Tù nhân chính trị
Posted on 27/05/2011 by Doi Thoai
Cập nhật: 15:46 GMT – thứ năm, 26 tháng 5, 2011
BBC
BBC
Đối với Maria Gillespie, hồi ức về những gì bà phải trải qua trong một nhà tù ở Uruguay khi mới 15 tuổi, gần như là quá sức chịu đựng.
Bà nhớ đã bị trùm đầu, thẩm vấn và tra tấn. Cuối cùng từng chiếc răng của bà đã bị giật nhổ khỏi hàm.
Nhưng bà cũng nhớ – vào khi Tổ chức Ân xá Quốc tế kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập – bà chịu ơn đối với tổ chức này tới mức nào, tổ chức đã giúp chấm dứt nỗi kinh hoàng đó và đem lại tự do cho bà.
“Tôi không nghĩ rằng nếu tôi nói lời “cám ơn” thì như thế sẽ là đủ,” bà Gillespie về các nhà hoạt động của Tổ chức Ân xá trên toàn thế giới, những người đã vận động thay mặt bà.
“Tôi nghĩ rằng tôi nợ họ mạng sống của tôi.”
Tổ chức Ân xá được thành lập 12 năm trước khi bà bị bắt giam.
Họ kêu gọi có hành động tập thể thay mặt cho những người bị giam giữ bất công trên khắp thế giới.
Maria Gillespie thuộc những người đó sau khi phe quân sự lên nắm quyền tại Uruguay năm 1973, mở ra một giai đoạn đàn áp nặng nề.
Bà nói với chương trình Witness (Nhân chứng) của BBC rằng mặc dù vẫn còn rất trẻ, bà đã kết hôn với một nhà hoạt động công đoan, người đang bị tìm bắt và đã bỏ chạy khỏi đất nước này.
Với sự vắng mặt của ông, và chỉ vài tuần sau khi sinh cô con gái, Maria đã bị bắt.
Đau đớn khủng khiếp
Bà bị cáo buộc giúp đỡ những kẻ thù của chế độ, và bị kết án 75 năm tù giam.
Và thế là bà bắt đầu bị biệt giam mình trong một phòng giam không có cửa cửa sổ và ánh sáng duy nhất là một bóng đèn điện.
Bà kể lại những tiếng động vọng qua các bức tường: “Người ta kêu thét. Nghe như có người đang bị kéo từ chỗ này sang chỗ kia và rồi có tiếng súng nổ. Thế sau đó tất cả trở lại yên tĩnh…”
Bà đã nhiều lần bị đưa đi – đầu chụp kín – để thẩm vấn về những người cũng hoạt động với chồng bà. Nhưng bà không biết gì về hoạt động của ông cả.
Bà đã không có câu trả lời cho những người thẩm vấn bà.
“Có một lần khi quý vị có thể nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ. Và họ nói đó là con gái tôi, và nếu tôi không giúp họ thì một cái gì đó có thể sẽ xảy ra với cháu. – Và tôi vẫn không thể giúp họ.”
Cuối cùng, mỗi lần bà không trả lời được một câu hỏi nào đó, họ lại nhổ một chiếc răng của bà.
Họ chỉ dừng lại khi bà không còn chiếc răng nào nữa.
“Tôi đã mất toàn bộ răng của mình,” bà nói.
“Thật khủng khiếp. Đau đớn… Và không thể hiểu tại sao. Không cần thiết phải như thế.”
Rồi một ngày, đột nhiên, một gác tù đưa cho bà một tấm bưu thiếp.
“Tấm bưu thiếp chỉ viết: “Dear Maria, Nghĩ về bạn. Margaret.” Với một địa chỉ từ Scotland.
Bà nói với những người gác tù tấm thiếp không phải là gửi cho bà vì bà không quen biết bất cứ ai ở Scotland. Nhưng họ quả quyết rằng nó thực sự gửi đến cho bà.
Một vài ngày sau một tấm bưu thiếp khác đến, lần này từ Pháp. Sau đó, một từ Canada. Tiếp theo là từ Hoa Kỳ.
Áp lực
Chẳng bao lâu những tấm thiếp đổ đến như thác.
Tới một lúc, những người gác tù cho biết họ sẽ chỉ đưa cho bà một số tấm mới nhất vừa nhận được thôi. Và thế rồi họ giao cho bà 900 tấm thiếp.
Maria tiếp tục nhận thấy nơi gửi là từ Tổ chức Ân xá quốc tế trên các tấm thiếp này. Bà chưa hề nghe nói về tổ chức đó, và không thể hiểu tại sao các tấm thiếp được gửi tới cho bà.
Bà lo rằng Tổ chức Ân xá có thể là một số dạng tổ chức Cộng sản, và sợ rằng sự ủng hộ của tổ chức này có thể khiến bà còn bị rắc rối hơn.
Nhưng giới nhà chức trách bắt đầu cảm thấy lung lay.
Có lẽ họ cảm thấy không thoải mái với ý tưởng rằng những con người đứng đắn trên khắp thế giới đang nhìn vào trong khi họ tra tấn một cô gái 15 tuổi.
Cuối cùng, Maria đã được đưa tới một căn phòng mà chất những bao tải thư người ta gửi cho bà, lấp kín cả nửa pcăn phòng.
Nó khiến bà hiểu rất rõ rằng tất cả sự chú ý này đã trở thành một vấn đề, và cô đã được thả sau một năm.
Nhưng Maria đã bị buộc phải rời khỏi Uruguay ngay lập tức và được đưa lên một con tàu để sang Argentina.
Trên đường phố Buenos Aires của Argentina, bà nhìn thấy tấm biển trên một tòa nhà mang dòng chữ mà bà đã thấy trên các tấm thiếp, Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Cô đã liên lạc với các nhà hoạt động của Tổ chức Ân xá Quốc tế, và dần dần bắt đầu hiểu tổ chức này đã cứu thoát bà ra sao.
Maria sau đó đã được tị nạn tại Anh và gặp lại chồng và con gái.
Kể từ đó, bà lập gia đình một lần nữa, và hiện nay Gillespie Maria sống ở Chester, ở tây-bắc nước Anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét