KẺ CẮP GẶP BÀ GIÀ GÂN
Sau dệ II thế chiến , trước ảnh hưởng của Liên Xô , khối CS Ðông Âu được thành lập . Với sự trợ giúp của Liên Xô chính quyền CS cũng được thành lập ở Trung quốc 1/10/1949 và tại miền Bắc Việt nam sau hiệp định Genève 1954 . Lo sợ hiệu ứng Domino về việc phong trào CS sẽ lan khắp bán đảo Ðông Dương và Ðông Nam Á , Mỹ đã nhẩy vào thế chân Thực dân Pháp từ rất sớm ở miền Nam Việt Nam . Mỹ cũng đã gửi quân trực tiếp tham chiến trong giai đoạn 1964-1973
. Nhưng sau hiệp định Paris , Mỹ đã triệt thoái quân đội khỏi Việt Nam và cắt giảm viện trợ , từ cao điểm 3,349 tỷ USD trong tài khóa 1972-1973 , xuống còn 704 triệu USD năm 1975*. Chính quyền Đệ II cộng hòa miền Nam Việt Nam đã thất thủ ngày 30/04/1975 . Ngày lịch sử này đã đi vào tâm trí người Việt Nam ở hai chiến tuyến với bên chiến thắng là ” ngày thống nhất đất nước” và bên kia là ngày ” Quốc hận”.Đã có những lời oán trách rằng người Mỹ đã bỏ rơi, đã phản bội miền Nam Việt Nam , cho nên chính quyền Đệ II Cộng Hòa miền Nam Việt Nam mới bị bại trận .
Đã có nhiều lý giải về nguyên nhân người Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam.
-Có những nhà nghiên cứu cho rằng : Vì phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam , không chỉ riêng trong lòng nước Mỹ mà trên khắp thế giới , đâu đâu cũng chống Mỹ .
-Có người cho rằng : Do Quốc hội Mỹ đã phản đối , không phê chuẩn viện trợ cho chính quyền miền Nam Việt Nam .
-Có người cho rằng do chính quyền Thiệu-Kỳ thối nát , tham nhũng và nhân dân miền Nam ủng hộ CS , nên trước tình thế sa lầy vào một cuộc chiến mà biết chắc là sẽ không thể nào thắng được , Mỹ đã phải bỏ của chạy lấy người .
-Cũng có người cho rằng vì Mỹ nghe lời quân sư của tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan khuyên : ” Muốn thắng CS , phải để CS thắng trước ” ?
Riêng tôi thì cho rằng chính vì Mỹ đã phát hiện ra được MÂU THUẪN TIỀM ẨN TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NƯỚC TRONG KHỐI CỘNG SẢN .
Lenin với khẩu hiệu nổi tiếng ” VÔ SẢN THẾ GIỚI ĐOÀN KẾT LẠI” với quan điểm : Mâu thuẫn giai cấp là tối cao , mâu thuẫn Quốc gia , Dân tộc là thứ yếu . Đã lãnh đạo Đệ III Quốc tế Cộng sản . Lenin với bản chất vị lợi còn đưa ra khẩu hiệu : ” Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” . Và theo kim chỉ nam này, giai cấp vô sản trong quân đội Sa Hoàng đã bằng mọi cách phá hoại , xúi dục binh lính đào ngũ , tạo rối loạn trong nước , làm Nga thua trận trong Ðệ I THẾ CHIẾN . Chính bằng phương pháp này cách mạng tháng 10/1917 đã thành công .
Sau nội chiến , hưng phấn với thành công của chính sách NEP** Lenin còn đưa ra một ý tưởng :
Cùng tồn tại hòa bình , theo đó các đế quốc và các quốc gia XHCN cùng có thể tồn tại hòa bình với nhau , thậm chí hợp tác trong một số lãnh vực . Chính sự thành công trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản sẽ là một động lực thúc đẩy nhân dân lao động cùng giai cấp vô sản của những nước Tư Bản còn lại sẽ tự đứng lên lật đổ chế độ Tư Bản tại các nước đó . Ý tưởng này của Lenin được gọi là ” Thi đua Hòa Bình” .
Khi thành công trong việc thiết lập được một định chế toàn trị CS đầu tiên trong lịch sử nhân loại và ở một vai trò lịch sử cao , Lenin cũng không tránh khỏi căn bệnh VĨ CUỒNG như bậc vua chúa phong kiến khi ĐÁNH ĐỒNG TƯ TƯỞNG VỚI QUYỀN LỰC VÀ ĐÁNH ĐỒNG QUYỀN LỰC VỚI CÁ NHÂN MÌNH . Và thực tế lịch sử đã chứng minh rằng : KHI QUYỀN LỰC KHÔNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT , VĨ NHÂN CŨNG KHÔNG KHÁC MỘT THẰNG RỒ .
Điều đó đã được minh chứng khi với ” Thi đua hòa bình” ( mà ngày nay các nước ðộc tài toàn trị CS còn sót lại sợ chết run , chết rét , mất ăn , mất ngủ dưới cái tên gọi mới là ” Diễn biến hòa bình” nhưng theo chiều ngược lại với ý tưởng của Lenin ) cho đến tận 23/08/1939 khi Stalin đồng ý ký Hiệp ước MOLOTOV-RIBBENTROP*** với Ðức quốc xã để ngầm phân chia Phần Lan , Estonia , Latvia , Lithuana , Romania , và một mữa Ba Lan sẽ thuộc Liên Bang Xô Viết , để đổi lại Xô Viết và Đức quốc xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong Thế chiến II , thì chẳng có giai cấp vô sản nước nào đứng lên làm cách mạng để gia nhập vào khối CS .
Sau đệ II thế chiến với ảnh hưởng của mình trong khối Đồng minh và với sức mạnh quân sự lúc đó , Liên Xô đã thành lập một loạt các nhà nước độc tài toàn trị CS theo hình mẫu Liên Xô tại Đông Âu , trợ giúp hết mình cho Mao Trạch Đông , Kim Nhật Thành và Hồ Chí Minh để hình thành nên các nước độc tài toàn trị CS tại châu Á trên tinh thần quốc tế cộng sản . Liên Xô cũng ðã từng nhiều lần nhân danh tinh thần đoàn kết của quốc tế CS khi đưa quân đàn áp đẩm máu những cuộc nổi dậy trong các nước CS Đông Âu như đưa quân vào Hungary (1956) , Tiệp Khắc (1968) , Ba Lan (1982) .
Trong lúc khối XHCN và khối Tư Bản do Mỹ đứng đầu đang diễn ra cuộc chiến tranh lạnh , thì chiến trường Việt Nam lại là cuộc chiến tranh nóng giữa hai khối với một bên là miền Bắc Việt Nam với sự chi viện và viện trợ cả sức người , sức của , nhiều nhất là của Trung Quốc , bên còn lại miền Nam Việt Nam nhận viện trợ của Mỹ và sự tham chiến trức tiếp của Mỹ và đồng minh như Úc , New zealand , Thailand , Nam Triều Tiên trong giai đoạn 1964-1973. Việt Nam vô hình chung trở thành một sa bàn , một nơi thử nghiệm trò chơi chiến tranh trong cuộc chiến ” AI THẮNG AI” của hai ý thức hệ . Mỹ đã phải triệt thoái 1973 sau hiệp định Paris , chính quyền của nền Đệ nhị Cộng Hòa miền Nam Việt Nam đã phải buông súng vào ngày định mệnh 30/04/1975 . Mỹ đã phải bỏ cuộc sau 9 năm tham chiến trực tiếp và 21 năm can thiệp vào Việt Nam , phải chăng ý thức hệ CS đã thắng ? Phải chăng vì những nguyên nhân mà mọi người hay bàn cãi về sự thất bại này ? Như đã nói ở trên , theo tôi , Mỹ đã bỏ cuộc chiến tại Việt Nam vì Mỹ đã sáng suốt nhận ra SỰ MÂU THUẪN GIỮA QUYỀN LỢI QUỐC GIA VÀ LỢI ÍCH DÂN TỘC TỒN TẠI XUYÊN SUỐT TRONG MỐI QUAN HỆ QUỐC TẾ VÔ SẢN CỦA CÁC NƯƠC TRONG KHỐI CS . Ðây chính là TỬ HUYỆT của khối CS và là mâu thuẫn bất khả phủ ( Non-falsifiability) tồn tại trong Ðệ III Quốc Tế CS .
Đầu tiên là những mâu thuẫn về quyền lợi quốc gia và lợi ích dân tộc giữa Trung Quốc và Liên Xô trong chanh chấp biên giới giữa hai quốc gia khi Trung Quốc đòi xem xét lại đường biên giới giữa hai nước do hòa ước bất bình đẳng và phi lý giữa triều đình nhà Thanh và Nga hoàng , theo đó Sa hoàng Nga đã chiếm 1.500.000 km2 lãnh thổ Trung Quốc . Từ đó dẫn đến xung khắc như ý thức hệ , tư tưởng , đường lối , lý luận học thuyết Chủ nghĩa Cộng Sản giữa hai cường quốc CS trong suốt thập niên 60 của thế kỷ 20 . Đỉnh điểm là sự kiện đảo Damansky trên sông Ussury 02/03/1969 . Căng thẳng biên giới giữa hai nước kéo dài trong suốt 20 năm trên hơn 4300 km biên giới . Mỹ lúc này với chính sách ngoại giao khôn khéo với chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nixon 1972 đã chia rẽ hai cường quốc của khối CS .
Kế đến là những mâu thuẫn Dân tộc , quyền lợi quốc gia bị kìm nén trong nhiều thập kỷ của các nước cộng hòa trong Liên bang Xô Viết , các nước cộng hòa Baltic đã vùng lên ly khai và bức hình nối vòng tay lớn xuyên qua các quốc gia Baltic được nhìn thấy từ vệ tinh vào 10/1989 đã đi vào lịch sử . Cuộc nổi dậy ly khai của Estonia , Latvia , Luthuana đã làm tiền đề để các nước cộng hòa khác trong Liên bang Xô Viết nổi dây theo , làm suy yếu Liên Xô và dẫn đến các cuộc cách mạng khác tại các nước Đông Âu như Ba Lan với phong trào Công Đoàn Đoàn kết , cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc , ở Đông Đức với việc đập bỏ bức tường ô nhục Berlin … cuối 1989 về cơ bản các nước CS Đông Âu đã xóa bỏ độc tài toàn trị CS . 25/12/1991 Chế độ độc tài toàn trị CS bị xóa bỏ tại quê hương của Lenin và vĩnh viễn bị đặt ngoài vòng pháp luật .
Không tốn một viên đạn , không một người lính Mỹ hy sinh nhưng cả khối CS đổ sụp , tương đương một Thế chiến thứ III . Đúng là KẺ CẮP LIÊN XÔ ĐÃ GẶP BÀ GIÀ GÂN MỸ .
Lenin ,mặc dù đã thành công trong việc thiết lập một định chế độc tài toàn trị CS đầu tiên trong lịch sử nhân loại , nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh cho dù có tài giỏi cách mấy nhưng một khi đã đi ngược lại lợi ích , nguyện vọng , khát khao chính đáng của nhân loại về những giá trị phổ quát của TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN , lợi ích của quốc gia dân tộc thì VĨ NHÂN SẼ THÀNH KẺ TỘI ĐỒ .
Nghị quyết 1481 ngày 06/02/ 2006 của Hội Đồng Châu Âu cũng liệt Chủ Nghĩa Cộng Sản vào dạng tội ác Diệt chủng , chống lại loài người.
Giờ đây còn cố bám víu vào ” tinh thần quốc tế Cộng Sản” của Đệ III Quốc tế CS , chính quyền toàn trị CS VN đã đi hết từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác cho đồng chí 16 chử vàng , môi hở răng lạnh Trung Quốc bằng công hàm nhượng lãnh hải do Phạm Văn Đồng , thừa lệnh Hồ Chí Minh ký ngày 14/09/1959 và những nhân nhượng của Lê Khả Phiêu trong hiệp ước biên giới phiá Bắc trên bộ cũng như trên biển 1999 . Hiện tại khi Trung Quốc công bố đường biên giới Lưỡi bò trên biển đã đang đặt Đảng CS VN trước chọn lựa giữa lợi ích Dân tộc , quyền lợi Quốc qia và tinh thần quốc tế cộng sản .
Với vị trí Địa chiến lược Việt Nam như một lưỡi kéo , lưỡi còn lại thuộc về các nước trong khu vực như Philippine , Malaysia , Indonesia , Đài Loan khép lại con đường còn lại duy nhất của Trung Quốc ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương qua eo Malaca .
Một lần nữa lịch sử đang chờ câu trả lời cho tính chính xác của quan điểm của Lenin cũng như cương lĩnh của Đệ III Quốc Tế CS , hay nó đã chết theo Lenin tự 1924 ???.
Tập đoàn Conoco Philips của Mỹ công bố kế hoạch rút khỏi ba công trình khai thác dầu hóa và khí đốt ngoài khơi biển VN**** , tự thân nó cũng nói lên nhiều điều . Người Mỹ sẽ trở lại , nhưng không phải lúc này . Bài học nào cũng phải trả giá , đôi khi đắt , nhưng cần thiết .
Vấn đề là người dân Việt Nam đã học được gì trong 36 năm qua ?
Hà Nội 14/04/2011
Oanh Yến Thị Phạm
* Wikipedia
**NEP : chính sách kinh tế mới giống như Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN mà VN, TQ đang áp dụng .
***Hiệp ước MOLOTOV-RIBBENTROP 23/008/1939 : Do Ngoại trưởng Vyacheslav Mikhailovich Molotov , thừa lệnh Stalin ký với Joachim Von Ribbentrop , ngoại trưởng Đức quốc xã nhằm phân chia Ba Lan , Phần Lan , Estonia , Latvia , Lithuana và Romania , đổi lại Nga sẽ không tấn công Đức .
****Bloomberg 11/05/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét