Anwar al Awlaqi bị tình nghi có liên hệ với Umarr Farouk Abdulmutallan, tác giả vụ khủng bố bất thành ngày 25/12/2009. Ngoài ra ông còn liên lạc qua thư từ với Nidal Hassan, thủ phạm vụ thảm sát tại căn cứ quân sự Ford Hood tại bang Texas vào tháng 11/2009 làm 13 người thiệt mạng.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Yemen vào hôm qua cho biết giáo sĩ Anwar al Awlaqi đã bị hạ sát cùng với 6 người thân cận. Tất cả đều là thành viên tổ chức khủng bố Al Qaida. Tổng thống Barack Obama xác định : cái chết của Anwar al Awlaqi « là một đòn rất nặng giáng xuống chi nhánh năng động nhất của Al Qaida ». Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không thông báo chi tiết về cái chết của nhân vật nói trên nhưng ông Leon Panetta đã đề cao hợp tác giữa phía Mỹ với Yemen trong việc hạ sát Anwar al Awlaqi.
Vài giờ sau khi hay tin giáo sĩ Anwar al Awlaqi bị triệt hạ, một cuộc tranh luận đang dấy lên tại Mỹ. Một số các nhà bảo vệ nhân quyền nêu lên câu hỏi là liệu chính quyền Liên bang Hoa Kỳ có quyền ra lệnh nhắm giết một công dân Mỹ hay không, khi biết rằng, giáo sĩ Awlaqi có quốc tịch Mỹ. Theo tiết lộ của nhật báo Washington Post, Bộ Tư pháp trong một văn bản mật đã đồng ý về việc hạ sát giáo sĩ Anwar al Awlaqi, vì nếu không có sự đồng ý của bên tư pháp, thì nhân viên tình báo CIA sẽ không khi nào sát hại một công dân Mỹ.
Thông tín viên Jean Louis Pourtet từ Washington giải thích thêm :
« Tổng thống Barack Obama tuyên bố đây là một vố đau đối với chi nhánh năng độc nhất của mạng lưới khủng bố. Năm ngoái cũng ông Obama đã đồng ý đưa tên giáo sĩ Anwar al Awlaqi vào danh sách các mục tiêu tấn công của cơ quan tình báo CIA. Cha của Anwar al Awlaqi đang tìm cách phản đối quyết định nói trên. Nhưng đơn kiện của ông này đã bị một vị thẩm phán bác bỏ với lý do là tòa án không có thẩm quyền bác quyết định của bên hành pháp trên một vấn đề có liên quan đến xung đột võ trang.
Đây chính là lập luận của Nhà Trắng. Đối với bên hành pháp, việc nhắm vào một trong những thủ lĩnh của lực lượng thù nghịch là một hành động hợp pháp vì bất luận người đó mang quốc tịch nào, họ vẫn có những mưu đồ để sát hại các kiều dân Mỹ. Trong mắt bất kỳ một vị tổng thống nào thì việc bảo đảm an ninh cho người dân Mỹ vẫn là nhiệm vụ quan trọng trên hết.
Ông Barack Obama đi theo đường lối đã được người tiền nhiệm là Tổng thống George W. Bush đề xướng : đó là triệt hạ các thủ lĩnh djihad. Nói cách khác theo quan điểm của chính quyền thì đây là những hành động « tự vệ ». Tuy nhiên trong mắt các nhà bảo vệ nhân quyền thì giáo sĩ Anwar al Awlaqi đã bị sát hại. Một vị luật sư đã không ngần ngại tố cáo ông Obama vừa đóng vai « quan tòa, vừa là tên đao phủ ». Giới này lưu ý : theo Hiến pháp của Hoa Kỳ, không một công dân Mỹ nào có thể bị tử hình mà không được xét xử đúng theo luật lệ của nước Mỹ. Đáp lại luận điểm này, một luật gia cho rằng, nếu như giáo sĩ Anwar al Awlaqi muốn được xét xử đúng luật thì ông ta đã ra trả lời trước tư pháp.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Yemen vào hôm qua cho biết giáo sĩ Anwar al Awlaqi đã bị hạ sát cùng với 6 người thân cận. Tất cả đều là thành viên tổ chức khủng bố Al Qaida. Tổng thống Barack Obama xác định : cái chết của Anwar al Awlaqi « là một đòn rất nặng giáng xuống chi nhánh năng động nhất của Al Qaida ». Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không thông báo chi tiết về cái chết của nhân vật nói trên nhưng ông Leon Panetta đã đề cao hợp tác giữa phía Mỹ với Yemen trong việc hạ sát Anwar al Awlaqi.
Vài giờ sau khi hay tin giáo sĩ Anwar al Awlaqi bị triệt hạ, một cuộc tranh luận đang dấy lên tại Mỹ. Một số các nhà bảo vệ nhân quyền nêu lên câu hỏi là liệu chính quyền Liên bang Hoa Kỳ có quyền ra lệnh nhắm giết một công dân Mỹ hay không, khi biết rằng, giáo sĩ Awlaqi có quốc tịch Mỹ. Theo tiết lộ của nhật báo Washington Post, Bộ Tư pháp trong một văn bản mật đã đồng ý về việc hạ sát giáo sĩ Anwar al Awlaqi, vì nếu không có sự đồng ý của bên tư pháp, thì nhân viên tình báo CIA sẽ không khi nào sát hại một công dân Mỹ.
Thông tín viên Jean Louis Pourtet từ Washington giải thích thêm :
« Tổng thống Barack Obama tuyên bố đây là một vố đau đối với chi nhánh năng độc nhất của mạng lưới khủng bố. Năm ngoái cũng ông Obama đã đồng ý đưa tên giáo sĩ Anwar al Awlaqi vào danh sách các mục tiêu tấn công của cơ quan tình báo CIA. Cha của Anwar al Awlaqi đang tìm cách phản đối quyết định nói trên. Nhưng đơn kiện của ông này đã bị một vị thẩm phán bác bỏ với lý do là tòa án không có thẩm quyền bác quyết định của bên hành pháp trên một vấn đề có liên quan đến xung đột võ trang.
Đây chính là lập luận của Nhà Trắng. Đối với bên hành pháp, việc nhắm vào một trong những thủ lĩnh của lực lượng thù nghịch là một hành động hợp pháp vì bất luận người đó mang quốc tịch nào, họ vẫn có những mưu đồ để sát hại các kiều dân Mỹ. Trong mắt bất kỳ một vị tổng thống nào thì việc bảo đảm an ninh cho người dân Mỹ vẫn là nhiệm vụ quan trọng trên hết.
Ông Barack Obama đi theo đường lối đã được người tiền nhiệm là Tổng thống George W. Bush đề xướng : đó là triệt hạ các thủ lĩnh djihad. Nói cách khác theo quan điểm của chính quyền thì đây là những hành động « tự vệ ». Tuy nhiên trong mắt các nhà bảo vệ nhân quyền thì giáo sĩ Anwar al Awlaqi đã bị sát hại. Một vị luật sư đã không ngần ngại tố cáo ông Obama vừa đóng vai « quan tòa, vừa là tên đao phủ ». Giới này lưu ý : theo Hiến pháp của Hoa Kỳ, không một công dân Mỹ nào có thể bị tử hình mà không được xét xử đúng theo luật lệ của nước Mỹ. Đáp lại luận điểm này, một luật gia cho rằng, nếu như giáo sĩ Anwar al Awlaqi muốn được xét xử đúng luật thì ông ta đã ra trả lời trước tư pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét