15.5.11

Hé lộ hệ thống cáp quang của các nhà cung cấp mạng khai thác


Hé lộ hệ thống cáp quang của các nhà cung cấp mạng khai thác

15/05/2011 // No Comment // Categories: Công Nghệ Thông Tin.
Tuyến cáp quang Asia-America Gateway (AAG) là hệ thống cáp biển có dung lượng thiết kế là 1,92Tbps với 10 điểm cập bờ. Đây là tuyến cáp biển đầu tiên kết nối trực tiếp tới khu vực Đông Nam Á ra quốc tế.

Theo Kỹ sư NTT,  AAG là hệ thống cáp quang có chiều dài 20 Ngàn Kilometer, với dung lượng thiết kế có thể đạt đến 2 terabit/giây. Hệ thống được khởi công xây dựng vào tháng 7/2007, hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG (submarine cable) có tổng vốn đầu tư là 553,6 triệu USD. Hệ thống này đã được xây dựng xong vào ngày 10/11/2009.
Dự án cáp quang biển AAG bắt đầu từ Malaysia (mạng TM) và kết cuối tại Mỹ (AT&T). AAG có các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Brunei), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippines), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)…những chấm đen còn được gọi là BGP “Border Gateway Protocol” cửa khẩu điện toán khi có chiến tranh xảy ra hoặc những cuộc nổi dậy như AI CẬP thì chính phủ có thể cúp toàn bộ liên lạc ra vào…
Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam có chiều dài 314 km, cập bờ tại Vũng Tàu. Hiện Việt Nam có 4 công ty tham gia AAG gồm: FPT Telecom, VNPT, Viettel và SPT
Asia-America Gateway (AAG) là tuyến cáp biển đầu tiên kết nối trực tiếp tới khu vực Đông Nam Á ra quốc tế
Với 70% bề mặt trái đất được các đại dương bao phủ, các mạng cáp quang cũng cung cấp sự hiểu biết về quy luật hoạt động của lòng biển và giúp các nhà khoa hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng biến đổi khí hậu tới nguồn cá lớn, đại dương, hải lưu, động đất dưới đáy biển, sóng thần, tảo gây hại, axit hóa đại dương cũng như tác động đến hệ sinh thái biển trên đất liền.
Mạng cáp (MARS) dài 52 km được lắp đặt dọc theo đáy biển vịnh Monterey Bay. Hệ thống dây cáp này sẽ cung cấp năng lượng điện cho thiết bị khoa học, máy quay video, và robot với điểm sâu nhất 900 mét dưới bề mặt đại dương.
Các dây cáp quang cũng sẽ mang dữ liệu từ các dụng cụ quan trắc hải dương gửi trở lại các trung tâm trên bờ, để các nhà khoa học và kỹ sư ở khắp nơi trên thế giới sử dụng.
Giải pháp mạng cáp quang biển được liên kết với nhau bởi sợi cáp quang, bộ cảm biến, robot tự hành và trung tâm dữ liệu
Hình dạng cơ cấu quang cáp mạng internet
Một trung tâm dữ liệu của mạng cáp biển
Mặt cắt của dây cáp quang
Robot tự hành được sử dụng để lắp đặt dây cáp và bảo trì đường dây
Cáp quang trong lòng biển có san hô và tảo biển đeo bám
Dây cáp quang nằm sâu dưới đáy biển và truyền dẫn tín hiệu viễn thông
Đầu dây cáp biển bị sự cố do mỏ neo tàu va phải, và bị ăn mòn do tác nhân môi trường
Thợ lặn sửa chữa bảo trì đường dây cáp

    Không có nhận xét nào: