Học Viện Ngoại Giao
Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011
Carlyle A. Thayer*
Tóm tắt: Bài viết đánh gia những diễn biến gần đây tác động đến an ninh ở Biển Đông trước và sau khi thông qua Bản hướng dẫn Thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các Bên trên Biển Đông vào tháng 7/2011. Phần đầu của bài viết đưa ra một đánh giá so sánh về sự áp đặt hung hăng (aggressive assertiveness) của Trung Quốc trong quan hệ với Philippines và Việt Nam và phản ứng của các nước này trước khi ký kết bản Hướng dẫn. Phần 2 của bài viết đánh giá vai trò của Bản hướng dẫn Thực hiện DOC đối với an ninh ở Biển Đông. Phần 3 xem xét các diễn biến sau khi Bản hướng dẫn được thông qua, tập trung vào quan hệ song phương giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam và quan hệ Trung – Ấn. Bài viết kết luận bằng lập luận rằng các dàn xếp song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia yêu sách khác là cần thiết nhưng không phải là điều kiện đủ để duy trì an ninh ở Biển Đông chừng nào mà Trung Quốc còn tiếp tục áp đặt “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với vùng biển.
Giới thiệu
Bài viết xem xét các diễn biến tác động đến an ninh Biển Đông trong năm 2011. Trước tiên, bài viết thảo luận sự áp đặt của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2011 và đối chiếu với các diễn biến trong nửa cuối năm sau khi Trung Quốc và 10 nước thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đạt được thoả thuận về Bản hướng dẫn Thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông 2001 (sau đây gọi là Bản hướng dẫn DOC).
Nửa đầu năm 2011, Trung Quốc bắt đầu mô hình áp đặt một cách hung hăng các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông bằng việc nhắm đến các hoạt động thương mại của các tàu thăm dò dầu khí ở các vùng biển yêu sách của Philippines và Việt Nam. Các hành động của Trung Quốc không chỉ dấy lên căng thẳng khu vực mà còn kích động Philippines liên tục đưa ra các phản đối ngoại giao, tăng ngân sách quốc phòng, vận động các quốc gia trong khu vực, nhằm tranh thủ sự ủng hộ về chính trị và quan hệ gần gũi với Mỹ. Việt Nam đã phản ứng bằng một loạt các tuyên bố thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia, đẩy mạnh chương trình hiện đại hoá quân đội, và thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines và các quốc gia ASEAN khác.
Trong nửa cuối năm 2011, sau khi thông qua bản hướng dẫn DOC, căng thẳng đối với Biển Đông bắt đầu dịu đi và ngoại giao giữ vai trò trung tâm. Trung Quốc cũng đã chủ động các hoạt động ngoại giao cấp cao thông qua việc tiếp các chuyến thăm chính thức của Tổng thống Benigno Aquino III và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thoả thuận song phương riêng về Thoả thuận về các Nguyên tắc cơ bản giải quyết các tranh chấp biển trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Trọng.
Bài viết này được chia làm 5 phần. Phần 1 thảo luận sự áp đặt của Trung Quốc đối với Phippines và Việt Nam trong nửa đầu năm nay. Phần 2 xem xét các phản ứng của Philippines và Việt Nam đối với chính sách áp đặt của Trung Quốc. Phần 3 thảo luận về việc thông qua Bản hướng dẫn DOC. Phần 4 phân tích các diễn biến ngoại giao liên quan đến các quốc gia yêu sách ở Biển Đông sau khi thông qua Bản hướng dẫn DOC. Phần 5 thảo luận tác động đối với xu thế an ninh trong về các viễn cảnh cho một giải pháp cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
1. Sự cứng rắn của Trung Quốc
Trong suốt đầu năm 2011, theo Bộ Ngoại giao Philippines (DFA), các tàu và máy bay Trung Quốc đã xâm phạm vào các vùng biển và vùng trời mà Philippines yêu sách không ít hơn 6 lần (và có thể 9 hoặc nhiều hơn). Các vụ việc nghiêm trọng nhất bao gồm vụ bắn đạn thật của một tàu khu trục tên lửa điều khiển của PLAN nhằm đe doạ tàu cá Philippines, sự đe doạ của tàu Trung Quốc nhằm chặn một tàu khảo sát của Philippines buộc tàu này phải ngừng các hoạt động khảo sát ở vùng biển ở bãi Cỏ Rong, và việc thả các vật liệu xây dựng rõ ràng vi phạm DOC 2002. Việt Nam đã thông báo 2 sự việc nghiêm trọng khi Trung Quốc liên tục cắt cáp hai tàu khảo sát đang thực hiện các hoạt động khảo sát địa chấn (xem Bảng 1).
Thêm vào đó, Trung Quốc một lần nữa áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm và thực hiện các biện pháp chống lại tàu cá Việt Nam. Mặc dù các ngư dân Việt Nam đã thề không tuân thủ lệnh cấm của Trung Quốc, báo chí Việt Nam cho biết rất nhiều ngư dân đã quyết định hoạt động ở vùng cảng nội địa. Trong suốt thời kỳ Trung Quốc áp đặt lệnh đánh bắt cá, báo chí chịu sự kiểm soát của Việt Nam chỉ thông báo 2 vụ việc lớn (Xem bảng 1). Trong năm 2011, các lực lượng Trung Quốc đã liên tục áp dụng các chiến thuật khác biệt so với chính độc đoán trước đây. Tàu của Trung Quốc đã hình thành một hàng rào kiểm soát vây quanh các khu vực đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa và trả lại các tàu cá Việt Nam sau khi thu hồi hải sản.
Trong suốt thời gian Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt, các lực lượng ở tỉnh Phú Yên đã thông báo việc các tàu cá Trung Quốc đi vào vùng biển Việt Nam với số lượng nhiều hơn trước đây. Số lượng tàu cá của Trung Quốc hoạt động giữa Thành phố Đà Nẵng và quần đảo Trường Sa dao động từ 120 – 150 và thỉnh thoảng lên tới 2001.
Bảng 1
Các vụ việc được báo cáo liên quan đến việc các tàu Trung Quốc chống lại các tàu cá và tàu thăm dò của Philippines và Việt Nam, tháng 2 – 7/2011
Ngày | Vụ việc |
25/2 | Tàu khu vực PLAN bắn vào tàu cá Philippines đang hoạt động ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Palawan |
2/3 | Các tàu Trung Quốc buộc MV Veritas Voyager rời khỏi các hoạt động khảo sát địa chấn ở Biển Đông |
6/5 | Tàu Trung Quốc bị phát hiện ở Bãi Bombay |
11/5 | Hai máy bay giống nhau xâm nhập vào vùng trời Philippines |
11/5 | Chính quyền tỉnh Hải Khẩu đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá 16/5 – 1/8 |
21/5 | Tàu CMS và Salvage xâm nhập vào Bãi Cạn Nam |
24/5 | Các tàu PLAN/CMS thả các vật liệu xây dựng vào đá Khúc Giác (Iroquois Reef) – Bãi Amy Douglas |
26/5 | Ba tàu Hải giám của Trung Quốc đã tiếp cận tàu khảo sát Bình Minh 02 và cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu này ở lô 148 trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam |
29/5 | Các tàu của Trung Quốc, Fei Sheng số 16 và tàu số B12549 nỗ lực can thiệp vào các hoạt động thương mại của tàu thăm dò Viking II ở lô 136 – 03 gần Bãi Tư chính |
31/5 | Các tàu của Trung Quốc, Fei Sheng số 16 và tàu số B12549, liên tục nỗ lực can thiệp vào các hoạt động thương mại của tàu thăm dò Viking II ở Lô 136-03 gần Bãi Tư chính |
9/6 | Các tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Viking II ở Lô 136-03 gần Bãi Tư chính |
1/6 | Các tàu quân sự của Trung Quốc đe doạ nổ súng vào một tàu cá Việt Nam đang hoạt động tron vùng biển gần quần đảo Trường Sa |
30/7 | Thông tin không công khai: nỗ lực lần thứ 3 của Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam |
5/7 | Tàu chiến Trung Quốc cử tàu tốc độ có thuỷ thủ được trang bị vũ trang lên tàu cá Việt Nam. Những người này bị cáo buộc là đã đánh thuyền trưởng, thu hồi hải sản và buộc tàu cá rời khỏi vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. |
2. Phản ứng đối với sự cứng rắn của Trung Quốc
Philippines
Philippines phản ứng với sự cứng rắn của Trung Quốc theo 6 cách cơ bản:
- Phản đối ngoại giao, bao gồm gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc
- Trao đổi song phương với các đoàn đại biểu Trung Quốc
- Tái khẳng định lại Hiệp ước Tươn trợ Quốc phòng với Mỹ
- Hiện đại hoá quân đội
- Phát động một sáng kiến ngoại giao lớn mới
- Vận động các thành viên ASEAN ủng hộ
Các phản đối ngoại giao
Bộ Ngoại giao Philippines đã phản ứng đối với mỗi một vụ việc đó thông qua các kênh ngoại giao, bao gồm việc gửi phản đối ngoại giao cho Đại sứ quán Trung Quốc. Philippines cũng công khai thể hiện quan ngại ở một mức độ lớn hơn nhiều so với Việt Nam, bao gồm cả việc cung cấp cho Báo chí Philippines nội dung chi tiết của các công hàm ngoại giao gửi cho Đại sứ quán Trung Quốc.
Vào ngày 5/4, Philippines nâng tầm biện pháp ngoại giao bằng cách gửi Liên Hợp Quốc công hàm chính thức khẳng định yêu sách chủ quyền đối với Nhóm đảo Kalayaan (KIG), các vùng biển lân cận và các cấu trúc địa chất bao gồm các vùng biển liên quan, đáy biển và vùng đất dưới đáy biển2. Hành động này ngay lập tức kích động phản hồi từ Trung Quốc. Ngày 14/4, Trung Quốc đã gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc, buộc tội Philippines vi phạm chủ quyền của Trung Quốc bằng việc “xâm lược và chiếm đóng” các đảo và đá ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa)3. Vào đầu tháng 6, Tổng thống Aquino đã tiết lộ rằng Philippines đang chuẩn bị gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản hồi những cáo buộc của Trung Quốc. Theo ông Aquino, “Chúng tôi đang hoàn thiện số liệu về sáu đến bảy vụ việc kể từ tháng 2. Chúng tôi sẽ gửi cho (Trung Quốc) và sau đó sẽ gửi những tài liệu này đến cơ quan thích hợp, thường sẽ là Liên Hợp Quốc”4.
Xem xét các báo cáo công khai về các trao đổi ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc không hề cho thấy có một vụ việc nào mà Trung Quốc coi trọng phản đối của Philippines hay thậm chí đề xuất nghiên cứu hay điều tra vấn đề. Trong tất cả các trường hợp, Trung Quốc bác bỏ tất cả các công hàm phản đối ngoại giao từ phía Philippines . Các sự kiện được nêu trong các phản đối của Philippines bị Trung Quốc bác bỏ xem như các câu chuyện bịa đặt hay kết quả của việc Trung Quốc thực thi quyền tài phán hợp pháp ở các vùng biển của Trung Quốc. Sự trao đổi công hàm ngoại giao vào tháng 6 đáng để nghiên cứu.
Ngày 4/6, Bộ Ngoại giao Philippines gửi công hàm phản đối đến cho Đại sứ quán Trung Quốc liên quan đến sự hiện diện và các hoạt động ngày càng gia tăng của các tàu Trung Quốc bao gồm cả tàu hải quân ở vùng biển Tây Philippines. Công hàm nêu rõ, “các hành động này của các tàu cá Trung Quốc cản trở hoạt động hợp pháp và thông thường của các ngư dân Philippines ở các vùng biển này và làm suy giảm hoà bình và ổn định ở khu vực”5. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản hồi 3 ngày sau đó:
“Các tàu Trung Quốc đang tuần tra và tiến hành các nghiên cứu khoa học ở các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc là các hoạt động này là phù hợp với luật pháp … Trung Quốc yêu cầu phía Philippines chấm dứt việc xâm phạm chủ quyền và các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc, điều dẫn đến các hành động đơn phương gây mở rộng và phức tạp thêm các tranh chấp ở Biển Đông. Philippines nên chấm dứt việc đưa ra các tuyên bố thiếu trách nhiệm không hề phù hợp với thực tế”6.
Vào tháng 7, Philippines đã đẩy mạnh chiến dịch ngoại giao bằng việc đề xuất cả Philippines và Trung Quốc cùng đưa tranh chấp lãnh thổ ra giải quyết tại Toà án quốc tế và Luật biển. Đề xuất này được tuyên truyền ở Manila và sau đó được Ngoại trưởng Albert Del Rosario nêu ra trong thảo luận với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Bắc Kinh7.
Thảo luận song phương
Các quan chức Philippines liên tục thể hiện quan ngại về các căng thẳng an ninh ở Biển Đông trong các thảo luận với các quan chức Trung Quốc. Tuy nhiên, báo cáo công khai tiết lộ rằng Philippines ít đối đầu trong các cuộc tiếp xúc trực tiếp hơn là các tuyên bố công khai. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Lương Quang Liệt rất đáng để thảo luận. Ông có chuyến thăm chính thức đến Philippines từ ngày 21 đến 25 để hội đàm với người đồng nhiệm của mình, Bộ trưởng Quốc phong Philippines Voltaire Gazmin. Cuối các buổi thảo luận, hai Bộ trưởng đã đưa ra một tuyên bố chung có nội dung:
“Hai bộ trưởng thể hiện hy vọng rằng Bản hướng dẫn thực hiện DOC 2002 sẽ sớm được thông qua và nhất trí rằng cách hành xử có trách nhiệm của các bên đối với vấn đề Biển Đông sẽ giúp giữ ổn địh cho khu vực, đồng thời tất cả các bên sẽ cùng tìm kiếm một giải pháp hoà bình … Cả hai Bộ trưởng công nhận rằng nên tránh các hành động đơn phương có thể gây báo động”8.
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Lương có cuộc gặp với Tổng thống Aquino, các vấn đề Biển Đông được thảo luận một cách chung chung, nhưng Tổng thống Aquino tránh trực tiếp nhắc đến vụ việc bãi Cỏ Rong và việc vụ khống máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng trời Philippines9. Nhưng Tổng thống Aquino cảnh báo ông Lương rằng các sự cố trên biển ở các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông nếu tiếp tục diễn ra sẽ dấy lên cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực10.
Hiệp ước Tương trợ Quốc phòng
Sự cứng rắn của Trung Quốc ở các vùng biển yêu sách của Philippines ngay lập tức làm phát sinh câu hỏi liệu Hiệp ước Tương trợ Quốc phòng năm 1951 giữa Philippines và Mỹ có thể được áp dụng trong trường hợp có xung đột giữa Trung Quốc và Philippines hay không? Philippines đã nỗ lực tìm kiếm một sự cam kết rõ ràng từ phía Mỹ trong khi Mỹ đang nỗ lực để tránh rơi vào bẫy. Điều III của Hiệp ước Tương trợ An ninh (Điều III) chỉ quy định việc tham vấn trong trường hợp “sự thống nhất lãnh thổ, độc lập về chính trị hay an ninh của một trong các Bên bị đe doạ bởi tấn công vũ trang từ bên ngoài ở Thái Bình Dương”. Trong trường hợp có tấn công vũ trang, Điều IV quy định các bên “sẽ hành động để đối phó với hiểm nguy chung tuân thủ các quy trình được quy định trong Hiến pháp của mình”.
Cuối cùng, Điều V của Hiệp ước Tương trợ Quốc phòng tuyên bố “một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một trong các bên được xem là bao gồm một cuộc tấn công vũ trang vào lãnh thổ chính của một trong các bên, hay các đảo thuộc quyền tài phán của bên đó ở Thái Bình Dương, hay quân đội, tàu hay máy bay công cộng của bên đó ở Thái Bình Dương”. Điểm cần phải làm rõ đó là liệu “các vùng lãnh thổ là đảo”, như KIG, chiếm được sau năm 1951 có thuộc định nghĩa trên không.
Dù có bất kỳ vấn đề thuật ngữ gì liên quan đến Hiệp ước Tương trợ An ninh, sự áp đặt của Trung Quốc nhằm vào Philippines đã giúp kéo Philippines và Mỹ lại gần nhau hơn với tư cách là đồng minh. Ví dụ, ngày 14/5, ngay trước chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tông thống Aquino và một vài thành viên của Nội các đã bay đến tàu sân bay USS Carl Vinson ở Biển Đông khi tàu này đang tiến đến Philippines. Tàu sân bay và các tuỳ tùng của mình, USSBunker Hill, USS Shiloh và USS Gridley, có lịch cập cảng theo thông lệ và viếng thăm thiện chí”11. Chuyến bay của Tổng thống Aquino là một minh chứng tái khẳng định quan hệ đồng minh giữa hai nước.
Vào tháng 6, báo chí đưa tin rằng Đại sứ quán Philippines ở Washington đang muốn mua thiết bị quốc phòng từ Mỹ theo Chương trình Bán Vũ khí Quân sự Nước ngoài12. Philippines cũng tuyên bố một chương trình huấn luyện của Mỹ mới dành cho hải quân của mình nhằm thúc đẩy hải quân tiến hành hiệu quả hơn nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Tây Philippines13. Tháng 8, Philippines tiếp nhận tàu USCGC Hamilton mua lại của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và tuyên bố rằng tàu này sẽ tuần tra các vùng biển tranh chấp ở Biển Tây Philippines.14.
Hiện đại hoá quân đội
Năm 2011, phản ứng trước các diễn biến ở Biển Đông, Philippines bắt đầu lên chiến lược quốc phòng mới tập trung vào các hoạt động an ninh trong nước và phòng thủ lãnh thổ ngoài nước. Quân đội Philippines (AFP) được phân bổ 183 triệu đôla Mỹ trong các nguồn vốn từ Chương trình Nâng cấp Năng lực để mua các tàu tuần tra tốc độ xa bờ, máy bay hàng hải tầm xa, các thiết bị thông tin và giám sát bao gồm cả phòng thủ vùng trời và hệ thống rada bờ biển15.
Ngày 28/3, Tham mưu trưởng quân đội Philippines, Tướng Eduardo Oban tuyên bố kế hoạch nâng cấp Sân bay Rancudo trên đảo Pag-Asa16. Tháng 5, một nghiên cứu hải quân Philippines đã đề xuất việc mua các tàu ngầm như là một vũ khí chống lại các xung đột tiềm năng trong tương lai17. Philippines cũng mong muốn tiếp nhận thêm hai tàu nữa của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ, 3 tàu tấn công đa chức năng mới do Đài Loan sản xuất và 6 phi cơ chiến đấu18. Vấn đề hiện đại hoá quân sự được phân tích ở phần 5 dưới đây.
Sáng kiến Ngoại giao mới
Cũng phản ứng trước sự áp đặt của Trung Quốc, Tổng thống Aquino đã phát động một sáng kiến mới kêu gọi Biển Đông trở thành một Khu vực Hoà bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFF/C). Aquino giải thích, “những già của chúng tôi là của chúng tôi, và những gì đang tranh chấp, chúng ta có thể cùng tìm kiếm một giải pháp hợp tác chung”19. Ông chỉ đạo Bộ Ngoại giao thúc đẩy khái niệm ZoPFF/C thông qua các tham vấn và đối thoại bền vững.
Theo DFA, ZoPFF/C đưa ra khung tách biệt các cấu trúc lãnh thổ đang tranh chấp có thể được xem xét cho các hoạt động hợp tác ra khỏi các vùng biển không tranh chấp ở Biển Tây Philippines theo luật quốc tế nói chung và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) nói riêng20. Một vùng tranh chấp theo DFA, có thể biến thành Vùng Hợp tác chung cùng phát triển và thiếu lập vùng bảo vệ biển nhằm mục đích duy trì đa dạng sinh học. Các vùng biển không tranh chấp, như Bãi Cỏ Rong nằm trên Thềm lục địa của Philippines, có thể do Philippines độc quyên khai thác hoặc có hỗ trợ từ các nhà đầu tư nước ngoài được mời tham gia vào khai thác.
Vận động các Thành viên ASEAN
Phản ứng trước sự áp đặt của Trung Quốc, Tổng thống Aquino tiến hành một loạt các hoạt động vận động các quốc gia ASEAN đưa ra một lập trường thống nhất khi thảo luận với Trung Quốc về bản hướng dẫn thực hiện DOC, tiến đến một Bộ Quy tắc Ứng xử ràng buộc hơn, và ủng hộ sáng kiến ZoPFF/C của ông. Ngày 8/3, Tổng thống Aquino đã có chuyến thăm chính thức đến Indonesia nơi ông có cuộc hội đàm với Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. Tiếp theo, đầu tháng 6, Tổng thống Aquino tiếp tục cuộc vận động của mình trong suốt chuyến thăm chính thức đến Vương quốc Brunei Darussalam thảo luận với Quốc vương Hassanal Bolkiah.
Tổng thống Aquino phát biểu với phóng viên liên quan đến chuyến thăm của ông đến Brunei: “Chúng ta quản lý ở đó (Quần đao Trường Sa/KIG). Thay vì một nước có một thoả thuận song phương với Trung Quốc và nước khác cũng có một thoả thuận khác với Trung Quốc. Hãy cùng thực hiện với nhau với tư cách là một khối21. Aquino cũng nhắc lại lời kêu gọi thông qua ngay Bản hướng dẫn thực hiện DOC22. Ngày tiếp theo, Người phát ngôn DFA đã kêu gọi xây dựng một “Bộ Quy tắc Ứng xử của các Bên trên Biển Đông mang tính ràng buộc hơn” nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc có chung hệ thống các cơ chế dày đặc điều chỉnh các quan hệ song phương dựa trên thoả thuận khung hợp tác lâu dài ký giữa hai đảng cầm quyền vào năm 199923. Không như Philippines, Việt Nam không phải là một đồng minh hiệp ước với Mỹ. Hai yếu tố này đã định hình phản ứng của Việt Nam trước sự áp đặt của Trung Quốc ở Biển Đông năm 2011. Việt Nam sử dụng 4 biện pháp cơ bản để quản lý các căng thẳng an ninh sau:
- Thảo luận song phương
- Công khai tái khẳng định chủ quyền
- Diễn tập hải quân bắn đạn thật
- Cử Đặc phái viên Ngoại giao sang Trung Quốc
Thảo luận song phương
Trong suốt đầu năm 2011, Việt Nam đã nỗ lực quản lý các căng thẳng an ninh gia tăng ở Biển Đông thông qua thảo luận song phương với Trung Quốc. Việt Nam tiếp 2 đoàn đại biểu quan trọng của Trung Quốc và thu xếp các cuộc hội đàm bên lề giữa các Bộ trưởng Quốc phòng tại Đối thoại Shangri-la. Các thảo luận này nhằm ngăn tranh chấp Biển Đông tràn lan và tác động tiêu cực đến quan hệ song phương có nền tảng giữa hai nước. Cụ thể hơn, các thảo luận song phương này nhằm mục đích đảm bảo chung rằng hai bên sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
Vào tháng 4, Việt Nam tiếp Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Tướng Quách Bá Hùng sang thăm theo lời mời của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Mục đích chính của chuyến thăm của Tướng Quách là lên kế hoạch cho vòng tuần tra hải quân chung ở Vịnh Bắc Bộ và thảo luậ việc mở rộng phạm vi các hoạt động hợp tác quân sự trong tương lai24. Chuyến thăm của Tướng Quách diễn ra trước vụ cắt cáp lần thứ 1. Mặc dù Biển Đông không phải là vấn đề nghị sự chính thức, các vấn đề Biển Đông cũng được nêu ra trong một thông điệp gửi lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh, “đề xuất hai bên nên thảo luận và kiếm tìm các giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được để giải quyết vấn đề Biển Đông …”25. Chuyến thăm của Tướng Quách đã nhấn mạnh rằng hai bên đều sẵn sàng tách các tranh chấp lãnh thổ ra khỏi mối quan hệ song phương lớn hơn. Ví dụ, bất chấp căng thẳng gia tăng sau vụ việc cắt cáp lần đầu tiên voà ngày 26/5, tuần tra hải quân chung đã diễn ra theo kế hoạch sau đó các tàu hải quân Việt Nam đã thực hiện chuyến thăm cảng thứ 2 ở Trung Quốc26.
Ngay sau chuyến thăm của Tướng Quách, Việt Nam đã tổ chức cuộc gặp song phương giữa các Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề biên giới (18-19/4)27. Các thảo luận này được tổ chức ở cấp Thứ trưởng. Thứ trưởng Trung Quốc cho biết hai Thứ trưởng đã cam kết, “xử lý hợp lý các tranh chấp lãnh thổ thông qua tham vấn hữu nghị và kiếm tìm các giải pháp với quan điểm chủ động và xây dựng”28. Người phát ngôn Việt Nam cho biết rằng “hai bên đồng ý sẽ ký kết thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề trên biển”. Cũng lưu ý thêm rằng đàm phán vẫn đang tiếp diễn và chưa có thời gian cụ thể về việc ký thoả thuận đó29.
Cuộc gặp song phương cấp cao đầu tiên sau sự kiện cắt cáp tháng 5 diễn ra vào tháng 6 bên lề Đối thoại Shangri-la. Trước cuộc gặp này, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã đề cập đến các vấn đề Biển Đông trong bài phát biểu của mình. Ông đã phát biểu chi tiết về các cơ sở pháp lý cho các hoạt động trên biển “nhằm thúc đẩy hợp tác cùng phát triển và ngăn chặn các hoạt động gây nguy hại đến lợi ích chung, của khu vực và của quốc gia”30.
Các Bộ trưởng Quốc phòng Thanh và Lương Quang Liệt, đã có cuộc gặp chính thức bên lề Diễn đàn Singapore. Ông Thanh thể hiện quan ngại của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với cái mà ông gọi là “vụ việc gây áp lực” (“pressing incident”) và sau đó đưa ra một nhận xét mang tính hoà hiếu rằng “Một lúc nào đó, các vụ việc đáng tiếc xảy ra ngoài mong đợi của cả hai bên”. Ông Thanh kết luận, “Chúng tôi thành thật mong muốn không tái diễn các vụ việc tương tự”31. Ông Lương phản hồi rằng Trung Quốc cũng không muốn vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai32. Ông Lương và các cấp dưới của ông đã cụ thể lưu ý rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân không hề liên quan đến vụ việc. Bốn ngày sau đó, vụ cắt cáp thứ hai xảy ra liên quan đến cơ quan hàng hải dân sự Trung Quốc.
Tái khẳng định chủ quyền
Vụ việc Trung Quốc cắt cáp lần đầu tiên đã kích động một làn sóng chủ nghĩa dân tộc phản đối Trung Quốc ở Việt Nam bao gồm thành phần là sinh viên, trí thức và quan chức nghỉ hưu. Vào ngày 5/6, họ đã tiến hành cuộc biểu tình đầu tiên trong một loạt 11 cuộc biểu tình công khai chống Trung Quốc diễn ra liên tục trong 12 tuần. Cũng đầu tháng 6, sự thù địch ngày càng tăng giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc ở cả Việt Nam và Trung Quốc lan tràn ra cả cộng đồng mạng. Theo ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc Trung tâm An ninh Mạng Bách Khoa, hơn 200 trang web của Việt Nam đã bị tấn công. Trong số các tranh web này có trang của các Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Ngoại giao nơi mà những người tấn công đã thành công trong việc đưa cờ và biểu ngữ của Trung Quốc lên.33
Vào ngày 9/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phản hồi với các sự cố cắt cáp và áp lực trong nước ngày càng tăng cao bằng việc đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ khác thường để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ông Dũng nói: “Chúng tôi tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện quyết tâm mạnh mẽ nhất của Đảng, tất cả dân tộc và tất cả quân đội để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của đất nước”. Ông Dũng cũng tái khẳng định “chủ quyền biển không thể tranh cãi được của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa34. Cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến thăm đảo Cô Tô ngoài khơi tỉnh Quảng Ninh gần biên giới Trung Quốc đã phát biểu rằng Việt Nam “quyết tâm bảo vệ các quần đảo và “chúng ta sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ quê hương và chủ quyên biển, đảo”35.
Diễn tập hải quân bắn đạn thật
Việt Nam luôn luôn cực kỳ thận trọng trong các nhận định công khai về quan hệ với Trung Quốc. Các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hầu như không được nhắc đến. Nhưng không có hành động nào lại khó đoán như tuyên bố công khai hầu như chưa có tiền lệ của Việt Nam là Việt Nam sẽ tiến hành diễn tập hải quân bắn đạn thật. Các cuộc diễn tập này có lẽ là do kích động từ việc Trung Quốc tiến hành hải quân trên diện rộng ở Bắc Biển Đông vào đầu tháng đó.
Vào ngày 9/6, Công ty An toàn Hàng hải Miền Bắc đã tuyên bố rằng các cuộc diễn tập bắn đạn thật sẽ được tổ chức vào ngày 13/6 ở vùng biển gần đảo Hòn Ống36. Bộ Ngoại giao Việt Nam mô tả các cuộc tập trận này như “một hoạt động huấn luyện theo thông lệ hàng năm của Hải quân Việt Nam ở vùng biển mà Hải quân Việt Nam thường tiến hành (các hoạt động) huấn luyện được lên chương trình và kế hoạch hàng năm cho các đơn vị của Hải quân Nhân dân Việt Nam”37.
Giai đoạn đầu tiên của cuộc diễn tập bao gồm pháo binh hạng nặng, trong khi giai đoạn 2 của diễn tập bao gồm các tàu tên lửa chống hạm. Theo thông báo, các tên lửa chống hạm cũng được bắn từ tàu sân bay Sukhoi38. Đảo Hòn Ống nằm cách tỉnh Quảng Nam ở miền Trung Việt Nam khoảng 40km đối diện với quần đảo Hoàng Sa và cách nơi xảy ra 2 sự cố cắt cáp khá xa. Các cuộc diễn tập bắn đạn thật của Việt Nam hầu như chắc chắn được tiến hành để thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ các hoạt động thăm dò dầu khí thương mại của mình chống lại các can thiệp hơn nữa của Trung Quốc39.
Cùng ngày với tuyên bố tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh mức độ quyết tâm của Việt Nam bằn việc ban hành Sắc lệnh về nghĩa vụ quân sự bao gồm các điều khoản về nghĩa vụ thực hiện quân sự cho những đối với có kỹ năng đặc biệt mà quân đội đang cần40. Theo như một phân tích, Sắc lệnh nhằm hai mục đích. Trước tiên, Sắc lệnh nhằm làm dịu bớt áp lực trong nước đang ngày càng tăng cao đối với chính phủ có những phản ứng rắn hơn với Trung Quốc. Thứ hai, Sắc lệnh là minh chứng cho quyết tâm phản hồi lại sức áp đặt của Trung Quốc41.
Các đặc phái viên ngoại giao
Tháng 1/2011, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bầu lãnh đạo mới tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. Một dấu hiệu cho vai trò quan trọng của quan hệ song phương của Việt Nam với Trung Quốc được đưa ra khi Tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cử Đặc phái viên Hoàng Bình Quân đến Bắc Kinh. Ông Quân đã gặp Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, và thông báo ngắn gọn về kết quả của Đại hội. Ông Quân cũng gửi lời mời đến ông Hồ Cẩm Đào và các Lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác của Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Đáp lại, Ông Hồ cũng gửi lời mời đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc42.
Trung Quốc cũng đã gửi lời mời tương tự đến Tổng thống Aquino sau khi ông nhậm chức. Ông Aquino liên tục trì hoãn chuyến thăm chính thức theo thông báo là do căng thẳng đối với Biển Đông. Về phía Việt Nam, Hà Nội đã có bước đi đầu tiên và Tổng Bí thư Trọng đã cùng Tổng thống Aquino đến Bắc Kinh vào tháng 10. Tuy nhiên, Ông Trọng đã thực hiện chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên với tư cách là lãnh đạo của Đảng đến Lào.
Sau vụ cắt cáp thứ 2, Việt Nam đã cử đặc phái viên thứ 2 đến Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn. Ông Sơn đã có cuộc hội đàm với đồng nhiệm của mình, ông Trương Chí Quân. Đặc biệt, Ông Sơn đã có cuộc gặp với Uỷ viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc43. Theo như Thông cáo báo chí chung ra ngày 25/6:
“Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết phải chủ động thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, hoà bình giải quyết các tranh chấp trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và tham vấn hữu nghị; sử dụng các biện pháp hiệu quả và cùng nhau thực hiện duy trì hoà bình và ổn định ở Biển Đông (nguyên văn).
Hai bên cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải định hướng dư luận đúng hướng, tránh những lời nói và việc làm ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước.
Hai bên nhất trí đẩy nhanh tiến độ đàm phán nhằm sớm ký được “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”, và đẩy mạnh việc thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông và tiếp tục các hoạt động nhằm sớm đạt được những bước tiến đáng kể”44
3. Thông qua Bản hướng dẫn DOC
Năm 2004, hai năm sau khi đàm phán về DOC, Cuộc họp các Quan chức cấp cao ASEAN – Trung Quốc đã nhất trí thành lập Nhóm làm việc Chung ASEAN – Trung Quốc (JWG) nhằm thực hiện DOC. JWG tổ chức phiên họp đầu tiên tại Manila tháng 8/2005. Quy chế Làm việc của JWG quy định rằng JWG sẽ gặp hai lần một năm để đưa ra các khuyến nghị thuộc 4 lĩnh vực:
- Hướng dẫn và chương trình hành động cho việc thực hiện DOC
- Các hoạt động hợp tác cụ thể ở Biển Đông
- Danh sách các chuyên gia và các cá nhân nổi bật có thể cung cấp các thông tin kỹ thuật, các quan điểm chuyên môn và không ràng buộc hay các khuyến nghị chính sách cho JWG ASEAN và Trung Quốc.
- Tổ chức hội thảo nếu cần45
Bảng 2
So sánh Bản hướng dẫn DOC cuối cùng với Bản dự thảo đầu tiên
Điểm | Bản cuối cùng (2011) | Bản đầu tiên (2005) |
1 | Việc thực hiện DOC nên được thực hiện từng bước một phù hợp với các điều khoản của DOC. | Việc thực hiện DOC nên được thực hiện từng bước một phù hợp với các điều khoản của DOC. |
2 | Các Bên của DOC sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại và tham vấn phù hợp với tinh thần của DOC. | ASEAN sẽ tiếp tục thông lệ tham vấn hiện thời giữa các quốc gia thành viên trước khi làm việc với Trung Quốc |
3 | Việc thực hiện các hoạt động hay các dự án như được quy định trong DOC nên được xác định rõ ràng. | Việc thực hiện DOC nên dựa trên các hoạt động hay dự án đã được xác định rõ ràng. |
4 | Việc tham gia vào các hoạt động hay dự án nên được tiến hành trên cơ sở tự nguyện. | Việc tham gia vào các hoạt động hay dự án nên được tiến hành trên cơ sở tự nguyện. |
5 | Các hoạt động đầu tiên được tiến hành trong khuôn khổ DOC nên là các biện pháp xây dựng lòng tin. | Các hoạt động đầu tiên được tiến hành trong khuôn khổ DOC nên là các biện pháp xây dựng lòng tin. |
6 | Quyết định thực hiện các biện pháp hay hoạt động cụ thể của DOC nên dựa vào đồng thuận giữa các bên liên quan, và dẫn đến việc tiến đến một Bộ Quy tắc Ứng xử cuối cùng. | Quyết định thực hiện các biện pháp hay hoạt động cụ thể của DOC nên dựa vào đồng thuận giữa các bên liên quan, và dẫn đến việc tiến đến một Bộ Quy tắc Ứng xử cuối cùng. |
7 | Trong việc thực hiện các dự án đã được nhất trí theo DOC, các dịch vụ về chuyên gia hay các cá nhân nổi bật, nếu cần, sẽ được sử dụng để cung cấp các thông tin cụ thể cho dự án liên quan. | Trong việc thực hiện các dự án đã được nhất trí theo DOC, các dịch vụ về chuyên gia hay các cá nhân nổi bật, nếu cần, sẽ được sử dụng để cung cấp các thông tin cụ thể cho dự án liên quan. |
8 | Tiến độ của việc thực hiện các hoạt động hay dự án theo DOC sẽ được báo cáo thường niên lên Hội nghị Bộ trưởng ASEAN – Trung Quốc (PMC). | Không có trong bản dự thảo đầu tiên |
Việc gặp mặt hai lần/năm của JWG không được tuân thủ.
ASEAN cũng đã đưa ra dự thảo hướng dẫn tại hội nghị tháng 8/2005. Bản hướng dẫn này nhằm tạo điều kiện cho các nước ASEAN họp kín trước khi làm việc với Trung Quốc. Trung Quốc phản hồi và khẳng định rằng các tranh chấp nên được giải quyết bằng tham vấn song phương giữa các bên liên quan và không phải với ASEAN với tư cách là một khối. Do đó, JWG đã không có tiến triển gì trong vòng 6 năm tiếp theo khi Trung Quốc và ASEAN đều muốn biện hộ với cách thể hiện của ít nhất 21 bản dự thảo liên tục.
Sự cứng rắn gần đây của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông kích động phản đối cả quốc tế và khu vực. Các tranh chấp Biển Đông đã chiếm ưu thế tại Diễn đàn khu vực ASEAN năm 2010 và tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+ đầu tiên. Trung Quốc bị cô lập về mặt ngoại giao và tìm cách hạn chế thiệt hại hơn nữa bằng cách đồng ý khởi động lại Nhóm làm việc chung ASEAN – Trung Quốc đang bị tê liệt. Cuộc họp lần thứ 5 của JWG được tổ chức ở Côn Minh, Trung Quốc vào tháng 12/2010. Cuộc họp thứ 6 được tổ chức ở Medan, Indonesia vào tháng 4/2011. Tại cả 2 cuộc gặp, một điều trở nên rõ ràng tiến triển vẫn phụ thuộc vào lập trường của Trung Quốc rằng các yêu sách chủ quyền và lãnh thổ chỉ có thể được giải quyết song phương giữa các bên liên quan.
Tháng 7/2011, Các quan chức cao cấp ASEAN đã lặng lẽ bỏ đoạn gây tranh cãi ở điểm 2 trong bản dự thảo hướng dẫn đầu tiên và đưa ra một công thức xuống nước mới của Thủ tướng thông qua.Tháng 7/2011, Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc cuối cùng đã thông qua được Bản hướng dẫn Thực hiện DOC. Bản hướng dẫn này bao gồm 8 điểm cơ bản theo sau một đoạn mở đầu gồm 3 đoạn46.
Phần mở đầu xác định DOC là một văn kiện bước ngoặt ký giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc, nhấn mạnh rằng DOC không phải là một thoả thuận giữa ASEAN, với tư cách là một khối và Trung Quốc. Thứ hai, phần mở đầu tuyên bố rằng “việc thực hiện hiệu quả DOC sẽ không đóng góp vào việc thắt chặt mối quan hệ Đối tác Chiến lược vì Hoà bình và Thịnh vượng giữa ASEAN – Trung Quốc”. Đây là lý do Trung Quốc ký văn kiện này. Cuối cùng, phần mở đầu lưu ý rằng bản hướng dẫn “nhằm hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động hợp tác chung có thể có, các biện pháp và dự án như việc nêu trong DOC”. Cách thể hiện này rõ ràng cho thấy Bản hướng dẫn là mang tính khuyến nghị và không ràng buộc.
Bảng 2 ở trên đưa ra sự so sánh giữa bản dự thảo đầu tiên năm 2005 và dự thảo cuối cùng được thông qua năm 2011. Chỉ có 2 điểm khác biệt cơ bản. Điểm 2 trong bản dự thảo đầu tiên được thay đổi khá cơ bản để phù hợp với mục tiêu của Trung Quốc. Thông lệ tham vấn trước của ASEAN được thay thế với một thuật ngữ yếu hơn “để thúc đẩy đối thoại và tham vấn theo tinh thần của DOC”. Điểm 8 được bổ sung quy định rõ rằng các hoạt động và dự án được thực hiện theo DOC sẽ được thông báo cho Hội nghị Bộ trưởng ASEAN – Trung Quốc.
Ngay sau khi Bản hướng dẫn được thông qua, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đã lưu ý rằng Bản hướng dẫn này cần nhiều nỗ lực hơn nữa mới thực hiện hiệu quả được. Theo như Bộ trưởng Del Rosario, “Các yếu tố cần thiết để làm cho Bản hướng dẫn thành công vẫn chưa được hoàn thiện. Chúng ta đang mong các thành viên tham gia tuân thủ. Ngoài điều đó, không có nhiều không gian để chúng ta đối phó với hậu quả đối với các cách hành xử sai lầm”47.
Ngay sau khi Bản hướng dẫn được thông qua, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đã lưu ý rằng Bản hướng dẫn này cần nhiều nỗ lực hơn nữa mới thực hiện hiệu quả được. Theo như Bộ trưởng Del Rosario, “Các yếu tố cần thiết để làm cho Bản hướng dẫn thành công vẫn chưa được hoàn thiện. Chúng ta đang mong các thành viên tham gia tuân thủ. Ngoài điều đó, không có nhiều không gian để chúng ta đối phó với hậu quả đối với các cách hành xử sai lầm”47.
4. Những diễn biến Ngoại giao
Sau khi ASEAN và Trung Quốc thông qua Hướng dẫn DOC, đã có một sự giảm nhẹ căng thẳng về an ninh đáng chú ý vì các nước có yêu sách đã tập trung năng lượng của mình vào ngoại giao. Phần này sẽ nhấn mạnh bốn diễn biến ngoại giao chính: các cuộc thăm cấp cao đến Bắc Kinh của lãnh đạo Philippines và Việt Nam; thoả thuận giữa Trung Quốc và Việt Nam về giải quyết các vấn đề trên biển; Hội nghị các chuyên gia pháp lý ASEAN nhằm thảo luận sáng kiến về ZoPFF/C của Tổng thống Aquino; và các đối thoại an ninh – quốc phòng và thoả thuận về hợp tác quốc phòng.
Các chuyến thăm cấp cao đến Bắc Kinh. Sau khi nhậm chức Tổng thống Aquino đã nhận được lời mời thăm chính thức Trung Quốc. Chuyến thăm được thông báo là đã bị hoãn hơn một lần vì những căng thẳng ngày càng gia tăng xung quanh những xung đột lãnh thổ ở Biển Đông. Khi ASEAN và Trung Quốc thông qua Bản Hướng dẫn thực thi DOC đã dọn đường cho Tổng thống Aquino thăm Bắc Kinh. Ông đã thăm chính thức Bắc Kinh từ 30 tháng 8 đến 3 tháng 9 theo lời mời của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Tuyên bố chung sau cuộc hội đàm đã cho thấy vấn đề kinh tế là vấn đề nổi bật. Ví dụ, Aquino được đưa tin là đã mang về cho Philippines 1,3 tỷ USD trong các kế hoạch đầu tư mới48. Tuyên bố chung chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông ở đoạn cuối trong danh sách các chủ đề được bàn luận (Điểm 15 trong 17 điểm):
“Cả hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm về các tranh chấp trên biển và thống nhất sẽ không để tranh chấp biển ảnh hưởng đến toàn diện quan hệ thân thiết và hợp tác giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định cam kết của mình sẽ giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại hoà bình, để duy trì hoà bình, an ninh, ổn định và một môi trường có lợi cho sự phát triển kinh tế. Cả hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết tôn trọng và tuân theo Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông được Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN ký năm 2002”49.
Khi trở về Manila, Aquino cho biết Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ủng hộ một “thoả thuận về việc thực hiện” một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông. Theo Aquino, điều này là “rất quan trọng, bởi vì trước đây, đó chỉ là một tuyên bố chung chung về các nguyên tắc. Hiện nay đã có một mong muốn thực sự đưa các quy định và điều khoản vào thực thi”50. Tuy nhiên, Tổng thống Aquino tiếp tục thúc giục một Bộ Quy tắc Ứng xử đa phương ở Biển Đông và một thoả thuận về phân giới chính sách các vùng biển đang trong tranh chấp.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Trung Quốc từ 11-15 tháng 10 để hội đàm với Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và các quan chức cao cấp khác của Trung Quốc. Ba thoả thuận chính đã được ký: Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (giai đoạn 2011-2015); Kế hoạch phát triển hợp tác kinh tế – thương mại 5 năm (2012-2016) và một Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản là hướng dẫn giải quyết các tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc (được thảo luận bên dưới)51.
Các cuộc thảo luận giữa Hồ Cẩm Đào và Nguyễn Phú Trọng tập trung chủ yếu vào các bước tiếp theo để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc thông qua tiếp tục các chuyến thăm cao cấp, tăng cường quan hệ giữa hai Đảng (trao đổi các Uỷ ban của Ban chấp hành Trung Ương và các hội thảo về ý thức hệ), nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo chung trong việc quản lý quan hệ giữa hai đảng, đẩy mạnh quan hệ quân sự và các cơ quan thực thi pháp luật, và các linh vực hợp tác khác. Một đường dây nóng đã được thiết lập để kết nối các nhà lãnh đạo cao cấp.
Kết luận các cuộc thảo luậ, các nhà lãnh đạo đã ra một bản Tuyên bố chung tám điểm52. Không như Tuyên bố chung Trung Quốc – Philippines, Tuyên bố chung Trung Quốc – Việt Nam bao gồm một điểm đề cập cụ thể đến các vấn đề biển. Cả hai phía tái khẳng định cam kết giải quyết các vấn đề trên biển thông qua “đàm phán hữu nghị” và kiềm chế “các hành động có thể làm phức tạp tình hình hoặc làm lan rộng tranh chấp, tránh để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ giữa hai đảng, hai nước, (và) đối phó với các vấn đề nổi lên với tinh thần xây dựng, tránh làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai đảng …”. Liên quan đến quan hệ quốc phòng, Tuyên bố chung viết:
“Thứ tư, để thúc đẩy quan hệ về chiều sâu giữa hai quân đội, tăng cường liên lạc giữa các nhà lãnh đạo quân đội cao cấp của hai nước; tiếp tục tổ chức các cuộc đối thoại chiến lược hữu ích ở cấp thứ trưởng khẩn trương thiết lập đường điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhân sự và trao đổi giữa các quan chức sơ cấp; tổ chức tuần tra chung dọc biên giới trên Vịnh Bắc Bộ; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực như các chuyến thăm của tàu hải quân của hai nước”53.
Dựa vào Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc hai nhà lãnh đạo đã cam kết: tăng tốc các đàm phán về phân định các vùng biển bên ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và để thảo luận “hợp tác cùng phát triển” trong những lĩnh vực như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, thăm dò và khai thác dầu khí, và ngăn ngừa các thảm hoạ tự nhiên.
Quan trọng là cả Philippines và Việt Nam đều tìm cách cân băng quan hệ với Trung Quốc bằng cách cử Tổng thống/Chủ tịch nước đến Nhật Bản và Ấn Độ54. Tổng thống Aquino đã thăm và làm việc ở Nhật Bản từ 25-28/9, trong khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm chính thức Ấn Độ cùng thời điểm với chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng Bí thư Trọng.
Tổng thống Aquino và Thủ tướng Yoshihiki Noda hoan nghênh Hướng dẫn thực thi DOC đã được thông qua và “bày tỏ hy vọng sẽ sớm có một Bộ quy tắc Ứng xử (COC) ràng buộc về pháp lý và phù hợp với luật quốc tế”. Liên quan đến an ninh biển Tuyên bố chung Nhật Bản – Philippines khẳng định:
“Hai nhà lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng sống còn của Biển Đông vì vùng biển này kết nối thế giới với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và hoà bình và ổn định ở đây là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Vì lãnh đạo của hai nước đã chia sẻ đường giao thông trên biển, họ cũng khẳng định rằng tự do hàng hải, không cản trở thương mại, và phù hợp với luật quốc tế bao gồm UNCLOS và việc giải quyết hoà bình các tranh chấp được coi là lợi ích của cả hai nước và của toàn khu vực. Hai nhà lãnh đạo cũng có chung quan điểm là những lợi ích chung này cần phải được thúc đẩy và bảo vệ ở Biển Đông”55.
Năm 2007, Việt Nam và Ấn Độ đã nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược. Chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là để thúc đẩy hơn nữa quan hệ trong một loạt các lĩnh vực. Nhưng thời gian của hai chuyến thăm cao cấp của lãnh đạo Việt Nam đến Trung Quốc và Ấn Độ rõ ràng đưa một tín hiệu rằng Việt Nam đang tìm cách để duy trì trạng thái cân bằng trong quan hệ với bên ngoài. Tuyên bố chung cuối cùng, khi so sánh với lời lẽ của Tuyên bố chung Nhật Bản – Philippines, hoàn toàn nhẹ nhàng hơn khi nói đến các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Điểm 14 viết:
“Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định và đảm bảo an toàn, an ninh và tự do hàng hải ở vùng biển cả. Hai bên nhất trí rằng các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán hoà bình, không sử ụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực của các bên liên quan, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế, bao gồm Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển 1982 và Tuyên bố chung vê cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN – Trung Quốc năm 2002”56.
Tuy nhiên, Tuyên bố chung lại có điều khoản nào về việc tăng cường “hợp tác trong lĩnh vực xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan tương ứng để đảm bảo an ninh đường biển …” (Điểm 15).
Thoả thuận về giải quyết các vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đầu năm 2010, Trung Quốc và Việt Nam đã bắt đầu thảo luận song phương về các vấn đề biên giới với mục đích là đạt được thoả thuận về một bộ “các nguyên tắc hướng dẫn cơ bản” như là một khuôn khổ cho việc giải quyết các vấn đề trên biển. Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí thảo luận song phương về vấn đề mà không ảnh hưởng đến các bên thứ ba, như vùng nước ở cửa Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, Việt Nam và Trung Quốc còn khác biệt về vấn đề đàm phán đa phương. Theo phía Việt Nam thì:
“Các vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác như quần đảo Trường Sa thì không thể chỉ giải quyết giữa Việt Nam và Trung Quốc mà đòi hỏi có sự tham gia của các bên có liên quan khác. Đối với những vấn đề mà không chỉ liên quan đến các nước ven Biển Đông như vấn đề an toàn và an ninh hàng hải, các vấn đề này phải được đàm phán và giải quyết bởi tất cả các nước có chung lợi ích này”57.
Kết thúc vòng đàm phán thứ bảy vào ngày 1 tháng 8 năm 2011, một phát ngôn viên phía Việt Nam cho biết “hai bên đã đạt được sự đồng thuận ban đầu về một số nguyên tắc” và vòng thứ tám sẽ được tổ chức sau trong năm nay58.
Trước khi vòng tám được tổ chức, Trung Quốc và Việt Nam đã tổ chức hội nghị thường niên lần thứ năm của Ban chỉ đạo chung song phương ở Hà Nội vào 6 tháng 9. Đại diện của Trung Quốc là Uỷ viên Quốc Vụ viện Đới Bỉnh Quốc và người đồng nhiệm phía Việt Nam là Phó tướng Nguyễn Thiện Nhân. Ban Chỉ đạo chung đã xem xét tất cả các lĩnh vực trong quan hệ song phương. Hai bên đã thảo luận các yêu sách xung đột ở Biển Đông. Theo như thông cáo cuối cùng thì:
“Họ sẽ tăng tốc quá trình đàm phán và tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài có thể chấp nhận được đối với hai bên. Họ nhất trí tăng cường đàm phán về các vấn đề biển và ký thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam vào thời gian sớm nhất. Họ sẽ thúc đẩy việc thực thi Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông và tiếp tục làm việc để cố gắng sớm đạt được những tiến bộ đáng kể”59.
Trung Quốc và Việt Nam rất giỏi trong lời văn của mình, và như đã lưu ý ở trên, thứ trưởng quốc phòng của hai nước đã ký Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn việc giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc vào 11 tháng 1060. Thỏa thuận này cam kết rằng hai bên “tìm kiếm các giải pháp cơ bản và lâu dài, được cả hai phía chấp nhận cho các tranh chấp trên biển”. Trong thời gian đó, hai phía “sẽ tích cực thảo luận các biện pháp tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chính sách của mỗi bên, bao gồm nghiên cứu và thảo luận về hợp tác cùng phát triển…”. Đặc biệt, hai bên sẽ thúc đẩy đàm phán phân định vùng nước ở cửa Vịnh Bắc Bộ “và thảo luận tích cực về hợp tác cùng phát triển trong những vùng nước này” (nhấn mạnh được thêm vào). Thoả thuận cũng chỉ rõ “nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, tham vấn sẽ bao gồm tất cả các bên có liên quan khác”.
Các chuyên gia pháp lý ASEAN. Vào tháng 7, tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 44, Ngoại trưởng Philippines đã trình bày với các nhà đồng nhiệm của mình một đề xuất về một thoả thuận về một Khu vực Hoà bình, Tự do và Hợp tác ở Biển Đông. Các Bộ trưởng đã ghi nhận đề xuất này và chuyển nó sang một cuộc họp của các quan chức cao cấp ASEAN và các chuyên gia pháp lý để xem xét61. Để chuẩn bị cho cuộc họp này, Bộ Ngoại giao Philippines đã đưa ra một đề xuất nhằm “khoanh vùng” cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đê phân biệt các vùng này với những vùng không tranh chấp. Theo như đề xuất của Bộ Ngoại giao “sự phân vùng sẽ là thực hiện trên thực tế” gác tranh chấp lãnh thổ” và mở đường cho sự hợp tác hiệu quả và ý nghĩa giữa các nước có yêu sách ở Biển Tây Philippines hay Biển Đông”62.
Một hội nghị các chuyên gia pháp lý ASEAN đã được tổ chức ở Manila từ 22-23 tháng 9. Hội nghị này là một phần nỗ lực của Philippines nhằm hình thành một mặt trận thống nhất để đối phó với Trung Quốc63. Ngoại trừ Campuchia và Lào, tất cả các nước ASEAN khác đều có đại diện. Hội nghị này đã tổ chức thảo luận sâu rộng về sáng kiến ZoPFF/C của Philippines và đã quyết định chuyển đề xuất này sang Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN sắp tới để xem xét. Theo Ngoại trưởng Del Rosario thì “Để DOC trở nên hiệu quả, một khuôn khổ khả thi để hợp tác chung ở Biển Tây Philippines, như ZoPFF/C, sẽ được xem xét như la một điều bắt buộc”64. Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN được kỳ vọng là sẽ kiến nghị lên các Bộ trưởng trước khi Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 được tổ chức ở Bali vào tháng 11.
Các đối thoại quốc phòng và các thoả thuận hợp tác quốc phòng. Việt Nam có đối thoại quốc phòng đã tồn tại từ lâu với Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Trong những năm gần đây, các vấn đề an ninh biển nói chung và tranh chấp ở Biển Đông nói riêng là những vấn đè nổi bật. Trong trường hợp của Việt Nam dường như rõ ràng là Hà Nội đã sử dụng các cuộc đối thoại quốc phòng với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ để chống lại sự cứng rắn của Trung Quốc.
Việt Nam và Mỹ. Việt Nam tổ chức hai cuộc đối thoại với Mỹ. Đầu tiên là một đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng được tổ chức giữa Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Ngoại giao Việt Nam ở cấp thứ trưởng. Thứ hai và là đối thoại mới hơn, là đối thoại chính sách quốc phòng được tổ chức giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Việt Nam ở cấp thứ trưởng. Phần ở dưới sẽ thảo luận từng đối thoại cũng như các diễn biến chính trong hợp tác quốc phòng song phương trong nửa sau của năm 2011.
Ngày 17 tháng 6, Mỹ và Việt Nam đã tổ chức Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng lần thứ 4 ở cấp thứ trưởng. Chương trình nghị sự bao gồm chống phổ biến vũ khí huỷ diệt, chống khủng bố, chống ma tuý, thống kê POW-MIA (tù nhân chiến tranh và quân nhân mất tích – nd), vấn đề chất độc màu da cam (dioxin), hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, và “các lĩnh vực hợp tác quốc phòng và an ninh khác”, bao gồm gìn giữ hoà bình và an ninh biển65. Biên bản báo chí (Media note) được ra cuối hội đàm bao gồm bốn đoạn, đoạn dài nhất là nói về vấn đê Biển Đông. Biên bản báo chí viết:
“Các đại biểu từ hai phía đã thảo luận những diễn biến gần đây ở Biển Đông. Hai bên nhận định rằng việc duy trì hoà bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế và mọi tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua một tiến trình hợp tác ngoại giao mà không có sự ép buộc hay sử dụng vũ lực. Hai bên cho rằng các yêu sách chủ quyền và cùng với các yêu sách về vùng biển phải phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 và khuyến khích các bên đạt được thoả thuận về một bộ quy tắc ứng xử đầy đủ. Phía Mỹ tái khẳng định rằng vụ việc trong những tháng gần đây không thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực, và bày tỏ quan ngại về an ninh biển, đặc biệt liên quan đến tự do hàng hải, không cản trở phát triển kinh tế và thương mại phù hợp với các điều kiện pháp lý và tôn trọng luật quốc tế”66.
Tháng sau đó Việt Nam và Mỹ đã tổ chức các hoạt động trao đổi hải quân ở cảng Đà Nẵng. Các hoạt động này bao gồm dự án cộng đồng (các dịch vụ y tế và nha khoa), và đào tạo trong lĩnh vực tìm kiếm và cứu hộ, kiểm soát thiệt hại, và lặn và cứu hộ67. Không cuộc tập trận hải quân chính thức nào được tiến hành.
Các hoạt động hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt khác bao gồm việc ký kết một thoả thuận về đối tác quân y vào 1 tháng 8, thoả thuận hợp tác quân sự chính thức đầu tiên giữa hai nước68. Vào 5 tháng 8, Phó Đô đốc Scott Buskirk, Tư lệnh của Hạm đội 7 của Mỹ đã thăm Hà Nội để thảo luận với Trung Tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng69. Vào 13 tháng 8, tàu sân bay USS Georgr Washington đã tổ chức một chuyến thăm cho các quan chức Việt Nam khi tàu này quá cảnh ở Biển Đông70. Vào 16 tháng 8, tàu USNS Richard E. Byrd đã thực hiện một chuyến thăm chưa có tiền lệ đến Cảng Cam Ranh trong một tuần để “bảo trì và sửa chữa định kỳ”. Đầy là lần thứ ba xưởng tàu của Việt Nma cung cấp dịch vụ bảo trì cho các tàu của Bộ Tư lệnh Hải vạn Quân sự Hoa Kỳ (US Military Sealift Command)71.
Ngày 19 tháng 9, Mỹ và Việt Nam đã tổ chức Đối thoại Chính sách Quốc phòng lần thứ hai ở Washington. DC. Đại diện phía Mỹ là Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Robert Scher, đại diện phía Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh. Hai bên đã ký một Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng bao gôm việc thiết lập một cơ chế đối thoại cấp cao giữa hia bộ quốc phòng, an ninh biển, tìm kiếm và cứu nạn, nghiên cứu việc giữ gìn hoà bình của Liên Hợp Quốc và hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai72. Cuối cùng, ngày 24 tháng 8, Thượng Nghị sĩ Jim Webb đã tiết lộ rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu khả năng dỡ bỏ hạn chế về luật pháp việc bán công nghệ quân sự cho Việt Nam73.
Việt Nam và Trung Quốc. Vào ngày 28 tháng 8, Trung Quốc và Việt Nam đã tổ chức Đối thoại Chiến lược Quốc phòng – An ninh lần thứ hai ở cấp bộ trưởng ở Bắc Kinh74. Thượng Tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã tiếp đón người đồng nhiệm, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Hai tướng đã nhất trí thúc đẩy trao đổi các đoàn quân sự, mở đường dây nóng giữa hai bộ quốc phòng, và mở rộng đào tạo quân sự. Tướng Mã cho rằng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là “vấn đề khó khăn và nhạy cảm nhất” trong quan hệ song phương. Tướng Vịnh trả lời bằng việc tuyên bố Việt Nam sẵn sàng “hợp tác phát triển chung với Trung Quốc ở những khu vực tranh chấp thực sự” phù hợp với luật quốc tế và lợi ích của cả hai bên. Tướng Vịnh cũng nhấn mạnh rằng có ba hướng liên quan mật thiết với vấn đề Biển Đông: “tuyên bố chủ quyền của các quốc gia có liên quan, giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt Nam và Trung Quốc và giải quyết các vấn đề ở các diễn đàn đa phương”75.
Việt Nam – Ấn Độ. Vào 14 tháng 9, Ấn Độ và Việt Nam đã tổ chức Đối thoại An ninh lần thứ sáu ở cấp thứ trưởng tại Hà Nội. Đại diện của Ấn Độ là Thứ trưởng Quốc phòng Shashi Kant Sharma, trong khi Thứ trưởng Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đại diện cho Việt Nam. Trong quá trình thảo luận, hai bên thống nhất sẽ tăng cường trao đổi các phái đoàn, thông tin, đào tạo và công nghệ thông tin. Hai bên cũng thảo luận việc thiết lập một cơ chế để tăng cường hợp tác hải quân, không quân, lục quân và các vấn đề công nghiệp quốc phòng76. Truyền thông cho rằng Ấn Độ đang cân nhắc yêu cầu của Việt Nam trong việc đào tạo nhân sự để vận hành tàu ngầm lớp Kilo77. Tướng Vịnh đã trở lại Ấn Độ vào tháng 10 trong một phái đoàn đi cùng Chủ tịch nước Sang. Tướng Vịnh một lần nữa lại gặp Thứ trưởng Sharma, người đã tái khẳng định Ấn Độ sẵn sàng trợ giúp Việt Nam trong các lĩnh vực đào tạo quân đội, phát triển nguồn nhân lực và trao đổi thông tin78.
Việt Nam và Nhật Bản. Vào 24 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Việt Nam đã ký một bản ghi nhớ về việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng. Bản ghi nhớ bao gồm các điều khoản về hội đàm quốc phòng thường xuyên ở cấp thứ trưởng, các chuyến thăm lẫn nhau ở cấp bộ trưởng, và trao đổi giữa Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo các quan chức Nhật Bản, hai Bộ trưởng đã thảo luận các vụ việc trên biển liên quan đến việc Trung Quốc cản trở các hoạt động trên biển. Bản ghi nhớ là một phần “để kiềm chế sự cứng rắn ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông”79.
Philippines và Mỹ. Philippines và Mỹ đã tổ chức tham vấn quốc phòng thông qua hai cơ chế song phương là Uỷ ban Quốc phòng chung, được thành lập theo Hiệp ước Quốc phòng chung, và Uỷ ban trao đổi an ninh. Hai Uỷ ban này tổ chức các cuộc họp thường niên lần lượt ở từng nước. Uỷ ban Quốc phòng chung được đồng chủ toạ bởi Tư Lệnh Thái Bình Dương Mỹ và Tổng Tư lệnh AFP, tập trung chủ yếu vào các vấn đề quốc phòng truyền thống. Uỷ ban trao đổi an ninh nằm trong một tổ chức tham vấn và liên lạc, tập trung vào các vấn đề an ninh phi truyền thống, bao gồm an ninh và an toàn hàng hải. Cuộc họp lần thứ 52 của Uỷ ban Quốc phòng chung và lần thứ 5 của Uỷ ban trao đổi an ninh được tổ chức ở Hawaii từ 15-16 tháng 8. Các vấn đề được thảo luận như quốc phòng, an ninh biển (bao gồm cả việc buôn bán thiết bị), chống vũ khí, an ninh mạng và ứng phó với thảm hoạ.
Vào tháng 6-7, Philippines và Mỹ đã tổ chức Phối hợp Huấn luyện và Sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT) trong 11 ngày ở vùng biển Puerto Princesa, tỉnh Palawan. Cuộc diễn tập này bao gồm ngăn chặn, tuần tra và bắn đạn thật80. Philippines và Mỹ đã tổ chức một loạt các cuộc diễn tập quân sự chung khác từ 27-28 tháng 10. Những cuộc tập trận này, bao gồm 3000 lính thuỷ đánh bộ, được tổ chức ở nhiều địa điểm xung quanh Biển Đông như gần bãi Scarborough (đối diện tỉnh Zambales) và phía tỉnh Palawan. Cuộc tập trận ở phía tây tỉnh Palawan bao gồm một cuộc đổ bộ tấn công nhằm bảo vệ một vị trí đổ bộ. Các lĩnh vực khác của tập trận chung bao gồm bắn đạn thật, phái đoàn y tế và các dự án hoạt động dân sự81.
Philippines và Nhật Bản. Như một hệ luỵ của sự cứng rắn của Trung Quốc năm 2011, Philippines đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nhật Bản và Việt Nam cùng với hiệp ước đồng minh với Mỹ. Vào tháng 9, trong chuyến thăm Tokyo của mình, Tổng thống Aquino và Thủ tướng Nhật Noda đã nhất trí tăng cường quan hệ an ninh trên biển bằng các tổ chức thường xuyên các đối thoại quốc phòng cấp cao, và đẩy mạnh hợp tác giữa Cảnh sát Biển và “các cơ quan liên quan đến quốc phòng” của cả hai nước. Thủ tướng Noda đã nhất trí tăng cường sự tham gia của Cảnh sát biển Nhật Bản trong việc đào tạo cho phía đồng nhiệm Philippines82.
Philippines và Việt Nam. Trong năm 2011, Philippines đã tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam trên cơ sở Hiệp định Hợp tác quốc phòng ký tháng 10 năm 2010. Vào tháng 9, Tướng Oban, Tổng Tư lệnh AFP, đã thăm Hà Nội để thảo luận với đồng nhiệm, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ. Hai Tướng đã nhất trí đẩy mạnh trao đổi các phái đoàn và tin tức, thiết lập một đường dây nóng, và hợp tác trong tuần tra trên biển và tìm kiếm và cứu hộ83. Những vấn đề này là chủ đề thảo luận tại phiên họp cấp bộ trưởng lần thứ sáu của Uỷ ban Hợp tác Philippines – Việt Nam tại Hà Nội vào 7 tháng 1084. Hai Bộ trưởng Ngoại giao đã nhất trí đẩy mạnh đàm phán về thoả thuận chia sẻ thông tin, tăng cường liên lạc giữa hải quân hai nước, và thiết lập một đường dây nóng giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines. Hai Bộ trưởng cũng ghi nhận những tiến bộ đạt được trong cuộc họp lần thứ 7 của nhóm làm việc chung về các vấn đề biển và đại dương và hội nghị lần đầu tiên của Uỷ ban chung về biển và đại dương ở cấp thứ trưởng ngoại giao vào năm 2012.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm chính thức Philippines từ 26-28 tháng 10. Trong chuyến thăm hai bên đã đạt được thoả thuận giữa Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và Cảnh sát biển Việt Nam nhằm tăng cường các quy định của việc thực thi luật biển trong vùng biển mỗi nước85. Thoả thuận này cũng bao gồm điều khoản về một đường dây nóng. Một Bản ghi nhớ đã được ký kết giữa Hải quân hai nước nhằm tăng cường hợp tác chung và chia sẻ thông tin liên quan đến tìm kiếm và cứu nạn, quy trình cảnh báo thảm hoạ tự nhiên và “các vấn đề an ninh biển khác”.
Trogn một bản thông cáo báo chí chung, Tổng thống Philippines và Chủ tịch nước Việt Nam đều kêu gọi thực hiện đầy đủ DOC trong các vùng tranh chấp. Chủ tịch Sang lên tiếng ủng hộ sáng kiến ZoPFF/C của Philippines86. Tổng thống Aquino cũng kêu gọi đầu tư của Việt Nam và lĩnh vực dầu khí và Chủ tịch Sang đã cho biết Việt Nam sẵn sàng xem xét vấn đề này87.
5. Xu hướng an ninh ảnh hưởng đến giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ
Để thực hiện Nguyên tắc hướng dẫn thực hiện DOC và Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản liên quan đến tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, mỗi bên ký kết phải thể hiện thiện chí và ý chí chính trị tôn trọng triệt để câu chữ và tinh thần của các thoả thuận này. Tiến triển trong các biện pháp xây dựng lòng tin và tự kiềm chế theo tinh thần DOC, được hy vọng, sẽ thúc đẩy các chuẩn mực củng cố các cơ chế pháp lý và kiềm chế hành vi của các quốc gia. Xu hướng tích cực này có thể chuẩn bị cho một Bộ Quy tắc ứng xử ràng buộc.
Kết luận nào chỉ ra sáu xu hướng lớn sẽ thách thức nếu không muốn nói là phá hoại các nỗ lực ngoại giao để biến Biển Đông thành một Khu vực Hoà bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác nếu không quản lý một cách đúng đắn. Các xu hướng đó là:
1. Các nỗ lực ngày càng nhiều để thăm dò và sản xuất dầu khí trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông của tất cả các quốc gia có yêu sách sẽ làm gia tăng căng thẳng. Điều này được thể hiện gần đây nhất bằng việc Trung Quốc phản đối Việt Nam cấp quyền thăm dò dầu khí cho Công ty ONGC-VL của Ấn Độ. Hơn nữa, dự án xây dựng dàn khoan thăm dò dầu lớn của Trung Quốc ở Biển Đông với khả năng có quân đội hộ tống càng làm gia tăng quan ngại ở Philippines.
2. Sự phát triển sức mạnh của các cơ quan thực thi luật trên biển của Trung Quốc để thực thi quyền tài phán của Bắc Kinh ở Biển Đông sẽ gây ra những vụ việc thường xuyên hơn liên quan đến nghề cá và hoạt động của các tàu thăm dò dầu trong các vùng biển được Việt Nam và Philippines yêu sách.
3. Hiện đại hoá lực lượng quân đội đã và sẽ vẫn tiếp tục dẫn đến việc cho ra đời nhiều loại tàu chiến được trang bị hệ thống vũ khí và công nghệ mới. Sự gia tăng thu mua tàu ngầm sẽ gây bất ổn định tiềm tàng. Tóm lại, tuyến đường biển khu vực “đang trở nên ngày càng đông đúc, tranh chấp và dễ bị tổn thương đối với xung đột vũ trang”88. Tốc độ hiện đại hoá quân đội nhanh chóng của Trung Quốc, cùng với cách ứng xử cứng rắn ở Biển Đông, đã dẫn đến việc một số nước Đông Nam Á cũng thực hiện các chương trình hiện đại hoá quân đội của chính mình để phát triển khả năng chống can thiệp và phong toả khu vực (anti-access/area-denila) trực tiếp nhằm vào Trung Quốc.
Năm 1995 Philippines đã đưa vào luật Đạo luật Hiện đại hoá các lực lượng vũ trang nhằm mục đích hiện đại hoá AFP trong mười lăm năm với tổng kinh phí 331 tỷ Peso. Quốc hội Philippines đã không thể thông qua và do đó AFP đã không đủ vốn. Chính quyền Aquino đã giải quyết sự bỏ bê này bằng dùng 11 tỷ Peso trong năm 2011 để hỗ trợ chương trình nâng cấp quân đội. 8 tỷ trong số này sẽ lấy từ dự án khí tự nhiên Malampaya và 3 tỷ còn lại lấy từ quỹ hiện tại của AFP89. Bắt đầu từ năm 2012, chính phủ sẽ thực hiện một chương trình hiện đại hoá năm năm tổng kinh phí 40 tỷ Peso (hoặc 8 tỷ Peso mỗi năm).
Đặc biệt là, ngay sau chuyến thăm Bắc Kinh của Aquino, Tổng thống đã tuyên bố dùng 4,95 tỷ Peso (118 triệu USD) để cung cấp cho ngân sách quốc phòng90. Những quỹ này được đánh dấu bằng việc mua một tàu tuần tra trên biển, sáu máy bay trực thăng và các thiết bị quân sự khác để đảm bảo an ninh cho Dự án Khí gas và Năng lượng Malampaya ở vùng biển tranh chấp ngoài khơi Palawan. Tàu US Coast Guard Weather Endurance Cutter, Gregario Del Pilar, sẽ hoạt động từ Palawan ở Bộ tư lệnh phía Tây với nhiệm vụ là bảo vệ Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Chiếc tàu này sẽ được trang bị hệ thống rađa hiện đại hơn và đang được xem xét để trang bị tên lửa chống tàu.
Hiện tại các quan chức Philippines đã bắt đầu một “danh sách mong muốn” các thiết bị mới bao gồm: rađa bờ biển, máy bay tuần tra cự li dài, tàu hậu cần chiến lược, tàu tuần tra ngoài khơi, trực thăng trên biển, rađa phòng không, sáu đào tạo viên máy bay phản lực, máy bay tấn công bề mặt, tên lửa chống tàu và một tàu ngầm91.
Trái ngược với Philippines, Việt Nam đã khởi động một chương trình mạnh mẽ hơn trong việc hiện đại hoá lực lượng quân sự của mình. Năm 2011, nước này đã nhận bốn máy bay phản lực đa nhiệm Su-30MK2, hai tàu khu trực dẫn tên lửa Gephard, hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu trên bộ thứ hai của mình và hai Tàu tuần tra lớp Svetlyak92. Tháng 10, trong chuyến thăm của Chủ tịch Sang đến Ấn Độ, truyền thông trong nước đưa tin rằng Ấn Độ đang chuẩn bị bán cho Việt Nam tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp siêu âm BrahMos93. Cũng trong tháng đó, trong khi thăm Hà Lan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ mong muốn mua hai đến bốn tàu hộ tống lớp Sigma94. Việt Nam hiện nay đã đặt mười sáu hoặc hơn máy bay phản lực Su-30MK2 và sẽ nhận sáu tàu ngầm lớp Kilo truyền thống vào năm 201495. Ngoài ra vào tháng 10, Việt Nam đã chính thức hạ thuỷ tàu chiến tự đóng96.
Việc mua tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam là một phần trong xu hướng hiện đại hoá hải quân của khu vực. Trung Quốc có hạm đội tàu ngầm lớn nhất (hơn 60 chiếc) và có kế hoạch mở rộng số lượng này bao gồm tàu ngầm tấn công hạt nhân 095 (SSN) và loại 094 (lớp JIN) tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân (SSBN). Trung Quốc được cho là sẽ đặt cơ sở của cả hai tàu ngầm tên lửa đạn đạo và tấn công ở Căn cứ hải quân Yulin ở đảo Hải Nam.
Indonesia, nước đầu tiên ở Đông Nam Á có được tàu ngầm, đang xem xét thay thế các tàu này bằng các mẫu của Hàn Quốc mới hơn. Singapore đã nâng cấp hạm đội của mình lên bao gồm hai tàu ngầm lớp Archer, trong khi Malaysia đã có hai tàu ngầm lớp Scorpene. Cả tàu ngầm của Malaysia và Singapore đều được trang bị hệ thống phản lực độc lập. Brunei đã nhận các tàu tuần tra cao tốc được trang bị tên lửa Excoet.
4. Việc Mỹ quay trở lại ở châu Á – Thái Bình Dương được nhiều nước Đông Nam Á hoan nghênh như một sự đóng góp tích cực cho ổn định của khu vực. Tuy nhiên sự tham gia của Mỹ sẽ gây ra sự cạnh tranh nếu không phải là sự thù địch trong quan hệ của nước này với Trung Quốc. Trung Quốc chắc chắn sẽ nhìn nhận dàn xếp xây dựng căn cứ ở Australia để bảo vệ tuyến giao thông đường biển Indo – Thái Bình Dương và việc Mỹ đặt tàu chiến ven biển ở Singapore như một nỗ lực nhằm kiềm chế ảnh hưởng và sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực.
5. Nhật Bản và Ấn Độ đang đóng vai trò ngày càng gia tăng trong an ninh khu vực để phản ứng lại sự cứng rắn của Trung Quốc. Cũng như với Mỹ, việc Nhật Bản và Ấn Độ tăng cường dính líu sẽ được nhiều quốc gia trong khu vực hoan nghênh nhưng không phải là Trung Quốc. Đặc biệt nếu quan hệ ba bên giữa Mỹ, Nhật và Ấn đạt được lực kéo vào hợp tác bốn bên bao gồm cả Australia.
6. Sự phát triển của kiến trúc an ninh khu vực mới – tiến trình Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng và sự mở rộng của Cấp cao Đông Nam Á – đã thể hiện cam kết dính líu vừa phải của các cường quốc chủ yếu vào Đông Nam Á. Tuy nhiên, khả năng của các thể chế đa phương khu vực để nhận được mặt tốt về an ninh là phụ thuộc không chỉ vào khả năng của ASEAN để duy trì sự đoàn kết và cố kết như một động lực trung tâm mà còn vào cả sự sẵn sàng của các cường quốc để đóng vai trò mang tính xây dựng.
Bất cứ xu hướng nào nói trên cũng có thể dẫn đến căng thẳng về an ninh ngày càng gia tăng trong khu vực, trong đó chính trị thực dụng có thể được kỳ vọng sẽ là chế độ pháp lý chính. Trong trường hợp như vâyh Hướng dẫn thực thi DOC sẽ là không đủ để quản lý các căng thẳng an ninh nổi lên từ các tranh chấp ở Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét