3.9.11

Một thiên đường của chúng ta đã mất

Một thiên đường của chúng ta đã mất

(Năm 2007, còn làm ở báo Pháp Luật TP HCM. Bài này viết nhưng Ban Biên tập không đăng).

Nguyễn Minh Sơn - "...Khoảng năm 1958, có lần một đoàn tàu Trung Quốc đến gần nhưng bị Thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn bắn dọa đuổi đi. Tàu cá của Nhật cũng có tới xin nước ngọt. Họ không biết tiếng Việt nhưng ra dấu xin lên đảo lấy nước rồi cúi đầu cảm tạ..."

“Sáng đó (19.1.1974), chúng tôi dậy tập thể dục. Mặt trời lên rất đẹp. Bất ngờ một người nhìn thấy ngoài khơi có rất nhiều tàu bao vây quanh đảo. Mọi người vội vàng chạy vào lấy ống nhòm ra nhìn và biết đó là tàu của Trung Quốc” – ông Tạ Hồng Tân, một trong những người Việt Nam cuối cùng rời khỏi Hoàng Sa nhớ lại như vậy.

Bị Trung Quốc bắt làm tù binh
Đó là một ngày không quên trong đời ông Tân. Năm nay đã 73 tuổi, ông Tân sống bằng nghề dạy kèm tiếng Anh, tiếng Pháp tại phường An Hải Đông thành phố Đà Nẵng. Ông là người gốc sài Gòn, làm nhân viên quan trắc cho Đài khí tượng Sài Gòn, được điều ra Trung tâm khí tượng Đà Nẵng làm quan trắc viên Trạm khí tượng Hoàng Sa cuối năm 1973 cho đến ngày bị Trung Quốc bắt làm tù binh. Khi đó, trên đảo có một trung đội Địa phương quân thuộc Đại đội 157, địa phương quân Đà Nẵng của chế độ Sài Gòn và 6 nhân viên thuộc Trạm khí tượng Hoàng Sa. Ông Tân kể: “Thấy tàu chiến nhiều quá chúng tôi rất lo âu. Nhân viên vô tuyến của trạm liên lạc về Đài khí tượng Đà Nẵng cầu cứu. Kêu thì kêu vậy nhưng biết không làm gì được vì lực lượng bên đó quá đông!”. Từ sáng sớm đến hết cả ngày 19-1-1974, tàu chiến Trung Quốc án binh bất động. Lúc đó, đã xảy ra hải chiến ngoài khơi, ở các đảo xung quanh, nhưng những nhân viên khí tượng này không biết. Khoảng 5h chiều, sau một đợt pháo kích, Trung Quốc cho quân đổ bộ vào đảo bắt sống toàn bộ trung đội Địa phương quân và 6 nhân viên khí tượng, trong đó có ông Tạ Hồng Tân. “Họ đưa chúng tôi lên tàu về đảo Hải Nam ngày hôm sau. Chúng tôi được chuyển lên xe bịt bùng về giam ở đâu không biết!” – ông Tân kể. Chúng tôi xác định được nhà giam ông Tân cũng như các binh lính khác là nhà lao Thu Dung thuộc tỉnh Quảng Châu. Vào nhà giam, mọi người bị lấy lời khai nhưng được đối xử tử tế.

Khoảng gần 3 tuần sau, ông Tân nói có một cán bộ Trung Quốc tới trại, đem theo người phiên dịch nói cho chúng tôi biết: “Hoàng Sa là đảo của Trung Quốc nhưng Việt Nam chiếm làm đài Khí tượng. Nay Trung Quốc lấy lại và các anh sẽ được trả tự do trong vài ngày tới”. Khoảng gần 1 tuần sau, ông Tân cùng toàn bộ tù binh bị Trung Quốc bắt đưa qua Hồng Kông. Chính quyền Sài Gòn điều một chiếc máy bay C130 sang Hồng Kông nhận trao trả tù binh. Phần lớn số tù binh sau đó về lại nơi làm việc ở Đà Nẵng. Tiễn chúng tôi ra về tới cửa, ông Tân còn nheo nheo mắt hỏi: “Không biết bây giờ tên của tôi có còn ngoài Hoàng Sa không?”. Một câu hỏi thật khó trả lời. Tất cả những binh sĩ chế độ Sài Gòn và nhân viên khí tượng khi đến Hoàng Sa, những giờ rảnh rỗi họ ra những tảng đá ven biển khắc họ tên và địa chỉ mình lên đó làm kỷ niệm. Khi ông Tân ra thì đã thấy lớp lâu lớp mới tên người Việt Nam trên đá, ở những vị trí tuyệt đẹp.

Thiên đường đã mất
Một trong những người từng làm việc lâu đời ở Hoàng Sa hiện còn sống tại Đà Nẵng là ông Nguyễn Tấn Phát, nhân viên quan trắc Đài khí tượng Sài Gòn. Đầu năm 1958, ông Phát được điều theo dạng luôn phiên ra Đà Nẵng rồi đi Hoàng Sa. Đó là một thời kỳ đẹp đẽ nhất trong đời của một chàng trai Sài Gòn. Ông nói: “Mỗi nhân viên chỉ đi Hoàng Sa luân phiên 3 tháng, mỗi lần đi có 6 người gồm 4 quan trắc viên, 1 nhân viên vô tuyến và 1 nhân viên phục vụ lo thổi bóng hơi quan trắc cao không đo gió kiêm hậu cần. Tôi lúc đó mới 23 tuổi, chưa lập gia đình, thấy cảnh sắc thần tiên nên mê và xin ở lại luôn cả nửa năm”. Nửa năm sống trên đảo trong ký ức của ông Phát bây giờ là nửa năm làm Từ Thức!”. Công việc quan trắc cũng khá nhẹ nhàng, chủ yếu vài thời điểm trong ngày. Thời gian còn lại ông cùng những đồng nghiệp mình ngao du khắp đảo Hoàng Sa. Lâu lâu, ông kể là đi theo xuồng máy của đơn vị Thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn đi thăm các đảo có chim sinh sống. Đó là những bãi cát vàng rực trong ánh chiều tà. Chân chúng tôi len lỏi giữa những ổ trứng chim. Chim nhiều vô kể, chúng không hề sợ hãi khi thấy người tới gần. Bình Minh trên quần đảo Hoàng Sa là thời khắc huy hoàng nhất trong ngày. “Chúng tôi thấy mặt trời đỏ rực, to và rất gần. Nắng lên một chút, nước biển ven bờ xanh một màu ngọc bích đẹp lạ lùng, xa xa hơn một chút nữa màu xanh dương rồi tới xanh lục. Chiều chiều rảnh rỗi chúng tôi bơi ra xa lặn xuống xem những rạn san hô với cá đủ màu sắc...” – ông Phát kể như vậy.
Đặc biệt nhất tại Hoàng Sa là cá. Cá nhiều vô kể, nhất là cá mú. Lính đảo cùng các nhân viên khí tượng sống nhờ nguồn thực phẩm khá dồi dào tại Hoàng Sa. Cá, ốc, mực, bạch tuộc, chim... “Chỉ cần quăng câu chừng vài phút là được gần cả chục con cá mú, cá khế, cá xanh xương... Con nào con đó nặng trên 5 – 7 ký” – đó là ký ức của ông Võ Như Dân, người ở Hoàng Sa nhiều nhất nay còn sống. Ông Dân làm nhân viên hậu cần cho Trạm khí tượng Hoàng Sa từ năm 1956. Đội hậu cần thời đó chỉ có 3 người luân phiên nhau ra Hoàng Sa. Chính vì vậy, cho đến ngày Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974, ông Dân có 14 chuyến ra Hoàng Sa, mỗi chuyến 3 tháng, tổng cộng là 3 năm rưỡi sinh sống trên đảo. Cảnh sắc quen thuộc thân thương quá đỗi đến mức ông bảo: “Hôm qua tôi xuống Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, nơi có kho tư liệu và hành ảnh về Hoàng Sa, tối về tôi nằm mường tượng nó ở trước mặt tôi. Cả phần đời tôi đã ở đó...”. Nhiệm vụ là hậu cần nên suốt ngày ông Dân đi câu cá phục vụ thức ăn cho toàn đội. Đồ hộp cũng nhiều nhưng không ai ăn. Khu nhà khí tượng do Pháp xây trên đảo có những hầm chứa nước mưa dùng uống quanh năm.
Khoảng năm 1958, có lần một đoàn tàu Trung Quốc đến gần nhưng bị Thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn bắn dọa đuổi đi. Tàu cá của Nhật cũng có tới xin nước ngọt. Họ không biết tiếng Việt nhưng ra dấu xin lên đảo lấy nước rồi cúi đầu cảm tạ... Bao nhiêu kỷ niệm còn sống trong lòng những người đã từng ở Hoàng Sa. Ông Phạm Khôi, nguyên là lính địa phương quân Việt Nam cộng hòa, hiện sống ở Đà Nẵng mở tủ lấy ra hai chiếc vỏ ốc hoa còn khắc ngày ông đặt chân lên Hoàng Sa: 23 tháng chạp năm 1969. Đó là hai chiếc vỏ ốc ông mang về và trở thành báu vật của đời ông!
. Bookmark the permalink.

9 Responses to Một thiên đường của chúng ta đã mất

  1. Nặc danh says:
    Còn đâu nữa Hoàng sa, đất Mẹ!
    nữa thế kỷ rồi, rơi vào tay giặc!
    Biết đến khi nào hội ngộ Hoàng sa?!
  2. Cộng sản sa đọa says:
    Và bây giờ thì cộng sản nó đã bán rồI, còn chỉ là nỗi đau và sự sợ hãi.
  3. Nặc danh says:
    Thiên đường đã mất!

    http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=27402
  4. Nặc danh says:
    Hình ảnh Trường Sa ngày mới tiếp quản trên đảo có rất nhiều chim biển. Đất lành chim đậu các cụ nói cấm sai. Ngày đấy đọc báo quân đội tả chiến sĩ QĐ Việt nam nhặt trứng chim đầy mũ cối mang về... chén. Ngày đó đói, cả nhà 6 người có quả một quả chứng vịt chưng cà chua là khá nên đọc báo thấy thèm dỏ dãi. Không có một thông tin gì về giữ gìn môi trường cho động vật cùng sống. Ngày nay chim ở đảo Trường Sa hình như không dám đậu.
  5. khaithieu@yahoo.com says:
    Hoang Sa do ai lam mat nhi? Tau khua chiem nam 1956 va 1974. Luc do ai quan ly Hoang Sa a de mat dat nhi? Hoang Sa la mot phan mau thit cua Viet Nam.
  6. Luy Thep says:
    Đọc mà thấy buồn rưng rức. Tôi đi nhiều bờ, bãi trên khắp VN thân yêu. Những bãi biển được mệnh danh và lọt vào Top 20 thế giới nhưng qua lời kể và nét bút tả về biển và đảo Hoàng Sa của các bác và Nguyễn Minh Sơn thì không nơi đâu có cảnh trời, biển đẹp bằng Hoàng Sa yêu dấu. Đất Mẹ linh thiêng ơi, Mẹ đã mất một người con là Hoàng Sa, một phần thân thể của đứa con Trường Sa cũng đã mất, một Ải Nam quan, một phần Vịnh Bắc Bộ cũng đã đứt lìa khỏi vòng tay Mẹ, một Tây Nguyên Đại ngàn cũng đang chết dần, chết mòn, một vùng rừng núi đầu nguồn cũng đang rên xiết. Thân thể Mẹ đang lở loét, tàn tạ. Chúng con là lũ bất hiếu, bất tài. Mong Mẹ ráng chờ đợi cũng như hàng triệu triệu đứa con của Mẹ đang chơờ đợi và lắm người con của Mẹ đang chịu cảnh tù đày. Thật bất nhẫn quá Mẹ ơi! Con xin ngàn lần xin lỗi và mong sẽ có ngày, có người con của Mẹ chỉ cho con hướng đi sáng mắt, sáng lòng. Con mơ ước rằng một ngày không xa, thân thể mẹ lại đủ đầy, lành lặn. Những vết thương sẽ kéo lại thịt da để bầy con của Mẹ còn lưu lạc khắp nơi trên Thế giới sẽ cùng quay về quây quần bên Mẹ thương yêu.
  7. Nặc danh says:
    Tung của xà xỉ cao cang pi xảo nan hai tung chảo. Lờ pua xí tờ cúa xí hải pâng jì kung fâng! => ngôn ngữ vùng Hoàng Sa hiện tại!!!
  8. Nặc danh says:
    Ủng hộ gia nhập liên bang Hoa Kỳ. Thà làm 1 bang của Hoa Kỳ (với hiến pháp riêng) còn hơn bị thành đất Tung Của!
  9. Nặc danh says:
    Ba con oi lanh tho va lanh hai cua Viet nam da va dang mat dan vao tay cua Trung Quoc. Day ma di ba con oi. Tiep tuc xuong duong de doi lai nhung gi da mat. Chung ta the chet chu khong the mat nuoc khong the lam no le cho ngoai bang.

Không có nhận xét nào: