23.12.11

Nhìn Bẩy Tưởng Ba


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - RFA

Khi bạn lên vùng cao, bế các cháu
bé lên, sẽ thấy chúng nhẹ bỗng.
Tiế́n sĩ Trần Đăng Tuấn
Đến Bắc Hàn, du khách đều bàng hoàng vì cảnh tượng “nhìn bẩy tưởng ba.” Con nít ở xứ sở này, tuy đã 7 tuổi nhưng phần lớn trông cứ nhỏ tí như những đứa bé vừa mới ... vừa lên ba!
Nhân loại, nói chung, ở đâu cũng vậy. Khi gặp phải nạn đói thì trẻ thơ bao giờ cũng là những nạn nhân đầu tiên. Tuy nhiên, đói tới cỡ “nhìn bẩy tưởng ba” thì trong lịch sử loài người (có lẽ) là một kinh nghiệm hoàn toàn mới, chỉ mới có ở Bắc Hàn, vào thời đại... văn minh đến độ tột cùng của chúng ta!
Đến Bắc Hàn, du khách đều bàng hoàng vì cảnh tượng “nhìn bẩy tưởng ba.” Con nít ở xứ sở này, tuy đã 7 tuổi nhưng phần lớn trông cứ nhỏ tí như những đứa bé vừa mới ... vừa lên ba!
Nhân loại, nói chung, ở đâu cũng vậy. Khi gặp phải nạn đói thì trẻ thơ bao giờ cũng là những nạn nhân đầu tiên. Tuy nhiên, đói tới cỡ “nhìn bẩy tưởng ba” thì trong lịch sử loài người (có lẽ) là một kinh nghiệm hoàn toàn mới, chỉ mới có ở Bắc Hàn, vào thời đại... văn minh đến độ tột cùng của chúng ta!
Trẻ con Bắc Hàn. Nguồn ảnh: VOA
Đây là hậu quả của sự đói góp, trải dài qua đôi ba thế hệ liên tiếp, mới tạo ra hậu quả thảm thương (nhìn bẩy tưởng ba)như thế. Bất cứ ai, còn có chút từ tâm – chắc chắn – đều phải cảm thấy bất an (và hổ thẹn) vì một phần nhân loại phải chịu đói khát đến như vậy mà mình hoàn toàn dửng dưng, hay đành bất lực!
Tuy ở mức độ ít trầm trọng hơn nhưng nạn suy dinh dưỡng trầm trọng cũng đang xẩy ra tại Việt Nam mà nạn nhân đầu tiên, hiển nhiên,  cũng là những đứa bé thơ – ở rải rác nhiều nơi –  trên xứ sở này. Sau một chuyến đi thăm những trẻ em ở vùng cao, bà Phạm Thái Hà(Tổng Giám đốc Hệ thống lập trình viên Quốc tế Bachkhoa-Aptech) đã nói với phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam rằng: “Nhìn cảnh một học sinh chẳng khác nào những đứa trẻ lớp 1 ở vùng quê nhưng hỏi ra mới biết em đã 11 – 12 tuổi mà lòng tôi quặn thắt.”
Nước mình nghèo nhưng có đến mức này không?
Người đặt câu hỏi thượng dẫn là tiến sĩ Trần Đăng Tuấn. Ông cũng là người tìm ra câu trả lời – không bằng thống kê, hay công trình nghiên cứu gì ráo trọi – qua một chuyến đi, vào hôm 23  tháng 9 vừa năm 2011vừa qua:
Sáng nay, lần đầu tiên lên Suối Giàng (Yên Bái), xe lên đến trung tâm xã Suối Giàng, thế nào lại đỗ ngay trước cửa trường học. Mấy trăm đứa trẻ con đang tập thể dục. Ngay cạnh đó là mấy dãy nhà nội trú. Không hiểu sao, cứ nhìn thấy trẻ con miền núi là mình mê...
 Cậu chủ  quán trước cửa trường, có vợ là giáo viên, cho biết: Trường tiểu học có 80 đứa nội trú. Phải có từ 100 đứa nội trú trở lên mới có chế độ hỗ trợ của nhà nước. Khu nội trú này dân nuôi hoàn toàn. Cha mẹ góp 2kg gạo/tuần, 5.000 đồng tiền thức ăn/tuần.
Tuổi thơ trong lòng cách mạng.
 Bọn mình không tin, cứ  lục vấn mãi: Sao lại 5.000đ thì chúng nó ăn uống kiểu gì?. Cậu ta cứ khăng khăng đúng thế, đúng thế. Vừa lúc có một bác H.Mông xách xô nước đi ngang, cậu chủ quán bảo: Đấy, ông này nấu cơm cho chúng nó đó.”
Thế là bọn mình đi theo luôn. Trèo tắt qua mấy dãy nhà trên đồi, đi thẳng vào cổng Ủy ban Xã Suối Giàng, rồi vòng ra sau nhà Ủy ban, thì có cái lều tường che gỗ ván, giữa có cái bếp đang đỏ lửa, ngoài cửa có cái chậu tắm lớn đầy những cái bát to bẩn chưa rửa. Trong bếp ngoài nồi cơm đang nấu, một nồi nữa chắc để nấu canh, còn thì chẳng có đồ đạc gì cả.
- 80 đứa chỉ ăn cái nồi cơm này đủ à?
Bác H Mông: Nồi to lắm đấy, 13 - 14 cân gạo mới đầy đấy.
- Thế ăn cơm với cái gì?
Bác H Mông: Với canh rau...
Bây giờ mới nhìn ra chỗ tối tối, có mấy bó rau cải bé tẹo, mà lại đã úa vàng một nửa. Không hiểu canh nấu với gì, vì mắm muối giấu ở đâu, chứ không có trong bếp.
- Sao ít rau thế ?
Bác H Mông: Ừ, không đủ đâu, phải mua thêm nữa đấy.
- Thế có thịt cá ăn bao giờ không ?
Bác H Mông: Không có đâu, bao giờ bố mẹ đóng thêm tiền thì mua cho ăn một bữa có thịt.
Một nồi cơm (hy vọng là đủ) và một nồi canh rau cải (gồm xô nước vừa được xách lên, mấy bó rau, chắc ít muối, mắm, dầu mỡ cho vào nữa- nhưng quả thật bọn mình không thấy chúng được cất chỗ nào, chắc không có trong bếp vì sợ chó mèo hay ăn trộm chăng?) - Đó là bữa ăn trưa cho 80 mầm non của đất nước vào ngày 22 tháng 9 năm 2011, tức là khi đất nước đã bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, là sau một năm tưng bừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, là năm đầu của nhiệm kỳ Đại Hội 11...
“ Bọn mình nói: Trưa nay bác mua thịt cho chúng nó ăn được không? Bạn mình đưa ít tiền. Mình đưa thêm nữaSống thì chắc được thôi, nhưng mình nghĩ học khó vào lắm. Hồi đi học, lúc nào mình cũng muốn ăn, dù bố mẹ nuôi nấng đầy đủ hơn bọn trẻ con hàng xóm nhiều. Khi đi bắt đầu đi học đại học ở Thanh xuân, cả ngày thấy đói. Ăn tập thể, xong bữa, rửa bát cầm về, dọc đường từ nhà ăn đến phòng ở đã thấy thèm ăn nữa. Ngồi trên lớp ,lúc nào cũng nghĩ đến ăn…
Cái đói của thế hệ Trần Đăng Tuấn ai cũng có thể chỉ ra được nguyên nhân là vì đất nước đang ở vào thời chiến. Còn cái đói của người Việt hôm nay thì nguyên do, ngó bộ, hơi khó hiểu hơn. Mà nạn nhân cũng không nhất thiết chỉ là những trẻ thơ ở miền núi, theo như phản hồi của ông Nguyễn Khiêm Ý, bên dưới bài viết thượng dẫn:
Tỉnh Quảng Nam cũng còn nghèo, nghèo lắm bạn ơi. Tuy không đến nỗi 5k một tuần nhưng những vùng miền núi vẫn có lắm lắm học sinh phải chịu cảnh bụng đói đến lớp. Nói chi xa, ngay cả trong các giáo viên ở TP Đà Nẵng vẫn có cảnh 3 người một quả trứng gà cơ.
Trong lúc tiến sĩ Trần Đăng Tuấn ghé thăm Suối Giàng, ca sĩ Thái Thùy Linh cũng thực hiện một chuyến đi (khó quên) khác đến Nậm Mười:
“... chuyến đi đó đã thay đổi đáng kể cuộc sống của tôi.Những con số tôi biết được sau chuyến đi ngắn ngủi đã ám ảnh tôi từng giờ sau khi về Hà Nội. Tôi không phải là người dễ bày tỏ sự mềm yếu cho người khác biết. Nhưng sự thật là ngay đêm đầu tiên về nhà và nằm ôm con gái, tôi đã khóc. Nghẹn lòng khi nghĩ tới thằng cu Mấy hai tuổi rưỡi ở Nậm Mười, còn chưa bằng tuổi con gái tôi, ngày qua ngày ăn cơm độn sắn và một mình đi bộ 03 km đến trường. ..Tôi đã quay trở lại Nậm Mười sau chưa đầy hai tuần. Không phải với tư cách một người nổi tiếng.
Cùng với bốn người em, người bạn là dân nhiếp ảnh, chúng tôi đã có 03 ngày làm việc quần quật theo đúng nghĩa, lấy số liệu, chụp ảnh, ghi hình một cách chân thực nhất thực trạng cuộc sống, sự ĂN và HỌC của các em học sinh bán trú ở Nậm Mười, từ mầm non, tiểu học đến THCS, làm tư liệu chuẩn bị cho một chiến dịch vận động lâu dài mà tôi sẽ trình bày trong ít ngày tới đây.
Nhưng, ngay lúc này, có một sự thật, có một việc cần có phương án giải quyết ngay: 100% học sinh dân tộc tại xã Nậm Mười đang thiếu áo rét...
Các bạn mến,
Chỉ chưa đầy hai tuần nữa thôi, Nậm Mười sẽ rét. Và 561 học sinh nơi đây đang cần những áo ấm, những quần dài, những tất, những khăn, những mũ, những thứ đồ cũ trong tủ mà mỗi mùa đông các bạn chưa kịp giải tán, hoặc không mặc nữa nhưng vì thấy còn lành lặn nên chưa nỡ vứt đi.
3 hay 7 ? Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng
Người Việt đói rách cùng quẫn đến thế mà theo nhà văn Ngô Minh thì “chúng ta đang xẻ thịt tổ quốc của mình để sống”:
“ 20 năm qua có rất nhiều ‘phong trào’ bán tài nguyên để ‘làm ngân sách’ xảy ra rầm rộ. Như khai thác gỗ rừng để xuất khẩu ồ ạt. Quốc doanh khai thác xuất khẩu, ‘hợp tác xã’ khác thác xuất khẩu, tư nhân núp bóng nhà nước khai thác, xuất khẩu…Gỗ cứ kìn kìn từ rừng miền Trung, rừng Tây Nguyên đổ về  các cảng biển. Các đầu nậu gỗ, những người cấp phép khai thác gỗ, cấp quota xuất khẩu gỗ giàu lên  từng ngày một. Đến khi ‘ngộ ra’, ban hành lệnh cấm, thì rừng đã bị ‘bán ăn’ gần hết. Thế là lại phải ‘làm dự án’ trồng 5 triệu hec-ta rừng gần chục năm nay vẫn không thành .”
Nguồn ảnh: ngominhblog
“ Hết rừng rồi thì bán đất rừng. Hơn 300.000 héc ta rừng đầu nguồn đã bị các tỉnh bán cho doanh nhân Trung Quốc khai thác 50 năm. Nghĩa là  50 năm năm , chúng muốn biến  mảnh đất rừng đó thành căn cứ quân sự, lô cốt, hầm ngầm.v.v… là quyền của họ...”
Người bán gỗ, bán than, thì  có kẻ lại bán núi, bán  đất ruộng làm giàu. Xem ra bán núi bán đất dễ giàu có hơn. Trong những chuyến đi thực tế ở vùng Đông Bác hay Thanh Hóa, Ninh Bình…, tôi thấy nhiều ngọn núi bị san bằng trơ trọi, để khai thác đá sản xuất xi măng, đá xây dựng. Bây gìờ tỉnh nào cũng hai ba nhà máy xi măng, hàng chục công trường  khái thác đá hàng ngày ra sức san phá núi. Có tỉnh bán luôn cả ngọn núi cho nước ngoài làm xi măng, không chỉ bán phần dương mà còn bán cả phần âm tới 30 mét sâu, nghĩa là 50 năm sau, núi thành hồ ! Hình sông thế núi Việt Nam ngàn đời hũng vĩ , bây giờ đang  bị xẻ thịt nham nhở.  Liệu con cháu  tương lai sẽ sống như thế nào, có còn hình dung ra nước non Việt tươi đẹp xưa nữa không, khi mà quanh chúng núi non bị  gậm nhấm, thân thể Tổ Quốc ghẻ lở, xác xơ ? Tài nguyên của mình, nước ngoài đến khai thác rồi chế biến thành sản phẩm xuất khẩu của họ, trong lúc hình hài non sông bị xâm hại. ‘Bán núi’ để ăn như thế có đau núi quá không? “
 Sông núi có đau đớn quá không ? Câu hỏi đớn đau này, một kẻ tha phương cầu thực (như tôi) không dám lạm bàn nhưng cứ theo những tường thuật nêu trên thì e rằng viễn ảnh nhìn bẩy tưởng ba (rồi ra) cũng sẽ xẩy ra ở Việt Nam –  trong tương lai gần, bất kể là vùng cao hay vùng thấp – nếu  Đảng (cướp) hiện nay vẫn tiếp tục “độc quyền lãnh đạo” ở đất nước này.

Góp Ý

Không có nhận xét nào: