Lê Diễn Đức (RFA Blog) - Người Việt đang có nhiều ý kiến xung quanh dự luật biểu tình đã được trình bày trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong ngày 28/9/2011.
Có ý kiến cho rằng, chẳng “fair play” tý nào khi đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho Bộ Công an soạn thảo luật, một việc trái với thông lệ ở Việt Nam, thường do các Bộ hay Ngành đề xuất.
Thực ra, ý kiến nêu trên có lẽ xuất phát từ, thứ nhất - do định kiến về bộ máy đán áp biểu tình lại chấp bút viết dự luật biểu tình, thứ hai - chưa lĩnh hội đầy đủ về tiến trình làm luật.
Ở các quốc gia khác, không những thủ tướng, các Bộ, các Ngành, mà bất kỳ dân biểu nào của quốc hội cũng có quyền đưa ra sáng kiến về một dự luật. Có rất nhiều bộ luật ra đời mang chính tên người có sáng kiến.
Còn ở Việt Nam, Điều 87 của Hiến pháp cũng cho phép nhiều chủ thể có thể trình quốc hội dự luật.
Thông thường, uỷ ban pháp luật của quốc hội tiếp nhận dự thảo, lập nhóm chuyên trách, tham khảo ý kiến của các cơ quan xã hội, báo chí, thậm chí tiến hành thăm dò dư luận, sau đó điều chỉnh, hoàn thiện, rồi mới trình quốc hội.
Cho nên, quan trọng không phải ai là người đề xuất dự luật, mà là nội dung và tính thực thi của nó.
Thụ động và bị động
11 chủ nhật liên tiếp, bắt đầu từ ngày 5/6/2011 đến ngày 21/8/2011 dân chúng đã xuống đường biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn, thể hiện lòng yêu nước, phản đối sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc trên lãnh hải Việt Nam. Sự kiện không tiền lệ này đã đặt nhà nước Việt Nam vào thế lúng túng, thụ động và bị động.
Lúng túng, thụ động và bị động, vì phía chính quyền không thể phủ nhận quyền được biểu tình của dân chúng do Hiến pháp quy định. Mặc khác nhà nước chưa có luật biểu tình nên người tham gia bám lấy nó như một thứ vũ khí bảo vệ trước bạo lực trấn áp của công an.
Những người am hiểu pháp luật còn phản đối Nghị định 38/2005/CP của Chính phủ về tụ tập đông người mà an ninh lấy nó làm cơ sở để bắt bớ, ngăn chặn. Thực chất, Nghị định này mang tính quy phạm hành chính, nhưng lại vi hiến.
Lúng túng, thụ động và bị động, vì phía chính quyền cũng muốn chứng tỏ bộ máy nhà nước “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” có đủ mũ, mão, xiêm áo và pháp đình cho một vị Bao công. Nhưng trong thực tế thì pháp đình là sân khấu, còn Bao công là con rối do các nhà lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) điều khiển theo ý đồ của mình khi thấy đặc quyền và đặc lợi có nguy cơ bị đe doạ từ các cuộc xuống đường.
Song song, không một nhà nước nào từ cổ tới kim lại cấm đoán nhân dân thể hiện lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm.
Lùng bùng trong đống nghịch lý hỗn mang đó, lực lượng an ninh, trật tự lúc thì đàn áp thô bạo; lúc thì cho cảm tưởng như bật đèn xanh; lúc thì đại biểu quốc hội và giám đốc công an thành phố Hà Nội tuyên bố biểu tình là thể hiện lòng yêu nước và nới lỏng; nhưng rồi cuối cùng thì quy chụp tội gây rối trật tự, chống phá nhà nước và cấm luôn bằng một văn bản khác thường, không mang tính cưỡng chế pháp lý vì không có người ký, của một thành phố Hà Nội, nhưng chủ trương lại xuyên suốt toàn quốc, thấy rõ qua hành động sách nhiễu, kiểm soát chặt chẽ của công an ở khắp nơi và cách phổ biến trên các cơ quan truyền thông chính thống.
Ma giáo trên sân chơi
Xem xét các điều của Hiến pháp Việt Nam, bộ luật khung cao nhất, chúng ta thấy nhiều điều được kết thúc tuỳ tiện bằng cái đuôi “theo quy định của pháp luật”. Ví dụ, được biểu tình, được lập hội, được thế này, thế kia... nhưng chốt lại “theo quy định của pháp luật”!
Cái đuôi kết thúc này thực chất là trò ma giáo của nhà cầm quyền.
Cố ý tạo khe hở để từ đó ban hành các bộ luật, nghị định, nghị quyết, v.v... ĐCSVN chủ trương hạn chế các quyền của công dân được Hiến pháp bảo hộ, hơn là tôn trọng Hiến pháp, cụ thể hoá các điều của Hiến pháp, hay định chế hoá trong sáng các sinh hoạt bình thường của xã hội.
Hơn thế, trong Hiến pháp của CHXHCN Việt Nam, Điều 4 quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSVN, nên lãnh đạo ĐCSVN khi cần có thể đứng trên cả Hiến pháp. Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã từng nói bỏ Điều 4 đi là tự sát. Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến xung đột trong xử lý trên bình diện pháp lý.
Trên một sân chơi mà ĐCSVN nắm hết các vai trò, vừa là ông bầu, vừa là cầu thủ, vừa cầm còi trọng tài, thì cái câu “có một rừng luật nhưng xử theo luật rừng” không có gì lạ!
Luật biểu tình sắp tới, tôi cho rằng không nằm ngoài kiểu chơi ma giáo, bất bình đẳng, lấy thịt đè người này.
Vì sẵn sàng chuẩn thuận mọi đề án của ĐCSVN, Quốc hội sẽ cố gắng phết màu mè sặc sỡ cho việc xây dựng Luật biểu tình, nhưng cũng như những luật khác, nó chỉ là công cụ đối phó mới, giúp nhà cầm quyền ngặn chặn tối đa khả năng tụ họp, tuần hành, biểu tình của nhân dân.
Lẽ ra các nhà lập pháp trước hết phải nhắm vào mục đích vừa bảo vệ kỷ cương phép nước, nhưng cũng vừa bảo vệ cả quyyền lợi của công dân được ghi trong hiến pháp. Đằng này đang trong tiến trình dự thảo, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý đã cho biết luật biểu tình sẽ “gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội” và “tạo điều kiện xấu cho các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá chế độ”!
Với định kiến, bi quan và ngây ngô như thế thì làm sao có thể cho ra bộ luật khách quan và có thiện chí với nhân dân?
Trong cuộc nói chuyện với RFA hôm 30/9/2011, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Sài Gòn nói: “Tôi nghĩ động cơ là phải xuất phát thực tình là thực hiện cái quyền dân chủ, vì dân, trong đó có quyền biểu tình. Chứ nếu xuất phát từ việc thấy biểu tình rồi sợ thế này thế kia rồi ra luật để hạn chế thì tôi cho là không nên. Đó không phải là thực tâm để thực hiện quyền dân chủ của người dân”.
Thử nhìn sang nước khác
Có ý kiến cho rằng, chẳng “fair play” tý nào khi đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho Bộ Công an soạn thảo luật, một việc trái với thông lệ ở Việt Nam, thường do các Bộ hay Ngành đề xuất.
Thực ra, ý kiến nêu trên có lẽ xuất phát từ, thứ nhất - do định kiến về bộ máy đán áp biểu tình lại chấp bút viết dự luật biểu tình, thứ hai - chưa lĩnh hội đầy đủ về tiến trình làm luật.
Ở các quốc gia khác, không những thủ tướng, các Bộ, các Ngành, mà bất kỳ dân biểu nào của quốc hội cũng có quyền đưa ra sáng kiến về một dự luật. Có rất nhiều bộ luật ra đời mang chính tên người có sáng kiến.
Còn ở Việt Nam, Điều 87 của Hiến pháp cũng cho phép nhiều chủ thể có thể trình quốc hội dự luật.
Thông thường, uỷ ban pháp luật của quốc hội tiếp nhận dự thảo, lập nhóm chuyên trách, tham khảo ý kiến của các cơ quan xã hội, báo chí, thậm chí tiến hành thăm dò dư luận, sau đó điều chỉnh, hoàn thiện, rồi mới trình quốc hội.
Cho nên, quan trọng không phải ai là người đề xuất dự luật, mà là nội dung và tính thực thi của nó.
Thụ động và bị động
11 chủ nhật liên tiếp, bắt đầu từ ngày 5/6/2011 đến ngày 21/8/2011 dân chúng đã xuống đường biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn, thể hiện lòng yêu nước, phản đối sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc trên lãnh hải Việt Nam. Sự kiện không tiền lệ này đã đặt nhà nước Việt Nam vào thế lúng túng, thụ động và bị động.
Lúng túng, thụ động và bị động, vì phía chính quyền không thể phủ nhận quyền được biểu tình của dân chúng do Hiến pháp quy định. Mặc khác nhà nước chưa có luật biểu tình nên người tham gia bám lấy nó như một thứ vũ khí bảo vệ trước bạo lực trấn áp của công an.
Những người am hiểu pháp luật còn phản đối Nghị định 38/2005/CP của Chính phủ về tụ tập đông người mà an ninh lấy nó làm cơ sở để bắt bớ, ngăn chặn. Thực chất, Nghị định này mang tính quy phạm hành chính, nhưng lại vi hiến.
Lúng túng, thụ động và bị động, vì phía chính quyền cũng muốn chứng tỏ bộ máy nhà nước “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” có đủ mũ, mão, xiêm áo và pháp đình cho một vị Bao công. Nhưng trong thực tế thì pháp đình là sân khấu, còn Bao công là con rối do các nhà lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) điều khiển theo ý đồ của mình khi thấy đặc quyền và đặc lợi có nguy cơ bị đe doạ từ các cuộc xuống đường.
Song song, không một nhà nước nào từ cổ tới kim lại cấm đoán nhân dân thể hiện lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm.
Lùng bùng trong đống nghịch lý hỗn mang đó, lực lượng an ninh, trật tự lúc thì đàn áp thô bạo; lúc thì cho cảm tưởng như bật đèn xanh; lúc thì đại biểu quốc hội và giám đốc công an thành phố Hà Nội tuyên bố biểu tình là thể hiện lòng yêu nước và nới lỏng; nhưng rồi cuối cùng thì quy chụp tội gây rối trật tự, chống phá nhà nước và cấm luôn bằng một văn bản khác thường, không mang tính cưỡng chế pháp lý vì không có người ký, của một thành phố Hà Nội, nhưng chủ trương lại xuyên suốt toàn quốc, thấy rõ qua hành động sách nhiễu, kiểm soát chặt chẽ của công an ở khắp nơi và cách phổ biến trên các cơ quan truyền thông chính thống.
Ma giáo trên sân chơi
Xem xét các điều của Hiến pháp Việt Nam, bộ luật khung cao nhất, chúng ta thấy nhiều điều được kết thúc tuỳ tiện bằng cái đuôi “theo quy định của pháp luật”. Ví dụ, được biểu tình, được lập hội, được thế này, thế kia... nhưng chốt lại “theo quy định của pháp luật”!
Cái đuôi kết thúc này thực chất là trò ma giáo của nhà cầm quyền.
Cố ý tạo khe hở để từ đó ban hành các bộ luật, nghị định, nghị quyết, v.v... ĐCSVN chủ trương hạn chế các quyền của công dân được Hiến pháp bảo hộ, hơn là tôn trọng Hiến pháp, cụ thể hoá các điều của Hiến pháp, hay định chế hoá trong sáng các sinh hoạt bình thường của xã hội.
Hơn thế, trong Hiến pháp của CHXHCN Việt Nam, Điều 4 quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSVN, nên lãnh đạo ĐCSVN khi cần có thể đứng trên cả Hiến pháp. Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã từng nói bỏ Điều 4 đi là tự sát. Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến xung đột trong xử lý trên bình diện pháp lý.
Trên một sân chơi mà ĐCSVN nắm hết các vai trò, vừa là ông bầu, vừa là cầu thủ, vừa cầm còi trọng tài, thì cái câu “có một rừng luật nhưng xử theo luật rừng” không có gì lạ!
Luật biểu tình sắp tới, tôi cho rằng không nằm ngoài kiểu chơi ma giáo, bất bình đẳng, lấy thịt đè người này.
Vì sẵn sàng chuẩn thuận mọi đề án của ĐCSVN, Quốc hội sẽ cố gắng phết màu mè sặc sỡ cho việc xây dựng Luật biểu tình, nhưng cũng như những luật khác, nó chỉ là công cụ đối phó mới, giúp nhà cầm quyền ngặn chặn tối đa khả năng tụ họp, tuần hành, biểu tình của nhân dân.
Lẽ ra các nhà lập pháp trước hết phải nhắm vào mục đích vừa bảo vệ kỷ cương phép nước, nhưng cũng vừa bảo vệ cả quyyền lợi của công dân được ghi trong hiến pháp. Đằng này đang trong tiến trình dự thảo, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý đã cho biết luật biểu tình sẽ “gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội” và “tạo điều kiện xấu cho các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá chế độ”!
Với định kiến, bi quan và ngây ngô như thế thì làm sao có thể cho ra bộ luật khách quan và có thiện chí với nhân dân?
Trong cuộc nói chuyện với RFA hôm 30/9/2011, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Sài Gòn nói: “Tôi nghĩ động cơ là phải xuất phát thực tình là thực hiện cái quyền dân chủ, vì dân, trong đó có quyền biểu tình. Chứ nếu xuất phát từ việc thấy biểu tình rồi sợ thế này thế kia rồi ra luật để hạn chế thì tôi cho là không nên. Đó không phải là thực tâm để thực hiện quyền dân chủ của người dân”.
Thử nhìn sang nước khác
400 cô gái điếm Hàn Quốc biểu tình đòi quyền sống tại Seoul ngày 16/5/2011 - Ảnh: AP
Để có cơ sở so sánh luật biểu tình tương lai của CHXHCN Việt Nam, chúng ta có thể tham khảo một số tư liệu về luật biểu tình của các nước khác.
Nói chung, không một nhà nước nào, độc tài hay dân chủ đều giống nhau, mà lại thích thú dân chúng biểu tình. Các cuộc biểu tình đôi khi có thể làm tê liệt hoạt động đời sống, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và trật tự an ninh xã hội.
Nước Pháp đi đầu với ngọn cờ nhân quyền, nhưng cũng nổi tiếng quán quân ở Âu châu về số lượng biểu tình. Nhưng vì hiến pháp bảo đảm quyền phản đối, hay ủng hộ chính sách của người điều hành đất nước do dân chúng bầu chọn, nên muốn hay không muốn nhà nước cũng phải chấp nhận. Luật biểu tình trong các nước dân chủ vì thế dung hoà quyền và lợi chung của cả hai phía.
Trong các nước có chế độ độc đài, biểu tình đòi tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, thậm chí chỉ thể hiện lòng yêu nước như ở Việt Nam, bị xem là chống đối nhà nước. Vì thế dân chúng xuống đường tranh đấu mà không cần xin phép, bất chấp sự đàn áp, đôi khi đẫm máu, bởi vì có xin phép cũng không nhận được chấp thuận.
Cũng cần tách biệt tuyệt đối giữa biểu tình ôn hoà và gây rối trật tự công cộng. Có bài viết trên báo Quân đội Nhân Dân gần đây so sánh các cuộc biểu tình yêu nước ôn nước ôn hoà tại Việt Nam với cuộc bạo loạn ở Anh quốc hồi tháng 8/2011 để biện minh cho sự đàn áp của công an Việt Nam. Đây là sự so sánh tầm bậy, nếu không nói là ngu xuẩn.
Tự do tư tưởng và chính kiến, tự do chỉ trích, hoặc ủng hộ chính quyền không đồng nghĩa với việc tự do khiêu khích, phá hoại tài sản của cá nhân hay công cộng, gây tổn thương đến thân thể, tính mạng của người khác. Ở bất cứ đâu, các hành động tội phạm như thế đều không thể dung thứ.
Người Ba Lan đã xuống đường biểu tình liên tục nhiều năm để tranh đấu với chế độ cộng sản. Chỉ riêng trong giai đoạn một tháng sau thiết quân luật (ngày 13/12/1981), đã có gần 10 ngàn người bị tù giam. Nếu không chấp nhận hy sinh, tổn thất, chờ xin phép chế độ cho biểu tình, liệu nhân dân Ba Lan có cuộc sống tự do, dân chủ hôm nay?
Nhưng sau khi giành được dân chủ vào cuối năm 1989, ngày 5/7/1990, quốc hội dân chủ đầu tiên của Ba Lan đã ban hành ngay luật biểu tình, và liên tục sửa đổi, bổ sung và đến nay vẫn có một số vần đề cần phải hợp lý hoá với tiêu chuẩn của Liên minh Âu châu mà Ba Lan là thành viên từ năm 2005. Vì thế tôi nghĩ luật biểu tình của Ba Lan có thể là một trong những tài liệu tốt để tham khảo.
Mỗi nước có một hoàn cảnh, đặc điểm riêng, nhưng dường như một số khái niệm chung về tụ họp đông người tương đối giống nhau. Tranh cãi nhiều nhất trong khuôn khổ đánh giá mức tiến bộ của một luật biểu tình là phần thủ tục xin phép chính quyền và thời hạn giải quyết. Tôi tóm lược một số ý chính của luật biểu tình Ba Lan.
- Mọi người đều có quyền tự do tụ họp hòa bình. Tụ họp đông người là một tập hợp của ít nhất 15 người trở lên, với mục đích thảo luận hoặc thể hiện quan điểm.
- Quyền tổ chức tụ họp đông người áp dụng cho những người có đầy đủ năng lực pháp luật, các pháp nhân, tổ chức và các nhóm dân chúng, loại trừ việc tham gia đối với những người mang theo vũ khí, chất nổ hoặc các công cụ nguy hiểm khác.
- Luật biểu tình không áp dụng cho các cuộc tụ họp được tổ chức bởi các cơ quan của chính phủ hay chính quyền địa phương, hoặc trong khuôn khổ hoạt động tín ngưỡng của các giáo hội, hiệp hội tôn giáo.
- Người tổ chức có thể là người lãnh đạo, chỉ đạo (vận động, kiểm soát và kết thúc tiến trình) chịu trách nhiệm trước pháp luật về diễn biến của cuộc tụ họp.
- Người tổ chức phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi diễn ra cuộc tụ họp không chậm quá 3 ngày, và sớm nhất 30 ngày, trước thời gian có cuộc tụ họp dự kiến.
- Sau khi xem xét thông báo, chính quyền địa phương sẽ ra quyết định cấm tổ chức. Trong trường hợp cấm, phải có văn bản chuyển giao cho người tổ chức trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp thông báo, nhưng không chậm hơn 24 giờ trước khi bắt đầu cuộc tụ họp dự kiến. Chính quyền không ra quyết định cấm, hoặc không trả lời mặc nhiên được xem như đồng ý.
- Người tổ chức có thể khiếu nại quyết định cấm của chính quyền theo luật định lên toà án, nhưng sự khiếu nại không đồng nhất với việc đình chỉ thi hành quyết định cấm. Trong trường hợp tụ họp không thông báo, những người vi phạm sẽ bị phạt giam giữ tới 14 ngày, hoặc bị phạt tiền.
Thoạt quan sát chúng ta thấy luật biểu tình của Ba Lan có vẻ tạm ổn, chấp nhận được. Nhưng không hẳn trơn tru. Trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số điểm chưa đáp ứng tinh thần của Hiến pháp.
Ngày 10/11/2004, tiếp nhận khiếu nại của tổ chức phi chính phủ “Ulica” (Đường Phố), Tổng thống Ba Lan đã kháng nghị lên Toà Hiến pháp xem xét điều khoản cấm những người tham dự mà phía chính quyền không có khả năng nhận dạng (ví dụ bị che kín mặt).
Toà Hiến pháp Ba Lan đã phán quyết rằng, Hiến pháp không yêu cầu tiết lộ nhân dạng đối tượng tham gia, và sự mơ hồ, chung chung trong cách gọi “người có đầy đủ năng lực pháp luật” có thể dẫn tới hạn chế tự do tham gia tụ họp, vi phạm nguyên tắc tương xứng trong việc hạn chế quyền và tự do hiến định. Tòa án cũng cho rằng luật biểu tình buộc người tổ chức phải chịu trách nhiệm chung về sự thiệt hại gây ra bởi thủ phạm trực tiếp, có thể dẫn đến vi phạm hiến pháp về tự do tụ họp.
Trong năm 2007, Tòa án Nhân quyền Châu Âu xử thắng cho hai công dân Ba Lan trong vụ kiện nhà nước Ba Lan chậm trễ tiến trình xét xử khiếu kiện và Toà án Nhân quyền buộc Ba Lan phải thay đổi luật biểu tình.
Trên cơ sở đó, tổ chức Nhân quyền Helsinki đã viết thư thúc dục Thủ tướng Chính phủ và các nhà lập pháp Ba Lan nhanh chóng sửa đổi luật biểu tình, vì nhìn thấy vấn đề nghiêm trọng nhất liên quan đến hoạt động của tự do tụ họp là chiều dài của thời hạn từ lúc nộp kháng nghị quyết định cấm tới lúc được giải quyết.
Kết luận
Việt Nam đang ở vào thời buổi mà chỉ có hai người phụ nữ, xin nhấn mạnh: chỉ hai người phụ nữ thôi, đi dạo trên bờ Hồ Hoàn Kiếm, mỗi người cầm một bên lá cờ Việt Nam, xin nhấn mạnh lần nữa: cờ Việt Nam, giăng ra để chụp ảnh, mà ngay lập tức nhiều công an chìm nổi xúm lại, to tiếng có, nhẹ nhàng có, ra sức khuyên cất lá cờ đi, khuyên đi về... – thì xin hỏi, luật biểu tình ra đời liệu có tác dụng tích cực gì không?
Chuẩn mực xã hội Việt Nam đang bị nhũng loạn ghê gớm, thậm chí chính quyền còn thúc đẩy hành vi tội phạm. Bà Phó chánh án tỉnh Bình Phước đánh ghen chồng, đập vỏ chai vào đầu người khác, không những không bị xử phạt mà còn được thăng chức lên Phó giám đốc sở Tư pháp, là một trong nhiều ví dụ.
Đã gần một năm đã trôi qua, gia đình khiếu nại, báo chí truyền thông và các tổ chức quốc tế đòi hỏi, mà chính quyền Việt Nam vẫn làm ngơ về sự bặt âm vô tín khó hiểu của blogger Nguyễn Văn Hải (tức Điều Cày ) kể từ khi anh mãn hạn tù vào ngày 19/10/2010.
Quyền lực trong tay, thậm chí nếu muốn, nhà cầm quyền có thể tìm ra một lần nữa tội “trốn thuế” để đưa ra toà xét xử! Vậy thì tại sao không thể cho công luận biết về tình trạng pháp lý và sức khoẻ của anh Điều Cày? Có gì hắc ám đằng sau sự việc?
Chỉ từ một ít sự kiện nói trên, chúng ta đã thấy công lý, bình đẳng trước pháp luật chẳng có giá trị nào trong hệ thống chính trị hiện nay của CHXHCN Việt Nam.
Nói theo ngôn ngữ dân gian, luật biểu tình biểu tiếc, họp hiếc, bàn biếc làm chi cho mất thời gian, chỉ tốn thêm tiền dân nước mà thôi!
Mặt nạ che giấu đạo đức giả, dối trá của nhà cầm quyền đã quá dày, có độn thêm một lớp “luật biểu tình” nữa cũng không ý nghĩa!
Rồi chúng ta sẽ thấy, “luật biểu tình” rốt cuộc chỉ là thêm một hài kịch mới!
© 2011 Lê Diễn Đức – RFA Blog
-----------------------------------------------------------------------------------
Các tài liệu sử dụng trong bài:
* 1- Về Luật biểu tình của Ba Lan: http://lex.pl/bap/student/Dz.U.1990.51.297.html
* 2- Về Luật biểu tình của Ba Lan: http://www.rozbrat.org/publicystyka/kontrola-spoeczna/443-nowelizacja-ustawy-o-zgromadzeniach-niekonstytucyjna
* 3- Về Luật biểu tình của Ba Lan:http://pl.wikipedia.org/wiki/Zgromadzenie_%28prawo%29
* 4- Bài “Đau đẻ 19 năm mà giăng chưa sáng” của Đặng Phương Bích:http://chimkiwi.blogspot.com/2011/09/au-e-19-nam-ma-giang-chua-sang.html
. Bookmark the permalink.
Điều 7: Địa điểm tổ chức biểu tình: Trên xe bus hoặc trong đòn công an phường xã gần nhất.
Điều 9: Số lường người tham giam: không quá 30 người.
Điều xxx: Các biểu ngữ cấm dùng các từ trung quốc, trung hoa chỉ được dùng từ "nước lạ"
Rồi các bác sẽ thấy cái "thằng Luật" này ra sao nhé!
Khi đi biểu tình cần phải tuân thủ những quy định sau:
1. Trước khi tổ chức các cuộc biểu tình thì phải có các quyết định phê duyệt từ cấp địa phương đến trung ương.
2. Không được viết các biểu ngữ liên quan đến chính trị,an ninh quốc gia ví dụ như HS-TS,đường lưỡi bò, biên giới biển, thềm lục địa v.v... Vì vấn đề chính trị hiện nay rất nhạy cảm,do đó vấn đề này để đảng và nhà nước lo.
3. Không được viết những biểu ngữ đả kích, phê phán về vấn đề an ninh, kinh tế ...Làm ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng anh em.
4. Không được viết những biểu ngữ về vấn đề nhân quyền, dân chủ, đả kích, phê phán, phản biện chế độ lãnh đạo hiện thời: Đảng cộng sản ưu việt.
5. Không được nói và hô khẩu hiệu liên quan đến các việc "nhạy cảm" trên.
Còn khoảng n điều cấm nữa... Hiện thời chỉ xoạn dự luật sơ sài như trên để nhân dân tham khảo.
Vậy sau này chúng ta có muốn biểu tình thì phải thực hiện đúng luật CÔNG AN NGUYỄN TẤN DŨNG
khi nói tới luật CÔNG AN NGUYỄN TẤN DŨNG là ta hiểu ngay ngaì thủ tướng Nguyễn tấn Dũng muốn gì, xin trích:
'Trong bài phát biểu chỉ đạo, ông Dũng nhấn mạnh một số“ nhiệm vụ trọng yếu” của công an, trong đó đi đầu là công an phải“làm nòng cốt dẹp bỏ ngay các âm mưu diễn biến hòa bình”. Theo ông, “ lực lượng công an phải nắm chắc tình hình, không để bị động bất ngờ” và “ kiên quyết không để xảy ra khủng bố, gây rối, bạo loạn, lật đổ và hình thành các tổ chức đối lập”. (BBC online ngày 5-1-2011)'
thân chào
ĐIỀU 1: trước khi biểu tình, phải xin phép. khi được phép, mới được biểu tình.
HẾT!
GHI CHÚ : Các cơ quan pấp phép biểu tình nên gối đầu cuốn cẩm nang "NHỮNG LÝ DO ĐỂ TỪ CHỐI CẤP PHÉP BIỂU TÌNH" do nhà xuất bản Bộ Công An phát hành, thế là đủ.......he...he...
Trường hợp có nhiều người cùng có nguyện vọng biểu tình thì cần thành lập hợp tác xã biểu tình, xin cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch đầu tư, cấp mã số thuế tại chi cục thuế, làm con dấu hoặc băng rôn tại công an TP trước khi chính thức hoạt động biểu tình. Hợp tác xã biểu tình có thể tạm thời dừng hoạt động biểu tình khi chủ nhiệm hoặc người lãnh đạo đi họp ...quốc hội theo triệu tập của quốc hội
Do La Luat RUNG.Het
http://danbaovietnam.blogspot.com/
Đêm qua em mới nằm mơ
Dạo chơi địa ngục gặp hồ chí minh
Gặp em bác mới hỏi xin
Cho một ít nước để làm mát thân
Bác hỏi thăm chuyện gian trần
ở trên dương thế đảng đần chết chưa
bác hỏi em mới dám thưa
dương gian đảng vẫn lái đưa nước nhà
vỗ đầu bác bảo chết cha
vậy tao còn khổ hơn là con trâu
thấy em chẳng hiểu lắc đầu
bác liền giải thích đôi câu thế này
ngày xưa đưa đảng dựng xây
giết người cướp của lưu đầy biệt giam
giết trai hiếp gái hại nhân (tài)
cứ ai mà chết ăn phân của người
diêm vương phạt đến mấy đời
đến khi cộng sản sụp rồi mới tha
có mao và mác nước nga
cũng cùng một tội như là tao đây
Búa Liềm
búa liềm đọc ngược liếm Bàu(Buồi)
nếu khi uống nước xin người dương gian
thấy bác cứ mãi nài than
nên em vạch đại sả van bác dùng
giờ đây thân bác trơ xương
không còn phong độ như đương thời đầu
hỏi thăm sao bác cạo râu
bác hồ liền nói vài câu não lòng
vì tôi chơi gái có chồng
nên diêm vương cắt cạo lông khắp người
tại ngày xưa quá dại đời
nên đi theo mác để rồi xuống đây
đêm ngày ngậm đắng nuốt cay
cầu mong cho đảng đổ ngay là mừng
bác kêu em nếu lên dương
thì nên công bố tận tường chuyện đây
để cho đảng biết đảng hay
để còn cứu bác đổ ngay bác cười
nhe răng em sợ quá trời
giật mình tỉnh giấc để rồi kể ra
câu chuyện mơ mới hôm qua
kể thôn làm báo nói mà còn rung
TIN KHẨN - MỜI THAM GIA BIỂU TÌNH
TIN KHẨN - MỜI THAM GIA BIỂU TÌNH
TIN KHẨN-MỜI THAM GIA BIỂU TÌNH NGÀY 27.11.2011 TẠI HÀ NỘI, XEM TẠI ĐÂY:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/11/ve-cuoc-bieu-tinh-ngay-chu-nhat.html#comment-form
TIN KHẨN-MỜI THAM GIA BIỂU TÌNH NGÀY 27.11.2011 TẠI HÀ NỘI, XEM TẠI ĐÂY:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/11/ve-cuoc-bieu-tinh-ngay-chu-nhat.html#comment-form
TIN KHẨN-MỜI THAM GIA BIỂU TÌNH NGÀY 27.11.2011 TẠI HÀ NỘI, XEM TẠI ĐÂY:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/11/ve-cuoc-bieu-tinh-ngay-chu-nhat.html#comment-form
TIN KHẨN-MỜI THAM GIA BIỂU TÌNH NGÀY 27.11.2011 TẠI HÀ NỘI, XEM TẠI ĐÂY:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/11/ve-cuoc-bieu-tinh-ngay-chu-nhat.html#comment-form
Vì thế để coi cái bộ luật BT này nó qui định là ĐƠN hay là THÔNG BÁO, nếu là Đơn thì xin thưa bà con rằng thì là có cũng như không rồi.
Có lạ gì nhà cầm quần này chơi trò ma mãnh, lừa bịp đâu!
Dừng mong bọn cướp chuyên nghiệp nó trả lại cho dân cái gì mà phải cướp lại từ tay nó
Chế độ XHCN là hiện thân của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Do đó nó có cái đuôi là logic thôi. XHCN Định hướng kinh tế thị trường, ĐHKTTT nếu không phải là cái đuôi thì "là mà cái hoặc con" gì nào? Cho nên tất cả những gì được sản sinh ra từ đấy (CNXHĐHKTTT) có cái đuôi cũng là lẽ tất nhiên thôi .
Túm lại là luật gì đi nữa, từ tiệm ăn gọi phở một "tô chủ tịch" cho đến sân đình "hai bao cao su", hoặc để được gọi là nhân dân ...., vị tất phải có cái đuôi gọi là " theo qui định của pháp luật" .
Đúng là loại nào thì sản sinh ra loại ấy. Duy vật biện chứng thật là ưu việt như thế đấy .
Cập nhật: 09:18 GMT - thứ năm, 24 tháng 11, 2011
Facebook
Twitter
Chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này
Các bước cải tổ ở Miến Điện đang gây ngạc nhiên
Một nghị sĩ Miến Điện nói quốc hội nước này vừa thông qua dự luật cho phép công dân biểu tình trong hòa bình - bước mới nhất trong tiến trình cải tổ ở Miến Điện.
Các bài liên quan
Bà Suu Kyi sẽ ra tranh cử quốc hội
Miến Điện sẽ giữ ghế chủ tịch Asean
Miến Điện đang xích lại gần Việt Nam?
Chủ đề liên quan
Asean
Ông Aye Maung nói với hãng tin AFP rằng luật này sẽ còn chờ Tổng thống Thein Sein ký để chính thức thành luật.
Nó đòi người biểu tình phải "thông báo cho giới chức trước năm ngày".
Người biểu tình sẽ được phép cầm cờ và biểu tượng của đảng nhưng phải tránh các tòa nhà chính phủ, trường học, bệnh viện và sứ quán, theo lời vị nghị sĩ.
Dự luật được đưa ra quốc hội tuần này, bốn năm sau ngày xảy ra đợt biểu tình lớn do các nhà sư phát động mà đã bị đàn áp nặng nề.
Khi đó ít nhất 31 người chết và hàng trăm nhà sư bị bắt - nhiều người vẫn còn bị giam.
Quốc hội mới của Miến Điện khai mạc hồi tháng Giêng sau gần năm thập niên bị quân đội cai trị.
Cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái là cuộc bỏ phiếu lần đầu sau 20 năm.
Giới quan sát đã ngạc nhiên khi giới lãnh đạo đã có một loạt bước cải tổ mà có vẻ nhằm chấm dứt sự cô lập quốc tế.
Tuần rồi, Asean đồng ý để Miến Điện nắm chức chủ tịch luân phiên của tổ chức vào năm 2014.
Tháng 12, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thăm Miến Điện - chuyến đi đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ sau 50 năm.
Tuy vậy, chính phủ Mỹ nói vẫn còn quá sớm để bàn về việc dỡ bỏ cấm vận.
Trong khi đó, hôm nay Nhật Bản nói sẽ gửi phái đoàn đến Miến Điện thảo luận việc nối lại viện trợ, đã bị ngừng từ năm 2003.
Đảng của bà Aung San Suu Kyi cũng nói sẽ quay lại chính trường sau khi tẩy chay cuộc bầu cử năm ngoái.
(nguon: bbcvietnamese.com)
TIN KHẨN-MỜI THAM GIA BIỂU TÌNH NGÀY 27.11.2011 TẠI HÀ NỘI, XEM TẠI ĐÂY:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/11/ve-cuoc-bieu-tinh-ngay-chu-nhat.html#comment-form
Dân Làm Báo có bị làm khó gì không????
- Luật biểu tình do chính thằng 3D gian ác đề xuất, giao cho Bộ công an soạn thảo. Chẳng nhẽ thằng 3D và bộ công an cs lại tự bày ra chiếc dây thòng lọng để thắt cổ chúng!
- Đây là trò mị dân rẻ tiền, chúng chỉ có soạn luật cấm dân biểu tình chống lại chúng thì có!
Ở MỸ CHỈ CÓ BỘ THƯƠNG MẠI VÀ BỘ CÔNG NGHIỆP. TRUNG QUỐC CÓ BỘ CÔNG THƯƠNG, THÌ VIỆT NAM CŨNG SÁP NHẬP BỘ THƯƠNG MẠI VÀO BỘ CÔNG NGHIỆP THÀNH BỘ CÔNG THƯƠNG
Nhưng thông tin của mi bị ế mất rồi
Người ta lại thay số mi ơi!
Hãy khẩn trương sục ngay số mới!!!
Cù huy hà Vũ làm thủ tướng thì đất nước VN tệ lắm cũng bằng Hàn quốc...
Chỉ kết luận : NHẢM CỨT...SHIT...
hề Sài Gòn
tóm lại nhiều khi đây lại là sợi dây siết chặt thêm sự dân chủ thôi, tốt nhất là đừng bao giờ tin cs nói, hãy nhìn những gì cs làm, đó là châm ngôn rồi.
bánh xe lịch sử sẽ cán nát những ai đi ngược lại với nó, mà điển hình là nhà độc tại gaddafi, sự dân chủ tiến bộ ủa nhân loại đi lên hàng ngày còn ai cố đi ngược lại thì hậu quả sẽ là như trên