Phiên xử 4 thủ lãnh cấp cao Khmer đỏ bắt đầu tại Campuchia
Một tòa án được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn tại Campuchia đã khai mạc phiên xử quan trọng xét tội 5 thủ lãnh cấp cao của Khmer Đỏ, các phần tử cực đoan cộng sản đã tiến hành cuộc cách mạng đẫm máu hồi thập niên 1970, giết hại gần 1 phần tư dân số. Trong khi các nạn nhân hoan nghênh vụ xử đã được chờ đợi từ lâu, họ còn chỉ trích tòa án về sự can thiệp chính trị có thể hạn chế việc truy tố thêm nhiều bị cáo khác. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Daniel Schearf gửi về bài tường thuật sau đây.
Hình: AP
Những lời khai sơ khởi đã mở đầu phiên tòa hôm nay tại tòa án được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn xét xử 4 thủ lãnh cấp cao nhất của Khmer Đỏ còn sống sót.
Hàng trăm người đã xếp hàng đi vào phòng xử ở ngoại ô Phnom Penh để chứng kiến tiến trình xét xử các bị can đã được chờ đợi từ lâu.
Các bị can đó là Khieu Samphan, nguyên quốc trưởng, Ieng Sary, ngoại trưởng, vợ của ông ta, Ieng Thirith, nguyên bộ trưởng bộ xã hội, và Nuon Chea, còn được gọi là “anh hai”.
Trong số nhiều cáo trạng, các bị can này bị khép vào các tội ác chống lại loài người, các tội ác chiến tranh và diệt chủng vì vai trò mà họ đã đóng trong mưu toan hồi cuối thập niên 1970 của nhóm này định thanh tẩy các “phần tử phản cách mạng” khỏi Campuchia, và biến nước này thành một quốc gia không tưởng của nông dân.
4 bị can đã lớn tuổi, từ 70 đến 85, đều phủ nhận các cáo trạng gán cho họ. Phiên tòa có thể kéo dài vài năm.
Theary Seng là chủ tịch Hội các Nạn nhân Khmer Đỏ ở Campuchia. Bà mang những cảm giác vui buồn lẫn lộn khi nhìn thấy các bị can này rút cục đã bị đưa ra xét xử.
Bà Theary nói: “Chúng tôi vẫn luôn tự hỏi tại sao, tại sao lại xảy ra cơ sự này? Tại sao những cá nhân này, những thủ lãnh Khmer Đỏ này lại nghĩ là họ có thể đóng vai trò Thượng Đế. Rằng họ có thể cướp đi mạng sống của cha mẹ tôi và mạng sống của 2 triệu người dân Campuchia khác? Điều gì cho họ cái quyền được thí nghiệm bằng phương sách khủng khiếp này? Do đó, tôi hy vọng phiên tòa sẽ rọi một tia sáng vào cái thời kỳ rất đen tối này bằng cách cung cấp thông tin, bằng cách giải đáp các câu hỏi tại sao đó. Tại sao lại xảy ra cơ sự như thế?”
Bà Seng và các nạn nhân khác cùng với các luật sư đã vận động đòi truy tố thêm các thủ lãnh Khmer khác nữa, trong đó có các viên cai tù và những chỉ huy quân đội còn sống sót. Nhưng tòa đã chống lại và bị tố cáo là tham nhũng và chịu áp lực chính trị.
Thủ tướng Hun Sen của Campuchia, bản thân thuộc phe Khmer Đỏ, từng tuyên bố ông muốn phiên tòa này, là phiên tòa thứ hai, sẽ là phiên tòa cuối cùng. Ông lập luận rằng truy tố thêm các bị can có thể đưa đến tình trạng bất ổn.
Ông Dim Sovannarom là một nhân viên phụ trách các vấn đề công cộng của tòa án. Ông không nhận là đã có bất cứ áp lực chính trị nào.
Ông Dim nói kể từ khi ông bắt đầu làm việc tại tòa án trong 2 năm qua, mọi sự đã thay đổi. về những nhận định của thủ tướng, ông muốn nói rằng tòa án là một cơ chế độc lập.
Tòa án tội ác chiến tranh được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn được thiết lập để đem lại phần nào công lý cho các nạn nhân của Khmer Đỏ. Nhưng việc thành lập tòa án này đã mất nhiều năm thương lượng với giới hữu trách Campuchia muốn nắm quyền kiểm soát tiến trình xét xử.
Trong vụ xử đầu, năm ngoái tòa đã kết án Kaing Geek Eav, người điều hành nhà tù chính và là nơi tra tấn của Khmer Đỏ. Ông này đã bị tuyên án tù 35 năm tù, và sau đó được giảm xuống còn 19 năm.
Trong 5 năm cai trị của Khmer Đỏ, có tới 2 triệu người dân Campuchia đã chết vì bị hành quyết, tra tấn, đói khát và lao động cưỡng bức.
Khmer Đỏ đã đuổi hết dân ra khỏi các thành phố và bị nhốt hay hành quyết bất kỳ người nào bị cho là chống lại cuộc cách mạng cộng sản quá khích của họ.
Lực lượng cộng sản Việt Nam đã chấm dứt chế độ của Khmer Đỏ bằng cách chiếm đóng Campuchia và đẩy Khmer Đỏ đến vùng biên giới Thái Lan, nơi phe này cầm cự cho đến khi giải thể vào năm 1998.
Thủ lãnh tối cao của Khmer Đỏ là Pol Pot còn được mệnh danh là “anh cả” đã bị thanh lọc khỏi nhóm cũng trong năm đó, là lúc ông ta qua đời.
Hàng trăm người đã xếp hàng đi vào phòng xử ở ngoại ô Phnom Penh để chứng kiến tiến trình xét xử các bị can đã được chờ đợi từ lâu.
Các bị can đó là Khieu Samphan, nguyên quốc trưởng, Ieng Sary, ngoại trưởng, vợ của ông ta, Ieng Thirith, nguyên bộ trưởng bộ xã hội, và Nuon Chea, còn được gọi là “anh hai”.
Trong số nhiều cáo trạng, các bị can này bị khép vào các tội ác chống lại loài người, các tội ác chiến tranh và diệt chủng vì vai trò mà họ đã đóng trong mưu toan hồi cuối thập niên 1970 của nhóm này định thanh tẩy các “phần tử phản cách mạng” khỏi Campuchia, và biến nước này thành một quốc gia không tưởng của nông dân.
4 bị can đã lớn tuổi, từ 70 đến 85, đều phủ nhận các cáo trạng gán cho họ. Phiên tòa có thể kéo dài vài năm.
Theary Seng là chủ tịch Hội các Nạn nhân Khmer Đỏ ở Campuchia. Bà mang những cảm giác vui buồn lẫn lộn khi nhìn thấy các bị can này rút cục đã bị đưa ra xét xử.
Bà Theary nói: “Chúng tôi vẫn luôn tự hỏi tại sao, tại sao lại xảy ra cơ sự này? Tại sao những cá nhân này, những thủ lãnh Khmer Đỏ này lại nghĩ là họ có thể đóng vai trò Thượng Đế. Rằng họ có thể cướp đi mạng sống của cha mẹ tôi và mạng sống của 2 triệu người dân Campuchia khác? Điều gì cho họ cái quyền được thí nghiệm bằng phương sách khủng khiếp này? Do đó, tôi hy vọng phiên tòa sẽ rọi một tia sáng vào cái thời kỳ rất đen tối này bằng cách cung cấp thông tin, bằng cách giải đáp các câu hỏi tại sao đó. Tại sao lại xảy ra cơ sự như thế?”
Bà Seng và các nạn nhân khác cùng với các luật sư đã vận động đòi truy tố thêm các thủ lãnh Khmer khác nữa, trong đó có các viên cai tù và những chỉ huy quân đội còn sống sót. Nhưng tòa đã chống lại và bị tố cáo là tham nhũng và chịu áp lực chính trị.
Thủ tướng Hun Sen của Campuchia, bản thân thuộc phe Khmer Đỏ, từng tuyên bố ông muốn phiên tòa này, là phiên tòa thứ hai, sẽ là phiên tòa cuối cùng. Ông lập luận rằng truy tố thêm các bị can có thể đưa đến tình trạng bất ổn.
Ông Dim Sovannarom là một nhân viên phụ trách các vấn đề công cộng của tòa án. Ông không nhận là đã có bất cứ áp lực chính trị nào.
Ông Dim nói kể từ khi ông bắt đầu làm việc tại tòa án trong 2 năm qua, mọi sự đã thay đổi. về những nhận định của thủ tướng, ông muốn nói rằng tòa án là một cơ chế độc lập.
Tòa án tội ác chiến tranh được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn được thiết lập để đem lại phần nào công lý cho các nạn nhân của Khmer Đỏ. Nhưng việc thành lập tòa án này đã mất nhiều năm thương lượng với giới hữu trách Campuchia muốn nắm quyền kiểm soát tiến trình xét xử.
Trong vụ xử đầu, năm ngoái tòa đã kết án Kaing Geek Eav, người điều hành nhà tù chính và là nơi tra tấn của Khmer Đỏ. Ông này đã bị tuyên án tù 35 năm tù, và sau đó được giảm xuống còn 19 năm.
Trong 5 năm cai trị của Khmer Đỏ, có tới 2 triệu người dân Campuchia đã chết vì bị hành quyết, tra tấn, đói khát và lao động cưỡng bức.
Khmer Đỏ đã đuổi hết dân ra khỏi các thành phố và bị nhốt hay hành quyết bất kỳ người nào bị cho là chống lại cuộc cách mạng cộng sản quá khích của họ.
Lực lượng cộng sản Việt Nam đã chấm dứt chế độ của Khmer Đỏ bằng cách chiếm đóng Campuchia và đẩy Khmer Đỏ đến vùng biên giới Thái Lan, nơi phe này cầm cự cho đến khi giải thể vào năm 1998.
Thủ lãnh tối cao của Khmer Đỏ là Pol Pot còn được mệnh danh là “anh cả” đã bị thanh lọc khỏi nhóm cũng trong năm đó, là lúc ông ta qua đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét