29.10.11

Từ bánh bao ngày xưa đến phong bì ngày nay


Dr. Nikonian Phòng mạch của BS. T. thì nằm khuất trong một khu lao động nghèo của người Bắc di cư. Thỉnh thoảng ghé thăm, ngồi ngó nghiêng đàn anh khám bệnh, tôi cực kỳ ngạc nhiên khi nghe cái giá rẻ mạt mà bệnh nhân phải trả. Với giá đó, so với giá thuốc mắc mỏ, coi như lỗ vốn tiền thuốc, chưa nói đến thù lao khám bệnh. Thắc mắc hỏi, BS. T. chỉ cười xoà mà rằng:

- Bà cụ ấy nghèo lắm. Lấy đúng giá, tiền đâu bà ta chữa bệnh? 

Hèn chi, tuy tuổi đã cao, tay nghề không hề kém cỏi, người đàn anh kính mến của tôi vẫn đi lại bằng một chiếc Honda Dame 50, niềm mơ ước của nhiều tay chơi xe cổ. (?) 

Lại nhớ đến V, một bệnh nhân vô cùng nặng năm xưa. Có lẽ V. giữ kỷ lục về số ngày hôn mê, nằm viện, truyền máu, thở máy, chạy thận… Không nhờ một quĩ nghiên cứu quốc tế về bệnh nhiệt đới và rất nhiều may mắn, ắt V. đã ra người thiên cổ. Nhìn V. xiêu vẹo, xanh xao trong ngày xuất viện, ai cũng lắc đầu khen số tay này quá lớn! 

Vậy rồi thôi, tôi cũng quên bẵng V. cho đến khi không biết bằng cách nào, V. lò dò đến tận nhà. Đen đúa, rắn rỏi, V. vác theo một buồng chuối còn xanh, bẽn lẽn “gọi là tạ ơn bác sĩ đã cứu mạng!”. Dẫu biết V. thành tâm, nhưng làm sao nhận món quà quê rất mực chân thành đó, khi biết rằng có thể đó là một ngày tiền chợ, tiền ăn của gia đình V. ở một góc núi rừng hẻo lánh nào đó. Nhận cái tình của V. thôi vậy, mà cũng đủ để thấy lòng cảm động mỗi khi nhớ đến. 

Lại càng không quên được những ngày đói khó. Cả kíp trực đêm đều hốc hác, rạc người. Việc nhân viên y tế ngất xỉu trong đêm vì đói – hay nói văn hoa là hạ đường huyết cho đỡ tủi- là chuyện cơm bữa. Mà thời ấy, bệnh nhân và người nhà cũng nghèo túng. Thỉnh thoảng mới có một thân nhân hảo tâm, tiếp tế dăm ổ bánh mì thịt, vài cái bánh bao. 


Chắc chắn, một trí thức miền Nam được “lưu dung” như BS. T. hoàn toàn không cần đến những bài học về y đức, về đạo đức y tế XNCN. Từ tấm bé, họ đã được giáo dục sự kính trên nhường dưới, tránh xa lẽ mạnh được yếu thua. Họ được dạy dỗ để cúi mình xuống những thân phận hẩm hiu như một lẽ đương nhiên, như một thói quen được tu tập trong rất nhiều năm từ gia đình, xã hội . Tôi chắc rằng, nếu không làm thầy thuốc, thì đàn anh T. thân mến của tôi cũng sẽ cư xử đầy khiêm hoà, nhân ái như vậy trong bất cứ nghề nghiệp nào. Cứ gì phải làm thầy thuốc, với y với đức cao xa? 

Không cần Bộ Y tế nào phát động, người đàn anh kính mến của tôi cũng sẽ “nói không với phong bì” một cách dung dị, thản nhiên. Vì cái liêm sỉ của người trí thức trong anh không cho phép. Mà không chỉ mình anh T, không ít đồng nghiệp của tôi cũng thản nhiên từ chối phong bì như thế. 

Người bệnh V. của tôi với buồng chuối xanh năm xưa cũng vậy. V. làm gì biết đến “kinh tế thị trường”, cái mà người ta hay vịn vào để đổ lỗi cho những điều xấu xí. Nghèo khó, chơn chất, ắt hẳn V. không có khái niệm về cái gọi là “văn hoá phong bì” đang nhan nhản hôm nay. 

Cũng vậy, ổ bánh mì, cái bánh bao…uỷ lạo cho kíp trực ngày ấy hoàn toàn mang ý nghĩa khác hẳn với sự đổi chác mua chuộc. Nó là sự đồng cảm của những con người nghèo túng… để chia sẻ cùng nhau trong một đêm cùng giành giật sự sống. Nó là sự thấu hiểu và cảm thông cho sự nghèo đói, túng thiếu của nhân viên y tế, nhìn từ phía người bệnh và gia đình. Có lẽ, đây là biểu hiện trung thực nhất (và chua chát nhất) của cái gọi là nền y tế do “nhà nước và nhân dân cùng làm”. 

Hơn ai hết, người bệnh và thân nhân của họ thừa hiểu đồng lương chết đói của nhân viên y tế. Họ biết rõ con người đang chăm sóc sức khoẻ cho họ không thể sống được bằng đồng lương. Theo nhiều người nhà bệnh nhân, mức bồi dưỡng thầy thuốc tại bệnh viện tuyến T.Ư, như một luật “bất thành văn” mà nhiều bệnh nhân áp dụng là 1 triệu đồng/ca đẻ, 1-2 triệu đồng/ca mổ, 100.000-200.000 đồng khi đi khám bệnh và 50.000-100.000 đồng cho điều dưỡng (nguồn: Báo Pháp Luật). Chỉ cần một phép tính đơn giản, người ta thấy ngay chi phí khám bệnh ở một BV công thì ngang ngửa với khu vực tư nhân, nơi mà người ta không cần lót tay để được thay một bộ đồ sạch sẽ, hay để khỏi phải nằm chung giường với một người bệnh khác. 

Khi so sánh như vậy, phải nhìn nhận thẳng thắn, hành vi lót tay đã trả dịch vụ y tế về giá trị thực tối thiểu của nó là nuôi sống được nhân viên y tế và gia đình của họ. Nếu lương tiền tử tế, bệnh viện công không quá tải khủng khiếp như bây giờ…, chắc không đến nỗi xuất hiện văn hoá phong bì đáng xấu hổ ở mức độ tràn lan. Với tổng chi phí (kể cả lót tay) tương đương, không thấy ai kêu ca về tệ nhũng nhiễu ở các bệnh viện tư cả. 

Nhưng khi người thầy thuốc đã bén hơi tiền bạc mà không có được một nền giáo dục như bác sĩ T ở trên, sự trả ơn của người bệnh sẽ mau chóng biến thành thói bóp nặn rất đáng kinh sợ. Đến nỗi nó là cớ để phát động không biết bao nhiêu phong trào từ chối phong bì. Sáng kiến này không tệ, nhưng tốt hơn là ngăn chặn thói quen quát nạt, hắt hủi khi không (hay chưa) có phong bì. Xin nói thẳng, thói bạc ác này khốn nạn, vô nhân hơn rất nhiều so với việc đút túi chút lễ mọn tạ ơn của người bệnh. (Tôi tin chắc sẽ có khá nhiều comment tả oán về sự vô đạo này từ phía bạn đọc.) 

*

Đã khá lâu, một đồng nghiệp của tôi viết về công việc của mình ở một công ty dầu khí nước ngoài. Theo đó, anh rất tự hào về công việc chăm sóc y tế ở giàn khoan, với mức lương 3000 đô la mỗi tháng. Anh không phải làm phòng mạch để kiếm thêm, không phải xoè tay nhận chiếc phong bì tủi hổ. Anh làm nghề, và sống được với nghề! 

Thật ngạc nhiên khi đọc những bình luận chát chúa bên dưới bài viết của anh. Người ta mắng anh tham tiền, bỏ rơi y đức, đánh mất sứ mệnh cứu nhân độ thế. Hình như, trong não trạng của không ít người Việt, người thầy thuốc chân chính phải là một người nghèo túng (?). Người ta dễ dàng hoan nghênh một bác sĩ sống thanh bạch với đồng lương khiêm tốn, và …nuôi heo, chạy chợ để kiếm thêm chút đỉnh nuôi sống gia đình theo một cách rất qua ngày đoạn tháng. 

Không nhiều lắm những người hiểu được rằng, mọi nhân viên y tế đều có quyền được bù đắp xứng đáng với công sức lao động họ đã bỏ ra. Ít ai ý thức được một thầy thuốc nghèo túng thì khó mà giỏi giang, thông tuệ trong một ngành nghề quá rộng lớn và đầy thách thức. Hãy công bằng để nhìn nhận về một lỗi hệ thống rất nghiêm trọng đã đẩy đồng lương của ngành y đứng gần chót bảng 16/18 ngành nghề. Với thu nhập chết đói như thế, người nhân viên y tế không thể nào tồn tại được, nếu không có chút bồi dưỡng từ người bệnh của mình. 

Và mấy ai chịu nhìn nhận: một nền y tế tốt chưa bao giờ là một nền y tế rẻ. Rẻ mạt (trên danh nghĩa) như bây giờ lại càng không thể! Chưa bao giờ, chưa ở một đất nước dù giàu có đến mấy mà chi phí y tế lại rẻ, lại vừa túi tiền của đại đa số người dân cả. Cho nên, phúc lợi y tế vẫn là lời hứa hẹn cố hữu của nhiều chính trị gia khi tranh cử. Một cách mặc nhiên, người ta xác định đây là trách nhiệm lớn của chính quyền với người dân đóng thuế. 


Chăm sóc y tế ở Việt Nam, vẫn chưa được xem là một phúc lợi xã hội, một bổn phận của nhà cầm quyền với dân chúng. Có bao giờ, những người dân khốn khổ đang lăn lóc trong bệnh viện tự hỏi đã thêm được bao nhiêu bệnh viện mới, bên cạnh rất nhiều cao ốc, sân golf, resort? Chưa ai làm thử những phép tính để ước lượng những phi vụ tham nhũng khổng lồ, nếu chi tiêu vào phúc lợi y tế sẽ mang lại điều gì cho người dân? 

Người dân Sài Gòn chưa thấy một bệnh viện công lập nào mới mọc lên, sau bệnh viện Chợ Rẫy là bồi thường của chính phủ Nhật từ trước năm 1975. 

Người dân đã và đang nghe đến nhàm chán về những phi vụ tham nhũng khổng lồ từ các quan chức y tế. 

Người dân đang bội thực những danh hiệu “thầy thuốc nhân dân”, “thầy thuốc ưu tú”. Chúng ta có những đầu vào trường y không giống ai như “chuyên tu”, “tại chức”, “đặc cách”, “cử tuyển”… Mật độ giáo sư, tiến sĩ trong hệ thống của chúng ta cũng dày đặc và nhan nhản, đên mức dân trong nghề phải đùa cợt nhau rằng: “tuy là Giáo sư (Y học), nhưng tay nghề gã ấy không tệ (?) ” 

Chúng ta đang chứng kiến hàng triệu con người chen chúc, khổ sở, vật vạ…trong những phòng bệnh tối tăm, bẩn thỉu… để mua lấy một sự “sống mòn”, mà Nam Cao sống lại ắt phải chào thua. 

Trên cái nền nát như tương ấy, chúng ta hô hào “từng bước xây dựng” một nền y tế vừa tân tiến, nhân bản, “vừa hồng vừa chuyên”. Một trong những cách ấy là phát động “nói không với phong bì”. 

Thôi cũng được, chơi trò “sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông” chắc là vẫn tốt hơn không làm gì? 

Càng nghĩ, càng thấy câu trả lời nằm ở xa, rất xa… Xa hơn rất nhiều so với những góc khuất mà người thầy thuốc và bệnh nhân Việt nam đang cùng nhau dấm dúi. 


PS. Bổ sung thăm dò trên mạng của báo VNExpress về vấn nạn phong bì trong BV: 

Bạn có đưa phong bì cho bác sĩ khi đi viện?
Lần nào cũng bị gợi ý phải đưa
37.3%
1,368 phiếu
Thỉnh thoảng bị gợi ý đưa tiền
      20.5%
754 phiếu
Chưa bao giờ bị gợi ý, chỉ tự nguyện tặng
   29.3%
1,076 phiếu
Chưa bị gợi ý, cũng chưa tặng tiền bao giờ
           8.5%
313 phiếu
Không biết việc này
            4.4%
161 phiếu
Tổng cộng: 3,672 phiếu
 Để tránh tình trạng phong bì cho bác sĩ, theo bạn:

Cần tăng thu nhập cho đội ngũ y tế
    15.6%
591 phiếu
Cần thay đổi cơ chế hoạt động của bệnh viện
  21.8%
827 phiếu
Cần xây dựng các bệnh viện to đẹp hơn
        2.9%
112 phiếu
Cần giảm tải tuyến trên
        3.1%
119 phiếu
Tất cả các ý kiến trên
27.5%
1,045 phiếu
Không thể xóa được nạn phong bì
29.1%
1,105 phiếu
Tổng cộng: 3,799 phiếu
. Bookmark the permalink.

20 Responses to Từ bánh bao ngày xưa đến phong bì ngày nay

  1. Hot News:
    http://www.youtube.com/watch?v=XKYO6PLeKfc
  2. Nặc danh says:
    Chỉ có bằng ấy ( gần chục nghìn ) người bày tỏ ý kiến trên mạng với VNEpress về vấn nạn phong bì trong bệnh viện thôi áh ? Dân số những bao nhiêu triệu cơ mà , hay là chỉ có 7471 người quan tâm ??? Or what ??????
  3. Nặc danh says:
    Giá mà có những nhà thương thí dành cho lũ dân đã nghèo mạt rệp còn can tội ốm đau , thương tật thì cũng tốt vì phần nào cũng an ủi tụi nó khi về với cát bụi. Nhưng mà đâu có được, XHCN không chơi với nhà thương thí.
  4. Nặc danh says:
    Là một BS, tôi cảm thấy vừa xấu hổ vừa tủi nhục khi đọc các comments mà người bệnh và thân nhân người bệnh thể hiện trên các trang báo mạng của hệ thống báo chí nhà nước. Tôi công nhận nạn phong bì là có thật và là một nhức nhối lương tâm của những người có liêm sỉ trong ngành y. Ngay cả khi tôi đưa người nhà của tôi lên tuyến trên điều trị người ta cũng thẳng thừng đòi hỏi phong bì bất chấp người cùng ngành. Ngay cả khi chúng tôi đi học nâng cao tay nghề người ta cũng bày đủ cách để trấn lột chúng tôi.
    Trong cuộc sống, khi mà cái xấu hoàn toàn lấn át cái tốt, việc người dân nghĩ xấu về ngành y tế và chửi bới những kẻ thất đức trong hệ thống y tế là điều không thể tránh khỏi. Nhưng thật xót xa làm sao khi những người BS, y tá hay hộ lý dù cuộc sống khó khăn vẫn cố gắng giữ gìn chữ ĐỨC, chữ TÂM lại bị đánh hội đồng như những ngày vừa qua!
    Thật mong sao có sự công bằng trong suy nghĩ của người dân để chúng tôi còn có can đảm tiếp tục công việc của mình!
  5. Giáo già biết nhiều thứ says:
    Ở xã hội cộng sản này không chuyện gì là không lót tay, không ai là không được lót tay kể cả thầy giáo, thầy thuốc thậm chí cả bảo vệ.
    Chuyện kể, một sở Giáo dục phía Nam ra Bộ Giáo dục thăm một bà vợ của Thứ trưởng đang bị bệnh ung thư. Sẳn dịp kết hợp làm việc với các vụ. Giám đốc Sở chỉ đạo cấp dưới chuẩn bị phong bì.Sau khi xem xét các vụ có liên quan, đoàn thăm bệnh chuẩn bị 9 phong bì.Đến Bộ, đoàn bị ông bảo vệ chặn lại kiên quyết không cho vào dù anh em giải thích là ra Hà Nội để thăm vợ Thứ trưởng bị bệnh ung thư nặng. Cuối cùng, đoàn thăm bệnh phải bỏ thêm một phong bì nữa cho Bảo vệ Bộ Giáo Dục. Bài học kinh nghiệm này được phổ biến đến tất cả các Sở Giáo Dục phía Nam biết mà chuẩn bị khi đến làm việc với Bộ Giáo Dục...
  6. Nặc danh says:
    @ all :
    Các Bạn nên hảnh-diện đang đuợc sống trong 1 Quốc-gia có Xả-hội Ưu-việt nhất Thế-giới ,
  7. Nặc danh says:
    Dinh cao tri tue.
    Hoc lam theo guong hcm
    Che do xhcn uu viet
  8. Nặc danh says:
    Bác ruột tôi là một giáo sư có tiếng của Đại học Y Hà Nội. Đời ông đã đào tạo không biết bao nhiêu lớp học trò hiện đang công tác tại các bệnh viện trong cả nước. Khi mẹ ông tức là bà ngoại tôi phải vào bệnh viện Việt Đức để chữa trị cái chân bị đau (phẫu thuật gì đó). Tôi thấy ông nhờ một người học trò của mình phụ trách ca mổ. Sau ca mổ ông đưa phong bì tiền cho 1 người em trai của mình để đưa bồi dưỡng bác sỹ. Ông nói là cái này thành nguyên tắc rồi, người ta (kể cả BS là học trò của ông) mổ cho người nhà mình thì mình phải trả tiền. Cả Khoa đều biết đó là mẹ ông vì tôi thấy bệnh án không ghi tên bệnh nhân mà ghi là "Mẹ thầy H.".

    Xã hội Việt Nam loạn từ giáo dục, y tế đến chính trị, kinh tế... Chúng ta cần thay đổi hoàn toàn hệ thống xã hội này, phải loại bỏ chính thể hiện nay, chính thể này hoạt động không có hiệu quả cho xã hội mà còn làm hại các thế hệ tương lai của đất nước
  9. Vo Minh says:
    Ôi hạnh phúc là gì hở bà con?
    Mà sao nghe xa xăm vời vợi.
    Định nghĩa hạnh phúc của Thầy Thích Nhất Hạnh "Không có con đường hạnh phúc, hạnh phúc là con đường"
  10. Nặc danh says:
    Trả lời Nặc Danh 08.59 -29/10
    Thời VNCH cái Nhà thương thí nằm ngay bồn binh QTT gần chợ Bến Thành . Vô đó ai củng được đối xử như nhau vì không có 'Lương Y như Kế Mẩu'.
  11. Nặc danh says:
    Trước 1975 ở miền Nam có 2 loại nghề được gọi bằng THẦY đó là thầy thuốc và thầy giáo .Họ không bao giờ làm việc trái đạo đức hay nhận của đút lót.Cái chuyện thậy thuốc nhận phong bì các bạn đã rồi. Nhưng thầy giáo còn tệ hơn: gợi ý tặng quà nhân ngày 20-11,bắt buộc học sinh phải học thêm , trong dạy chính khóa thầy không làm hết trách nhiệm đối với học sinh và quá nhiều việc phi đạo dức ghê tởm như vụ Hà giang.Các trường đại coi lại việc dào tạo của minh .
  12. can bo tiep quan saigon says:
    do la ket qua cua mot duong loi giao duc nhan ban dan toc khai phong vach ra tai dai hoi giao duc toan quoc nam1958 sau khitien hanh dai hoi van hoa toan quoc thanh cong nam 1957 trong thoi cuc thinh cua nen de nhat cong hoa voi phai doan co van van hoa giao duc cua dai hoc michigan state university dung dau la nha hoc gia fishel tung lam ban voi ong ngo dinh diem o nhat ban nam1948 trong khi ong fishel dang giup cai hoa nhat ban tu mot nen van hoa phat xit thanh mot nen van hoa tu do dan chu
  13. Nặc danh says:
    Tôi cũng đứng trong hàng ngũ y tế nhiều năm , nhưng bản thân và gia đình có bệnh nặng cần đến bệnh viện tuyến cao hơn , dù là cùng ngành nhưng tôi cũng phải bỏ phong bì . Tôi rất khó chịu về việc này. Từ trước tới giờ tôi chưa nhận phong bì của người bệnh .Khi làm trong nhà nước , những người bệnh đến với tôi thì tôi đã quá hiểu họ .Nhưng các bạn biết không , tôi không thể tồn tại trong môi trường đó , bởi vì đồng nghiệp luôn cảnh giác tôi, sợ tôi.Còn người bệnh nếu không quen , họ cũng sợ tôi , sợ tôi hắt hủi ,la mắng hay không quan tâm đến người nhà họ .Tôi làm việc mà trong tâm trạng bất an , luôn căng thẳng, mọi người đều nhìn tôi với ánh mắt ngờ vực .Cuối cùng tôi chọn ra làm y tế tư nhân , chỉ hưởng theo đúng những gì mình làm , cho thanh thản.
  14. Nặc danh says:
    Chuyện bác sĩ ăn phong bì giờ "xưa rồi diễm"! Tại sao lại cứ đổ tội cho phong bì? Bây giờ đi đâu, làm cái gì liên quan đến bộ máy công quyền mà chả phải có phong bì?

    Các bác có biết là thu nhập chính của các BS hiện nay từ đâu không? Đó chính là tiền hoa hồng của các hãng Dược và tiền chi phí mời đi du lịch nước ngoài (dưới danh nghĩa Hội thảo, hội nghị chia xẻ kinh nghiệm, v.v...).

    Tôi biết có vị GS, BS ở các BV lớn mỗi tháng tiền hoa hồng của các hãng thuốc lên tới vài trăm triệu, số tiền này đã được các hãng Dược thống kê chi tiết theo từng đơn thuốc cứ âm thầm chảy vào tài khoản của các BS mà chả ai bị phát hiện.

    Như vậy các BS bề ngoài ra vẻ liêm khiết từ chối nhận phong bì nhưng sự thực hoa hồng từ mỗi đơn thuốc trị giá vài triệu thì mấy cái phong bì kia có nhằm nhò gì. Có BS còn tuyên bố "không thèm" nhận phong bì của bệnh nhân nữa kia vì chả đáng là bao mà còn bị mang tiếng!

    Do đó mới có chuyện giá thuốc tăng, giá xét nghiệm tăng,... Bệnh nhân thì bị móc túi một cách tinh vi mà đâu có biết. Nếu bệnh nhân được bảo hiểm chi trả thì vô tư, các BS cứ việc kê đơn các loại thuốc đắt tiền nhất mà bệnh nhân cũng không phải trả mà là bảo hiểm trả. Nhưng tiền bảo hiểm lấy từ đâu ko phải từ dân đóng góp?

    Ngành Y nói là có y đức mà vi phạm đạo đức thì mới đáng lên án!
  15. Nặc danh says:
    Gui nac danh 13:22

    "...Khi mẹ ông tức là bà ngoại tôi..."

    Ba ngoai lai de ra bo ha ban? The ba noi cua ban la ai?
  16. Trần Sơn says:
    Làm sao không sinh tiêu cực khi mà lương một thằng trung uý công an quèn , vừa ra trường , lương bằng giáo sư thâm niên trên bục giảng gần hết đời người .Văn Hoá ,Giáo dục, Y tế , 3 nghành này phải sống vào ngân sách lại bị ông Cs bỏ đói nhất.Bất công là ở chỗ ấy
  17. Trần Sơn says:
    Trả lời cho bạn có còm trên : Ở Ngoài Bắc cách xưng hô như sau : Anh trai , chị gái của mẹ gọi là "'Bác" không gọi là " Cậu " như trong Nam
  18. Nặc danh says:
    Cái đạo dức xã hội, XHCNVN này nó vậy đấy.
    Gia đình tôi cũng "vinh dự" có anh rể là BS, chỉ là BS môt BV thường thôi. Áy vậy khi bố tôi ốm đau cũng đưọc "nhờ vả" vì cái quan hệ bạn bè của anh. Cấp cứu, vào khoa nào cũng "suôi"...gia đình cũng "nở mày nở mặt" vì được "ưu tiên".
    Thế nhưng, thế nhưng đến cái khâu RA VIỆN... Mẹ tôi hỏi anh có phải "phong bì" cám ơn BS không ???. Sao không, anh đáp. Mẹ tôi moi từ trong túi ra đếm được 500.000đồng. Anh lắc đầu không được. Vậy thì bao nhiêu ? Mẹ tôi hỏi. Anh lẩm nhẩm tính : Trưỏng khoa 2,5 triệu. Anh chị em trong khoa 2 triệu và một người "bạn thân" 500.000đồng. Tổng cộng 5 triệu cả thảy...Mẹ tôi lảo đảo vì vừa thanh toán tiền thuốc, tiền phòng "ưu tiên" cho 10 ngày nằm viện đã 18 triệu (đã trừ BH) vì không "đúng tuyến".

    Tôi nêu ra đây để mọi người biết. Văn hóa "phong bì" tại BV không trừ một ai. Y đức Việt Nam là như vậy đó. Anh rể tôi là BS nên biết rõ LUẬT và hướng dẫn mẹ tôi "tự nguyện" biết ơn như trên... Tôi tự nghĩ : Anh rể tôi chắc cũng không nằm ngoai LUẬT trên. Thật buồn... !!!!
  19. Nặc danh says:
    KHI NÀO HẾT CỎ NƯỚC NAM.
    NGÀY ĐÓ TỆ NẠN PHONG BÌ HẾT THEO.
  20. nguyen long says:
    xã hội đảo điên,đạo đức xuống cấp,y đức là cái chi chi...?

Leave a Reply

Không có nhận xét nào: