Đây là một quyết định hoàn toàn bất ngờ, vì chỉ cách đây vài tuần, Bộ trưởng Điện lực của Miến Điện còn khẳng định trên báo chí rằng dự án này vẫn được giữ nguyên mặc dù có sự phản đối của dân chúng.
Quyết định này còn đáng chú ý hơn nữa vì dự án đập thủy điện Myitsone chính là do một công ty Nhà nước Trung Quốc tài trợ và xây dựng. Nhà máy thủy điện tương lai này sẽ cung cấp điện cho Trung Quốc.
Vì sao chính quyền mới của Miến Điện lại có quyết định như vậy, bất chấp những tác hại có thể có trong quan hệ với đồng minh Bắc Kinh ?
Đó chính là do áp lực chưa từng có của dư luận Miến Điện, rất lo ngại về những nguy cơ của công trình nói trên đối với môi trường và đời sống của hàng ngàn dân cư. Từ lâu, các nhà bảo vệ môi trường vẫn cảnh báo rằng đập thủy điện Myitsone có thể làm ngập lụt hàng chục ngôi làng, khiến ít nhất 10 ngàn người phải tản cư và gây những thiệt hại không thể đảo ngược được cho một vùng rất phong phú về mặt đa dạng sinh thái.
Chỉ mới hôm thứ Hai vừa qua, đã xảy ra một cuộc biểu tình đòi ngừng dự án thủy điện này. Cảnh sát đã ngăn chận cuộc biểu tình, nhưng không dùng vũ lực. Vào tuần trước, một người đàn ông đã bị bắt giữ vì đứng biểu tình một mình trước sứ quán Trung Quốc ở Rangoon.
Phong trào phản đối đập thủy điện Myitsone ngày càng dâng cao đó chính là nhờ tác động của một xã hội dân sự đang phát triển mạnh mẽ tại Miến Điện, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường.
Trong tháng 7, một tập hợp các tổ chức phi chính phủ, mang tên Nhóm làm việc môi trường về Miến Điện, đã đề nghị chính quyền ngừng mọi dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước này, mà chủ yếu do nước ngoài tài trợ. Theo các tổ chức nói trên, những dự án khai thác tài nguyên là nguồn gốc xung đột ở những nơi có các cộng đồng sắc tộc thiểu số sinh sống. Các sắc tộc thiểu số chiếm đến 1/3 trong tổng dân số 50 triệu dân của Miến Điện, và nhiều cộng đồng thiểu số này vẫn có quan hệ xung khắc với chính quyền trung ương.
Trong những tháng gần đây, nhiều trận giao tranh ác liệt đã nổ ra giữa lực lượng nổi dậy sắc tộc Kachin với quân đội chính phủ, tại khu vực lân cận dự án thủy điện Myitsone. Một nhóm hiệp hội đại diện các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi những dự án thủy điện, Burma Rivers Network, đã cho rằng, nếu dự án Myitsone thật sự bị hủy bỏ, thì đó sẽ là một « chiến thắng » đối với người dân. Nhưng nhóm này cũng kêu gọi ngưng xây sáu đập thủy điện khác trên sông Irrawaddy hoặc các phụ lưu của sông này.
Nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi cũng đã từng lên tiếng kêu gọi chính quyền xét lại dự án thủy điện Myitsone, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo vệ vùng lưu vực sông Irrawaddy. Hôm qua, dĩ nhiên là bà Aung San Suu Kyi đã hoan nghênh quyết định của chính phủ Miến Điện. Bà nói : « Nghe tiếng nói của người dân là tốt. Đó là điều mà mọi chính phủ phải làm ».
Ngay cả Hoa Kỳ cũng nhiệt liệt khen ngợi chính phủ Miến Điện đã biết lắng nghe người dân, xem đây là một « bước tiến quan trọng và tích cực. ».
Dầu sao cũng cần phải thấy rằng, quyết định ngưng xây đập Myitsone được đưa ra trong bối cảnh mà các thành phần cải tổ trong chính phủ « dân sự » dường như đang chiếm ưu thế so với thành phần bảo thủ. Chính phủ mới đang tỏ ra hoà hoãn với các nhà đối lập, tuy rằng chưa ai biết là họ có thực tâm đi đến cùng trong tiến trình dân chủ hóa hay không.
Quyết định này còn đáng chú ý hơn nữa vì dự án đập thủy điện Myitsone chính là do một công ty Nhà nước Trung Quốc tài trợ và xây dựng. Nhà máy thủy điện tương lai này sẽ cung cấp điện cho Trung Quốc.
Vì sao chính quyền mới của Miến Điện lại có quyết định như vậy, bất chấp những tác hại có thể có trong quan hệ với đồng minh Bắc Kinh ?
Đó chính là do áp lực chưa từng có của dư luận Miến Điện, rất lo ngại về những nguy cơ của công trình nói trên đối với môi trường và đời sống của hàng ngàn dân cư. Từ lâu, các nhà bảo vệ môi trường vẫn cảnh báo rằng đập thủy điện Myitsone có thể làm ngập lụt hàng chục ngôi làng, khiến ít nhất 10 ngàn người phải tản cư và gây những thiệt hại không thể đảo ngược được cho một vùng rất phong phú về mặt đa dạng sinh thái.
Chỉ mới hôm thứ Hai vừa qua, đã xảy ra một cuộc biểu tình đòi ngừng dự án thủy điện này. Cảnh sát đã ngăn chận cuộc biểu tình, nhưng không dùng vũ lực. Vào tuần trước, một người đàn ông đã bị bắt giữ vì đứng biểu tình một mình trước sứ quán Trung Quốc ở Rangoon.
Phong trào phản đối đập thủy điện Myitsone ngày càng dâng cao đó chính là nhờ tác động của một xã hội dân sự đang phát triển mạnh mẽ tại Miến Điện, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường.
Trong tháng 7, một tập hợp các tổ chức phi chính phủ, mang tên Nhóm làm việc môi trường về Miến Điện, đã đề nghị chính quyền ngừng mọi dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước này, mà chủ yếu do nước ngoài tài trợ. Theo các tổ chức nói trên, những dự án khai thác tài nguyên là nguồn gốc xung đột ở những nơi có các cộng đồng sắc tộc thiểu số sinh sống. Các sắc tộc thiểu số chiếm đến 1/3 trong tổng dân số 50 triệu dân của Miến Điện, và nhiều cộng đồng thiểu số này vẫn có quan hệ xung khắc với chính quyền trung ương.
Trong những tháng gần đây, nhiều trận giao tranh ác liệt đã nổ ra giữa lực lượng nổi dậy sắc tộc Kachin với quân đội chính phủ, tại khu vực lân cận dự án thủy điện Myitsone. Một nhóm hiệp hội đại diện các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi những dự án thủy điện, Burma Rivers Network, đã cho rằng, nếu dự án Myitsone thật sự bị hủy bỏ, thì đó sẽ là một « chiến thắng » đối với người dân. Nhưng nhóm này cũng kêu gọi ngưng xây sáu đập thủy điện khác trên sông Irrawaddy hoặc các phụ lưu của sông này.
Nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi cũng đã từng lên tiếng kêu gọi chính quyền xét lại dự án thủy điện Myitsone, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo vệ vùng lưu vực sông Irrawaddy. Hôm qua, dĩ nhiên là bà Aung San Suu Kyi đã hoan nghênh quyết định của chính phủ Miến Điện. Bà nói : « Nghe tiếng nói của người dân là tốt. Đó là điều mà mọi chính phủ phải làm ».
Ngay cả Hoa Kỳ cũng nhiệt liệt khen ngợi chính phủ Miến Điện đã biết lắng nghe người dân, xem đây là một « bước tiến quan trọng và tích cực. ».
Dầu sao cũng cần phải thấy rằng, quyết định ngưng xây đập Myitsone được đưa ra trong bối cảnh mà các thành phần cải tổ trong chính phủ « dân sự » dường như đang chiếm ưu thế so với thành phần bảo thủ. Chính phủ mới đang tỏ ra hoà hoãn với các nhà đối lập, tuy rằng chưa ai biết là họ có thực tâm đi đến cùng trong tiến trình dân chủ hóa hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét