Tuy nhiên, ông Barack Obama đã mất nhiều thời gian hơn dự tính để thực hiện mục tiêu này. Xung đột tại Irak là tình trạng mà tổng thống Mỹ thừa kế ở người tiền nhiệm George Bush. Trong cuộc can thiệp quân sự của Mỹ để thiếp lập nên một chế độ mới tại Irak, hơn 4.400 quân nhân Mỹ thiệt mạng và gần 100.000 người phía Irak.
Quyết định rút quân kể trên được đưa ra sau nhiều tháng thương thuyết căng thẳng giữa Washington và Bagdah. Theo tổng thống Mỹ, hai phía đã đạt được một « thỏa thuận hoàn toàn » trong vấn đề này. Trên thực tế, một chủ đề gây bất đồng giữa Irak và Hoa Kỳ là : Liệu Mỹ có cho phép một lực lượng sĩ quan huấn luyện ở lại, sau khi toàn bộ quân đội được rút đi hay không ?
Washington yêu cầu Bagdad, nếu một lực lượng như vậy tiếp tục làm nhiệm vụ tại Irak, thì họ phải được bảo đảm sẽ không bị xét xử theo pháp luật Irak. Đây là điều mà Bagdad từ chối. Do vậy, Mỹ sẽ rút toàn bộ quân đội.
Quyết định rút quân của Mỹ đã được nhiều lực lượng chính trị tại Irak hoan nghênh. Những người lạc quan cho rằng, việc quân Mỹ rút đi sẽ mang lại hòa bình cho đất nước, khủng bố sẽ ngừng giáng xuống Irak và nền kinh tế sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nhiều người, đặc biệt các cư dân tại khu vực người Kurd, lo ngại Irak sẽ rơi vào bất ổn định nghiêm trọng.
Một cựu sĩ quan quân đội Irak đặt một câu hỏi có vẻ gần với thực tế hơn : Việc Mỹ rút quân là một điều tích cực, nhưng liệu Irak có đủ khả năng tự bảo đảm được an ninh, trước các tấn công của Al-Qaida và các can thiệp quân sự của nước ngoài ?
Quyết định rút quân kể trên được đưa ra sau nhiều tháng thương thuyết căng thẳng giữa Washington và Bagdah. Theo tổng thống Mỹ, hai phía đã đạt được một « thỏa thuận hoàn toàn » trong vấn đề này. Trên thực tế, một chủ đề gây bất đồng giữa Irak và Hoa Kỳ là : Liệu Mỹ có cho phép một lực lượng sĩ quan huấn luyện ở lại, sau khi toàn bộ quân đội được rút đi hay không ?
Washington yêu cầu Bagdad, nếu một lực lượng như vậy tiếp tục làm nhiệm vụ tại Irak, thì họ phải được bảo đảm sẽ không bị xét xử theo pháp luật Irak. Đây là điều mà Bagdad từ chối. Do vậy, Mỹ sẽ rút toàn bộ quân đội.
Quyết định rút quân của Mỹ đã được nhiều lực lượng chính trị tại Irak hoan nghênh. Những người lạc quan cho rằng, việc quân Mỹ rút đi sẽ mang lại hòa bình cho đất nước, khủng bố sẽ ngừng giáng xuống Irak và nền kinh tế sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nhiều người, đặc biệt các cư dân tại khu vực người Kurd, lo ngại Irak sẽ rơi vào bất ổn định nghiêm trọng.
Một cựu sĩ quan quân đội Irak đặt một câu hỏi có vẻ gần với thực tế hơn : Việc Mỹ rút quân là một điều tích cực, nhưng liệu Irak có đủ khả năng tự bảo đảm được an ninh, trước các tấn công của Al-Qaida và các can thiệp quân sự của nước ngoài ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét