Có những điều nên nói và phải nói
Mẹ Nấm - "Người có tính dân tộc tự tôn là người biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết". Hơn thế nữa, điều này được coi như một chuẩn mực đạo đức và lẽ sống. Cũng bởi tin như thế, bao thế hệ cha anh… đã hy sinh xương máu, để bảo vệ lợi ích dân tộc. Dĩ nhiên, điều này không dạy cho riêng cá nhân ai. Vấn đề, ai đã nhân danh điều được dạy này để làm điều ngược lại?...
* Điều mà tôi nghĩ mình nên nói:
Một lần online trong phần Chat của Facebook, tôi tình cờ gặp một bạn trẻ đã từng bị bắt vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 12 tháng 6 năm 2011 vừa qua. Nói chuyện một lúc, em hỏi tôi:
- Sao dạo này em thấy không khí làm sao đó, mọi người có vẻ e dè và cẩn trọng với nhau, ai nói gì cũng nhìn trước ngó sau. Sao lại phải nghi kỵ nhau như thế hả chị?
Tôi im lặng vì không biết phải trả lời với em thế nào, bởi theo tôi, chính những nỗi sợ hãi không tên đã tạo ra bầu không khí ấy. Biết làm sao được. Có bạn trẻ đã từng tâm sự, khi tham gia biểu tình, bước sang bên kia đường, em thấy mình là người khác, em dám nói, dám bày tỏ tình yêu đất nước của mình ở giữa những người cùng trang lứa với mình, em thấy mình không còn sợ hãi nữa. Rồi một tuần sau đó, khi chứng kiến bạn bè mình bị bắt giam, bị đánh đập, bị nhấc bổng và bị quăng quật không thương tiếc vì họ dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi như những người đi đầu, rất nhiều người hoảng sợ, mọi người bắt đầu nhìn nhau thật e dè và nghi ngại.
Ai đã khiến những người muốn bày tỏ tình yêu của mình với đất nước phải "ngó chừng " nhau nếu không phải là "luận điệu diễn biến hòa bình, bị xúi giục và kích động bởi các thế lực thù địch" đầy dẫy trên mặt báo, trong những lần "trà đàm", và cả trong các công văn gửi đến tận trường học??
Ai đã khiến những người yêu đất nước mình phải sợ hãi nếu không phải là những người nhân danh "an ninh quốc gia", lãnh lương từ tiền thuế của nhân dân đã mạnh tay trấn áp đồng bào mình khi họ yêu nước không theo "định hướng".
Ai nhân danh "ngoại giao" để giữ mối bang giao với giặc, ai tàn ác với dân mình - lịch sử sẽ ghi nhận tất cả.
Tôi biết mình không thể khuyên ai điều gì, bởi bản thân mỗi người chỉ có thể vượt qua được sự sợ hãi của bản thân khi tự mình trải nghiệm. Có một điều mà tôi đã học hỏi được để "bớt sợ hãi" đó là tin tưởng vào sự đúng đắn của những gì mình làm, và tin tưởng ở người khác.
Có thể bạn sẽ nói, xung quanh ta đầy CAM, tội gì mà bày tỏ, tội gì mà chia sẻ.
Tôi lại nghĩ thế này, là CAM thì đã sao, CAM cũng là con người, họ khác mọi người ở chỗ họ có quyền sử dụng quyền lực để bảo vệ cái được cho là lý tưởng của họ. Họ có chủ để thờ, có quyền lợi để buộc phải bảo vệ. Ông bà ta dạy "người khôn chọn chủ mà thờ", khôn hay dại, là sự quyết định của mỗi người. Ở đời, không ai chịu thừa nhận mình dại, bởi vậy, nếu ta nói sự thật, nói những đúng đắn thì có lẽ đến CAM cũng phải nghe. Chẳng phải trong một lần khuyên ngăn sinh viên dừng cuộc biểu tình, ông hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn đã cho rằng "Nói phải củ cải cũng nghe" đấy thôi.
Tôi nghĩ nếu ta có đủ dũng khí để tin tưởng vào những gì mình suy nghĩ và hành động là đúng đắn, thì sự tin tưởng vào những người xung quanh trong khi chia sẻ sẽ tạo ra kết quả tích cực hơn rất nhiều . Khi ta tin, dù ít hay nhiều, ta cũng sẽ nhìn mọi thứ với cặp mắt nhẹ nhàng và lạc quan hơn.Một xã hội nhân văn sẽ được hình thành khi con người bớt e dè và nghi kỵ. Có thể bạn không cần phải hưởng ứng một hành động đúng đắn, nhưng chỉ cần bạn nhìn nhận nó một cách có suy nghĩ, không xét nét, nghi ngờ mục đích của người thực hiện, hẳn bạn sẽ thấy được rất nhiều điều đằng sau đó. Hãy trang bị cho mình một góc nhìn cuộc sống và xã hội bằng chính trải nghiệm và suy nghĩ của mình - đó mới là con người. Bởi con người khác máy móc ở chỗ biết phân tích, nhận định bằng suy nghĩ của mình, chứ không theo bất kỳ một công thức hay lập trình nào cả.
Biểu tình chống Trung Quốc là việc mà những người dân có nhận thức đúng đắn và quan tâm đến vận mệnh đất nước sẽ làm, bởi vậy, dù nhân danh bất kỳ lý do gì để ngăn cản sự biểu lộ tình yêu đất nước của nhân dân thì chỉ làm lộ rõ hơn bản chất độc quyền và hèn nhát của nhà nước.
Đấu tranh chống Trung Quốc không chỉ một vài ngày Chủ Nhật là xong, bởi có xuống đường người ta mới thấy được phản ứng thực sự của nhà nước trước nạn ngoại xâm phương Bắc. Giặc ngoại xâm có thể tràn qua bất chỗ nào của biên giới bước qua cột mốc và cả cửa khẩu hải quan cho dù đó là cửa khẩu Nội Bài. Vì vậy tôi nghĩ, thay vì chờ đợi lời kêu gọi, chờ đợi một người phất cờ, mỗi người có thể làm tốt phần của mình bằng cách chọn lựa sự phản đối đến cùng như : tẩy chay hàng hóa hay các sản phẩm tư tưởng độc hại, kém chất lượng từ Trung Quốc, tẩy chay các hoạt động văn hóa ngoại lai, giành quyền tự do bày tỏ thái độ phản kháng của mình trước hành vi ngang ngược của Trung Quốc. Đặc biệt, nên tập cho mình thái độ biết phản ứng trước những gì bất công sai trái, để triệt tiêu sự hèn nhát của chính bản thân mình.
* Điều mà tôi nghĩ mình phải nói:
Trong số nhiều bài viết và phát biểu về sự kiện người Việt Nam tập trung biểu tình phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội, có nhiều ý kiến khác biệt nhau. Trong số đó có ý kiến cho rằng việc bắt giữ người tại Sài Gòn hôm ngày 12 tháng 06 năm 2011 là do người biểu tình có ý định lấy trộm điện thoại của người khác. Không còn hoài nghi gì về chủ đích của người viết khi đưa tin này, điều khiến tôi thấy lạ là có nhiều người lại quá bận tâm đến loại thông tin như thế. Bởi không ai bới rác chỉ để tìm rác.
Một câu thôi, một câu “phán” cho bức ảnh lịch sử vừa rồi đấy thôi. Chưa nói đến người trong bức ảnh bị xúc phạm đến thậm tệ mà chính tự tôn dân tộc bị bôi nhọ. Hành động yêu nước bị gán cho móc túi, than ôi! “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ!”. Vấn đề, ai cũng biết đó là lối rắc bùn nhưng người phát ngôn đủ độ trơ trẽn để nói ra, thì thật là không thể bàn thêm gì nữa. Coi thường nhiệt huyết của người khác là điều mà một người tự trọng không làm, còn sỉ nhục người khác để "mua vui" hay "kiếm chác" lại là chuyện khác.
Bởi vậy, khi tiếp nhận thông tin, nên tránh hay tiếp cận, người đọc, người nhận thông tin hẳn đã rõ điều này.
* Điều mà tôi phải nói:
Tôi phải nói những gì tôi nghĩ và được cho là đúng bởi sự kiểm chứng của nhận thức chung. Hợp với lẽ đời cũng như luật pháp.
Ngay từ khi đủ nhận thức, chúng tôi đã được dạy rằng: "Người có tính dân tộc tự tôn là người biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết". Hơn thế nữa, điều này được coi như một chuẩn mực đạo đức và lẽ sống. Cũng bởi tin như thế, bao thế hệ cha anh… đã hy sinh xương máu, để bảo vệ lợi ích dân tộc. Dĩ nhiên, điều này không dạy cho riêng cá nhân ai. Vấn đề, ai đã nhân danh điều được dạy này để làm điều ngược lại?
Tôi phải nói những gì được nói.
Nhân quyền tự do, dân chủ phải được thể hiện trong cả lời nói. Lời nói, sản phẩm của tư duy cá nhân. Tiếng nói đúng, là sản phẩm của tư duy cộng đồng. Tại sao những điều đúng lại không được nói ra? Dĩ nhiên, ai cũng hiểu rằng những người nghe nói đúng họ sẽ có sự so sánh và kiểm chứng thông tin trước sau, trên dưới mà có những phán quyết cho riêng họ và trên cơ sở lợi ích dân tộc. Những kẻ có quyền hành cấm đoán những lời nói đúng, chẳng qua bắt đầu từ sự lấy lợi ích cá nhân hoặc nhóm cá nhân là đầu mà mạo danh lợi ích dân tộc.
Xã hội dân chủ bắt đầu từ đối thoại và nhận thức chung được cải thiện. Tính dân chủ được thể hiện sớm nhất nên từ chỗ “được nói”. Cái này không cũ, một lãnh tụ của đảng đã nói như vậy, sao thế hệ kế cận không ghi nhận đó là điều đúng mà học tập hay thực thi? Phải chăng, sự lòe bịp ngôn ngữ đã thành nếp và trở nên mục đích cuối cùng?
Hãy cố gắng hơn nữa để thắng áp lực bản thân mà nên, phải nói cũng như im lặng. Dũng cảm đương đầu với áp lực bên ngoài để được nói.
* Tôi phải nói ra điều này nữa:
Nếu những kẻ không thắng nổi "áp lực buộc phải nói" (hoặc có thể hiểu là nói theo lề, hay đơn giản hơn là phát lại những gì đã được "mớm"), thì cũng nên nói những điều mà sự gây hại cho cộng đồng là tối thiểu nếu không tránh được. Nói vì lợi ích cá nhân hoặc nhóm cá nhân mà gây tổn hại đến thanh danh người khác thậm chí xúc phạm cả tính tự tôn dân tộc như nhắc trên, thì sự tồn tại của tiếng nói đó chẳng qua là sự "trăng trối của một ý thức hệ".
Để cho những lời nói độc hại đó tồn tại là tội, là lỗi của những người có nhận thức.
Một lần online trong phần Chat của Facebook, tôi tình cờ gặp một bạn trẻ đã từng bị bắt vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 12 tháng 6 năm 2011 vừa qua. Nói chuyện một lúc, em hỏi tôi:
- Sao dạo này em thấy không khí làm sao đó, mọi người có vẻ e dè và cẩn trọng với nhau, ai nói gì cũng nhìn trước ngó sau. Sao lại phải nghi kỵ nhau như thế hả chị?
Tôi im lặng vì không biết phải trả lời với em thế nào, bởi theo tôi, chính những nỗi sợ hãi không tên đã tạo ra bầu không khí ấy. Biết làm sao được. Có bạn trẻ đã từng tâm sự, khi tham gia biểu tình, bước sang bên kia đường, em thấy mình là người khác, em dám nói, dám bày tỏ tình yêu đất nước của mình ở giữa những người cùng trang lứa với mình, em thấy mình không còn sợ hãi nữa. Rồi một tuần sau đó, khi chứng kiến bạn bè mình bị bắt giam, bị đánh đập, bị nhấc bổng và bị quăng quật không thương tiếc vì họ dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi như những người đi đầu, rất nhiều người hoảng sợ, mọi người bắt đầu nhìn nhau thật e dè và nghi ngại.
Ai đã khiến những người muốn bày tỏ tình yêu của mình với đất nước phải "ngó chừng " nhau nếu không phải là "luận điệu diễn biến hòa bình, bị xúi giục và kích động bởi các thế lực thù địch" đầy dẫy trên mặt báo, trong những lần "trà đàm", và cả trong các công văn gửi đến tận trường học??
Ai đã khiến những người yêu đất nước mình phải sợ hãi nếu không phải là những người nhân danh "an ninh quốc gia", lãnh lương từ tiền thuế của nhân dân đã mạnh tay trấn áp đồng bào mình khi họ yêu nước không theo "định hướng".
Ai nhân danh "ngoại giao" để giữ mối bang giao với giặc, ai tàn ác với dân mình - lịch sử sẽ ghi nhận tất cả.
Tôi biết mình không thể khuyên ai điều gì, bởi bản thân mỗi người chỉ có thể vượt qua được sự sợ hãi của bản thân khi tự mình trải nghiệm. Có một điều mà tôi đã học hỏi được để "bớt sợ hãi" đó là tin tưởng vào sự đúng đắn của những gì mình làm, và tin tưởng ở người khác.
Có thể bạn sẽ nói, xung quanh ta đầy CAM, tội gì mà bày tỏ, tội gì mà chia sẻ.
Tôi lại nghĩ thế này, là CAM thì đã sao, CAM cũng là con người, họ khác mọi người ở chỗ họ có quyền sử dụng quyền lực để bảo vệ cái được cho là lý tưởng của họ. Họ có chủ để thờ, có quyền lợi để buộc phải bảo vệ. Ông bà ta dạy "người khôn chọn chủ mà thờ", khôn hay dại, là sự quyết định của mỗi người. Ở đời, không ai chịu thừa nhận mình dại, bởi vậy, nếu ta nói sự thật, nói những đúng đắn thì có lẽ đến CAM cũng phải nghe. Chẳng phải trong một lần khuyên ngăn sinh viên dừng cuộc biểu tình, ông hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn đã cho rằng "Nói phải củ cải cũng nghe" đấy thôi.
Tôi nghĩ nếu ta có đủ dũng khí để tin tưởng vào những gì mình suy nghĩ và hành động là đúng đắn, thì sự tin tưởng vào những người xung quanh trong khi chia sẻ sẽ tạo ra kết quả tích cực hơn rất nhiều . Khi ta tin, dù ít hay nhiều, ta cũng sẽ nhìn mọi thứ với cặp mắt nhẹ nhàng và lạc quan hơn.Một xã hội nhân văn sẽ được hình thành khi con người bớt e dè và nghi kỵ. Có thể bạn không cần phải hưởng ứng một hành động đúng đắn, nhưng chỉ cần bạn nhìn nhận nó một cách có suy nghĩ, không xét nét, nghi ngờ mục đích của người thực hiện, hẳn bạn sẽ thấy được rất nhiều điều đằng sau đó. Hãy trang bị cho mình một góc nhìn cuộc sống và xã hội bằng chính trải nghiệm và suy nghĩ của mình - đó mới là con người. Bởi con người khác máy móc ở chỗ biết phân tích, nhận định bằng suy nghĩ của mình, chứ không theo bất kỳ một công thức hay lập trình nào cả.
Biểu tình chống Trung Quốc là việc mà những người dân có nhận thức đúng đắn và quan tâm đến vận mệnh đất nước sẽ làm, bởi vậy, dù nhân danh bất kỳ lý do gì để ngăn cản sự biểu lộ tình yêu đất nước của nhân dân thì chỉ làm lộ rõ hơn bản chất độc quyền và hèn nhát của nhà nước.
Đấu tranh chống Trung Quốc không chỉ một vài ngày Chủ Nhật là xong, bởi có xuống đường người ta mới thấy được phản ứng thực sự của nhà nước trước nạn ngoại xâm phương Bắc. Giặc ngoại xâm có thể tràn qua bất chỗ nào của biên giới bước qua cột mốc và cả cửa khẩu hải quan cho dù đó là cửa khẩu Nội Bài. Vì vậy tôi nghĩ, thay vì chờ đợi lời kêu gọi, chờ đợi một người phất cờ, mỗi người có thể làm tốt phần của mình bằng cách chọn lựa sự phản đối đến cùng như : tẩy chay hàng hóa hay các sản phẩm tư tưởng độc hại, kém chất lượng từ Trung Quốc, tẩy chay các hoạt động văn hóa ngoại lai, giành quyền tự do bày tỏ thái độ phản kháng của mình trước hành vi ngang ngược của Trung Quốc. Đặc biệt, nên tập cho mình thái độ biết phản ứng trước những gì bất công sai trái, để triệt tiêu sự hèn nhát của chính bản thân mình.
* Điều mà tôi nghĩ mình phải nói:
Trong số nhiều bài viết và phát biểu về sự kiện người Việt Nam tập trung biểu tình phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội, có nhiều ý kiến khác biệt nhau. Trong số đó có ý kiến cho rằng việc bắt giữ người tại Sài Gòn hôm ngày 12 tháng 06 năm 2011 là do người biểu tình có ý định lấy trộm điện thoại của người khác. Không còn hoài nghi gì về chủ đích của người viết khi đưa tin này, điều khiến tôi thấy lạ là có nhiều người lại quá bận tâm đến loại thông tin như thế. Bởi không ai bới rác chỉ để tìm rác.
Một câu thôi, một câu “phán” cho bức ảnh lịch sử vừa rồi đấy thôi. Chưa nói đến người trong bức ảnh bị xúc phạm đến thậm tệ mà chính tự tôn dân tộc bị bôi nhọ. Hành động yêu nước bị gán cho móc túi, than ôi! “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ!”. Vấn đề, ai cũng biết đó là lối rắc bùn nhưng người phát ngôn đủ độ trơ trẽn để nói ra, thì thật là không thể bàn thêm gì nữa. Coi thường nhiệt huyết của người khác là điều mà một người tự trọng không làm, còn sỉ nhục người khác để "mua vui" hay "kiếm chác" lại là chuyện khác.
Bởi vậy, khi tiếp nhận thông tin, nên tránh hay tiếp cận, người đọc, người nhận thông tin hẳn đã rõ điều này.
* Điều mà tôi phải nói:
Tôi phải nói những gì tôi nghĩ và được cho là đúng bởi sự kiểm chứng của nhận thức chung. Hợp với lẽ đời cũng như luật pháp.
Ngay từ khi đủ nhận thức, chúng tôi đã được dạy rằng: "Người có tính dân tộc tự tôn là người biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết". Hơn thế nữa, điều này được coi như một chuẩn mực đạo đức và lẽ sống. Cũng bởi tin như thế, bao thế hệ cha anh… đã hy sinh xương máu, để bảo vệ lợi ích dân tộc. Dĩ nhiên, điều này không dạy cho riêng cá nhân ai. Vấn đề, ai đã nhân danh điều được dạy này để làm điều ngược lại?
Tôi phải nói những gì được nói.
Nhân quyền tự do, dân chủ phải được thể hiện trong cả lời nói. Lời nói, sản phẩm của tư duy cá nhân. Tiếng nói đúng, là sản phẩm của tư duy cộng đồng. Tại sao những điều đúng lại không được nói ra? Dĩ nhiên, ai cũng hiểu rằng những người nghe nói đúng họ sẽ có sự so sánh và kiểm chứng thông tin trước sau, trên dưới mà có những phán quyết cho riêng họ và trên cơ sở lợi ích dân tộc. Những kẻ có quyền hành cấm đoán những lời nói đúng, chẳng qua bắt đầu từ sự lấy lợi ích cá nhân hoặc nhóm cá nhân là đầu mà mạo danh lợi ích dân tộc.
Xã hội dân chủ bắt đầu từ đối thoại và nhận thức chung được cải thiện. Tính dân chủ được thể hiện sớm nhất nên từ chỗ “được nói”. Cái này không cũ, một lãnh tụ của đảng đã nói như vậy, sao thế hệ kế cận không ghi nhận đó là điều đúng mà học tập hay thực thi? Phải chăng, sự lòe bịp ngôn ngữ đã thành nếp và trở nên mục đích cuối cùng?
Hãy cố gắng hơn nữa để thắng áp lực bản thân mà nên, phải nói cũng như im lặng. Dũng cảm đương đầu với áp lực bên ngoài để được nói.
* Tôi phải nói ra điều này nữa:
Nếu những kẻ không thắng nổi "áp lực buộc phải nói" (hoặc có thể hiểu là nói theo lề, hay đơn giản hơn là phát lại những gì đã được "mớm"), thì cũng nên nói những điều mà sự gây hại cho cộng đồng là tối thiểu nếu không tránh được. Nói vì lợi ích cá nhân hoặc nhóm cá nhân mà gây tổn hại đến thanh danh người khác thậm chí xúc phạm cả tính tự tôn dân tộc như nhắc trên, thì sự tồn tại của tiếng nói đó chẳng qua là sự "trăng trối của một ý thức hệ".
Để cho những lời nói độc hại đó tồn tại là tội, là lỗi của những người có nhận thức.
. Bookmark the permalink.
Thân chúc các bạn thành công trong việc cất cao tiếng nói của lẽ phải, sự thật và công bằng
www.vuhuyduc.blogspot.com