Với 45% phiếu tín nhiệm, đảng Nhân Dân Tây Ban Nha chiếm đa số tuyệt đối tại quốc hội sau hơn 7 năm đối lập. Nhưng dù được hậu thuẩn mạnh mẽ của dân chúng, phe bảo thủ đã tỏ ra khiêm tốn, không ca khúc khải hoàn.
Lý do là cuộc khủng hoảng kinh tế đang đẩy Tây Ban Nha đến gần tình trạng suy thoái.
Thủ tướng tương lai Mariano Rajoy chỉ nhậm chức vào tuần lễ trước Giáng Sinh, nhưng tình trạng nợ nần nguy ngập trong vùng đồng tiền chung euro, cơn nóng sốt trên thị trường tài chính bắt buộc tân chính quyền Tây Ban Nha phải công bố đối sách một cách chi tiết trước khi được bàn giao.
Theo giới phân tích thì chính phủ tương lai đang đứng trước nhiệm vụ gần như bất khả. Tỷ lệ thất nghiệp 21,5% cao nhất trong Liên Hiệp Châu Âu, thâm thủng ngân sách trên 6%, tỷ lệ tăng trưởng của cường quốc kinh tế thứ tư của vùng euro chỉ đạt được 0,8% tính trong 12 tháng qua.
Những khó khăn này sẽ đè nặng lên ngân sách quốc gia, trói tay chính phủ.
Đêm qua, trước hàng ngàn người chào mừng chiến thắng, lãnh đạo đảng bảo thủ Mariano Rajoy tuyên bố là ông không phải chỉ có « khủng hoảng kinh tế là kẻ thù » mà còn bị hàng loạt trở lực khác từ thất nghiệp cao , nợ to, thâm thủng lớn, kinh tế suy trầm cần có tinh thần « đoàn kết quốc gia » mới giải quyết được.
Ông thừa nhận là đảng bảo thủ sẽ phải điều hành Tây Ban Nha trong một hoàn cảnh được xem tế nhị nhất trong 30 năm nay.
Trong những điều kiện bất lợi này, làm cách nào cánh hữu Tây Ban Nha có thể giữ lời hứa kéo thâm thủng ngân sách xuống còn 4,4% vào cuối năm 2012 cùng lúc với mục tiêu vực dậy kinh tế .
Khó khăn còn nghiêm trọng hơn vì điều kiện chính trị đặc thù của Tây Ban Nha với 17 vùng địa phương có chính quyền riêng không tránh khỏi tâm lý đặt quyền lợi địa phương lên trên quyền lợi đất nước.
Tuy nhiên, lợi điểm của đảng bảo thủ so với đảng Xã hội là nhờ có đa số tuyệt đối tại quốc hội, chính phủ trung ương không cần lá phiếu của các thành phần dân tộc ly khai.
Chưa biết là các biện pháp thắc lưng buộc bụng của chính phủ tương lai như thế nào ?
Các biện pháp chống khủng hoảng của đảng Xã Hội được thi hành từ tháng 5/2010 đã rất khắc khổ : lương công chức bị giảm 5%, tuổi về hưu từ 65 nâng lên 67.
Madrid có lẽ phải trông cậy vào nội lực và nỗ lực của chính mình và sự đoàn kết chính trị hơn là tình liên đới quốc tế.
Lý do là Quỹ ổn định tài chính của châu Âu FESF vẫn chưa hoàn chỉnh trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu nói trước là chỉ cho vay khi thành viên bị rơi vào ngõ cụt.
Không có hậu thuẫn vô giới hạn của Ngân hàng châu Âu, giới đầu tư chỉ bỏ tiền vào Tây Ban Nha khi nào chính phủ ban hành biện pháp « đáng tin cậy ».
Một chuyên gia tài chính nhận định : với đa số tuyệt đối, đảng Nhân Dân có đủ điều kiện để ban hành các biện pháp cần thiết. Nhưng các biện pháp này phải có tính thuyết phục mới tạo ra được tín nhiệm trên thị trường tài chính.
Thị trường tài chính đang canh chừng từng câu tuyên bố trong tuần này của thủ tướng tương lai Tây Ban Nha.
Lý do là cuộc khủng hoảng kinh tế đang đẩy Tây Ban Nha đến gần tình trạng suy thoái.
Thủ tướng tương lai Mariano Rajoy chỉ nhậm chức vào tuần lễ trước Giáng Sinh, nhưng tình trạng nợ nần nguy ngập trong vùng đồng tiền chung euro, cơn nóng sốt trên thị trường tài chính bắt buộc tân chính quyền Tây Ban Nha phải công bố đối sách một cách chi tiết trước khi được bàn giao.
Theo giới phân tích thì chính phủ tương lai đang đứng trước nhiệm vụ gần như bất khả. Tỷ lệ thất nghiệp 21,5% cao nhất trong Liên Hiệp Châu Âu, thâm thủng ngân sách trên 6%, tỷ lệ tăng trưởng của cường quốc kinh tế thứ tư của vùng euro chỉ đạt được 0,8% tính trong 12 tháng qua.
Những khó khăn này sẽ đè nặng lên ngân sách quốc gia, trói tay chính phủ.
Đêm qua, trước hàng ngàn người chào mừng chiến thắng, lãnh đạo đảng bảo thủ Mariano Rajoy tuyên bố là ông không phải chỉ có « khủng hoảng kinh tế là kẻ thù » mà còn bị hàng loạt trở lực khác từ thất nghiệp cao , nợ to, thâm thủng lớn, kinh tế suy trầm cần có tinh thần « đoàn kết quốc gia » mới giải quyết được.
Ông thừa nhận là đảng bảo thủ sẽ phải điều hành Tây Ban Nha trong một hoàn cảnh được xem tế nhị nhất trong 30 năm nay.
Trong những điều kiện bất lợi này, làm cách nào cánh hữu Tây Ban Nha có thể giữ lời hứa kéo thâm thủng ngân sách xuống còn 4,4% vào cuối năm 2012 cùng lúc với mục tiêu vực dậy kinh tế .
Khó khăn còn nghiêm trọng hơn vì điều kiện chính trị đặc thù của Tây Ban Nha với 17 vùng địa phương có chính quyền riêng không tránh khỏi tâm lý đặt quyền lợi địa phương lên trên quyền lợi đất nước.
Tuy nhiên, lợi điểm của đảng bảo thủ so với đảng Xã hội là nhờ có đa số tuyệt đối tại quốc hội, chính phủ trung ương không cần lá phiếu của các thành phần dân tộc ly khai.
Chưa biết là các biện pháp thắc lưng buộc bụng của chính phủ tương lai như thế nào ?
Các biện pháp chống khủng hoảng của đảng Xã Hội được thi hành từ tháng 5/2010 đã rất khắc khổ : lương công chức bị giảm 5%, tuổi về hưu từ 65 nâng lên 67.
Madrid có lẽ phải trông cậy vào nội lực và nỗ lực của chính mình và sự đoàn kết chính trị hơn là tình liên đới quốc tế.
Lý do là Quỹ ổn định tài chính của châu Âu FESF vẫn chưa hoàn chỉnh trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu nói trước là chỉ cho vay khi thành viên bị rơi vào ngõ cụt.
Không có hậu thuẫn vô giới hạn của Ngân hàng châu Âu, giới đầu tư chỉ bỏ tiền vào Tây Ban Nha khi nào chính phủ ban hành biện pháp « đáng tin cậy ».
Một chuyên gia tài chính nhận định : với đa số tuyệt đối, đảng Nhân Dân có đủ điều kiện để ban hành các biện pháp cần thiết. Nhưng các biện pháp này phải có tính thuyết phục mới tạo ra được tín nhiệm trên thị trường tài chính.
Thị trường tài chính đang canh chừng từng câu tuyên bố trong tuần này của thủ tướng tương lai Tây Ban Nha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét