VỀ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992
Posted on 04/09/2011 by bahaidao
Thứ bảy, ngày 03 tháng chín năm 2011
Phamvietdao.net: Đây là một vấn đề lớn đang được nhiều người suy nghĩ; những điều tác giả Nguyễn Huy Canh viết ra sau đây, bản thân chủ blog cũng chưa cảm thấy yên tâm; đã trao đi đổi lại nhiều lần mong tác giả trình bày rõ hơn, cụ thể hơn, nâng cao hơn… để cho giá trị của góp ý đạt được cái đích mong muốn…
Nguyễn Huy Canh nguyên là cán bộ giảng dạy tại một trường Đảng địa phương ( trung cấp chính trị ), hết sức quý trọng ý kiến của anh, mặc dù chưa thật thỏa mãn trước những điều mà anh đặt ra và kiến giải, song cũng xin đưa lên mạng để mong được rộng đường dư luận và mong nhận được các ý kiến thảo luận khác…
Kính gửi : – Các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước
- Các chính trị gia
- Cùng tất cả những ai quan tâm tới hiện tình đất nước…
- Theo tôi Điều 4 Hiến pháp cần chỉnh sửa để hiến định khâu nhân sự của Đại hội Đảng, đây là một bước chuẩn bị nhằm hiện thực hoá quyền lực của Đảng thông qua bầu cử của nhân dân. Đại hội Đảng lựa chọn ra những đại biểu ưu tú, những ứng cử viên sáng giá giới thiệu cho nhân dân lựa chọn (lần 2); nhân dân sẽ bầu cử Nguyên thủ quốc gia theo chế độ phổ thông đầu phiếu (có chương trình tranh cử) do Đảng giới thiệu và bầu cử QH. Phải thông qua lá phiếu của nhân dân thì quyền quản lý nhà nước của Đảng mới là quyền hiến định; Còn như hiện nay là ” Đảng định “…
-Nguyên thủ quốc gia- người đứng đầu cơ quan hành pháp (Chủ tịch hoặc Tổng thống) có quyền lựa chọn, chỉ định Thủ tướng. Thủ tướng không nhất thiết phải là một đảng viên của Đảng. Nguyên thủ quốc gia và CP hoạt động theo nguyên tắc chế độ trách nhiệm cá nhân và theo những qui định của HP, pháp luật.
Quốc Hội khóa XIII có rất nhiều việc hệ trọng phải làm, trong đó có việc sửa đổi HIẾN PHÁP 1992.
Sửa đổi HP1992 có rất nhiều điều phải quan tâm đặt ra cho các chính trị gia, các nhà luật học. Tôi cho rằng, HP với tính cách là TUYÊN NGÔN chính trị của một QUỐC GIA, một DÂN TỘC chỉ có thể có một sự chỉnh sửa hoàn chỉnh đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn khi chúng ta có một quan niệm, một tư tưởng chính trị dẫn đường có tính hệ thống phản ánh được lợi ích dân tộc, và phù hợp với logic vận động của HIỆN THỰC TUYỆT ĐỐI. Không đạt tới cái logic ấy, tôi e rằng chúng ta sẽ lại chỉ có một sản phẩm chắp vá đầy tính kinh nghiệm vụn vặt, hoặc dập khuôn ở đâu đó…
Điều 4 HP và việc có nên chỉnh sửa nó hay không chính là tư tưởng chính trị có tính dẫn đường như thế.
Tôi được biết có rất nhiều chính trị gia (có chính kiến khác nhau) đều mong muốn và đưa ra yêu cầu về việc luật hóa nó (ít ra cũng phải bằng một đạo luật như ý kiến của cựu đại biểu NGUYỄN MINH THUYẾT)
Bỏ hay luật hóa nó không thể được viết ra như một nhu cầu cảm tính (hay bức xúc) trước những hạn chế và hệ lụy mà nó gây ra mà phải bắt đầu, theo tôi, từ cách mà chúng ta kiến thiết mô hình chính trị đã có từ hơn 50 năm nay đã lỗi thời sau bao biến chuyển của thực tiễn nước nhà có tính cách bản thể học từ trong sự vận động của HIỆN THỰC KHÁCH QUAN…
Trước hết phải nhận thấy việc đổi mới hệ thống chính trị dĩ nhiên đã trở thành yêu cầu bức thiết của xã hội, và cũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng nhằm củng cố, tăng cường và nâng cao sức chiến đấu và lãnh đạo của Đảng.
Tôi xin bắt đầu từ cấu trúc quyền lực của Đảng. Xét theo chiều từ cao xuống, về mặt lý thuyết chúng ta có Đại hội Đảng toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất, đến Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và cuối cùng là Tổng Bí thư.
Cấu trúc quyền lực này cũng đồng thời trên thực tế là quyền lực chính trị cao nhất của đất nước, của xã hội. Vì điều thực tế này đã làm cho cấu trúc trên ngày càng bộc lộ nhiều bất cập. Sự hạn chế của nó có thể được xem như đã đến mức trở thành vật cản trên con đường phát triển của chính bản thân Đảng và của dân tộc. Đó là:
1. Cấu trúc trên được sinh ra phù hợp với thời kỳ đất nước có chiến tranh, và đặc biệt sức mạnh của nó càng được củng cố trong giai đoạn có sự tồn tại của cơ chế quản lý hành chính, quan liêu, bao cấp.
Sau hơn 50 năm đất nước đã có nhiều thay đổi lớn, cấu trúc đó đã trở thành giáo điều trước xu thế dân chủ hoá đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế – văn hoá – chính trị ngày càng mạnh mẽ. Người dân, xã hội đã nhận thấy rằng cấu trúc quyền lực cao nhất của xã hội thì người dân nhất định phải được tham gia sinh hoạt chính trị, tham gia vào quá trình kiến tạo, hình thành cấu trúc quyền lực trên đây bằng lá phiếu của mình (đây là cốt lõi của chế độ dân chủ chính trị ). Sự phát triển của nhu cầu trên càng bộc lộ sâu sắc sự bất cập giữa lý thuyết về quyền lực(khép kín) của Đảng và những quy định của Hiến pháp về dân chủ.
2. Trong thực tiễn cấu trúc quyền lực trên lại diễn ra theo chiều ngược lại. Điều đó đã phản ánh lý thuyết không chỉ ra được bản chất công cụ của quyền lực. Vì vậy sự tồn tại bên cạnh và tách rời của cấu trúc trên trong quan hệ với quyền lực nhà nước đã làm cho quyền lực nhà nước trong rất nhiều trường hợp, cũng như xét theo bản chất, trở thành quyền lực trừu tượng, thành hư quyền. Nhiều người đã gọi quyền lực Nhà nước là hình thức,là tượng trưng ,(phụ thuộc) bởi sự áp đặt và lấn sân của cấu trúc trên.
Sự áp đặt chủ trương, đường lối, ý chí quyền lực của Đảng lên nhà nước là điều diễn ra đương nhiên. Hệ lụy của tình thế đó nhiều khi đã biến Đảng ta (ở nhiều cấp) thành những ông vua của thời hiện đại (theo cách diễn đạt của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An).
Ông Nguyễn Văn An cũng như nhiều người khác đã cố gắng tìm ra lời giải cho bài toán chính trị trên đây bằng việc quy về yêu cầu luật hoá điều 4 Hiến pháp. Với ý muốn vạch ra giới hạn cho Đảng, chỉ ra đâu là công việc của Đảng, đâu là của nhà nước; rằng Đảng được quyết cái gì, không được quyết cái gì …
Tư duy chính trị triệt để chỉ ra rằng không thể luật hoá Điều 4 (dù chỉ bằng một đạo luật) với ý muốn, với nội dung đó được. Bởi vì tôi ý thức một cách sâu sắc rằng một chính đảng muốn trở thành quyền lực chính trị của xã hội thì chính đảng ấy phải nắm giữ, phải chi phối được quyền lực nhà nước (suy nghĩ về một quyền lực chính trị bên cạnh quyền lực nhà nước là một sự mơ hồ và không tưởng của tư duy chính trị).
Vì vậy yêu cầu luật hoá Điều 4, trên lí thuyết cũng như thực tế là nhằm tước bỏ (hoặc ít ra là hạn chế)quyền lãnh đạo của Đảng, là biến Đảng ta thành một quyền lực trừu tượng, thành hư quyền. Điều này cũng đau khổ chẳng kém gì nỗi đau của nhà nước mà ta đã và đang trải qua.
Vậy con đường nào để nhân dân tham gia vào quá trình kiến tạo quyền lực cao nhất trong Đảng bằng lá phiếu ? Con đường đổi mới nào để vừa giữ được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, nhưng không rơi vào chế độ quân chủ chuyên chế tập thể , nghĩa là vẫn bảo đảm được quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân như những chính thể cộng hòa của xã hội hiện đại, tiên tiến hiện thời ?
Không thể đổi mới theo cách cải tiến, thử nghiệm của tư duy kinh nghiệm vẫn làm. Đây là vấn đề thuộc về Hệ thống và do đó việc đổi mới nó phải được xây dựng trên tư duy logic chính trị.
Trên chiều hướng đó, tôi cho rằng để giữ vững sự lãnh đạo của mình, đã đến lúc Đảng ta phải dũng cảm vượt lên chính mình, dũng cảm phá bỏ mô hình quyền lực đã cũ (theo cách kiến tạo, tổ chức BCHTW, BCT, BBT…), mạnh dạn hoá thân cấu trúc quyền lực ấy của mình vào bộ máy nhà nước.(Tôi mong muốn các nhà lãnh đạo của chúng ta cần sáng suốt hiểu ra rằng nhà nước phải là, chính là hình thức tồn tại duy nhất của quyền lực Đảng)
Điều đó có nghĩa rằng công tác nhân sự của các lần Đại hội không phải là ở chỗ bầu ra BCHTW cũng như sắp xếp (dự định) các chức danh chủ yếu của bộ máy nhà nước.
Nhân sự của Đại hội là một bước chuẩn bị nhằm hiện thực hoá quyền lực của Đảng thông qua bầu cử của nhân dân. Đại hội lựa chọn ra những đại biểu ưu tú, những ứng cử viên sáng giá giới thiệu cho nhân dân lựa chọn (lần 2) qua bầu cử Nguyên thủ quốc gia theo chế độ phổ thông đầu phiếu (có chương trình tranh cử) và bầu cử QH.
Trong Quốc hội hình thành tổ chức Đảng Đoàn QH (giống như Bộ Chính trị) đó là cơ quan chỉ đạo, lãnh đạo mọi hoạt động của Quốc hội.
Nguyên thủ quốc gia- người đứng đầu cơ quan hành pháp (Chủ tịch hoặc Tổng thống) có quyền lựa chọn, chỉ định Thủ tướng. Thủ tướng không nhất thiết phải là một đảng viên của Đảng. Nguyên thủ quốc gia và CP hoạt động theo nguyên tắc chế độ trách nhiệm cá nhân và theo những qui định của HP, pháp luật.
Tính thống nhất của quyền lực chính trị trước đây được tổ chức trong cấu trúc quyền lực của Đảng và ánh xạ vào nhà nước trong hình thức tam quyền phân công đã dẫn đến một mô hình quyền lực tập quyền chuyên chế (như đã phân tích ở trên) .Tôi cho rằng, hạn chế của điều 4 HP1992 chính là ở chỗ này: Đảng chỉ là một tổ chức chính trị xã hội chứ không phải là một lực lượng lãnh đạo (toàn xã hội). Chỉ trở thành lực lượng lãnh đạo khi đảng chuyển hóa thành ĐẢNG CẦM QUYỀN, và với tư cách này, ĐCS trở thành lực lượng lãnh đạo nhà nước theo từng nhiệm kì (khoảng giao giữa 2 nhiệm kì, quyền lực chính trị này không còn hoàn toàn thuộc về Đảng như trước khoảng giao thời- có thể chỉ là thời gian ngắn). Chỉ có thể khắc phục được tính độc quyền (hay chuyên quyền) của quyền lực chính trị, làm cho quyền lực thuộc về nhân dân một cách thực chất; chúng ta sẽ tìm thấy lời giải, kinh nghiệm trong lịch sử nhà nước pháp quyền hiện đại bằng cách xây dựng quyền lực TƯ PHÁP là một cơ chế độc lập với QH và CP. Tư pháp là một cấu trúc quyền lực phi đảng hóa, và có tính chuyên nghiệp (phi nhiệm kì). Chính nó duy trì tính liên tục của quyền lực chính trị của nhân dân, và cũng là quyền lực đối trọng trong mối tương quan với QH và CP
Như vậy, có thể đi đến kết luận: không thể luật hóa điều 4HP được. Mà chỉ có thể chỉnh sửa nó cho phù hợp với logic của lí thuyết quyền lực và thực tiễn chính trị nước nhà . Và dĩ nhiên cũng rất cần có một bộ luật về chính đảng. (nhưng đừng nên nhầm lẫn điều này với việc luật hoá như đã nói ở trên)
Dự án chính trị trên đây cho thấy quyền lãnh đạo của Đảng được thể hiện và thực hiện trực tiếp (nghĩa là không phải thông qua một công đoạn nào ) bởi Quốc hội, Nguyên thủ quốc gia và ở Hiến pháp và pháp luật.
Dự án này cũng cho thấy quyền lực của Đảng đồng thời cũng là quyền lực nhà nước( hiện hình ở 2 cơ quan) và được nhân dân trực tiếp tham gia lựa chọn trong quá trình sinh thành của nó; Cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh nhà nước kiểu này nó luôn được kiềm chế, giám sát bởi quyền lực đối trọng là cơ quan TƯ PHÁP (chưa kể đến quyền lực thứ tư là xã hội dân sự sẽ được hình thành từ những đổi mới này )
Nếu con đường đổi mới này được thực hiện sẽ tạo ra cơ sở hiện thực cho việc vận dụng giá trị quyền lực phổ biến của nhà nước hiện đại vào thể chế chính trị nước ta. Đó là điều mong muốn của người viết bài này về một mô hình chính trị cho đất nước: Đảng lãnh đạo – Nhà nước tam quyền – Xã hội dân sự và một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước…
Tôi hy vọng sâu sắc rằng từ suy ngẫm, phân tích về điều 4 HP, chúng ta sẽ xây dựng được (ít ra trong tư tưởng) về mẫu hình một xã hội dân chủ hiện đại, và dự án chính trị trên đây mong muốn góp phần thúc đẩy sự tiến lên của Đảng và dân tộc ta, và nó cũng là sự gợi mở cho việc sửa đổi HP1992 cũng như điều 4 của HP này nói riêng… Nguyễn Huy Canh
Đảng viên.
Đảng viên.
3 nhận xét:
Nặc danh nói…
- Bàn làm gì. Cũng giống như sinh mạng con người thôi. Có sinh thì có tử. Sớm một ngày không đi, muộn một ngày không ở. Cá nhân tôi thì cho rằng đáng nhẽ điều 4 hiến pháp không có mặt trên đời là tuyệt vời nhất. Còn nếu có quyền lực như tạo hóa thì tôi xóa chứ không luật lá gì cái con số 4 đó. Mang ra mà trưng cầu ý dân là biết ngay chứ ngụy biện vòng vo làm gì. Mà cái điều 4 đó thọ dai ra phết nhỉ?
buncuoiwa nói…
- Chỉ những người có tư tưởng tự do thực thụ thì họ mới dũng cảm làm những việc có lợi nhất cho dân tộc,đất nước!Còn những kẻ độc tài thì họ chỉ hô hào(nói dóc tổ) mà thôi chứ họ làm gì ngoài củng cố vị trí độc tôn chính trị của họ(đồng hành đặc quyền&lợi)!
Nặc danh nói…
- Ung Dao oi!Tui ke chuyen Xom tui Ung nghe nhe.Bua no tui hoi y kien mot Ung trong Xom:”theo Ung khi mo ta xong thoi ky qua do de tien len XHCN”ung no tra loi:”hai km nua”tui mung hum.Rua la no may ti nua duoc”huong theo nhu cau”ma nhu cau tui cung no to tat chi,chi com ngon,canh ngot,bia bot,ruou,che thoi.Suot ngay chi bat may vo mang,coi Nha van Pham viet Dao.net khong phai man chi ca.Nhung ngo ngo tui ben hoi lai:”Tui hoi khi mo,rang ung lai noi”hai km”.Ung no bat lai tui”Dot,nam sau hon nam truoc mot buoc,do di mot buoc bang 50phan,dung chua,tinh di”Tui nham tinh…Oa!4000 nam.Rua bang tu khi co Lich su nuoc ta a.Chet cha,rua thi phai di cay day,tui ve vo mang nghe Ung Dao noi lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét