Kỳ Duyên (Tuần Việt Nam) - Xã hội hiện đại cần tư duy hiện đại, và cung cách làm việc chuyên nghiệp. Dù đó là ở trong nghị trường hay có khi chỉ ở trên …mặt đường.
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII đã khép màn. Nhưng dư âm kỳ họp vẫn còn râm ran trên báo chí cũng như dư luận xã hội. Bởi đó chính là kỳ họp diễn ra cuộc hỏi- đáp đầu tiên giữa đại biểu QH với các Bộ trưởng thành viên CP mới.
Chuyên nghiệp là... công khai, minh bạch
Chỉ gần ba ngày hỏi- đáp, nhưng thực sự đó là những ngày thu hút mối quan tâm của cử tri cả nước. Mọi hay dở, thăng hoa hay hạn chế, tài cao hay thấp về trí não, trình độ lãnh đạo, quản lý, vô hình chung cũng phản ánh tập trung ở cuộc hỏi- đáp này.
Mặc dù trong tổng kết, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đánh giátrả lời thẳng thắn, tâm huyết, đầy trách nhiệm và rất nghiêm túc,nói thật công bằng, hỏi- đáp giữa hai phía chưa thực sự khiến các cử tri, khán giả màn ảnh nhỏ tâm phục, khẩu phục, ngợi khen. Nhất là chưa có nhiều trả lời chất vấn để lại trong lòng cử tri, nhân dân cả nước ấn tượng bị thuyết phục.
Nếu có, lại là ấn tượng về những câu hỏi xoáy- đáp ...xoay (lòng vòng), trong phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Giao thông những phút đầu. Và đặc biệt của Bộ trưởng Giáo dục về các vấn đề liên quan chất lượng, khiến Chủ tịch QH điều khiển phiên chất vấn đã phải vừa ngắt lời vừa hỏi thẳng:
Đề nghị Bộ trưởng nói thẳng, nói rõ đi, kết quả cao như vậy (tỷ lệ đỗ tốt nghiệp) có phản ánh thực chất không? Bộ trưởng phải cố gắng đi thẳng vấn đề.
Rồi: Ta đang bàn chất lượng, chất lượng không tương xứng với kết quả thi. Bộ trưởng có khẳng định như vậy không. Khẳng định thì mới có giải pháp ("Sao Bộ lại để các trường lừa như vậy?"- VietNamNet,24/11/2011).
Hỏi xoáy có thể là sắc sảo, như chất vấn của ông Nguyễn Thành Tâm (đại biểu Tây Ninh) với Bộ trưởng Giáo dục: Tại sao một đoàn kiểm tra liên ngành mà lại ngây thơ để các trường lừa như vậy?
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc lý giải, sở dĩ nhiều bộ trưởng trả lời chưa như mong muốn là do đa phần đại biểu lẫn bộ trưởng đều mới. Nhận xét đó có phần đúng, nhưng không phải tất cả. Nếu Bộ trưởng Giao thông, do tâm lý căng thẳng, nên có lúc ấp úng như cậu học sinh chưa thuộc bài, thì Bộ trưởng Giáo dục do tâm lý che chắn, đối phó, nên cứ lúng túng như đi thi... quên tài liệu.
Chưa kể, có đại biểu QH còn hồn nhiên kiểu nghệ sĩ, trả lời báo chí về Luật Nhà văn: Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có luật này thì tôi chưa nghĩ ra.
Nếu như công khai, minh bạch là một tiêu chí của tính chuyên nghiệp trong quản lý Nhà nước, trong hoạt động nghị trường, thì phải nói tính chuyên nghiệp vẫn còn là sự thiếu hụt trong trả lời chất vấn. Cho dù, QH chúng ta đã trải qua 12 khóa hoạt động.
Và văn hóa nghị trường của các đại biểu QH, một lần nữa lại được các cử tri nhắc nhở. Như cách một đại biểu của dân lại mỉa mai nhân dân, khi tranh luận về Luật Biểu tình. Dùm cụm từ ô danh, tên tuổi của đại biểu này có nguy cơ bị... "lưu danh".
Hoặc như câu bình phẩm giữa nghị trường của một đại biểu QH khác dành cho Bộ trưởng Giao thông:Nếu cứ trả lời lòng vòng thế, ai cũng làm Bộ trưởng được. Cho dù nhận được nhiều tiếng cười rộ giữa nghị trường, thì tiếng cười đó, giữa nhân gian, lại dành... cho ông.
Ấn tượng nhất về sự công khai, minh bạch của hoạt động hỏi- đáp thuộc về một đại biểu QH, quá dày dạn chính trường- TT Nguyễn Tấn Dũng. Khi ông, là người cuối cùng trả lời chất vấn về chủ quyền biển đảo và Luật Biểu tình - hai vấn đề nhạy cảm nhất, căng thẳng lòng dân nhất, và cũng khiến nhân dân chờ đợi nhất.
Chủ quyền quốc gia, trong đó có biển đảo luôn là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Nêu một cách cơ bản lịch sử chủ quyền biển đảo, hệ thống hóa những quan điểm nhất quán của Nhà nước, TT Nguyễn Tấn Dũng đưa ra các vấn đề trên Biển Đông cần khẳng định và giải quyết.
Đó là đàm phán với Trung Quốc, phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Khẳng định chủ quyền Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa căn cứ trên các cơ sở pháp lý và lịch sử không thể phủ nhận.
Khẳng định Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia, các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa- 26 đảo. Cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên các đảo đó.
Việc thực hiện chủ quyền ở quần đảo Trường Sa trên cơ sở Công ước Luật Biển, Tuyên bố DOC và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây đã ký kết giữa VN và TQ. Các bên phải giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực.
Và quyền con người, thông qua Luật Biểu tình, cũng được TT Nguyễn Tấn Dũng chốt lại với một thông điệp rõ ràng.
Đó là cần thực hiện điều 69 Hiến pháp 1992, quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật.
Sự phát triển của xã hội đang hướng tới văn minh, hiện đại cho thấy cần có luật để quản lý, điều chỉnh người dân thực hiện quyền của họ đã được Hiến pháp quy định.
Luật Biểu tình phải phù hợp Hiến pháp, đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Đồng thời có ý nghĩa là công cụ Nhà nước quản lý, ngăn chặn và xử lý những hành vi xâm hại an ninh trật tự xã hội.
Với thông điệp của người đứng đầu CP, tại phiên bế mạc, QH đã thông qua Nghị quyết đưa dự luật này vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 13.
Rõ ràng, công khai, minh bạch những chuyện liên quan vận mệnh quốc gia, để nhân dân chung vai chia sẻ, vẫn là chất kết dính tốt nhất giữa Nhà nước, nghị trường với nhân dân. Xin đừng quên điều đó.
Bình luận về trả lời chất vấn của TT, ông Dương Trung Quốc (đại biểu Đồng Nai) có một phát ngôn ấn tượng: Có thể ví như một dấu chấm than (!) trong khi chính mình vẫn còn dừng lại ở một dấu chấm hỏi (?)
Một dấu chấm than công khai và minh bạch, cho một dấu hỏi... mông lung kéo dài!
Tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghị trường, trong quản lý Nhà nước đòi hỏi sự công khai, minh bạch. Thế nhưng có khi công khai, minh bạch lại rất ...thiếu chuyên nghiệp.
Đó là một sự kiện xảy ra gần đây, ngay lập tức gây ồn ào trên báo chí.
Trong đợt cao điểm xử lý trật tự an toàn giao thông, Công an TP Thanh Hóa đã áp dụng rộng rãi biện pháp- quăng lưới vào bánh sau xe máy của người vi phạm giao thông không dừng lại theo hiệu lệnh.
Bình luận sự kiện này, báo Pháp luật TPHCM có cáí tít ngắn gọn: Độc, lạ và... dễ sợ (ngày 23/11/2011). Còn ở một tờ báo khác, ai đó đã hài hước dự báo sắp tới đường phố rất có thể thành...ngư trường
Sau phút buồn cười, người viết bài chỉ cảm thấy sợ. Vì nó nguy hiểm quá.
Nếu một cảnh sát giao thông, một dân phòng nào đó sơ í quăng lưới phải bánh xe trước thì sao? Chiếc xe đang phóng nhanh theo quán tính, rất có thể lộn nhào. Và tính mạng người đi xe ra sao? Ai dám bảo đảm không có sự cố nguy hiểm xảy ra từ phương pháp thủ công này?
Bỗng nhớ đến cuộc chiến chống xâm lược trước đây. Người dân Việt đã dùng cả ong bò vẽ, hầm chông, mìn tự tạo, súng tự chế đánh kiểu du kích, góp phần giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Thế nhưng đó là câu chuyện của một thời đại, gắn với đặc điểm xã hội khi đó.
Thời đại của một đất nước nghèo khó, lạc hậu, phải chống lại kẻ xâm lược giàu có về tiềm lực và vũ khí hiện đại.
Còn đất nước ta hiện nay, đang hướng tới văn minh, hội nhập, hướng tới cung cách làm việc, quản lý chuyên nghiệp.
Thì những biện pháp "quăng lưới bắt xe máy", về mục đích rất đáng khen. Nhưng về phương pháp lại đáng chê.
Đó là cách làm việc thiếu chuyên nghiệp trong một xã hội hiện đại. Nó phản ánh tư duy tiểu nông, tư du ...duy kích của một thời xưa cũ. Tư duy đó không nên lặp lại trong cung cách quản lý và điều hành công việc của một lực lượng chính quy.
Thử nghe ý kiến của những người trong cuộc.
Trung tá Vũ Quốc Tường, Đội phó Đội CSGT TP Thanh Hóa, chủ nhân của sáng kiến này, cho rằng biện pháp có nhiều ưu điểm nhưng... "Chúng tôi vừa làm vừa lo!". Ông Tường cũng cho biết có khoảng năm trường hợp bị ngã, bị xây xát phải đưa vào bệnh viện nhưng chỉ phải điều trị không quá một ngày. Nhưng ông cũng thừa nhận biện pháp này nhìn khá phản cảm.
Thượng tá Lê Văn Ngọc (Phó Trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng CA tỉnh Thanh Hóa): Đây là biện pháp hữu hiệu nhất từ trước tới giờ trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Thế nhưng hàng nghìn ý kiến của bạn đọc cả nước gửi về các tòa soạn báo phản đối, phê phán và lo ngại cách làm này. Cho rằng đó là cách làm ấu trĩ, lợi bất cập hại, và làm xấu hình ảnh cảnh sát. Được biết, mới đây, biện pháp này đã tạm dừng để rút kinh nghiệm.
Mặt khác, cũng phải thấy, lực lượng CA đang phải đối mặt với vấn nạn giao thông, rất cần sự chia sẻ, hỗ trợ và cùng tháo gỡ của xã hội.
Theo Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc CA TP.Hà Nội: Luật quy định xử lý đối tượng đua xe hiện nay rất khó để xử lý triệt để. Lực lượng chức năng phải áp dụng xử lý dựa vào tội gây rối trật tự công cộng.... Ngay cả quy định tịch thu phương tiện đua xe, cũng rất khó khăn.
Người viết bài đồng tình với ý kiến của luật sư Ngô Ngọc Thủy, trường hợp đua xe trái phép (tội danh trong Luật Hình sự), cảnh sát có thể dùng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn. Và cũng đồng tình với ý kiến ông Nguyễn Đức Nhanh, đề nghị Chính phủ có hướng dẫn bằng văn bản để các cơ quan chức năng có thể dễ dàng tịch thu xe. Đó cũng là chế tài nghiêm khắc, hỗ trợ lực lượng chức năng ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Tính chuyên nghiệp là một yêu cầu xác tín trong công việc, dù đó là chuyên môn hay quản lý Nhà nước.
Thế nên, ko chỉ riêng CA Thanh Hóa, thay cho việc "quăng lưới bắt xe máy", mỗi chúng ta nên cảnh giác với tư duy chính mình, và nên... "quăng lưới" với cách tư duy tùy tiện, tiểu nông vẫn để lại "di chứng" nặng nề trong mỗi con người, đặc biệt trong bộ máy công quyền, Nhà nước.
Xã hội hiện đại cần tư duy hiện đại, và cung cách làm việc chuyên nghiệp. Dù đó là ở trong nghị trường hay có khi chỉ ở trên ...mặt đường.
Kỳ Duyên
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-12-01-phat-ngon-tuan-vn-hoi-xoay-dap-xoay-va-tinh-chuyen-nghiep-
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII đã khép màn. Nhưng dư âm kỳ họp vẫn còn râm ran trên báo chí cũng như dư luận xã hội. Bởi đó chính là kỳ họp diễn ra cuộc hỏi- đáp đầu tiên giữa đại biểu QH với các Bộ trưởng thành viên CP mới.
Chuyên nghiệp là... công khai, minh bạch
Chỉ gần ba ngày hỏi- đáp, nhưng thực sự đó là những ngày thu hút mối quan tâm của cử tri cả nước. Mọi hay dở, thăng hoa hay hạn chế, tài cao hay thấp về trí não, trình độ lãnh đạo, quản lý, vô hình chung cũng phản ánh tập trung ở cuộc hỏi- đáp này.
Mặc dù trong tổng kết, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đánh giátrả lời thẳng thắn, tâm huyết, đầy trách nhiệm và rất nghiêm túc,nói thật công bằng, hỏi- đáp giữa hai phía chưa thực sự khiến các cử tri, khán giả màn ảnh nhỏ tâm phục, khẩu phục, ngợi khen. Nhất là chưa có nhiều trả lời chất vấn để lại trong lòng cử tri, nhân dân cả nước ấn tượng bị thuyết phục.
Nếu có, lại là ấn tượng về những câu hỏi xoáy- đáp ...xoay (lòng vòng), trong phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Giao thông những phút đầu. Và đặc biệt của Bộ trưởng Giáo dục về các vấn đề liên quan chất lượng, khiến Chủ tịch QH điều khiển phiên chất vấn đã phải vừa ngắt lời vừa hỏi thẳng:
Đề nghị Bộ trưởng nói thẳng, nói rõ đi, kết quả cao như vậy (tỷ lệ đỗ tốt nghiệp) có phản ánh thực chất không? Bộ trưởng phải cố gắng đi thẳng vấn đề.
Rồi: Ta đang bàn chất lượng, chất lượng không tương xứng với kết quả thi. Bộ trưởng có khẳng định như vậy không. Khẳng định thì mới có giải pháp ("Sao Bộ lại để các trường lừa như vậy?"- VietNamNet,24/11/2011).
Hỏi xoáy có thể là sắc sảo, như chất vấn của ông Nguyễn Thành Tâm (đại biểu Tây Ninh) với Bộ trưởng Giáo dục: Tại sao một đoàn kiểm tra liên ngành mà lại ngây thơ để các trường lừa như vậy?
Ảnh: Minh Thăng
Cũng có khi hỏi xoáy chỉ mang tính chất "nửa thâm thúy, nửa trà dư tửu hậu" lúc nông nhàn, kiểu:Không được đào tạo về giao thông. Vậy cái khó là gì, khi làm Bộ trưởng Giao thông? Khiến Chủ tịch QH lại phải đề nghị câu hỏi riêng của đại biểu thì trả lời riêng.Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc lý giải, sở dĩ nhiều bộ trưởng trả lời chưa như mong muốn là do đa phần đại biểu lẫn bộ trưởng đều mới. Nhận xét đó có phần đúng, nhưng không phải tất cả. Nếu Bộ trưởng Giao thông, do tâm lý căng thẳng, nên có lúc ấp úng như cậu học sinh chưa thuộc bài, thì Bộ trưởng Giáo dục do tâm lý che chắn, đối phó, nên cứ lúng túng như đi thi... quên tài liệu.
Chưa kể, có đại biểu QH còn hồn nhiên kiểu nghệ sĩ, trả lời báo chí về Luật Nhà văn: Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có luật này thì tôi chưa nghĩ ra.
Nếu như công khai, minh bạch là một tiêu chí của tính chuyên nghiệp trong quản lý Nhà nước, trong hoạt động nghị trường, thì phải nói tính chuyên nghiệp vẫn còn là sự thiếu hụt trong trả lời chất vấn. Cho dù, QH chúng ta đã trải qua 12 khóa hoạt động.
Và văn hóa nghị trường của các đại biểu QH, một lần nữa lại được các cử tri nhắc nhở. Như cách một đại biểu của dân lại mỉa mai nhân dân, khi tranh luận về Luật Biểu tình. Dùm cụm từ ô danh, tên tuổi của đại biểu này có nguy cơ bị... "lưu danh".
Hoặc như câu bình phẩm giữa nghị trường của một đại biểu QH khác dành cho Bộ trưởng Giao thông:Nếu cứ trả lời lòng vòng thế, ai cũng làm Bộ trưởng được. Cho dù nhận được nhiều tiếng cười rộ giữa nghị trường, thì tiếng cười đó, giữa nhân gian, lại dành... cho ông.
Ấn tượng nhất về sự công khai, minh bạch của hoạt động hỏi- đáp thuộc về một đại biểu QH, quá dày dạn chính trường- TT Nguyễn Tấn Dũng. Khi ông, là người cuối cùng trả lời chất vấn về chủ quyền biển đảo và Luật Biểu tình - hai vấn đề nhạy cảm nhất, căng thẳng lòng dân nhất, và cũng khiến nhân dân chờ đợi nhất.
Chủ quyền quốc gia, trong đó có biển đảo luôn là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Nêu một cách cơ bản lịch sử chủ quyền biển đảo, hệ thống hóa những quan điểm nhất quán của Nhà nước, TT Nguyễn Tấn Dũng đưa ra các vấn đề trên Biển Đông cần khẳng định và giải quyết.
Đó là đàm phán với Trung Quốc, phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Khẳng định chủ quyền Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa căn cứ trên các cơ sở pháp lý và lịch sử không thể phủ nhận.
Khẳng định Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia, các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa- 26 đảo. Cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên các đảo đó.
Việc thực hiện chủ quyền ở quần đảo Trường Sa trên cơ sở Công ước Luật Biển, Tuyên bố DOC và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây đã ký kết giữa VN và TQ. Các bên phải giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực.
Và quyền con người, thông qua Luật Biểu tình, cũng được TT Nguyễn Tấn Dũng chốt lại với một thông điệp rõ ràng.
Đó là cần thực hiện điều 69 Hiến pháp 1992, quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật.
Sự phát triển của xã hội đang hướng tới văn minh, hiện đại cho thấy cần có luật để quản lý, điều chỉnh người dân thực hiện quyền của họ đã được Hiến pháp quy định.
Luật Biểu tình phải phù hợp Hiến pháp, đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Đồng thời có ý nghĩa là công cụ Nhà nước quản lý, ngăn chặn và xử lý những hành vi xâm hại an ninh trật tự xã hội.
Với thông điệp của người đứng đầu CP, tại phiên bế mạc, QH đã thông qua Nghị quyết đưa dự luật này vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 13.
Rõ ràng, công khai, minh bạch những chuyện liên quan vận mệnh quốc gia, để nhân dân chung vai chia sẻ, vẫn là chất kết dính tốt nhất giữa Nhà nước, nghị trường với nhân dân. Xin đừng quên điều đó.
Bình luận về trả lời chất vấn của TT, ông Dương Trung Quốc (đại biểu Đồng Nai) có một phát ngôn ấn tượng: Có thể ví như một dấu chấm than (!) trong khi chính mình vẫn còn dừng lại ở một dấu chấm hỏi (?)
Một dấu chấm than công khai và minh bạch, cho một dấu hỏi... mông lung kéo dài!
Công khai, minh bạch nhưng thiếu...chuyên nghiệp
Tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghị trường, trong quản lý Nhà nước đòi hỏi sự công khai, minh bạch. Thế nhưng có khi công khai, minh bạch lại rất ...thiếu chuyên nghiệp.
Cảnh sát quăng lưới bắt người vi phạm giao thông. Ảnh: Lê Hoàng.
Đó là một sự kiện xảy ra gần đây, ngay lập tức gây ồn ào trên báo chí.
Trong đợt cao điểm xử lý trật tự an toàn giao thông, Công an TP Thanh Hóa đã áp dụng rộng rãi biện pháp- quăng lưới vào bánh sau xe máy của người vi phạm giao thông không dừng lại theo hiệu lệnh.
Bình luận sự kiện này, báo Pháp luật TPHCM có cáí tít ngắn gọn: Độc, lạ và... dễ sợ (ngày 23/11/2011). Còn ở một tờ báo khác, ai đó đã hài hước dự báo sắp tới đường phố rất có thể thành...ngư trường
Sau phút buồn cười, người viết bài chỉ cảm thấy sợ. Vì nó nguy hiểm quá.
Nếu một cảnh sát giao thông, một dân phòng nào đó sơ í quăng lưới phải bánh xe trước thì sao? Chiếc xe đang phóng nhanh theo quán tính, rất có thể lộn nhào. Và tính mạng người đi xe ra sao? Ai dám bảo đảm không có sự cố nguy hiểm xảy ra từ phương pháp thủ công này?
Bỗng nhớ đến cuộc chiến chống xâm lược trước đây. Người dân Việt đã dùng cả ong bò vẽ, hầm chông, mìn tự tạo, súng tự chế đánh kiểu du kích, góp phần giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Thế nhưng đó là câu chuyện của một thời đại, gắn với đặc điểm xã hội khi đó.
Thời đại của một đất nước nghèo khó, lạc hậu, phải chống lại kẻ xâm lược giàu có về tiềm lực và vũ khí hiện đại.
Còn đất nước ta hiện nay, đang hướng tới văn minh, hội nhập, hướng tới cung cách làm việc, quản lý chuyên nghiệp.
Thì những biện pháp "quăng lưới bắt xe máy", về mục đích rất đáng khen. Nhưng về phương pháp lại đáng chê.
Đó là cách làm việc thiếu chuyên nghiệp trong một xã hội hiện đại. Nó phản ánh tư duy tiểu nông, tư du ...duy kích của một thời xưa cũ. Tư duy đó không nên lặp lại trong cung cách quản lý và điều hành công việc của một lực lượng chính quy.
Thử nghe ý kiến của những người trong cuộc.
Trung tá Vũ Quốc Tường, Đội phó Đội CSGT TP Thanh Hóa, chủ nhân của sáng kiến này, cho rằng biện pháp có nhiều ưu điểm nhưng... "Chúng tôi vừa làm vừa lo!". Ông Tường cũng cho biết có khoảng năm trường hợp bị ngã, bị xây xát phải đưa vào bệnh viện nhưng chỉ phải điều trị không quá một ngày. Nhưng ông cũng thừa nhận biện pháp này nhìn khá phản cảm.
Thượng tá Lê Văn Ngọc (Phó Trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng CA tỉnh Thanh Hóa): Đây là biện pháp hữu hiệu nhất từ trước tới giờ trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Thế nhưng hàng nghìn ý kiến của bạn đọc cả nước gửi về các tòa soạn báo phản đối, phê phán và lo ngại cách làm này. Cho rằng đó là cách làm ấu trĩ, lợi bất cập hại, và làm xấu hình ảnh cảnh sát. Được biết, mới đây, biện pháp này đã tạm dừng để rút kinh nghiệm.
Mặt khác, cũng phải thấy, lực lượng CA đang phải đối mặt với vấn nạn giao thông, rất cần sự chia sẻ, hỗ trợ và cùng tháo gỡ của xã hội.
Theo Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc CA TP.Hà Nội: Luật quy định xử lý đối tượng đua xe hiện nay rất khó để xử lý triệt để. Lực lượng chức năng phải áp dụng xử lý dựa vào tội gây rối trật tự công cộng.... Ngay cả quy định tịch thu phương tiện đua xe, cũng rất khó khăn.
Người viết bài đồng tình với ý kiến của luật sư Ngô Ngọc Thủy, trường hợp đua xe trái phép (tội danh trong Luật Hình sự), cảnh sát có thể dùng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn. Và cũng đồng tình với ý kiến ông Nguyễn Đức Nhanh, đề nghị Chính phủ có hướng dẫn bằng văn bản để các cơ quan chức năng có thể dễ dàng tịch thu xe. Đó cũng là chế tài nghiêm khắc, hỗ trợ lực lượng chức năng ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Tính chuyên nghiệp là một yêu cầu xác tín trong công việc, dù đó là chuyên môn hay quản lý Nhà nước.
Thế nên, ko chỉ riêng CA Thanh Hóa, thay cho việc "quăng lưới bắt xe máy", mỗi chúng ta nên cảnh giác với tư duy chính mình, và nên... "quăng lưới" với cách tư duy tùy tiện, tiểu nông vẫn để lại "di chứng" nặng nề trong mỗi con người, đặc biệt trong bộ máy công quyền, Nhà nước.
Xã hội hiện đại cần tư duy hiện đại, và cung cách làm việc chuyên nghiệp. Dù đó là ở trong nghị trường hay có khi chỉ ở trên ...mặt đường.
Kỳ Duyên
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-12-01-phat-ngon-tuan-vn-hoi-xoay-dap-xoay-va-tinh-chuyen-nghiep-
. Bookmark the permalink.
2 Responses to Phát ngôn Tuần VN: “Hỏi xoáy - đáp… xoay” và tính chuyên nghiệp!