Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan
Việt Long, phóng viên RFA
2011-06-25
Hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật, một hành động chưa từng có, sau khi tố giác tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận, hai lần tấn công các tàu nghiên cứu của Việt Nam, trong vòng một tháng vừa qua.
Trong khi người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, tuyên bố Bắc Kinh sẽ không sử dụng vũ lực, thì trận đấu khẩu ngoại giao vẫn tiếp diễn. Lực lượng những người dân gọi là “yêu nước” của cả hai nước đều tỏ ra bừng bừng khí thế. Nguy cơ không nhỏ của chiến tranh khi ẩn khi hiện.
Cuộc đối đầu cho thấy những thách thức đáng kể mà Trung Quốc phải đối diện để bảo vệ sự công bố chủ quyền ở biển Đông gây nhiều tranh cãi. Từ lâu Trung Quốc đã công bố quyền sở hữu hải phận chung quanh các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bác bỏ sự xác lập chủ quyền của các nước láng giềng.
Tạo thêm mâu thuẫn
Trong những năm gần đây, Trung Quốc nhìn chung thì cũng gắng bắt chước Tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt trong thế kỷ 20 trước đây, để “nói ngọt nhưng trong tay mang gậy lớn”.Lần đầu tiên dự cuộc Đối thoại về chiến lược Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nhắc lại là “Bắc Kinh luôn kiên trì theo đuổi con đường phát triển hòa bình” và nước ông “không có hành động bá quyền hay bành trướng quân sự”.
Lời đó không thuyết phục được các nước láng giềng. Họ tin rằng lời hòa dịu êm tai của Bắc Kinh chỉ ẩn dấu thêm những hành động thô bạo ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Với một căn cứ hải quân tương đối mới ở đảo Hải Nam, một hạm đội hiện đại, Trung Quốc giàu khả năng hơn trong việc dọa dẫm láng giềng. Nhiều dấu hiệu cho thấy họ càng ngày càng sẵn sàng làm như vậy.
Với một căn cứ hải quân tương đối mới ở đảo Hải Nam, một hạm đội hiện đại, Trung Quốc giàu khả năng hơn trong việc dọa dẫm láng giềng. Nhiều dấu hiệu cho thấy họ càng ngày càng sẵn sàng làm như vậy.
Tuần qua Việt Nam đã tố giác hành động của Trung Quốc là một hành động có dự mưu, tính toán cẩn thận, để tấn công chiếc tàu thăm dò khai thác dầu của Việt Nam. Philippines cũng lên án nhiều tàu Trung Quốc đã có hành động bắt nạt tàu của Philippines, thậm chí còn bắn vào những ngư dân không vũ trang hồi cuối tháng giêng. Manila còn có hành động tượng trưng để thách thức Trung Quốc, đặt lại tên biển Nam Trung Hoa là biển Tây Philippines, và nhổ bỏ một số cọc Trung Quốc cắm trong vùng biển Trường Sa.
Sự quả quyết trong hành động xác định chủ quyền ở biển Đông, hay biển Nam Trung Hoa, có thể làm hài lòng một số người ở Bắc Kinh, nuôi dưỡng tinh thần quốc gia và yểm trợ lời kêu gọi xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh, vươn xa. Tuy nhiên ít ra trong thời gian sắp tới những hành động nặng tay có thể không lợi cho Trung Quốc.
Chiếc dù an ninh của Mỹ
Phản ứng của các nước liên quan đến vấn đề chủ quyền biển Đông đã làm mối quan hệ giữa Bắc Kinh với khu vực này thêm rắc rối, và có vẻ đang khiến những nước này lui về nhờ vả chiếc dù an ninh của Mỹ. Tháng qua, Việt Nam, Philippines và một số nước khác đã kêu gọi Mỹ giúp đỡ. Khu trục hạm Chung-Hoon, thuộc lại tối tân của hải quân Hoa Kỳ, đã được lệnh vào vùng để “bảo đảm tự do lưu thông”.Trung Quốc đang chạm phải sự mâu thuẫn với các quốc gia láng giềng về giải pháp cho biển Đông. Bắc Kinh muốn giải quyết song phương với từng nước nhỏ hơn để dễ đạt được sự nhượng bộ. Các quốc gia này lại muốn theo đuổi đường lối đa phương, để những chú tí hon xúm lại lại chống anh khổng lồ đồng thời chung nhau chiếc dù che của Mỹ, khi hạm đội 7 thong dong vượt sóng ở phía chân trời.
Đối với Trung Quốc, muốn tránh đường lối đa phương thì phải có chiến lược “gài nêm” để dụ dỗ từng nước liên quan tách ra, bỏ rơi các nước kia, tránh xa Mỹ. Trung Quốc đã thử cả bàn tay bọc nhung lẫn tay bọc sắt, lúc thì kêu gọi cùng khai thác chung, lúc thì lên gân khoe bắp thịt quân sự. Cả hai lối đều vô hiệu.
Biện pháp ngoại giao sẽ đưa các quốc gia đối thủ vào bàn thương nghị, nhưng Trung Quốc sẽ không ở vị thế giữ nhiều được quyền quyết định. Thêm nữa, một Trung Quốc hiền dịu cũng không dọa được Đông Nam Á đừng đoàn kết.
Nhưng dùng bàn tay sắt cũng đem lại không ít khó khăn. Bắc Kinh có khát nhiên liệu đến mấy cũng không khao khát tung ra chiến tranh trong một khu vực mà hải quân Hoa Kỳ vẫn giữ quyền lãnh đạo chỉ huy, và việc bảo vệ lãnh thổ lãnh hải sẽ đem lại những chi phí lớn lao về kinh tế, và tổn thất về ngoại giao. Chưa nói đến hành động quân sự, chỉ cần đe dọa quân sự cũng đủ khiến láng giềng vội ngả theo Mỹ để được giúp, và làm cho Trung Quốc mang tai tiếng nói một đằng làm một nẻo.
Sách lược của Bắc Kinh hiện nay cho thấy rõ nỗ lực chèo lái giữa hai chiến thuật mềm và cứng đó. Một mặt đe dọa để các đối thủ kết hợp lập trường xác định chủ quyền, một mặt lại lẩn ra ngoài những đụng chạm để chờ thời cơ khi lực lượng hải quân Trung Quốc có thể cân bằng được những lợi và hại trong toàn khu vực. Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh bi nguy cơ gây tổn hại cho chiến lược tương đối thành công, là chiến lược “tấn kích êm đềm” ở Đông Nam Á, đồng thời lại tạo nuôi dưỡng những lực lượng có thể gây nên những cuộc xung đột ngoài ý muốn.
(Nguồn: CNN/John D. Ciorciari, giáo sư Đại học Michigan)
Theo dòng thời sự:
- Hội thảo an ninh Biển Đông
- Dư âm Hội thảo Biển Đông
- Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo
- Trung Quốc luôn tuân thủ Quy tắc Hành xử ở biển Đông?
- Mưu đồ bành trướng của Trung Quốc
- Hoa Kỳ giúp Philippines hiện đại hóa quân đội
- Philippines tập trận với hải quân Hoa Kỳ
- Hải quân Mỹ diễn tập ở biển Đông cùng 6 nước ASEAN
- VN và Hoa Kỳ hoạt động hải quân chung
Minh Duong nơi gửi San Jose :
Den hom nay ma con nghe TC tuyen bo giai quyet tranh chap bien Dong khong bang vo luc thi qua la nhay tho nhu 1 em be len 3 hoac la ngay tho nhu 1 con diem gia 103 tuoi. Toi chac la nhung nguoi da doc tin tuc trong ngay qua khong ai thuoc hai loai tren. TC da lo leo len lung cop cho nen bay gio rat kho ma an noi, boi "bo thi thuong ma vuong thi mang toi" rat co the day la manh cua Ho Cam Dao khi biet minh sap bi mat ghe nen co tao ra mot cuoc chien hau keo dai thoi gian cam quyen. Ma ai cung biet la o cac nuoc CS thi "co quyen la co tien" (tuc nhien la tien ty Do La chu khong ai them cai dong "Nhan Dan Te".
25/06/2011 18:54
Hoang nơi gửi U S A :
Vừa rồi có một người đồng nghiệp ở cơ quan vào văn phòng tôi nói giọng điệu giống như lời tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc. Nào là tôi cũng là người Hán, nào là tổ tiên của những người VN là những người phạm tội ở TQ bị đày qua sống ở VN, nào là Trịnh Hoà đi qua Trường Sa và Hoàng Sa vào đầu thế kỷ 15 nên TS&HS là thuộc của TQ. Tôi đã nói với người này là giọng điệu của bạn giống giọng điệu của quan chức cuả chính phủ TQ, tìm cách nhục mạ VN và chỉ ra những điều phi lý và bạn này bị tẩy não (brainwashed) bởi chính quyền TQ. Cuối cùng thì người này nói "nói vậy chứ ở TQ bây giờ người ta chỉ quan tâm đến tiền chứ không quan tâm đến chính trị"(!?). Được biết người này có người quen là quan chức một tỉnh ở TQ. Mọi người chúng ta nên cảnh giác với những hành động tuyên truyền của chính phủ TQ.
25/06/2011 15:43
tranvanhung nơi gửi vietnam :
chinh quyen viet nam can co long yeu nuoc nhan dan viet nam can co su doan ket truoc nhung hanh dong ngao man cua trung quoc
25/06/2011 15:14
TAU nơi gửi TRUNG CONG :
Doc va nghe may Ong Dau To cua MY va May Ong Lanh Dao cac Nuoc vung DONG NAM A Danh VO MOM riet roi cung chan , Ong thi doi Danh VN , Ong thi Bao Ve VN riet roi ra Hue ca lang ....My Danh Tau , Tau danh VN . Phi Danh Tau roi ra cung + HUE .manh ai nay di ...dung la The Gioi dang di vao XAO TRON bang VO MOM .
25/06/2011 13:04
Ý kiến của Bạn