì cởi.
Chuyện ông Nhật Tiến tỏ ý tiếc cho hai ông Lê Đạt, Hoàng Cầm đúng là chuyện của những kẻ:
“Chân mình thì lấm lê mê
Lại cầm bó đuốc mà rê chân người!”
NGUYỄN THIẾU NHẪN
15
3
 
Ra

Không có nhận xét nào: