Chính phủ dân sự ở Miến Điện do quân đội hậu thuẫn đã làm cho những người chỉ trích họ cảm thấy ngạc nhiên qua việc thực hiện những cải cách về kinh tế và chính trị. Những biện pháp tự do hóa đó đã đưa tới việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến thăm Miến Điện hồi đầu tháng này. Thông tín viên Daneil Schearf của đài chúng tôi đã nói chuyện với một số cư dân ở thành phố Rangoon và ghi nhận những cảm nghĩ của họ về những sự thay đổi trong năm vừa qua.
Chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton là cao điểm của một năm có nhiều thay đổi ở Miến Điện do Tổng thống Thein Sein lãnh đạo.
Những nỗ lực cải cách của vị cựu tướng lãnh này đã nhận được sự tán dương của bà Aung San Suu Kyi, người phụ nữ từng đoạt giải Nobel Hòa bình và được xem là biểu tượng của phong trào dân chủ Miến Điện. Bà nói:
"Đây sẽ là sự khởi đầu của một tương lai mới cho tất cả mọi người Miến Điện, với điều kiện là chúng tôi có thể duy trì được đà tiến này. Và chúng tôi hy vọng có thể làm được như vậy."
Miến Điện từng là một trong những nước giàu có nhất ở Đông Nam Á; nhưng cũng giống như những tòa nhà ở Rangoon được xây dưới thời thực dân Anh, đất nước này đã bị suy sụp dưới sự cai trị của chính quyền quân nhân.
Chỉ vài tháng trước đây người dân Miến Điện không có mấy ai dám bàn luận công khai về vấn đề chính trị. Nhưng bầu không khí cải cách xuất hiện từ tháng 3 đã khích lệ nhiều người bày tỏ ý kiến của mình, trong đó có anh Maung Than Zaw, một người đạp xích lô ở Rangoon. Anh nói:
"Tình trạng của những người dân thường như tôi không hề được cải thiện chút nào mà còn trở nên tệ hại hơn. Thậm chí, muốn kiếm được 4, 5 đô la một ngày cũng là một việc khó khăn."
Bà Mi Mi Aye, một người bán trái cây ở Rangoon, cho biết bà sợ bị bắt vì những quan điểm của mình. Tuy nhiên bà cũng sẵn sàng phê phán chính phủ:
"Không có thay đổi gì hết. Hết thảy bọn họï đều là những người cũ."
Mặc dù vậy, cũng có một số người cho rằng nền kinh tế và chính quyền đang được cải thiện. Ông Aung Kyaw Win, người làm chủ một trong những cửa hàng vàng bạc và đá quí nổi tiếng nhất Miến Điện, cho biết như sau:
"Vâng, đá quí và nữ trang chính là một trong những ngành kinh doanh lớn nhất của đất nước chúng tôi."
Ông cho rằng công việc làm ăn của ông sẽ phát đạt hơn nhiều nếu không có những biện pháp chế tài của Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Ông nói thêm như sau:
"Tôi nghĩ rằng chính phủ nước tôi quả thật là đang tìm cách thay đổi rất nhiều. Chúng tôi thành thật tin tưởng như vậy vì chúng tôi đã nghe nói, chúng tôi đã đọc trên báo chí, và chúng tôi có thể nhìn thấy họ đang thay đổi."
Miến Điện đang dần dần giảm bớt những qui định quản lý cồng kềnh và những công ty nắm độc quyền kinh doanh đã làm cho nền kinh tế bị suy yếu.
Một trong những bước quan trọng là thống nhất tỉ giá hối đoái để ngăn chận nạn tham ô. Hiện nay, tỉ giá chính thức là 7 đồng kyat ăn một đô la nhưng tỉ giá thực sự trên thị trường lại cao hơn gấp 100 lần.
Nhiều người ở Miến Điện, như ông Lwin Aung Zaw, được trả lương bằng đồng đô la nhưng lại không được giữ ngoại tệ nếu không có giấy phép và có thể bị bỏ tù nếu không hoán đổi tiền lương của họ mỗi tháng. Ông Lwin Aung Zaw cho biết như sau trong lúc mang tiền đi đổi tại một tiệm trà.
"Bây giờ chúng tôi có thể mang ngoại tệ tới những nơi như thế này để đổi. Nhưng theo luật lệ thì chúng tôi không được phép giữ ngoại tệ. Tôi nghĩ chính quyền nên thay đổi luật này."
Ở Rangoon, tiệm trà là nơi nhiều người tới ăn bánh uống trà, nói chuyện làm ăn và bàn tán về những sự thay đổi trong xã hội.
Anh Tint Lwin, một người tài xế tắc xi, cho biết anh nhận thấy có nhiều thay đổi, nhưng anh chỉ biết lo kiếm tiền để nuôi vợ con chứ không bận tâm tới các vấn đề chính trị.
Ông Thaung Htwe, một công chức về hưu, cho biết ông hy vọng chuyến viếng thăm của bà Clinton sẽ góp phần tạo ra thêm những cải cách chính trị, kinh tế, và xã hội, và cải thiện các mối quan hệ giữa Miến Điện với Hoa Kỳ.
Miến Điện giờ đây có cởi mở hơn trước, nhưng không phải mọi người ai nấy đều hoan nghênh các nhà báo nước ngoài.
Cuộc nói chuyện của thông tín viên đài VOA với những người dân bình thường ở Rangoon đã bị các giới chức chính quyền ngăn chận.
Một giới chức Miến Điện nói rằng ký giả phải có phép trước của nhà cầm quyền mới được phỏng vấn và ông ấy không thích khi thấy ký giả nước ngoài tới nói chuyện với dân nghèo.
Nhiều người ở Miến Điện và ở nước ngoài hy vọng là chính phủ ở Naypyidaw đã quyết định đi theo con đường tiến tới dân chủ. Tuy nhiên, những sự thay đổi cho đến nay vẫn còn mong manh và tương lai vẫn chưa có gì là chắc chắn.
Những nỗ lực cải cách của vị cựu tướng lãnh này đã nhận được sự tán dương của bà Aung San Suu Kyi, người phụ nữ từng đoạt giải Nobel Hòa bình và được xem là biểu tượng của phong trào dân chủ Miến Điện. Bà nói:
"Đây sẽ là sự khởi đầu của một tương lai mới cho tất cả mọi người Miến Điện, với điều kiện là chúng tôi có thể duy trì được đà tiến này. Và chúng tôi hy vọng có thể làm được như vậy."
Miến Điện từng là một trong những nước giàu có nhất ở Đông Nam Á; nhưng cũng giống như những tòa nhà ở Rangoon được xây dưới thời thực dân Anh, đất nước này đã bị suy sụp dưới sự cai trị của chính quyền quân nhân.
Chỉ vài tháng trước đây người dân Miến Điện không có mấy ai dám bàn luận công khai về vấn đề chính trị. Nhưng bầu không khí cải cách xuất hiện từ tháng 3 đã khích lệ nhiều người bày tỏ ý kiến của mình, trong đó có anh Maung Than Zaw, một người đạp xích lô ở Rangoon. Anh nói:
"Tình trạng của những người dân thường như tôi không hề được cải thiện chút nào mà còn trở nên tệ hại hơn. Thậm chí, muốn kiếm được 4, 5 đô la một ngày cũng là một việc khó khăn."
Bà Mi Mi Aye, một người bán trái cây ở Rangoon, cho biết bà sợ bị bắt vì những quan điểm của mình. Tuy nhiên bà cũng sẵn sàng phê phán chính phủ:
"Không có thay đổi gì hết. Hết thảy bọn họï đều là những người cũ."
Mặc dù vậy, cũng có một số người cho rằng nền kinh tế và chính quyền đang được cải thiện. Ông Aung Kyaw Win, người làm chủ một trong những cửa hàng vàng bạc và đá quí nổi tiếng nhất Miến Điện, cho biết như sau:
"Vâng, đá quí và nữ trang chính là một trong những ngành kinh doanh lớn nhất của đất nước chúng tôi."
Ông cho rằng công việc làm ăn của ông sẽ phát đạt hơn nhiều nếu không có những biện pháp chế tài của Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Ông nói thêm như sau:
"Tôi nghĩ rằng chính phủ nước tôi quả thật là đang tìm cách thay đổi rất nhiều. Chúng tôi thành thật tin tưởng như vậy vì chúng tôi đã nghe nói, chúng tôi đã đọc trên báo chí, và chúng tôi có thể nhìn thấy họ đang thay đổi."
Miến Điện đang dần dần giảm bớt những qui định quản lý cồng kềnh và những công ty nắm độc quyền kinh doanh đã làm cho nền kinh tế bị suy yếu.
Một trong những bước quan trọng là thống nhất tỉ giá hối đoái để ngăn chận nạn tham ô. Hiện nay, tỉ giá chính thức là 7 đồng kyat ăn một đô la nhưng tỉ giá thực sự trên thị trường lại cao hơn gấp 100 lần.
Nhiều người ở Miến Điện, như ông Lwin Aung Zaw, được trả lương bằng đồng đô la nhưng lại không được giữ ngoại tệ nếu không có giấy phép và có thể bị bỏ tù nếu không hoán đổi tiền lương của họ mỗi tháng. Ông Lwin Aung Zaw cho biết như sau trong lúc mang tiền đi đổi tại một tiệm trà.
"Bây giờ chúng tôi có thể mang ngoại tệ tới những nơi như thế này để đổi. Nhưng theo luật lệ thì chúng tôi không được phép giữ ngoại tệ. Tôi nghĩ chính quyền nên thay đổi luật này."
Ở Rangoon, tiệm trà là nơi nhiều người tới ăn bánh uống trà, nói chuyện làm ăn và bàn tán về những sự thay đổi trong xã hội.
Anh Tint Lwin, một người tài xế tắc xi, cho biết anh nhận thấy có nhiều thay đổi, nhưng anh chỉ biết lo kiếm tiền để nuôi vợ con chứ không bận tâm tới các vấn đề chính trị.
Ông Thaung Htwe, một công chức về hưu, cho biết ông hy vọng chuyến viếng thăm của bà Clinton sẽ góp phần tạo ra thêm những cải cách chính trị, kinh tế, và xã hội, và cải thiện các mối quan hệ giữa Miến Điện với Hoa Kỳ.
Miến Điện giờ đây có cởi mở hơn trước, nhưng không phải mọi người ai nấy đều hoan nghênh các nhà báo nước ngoài.
Cuộc nói chuyện của thông tín viên đài VOA với những người dân bình thường ở Rangoon đã bị các giới chức chính quyền ngăn chận.
Một giới chức Miến Điện nói rằng ký giả phải có phép trước của nhà cầm quyền mới được phỏng vấn và ông ấy không thích khi thấy ký giả nước ngoài tới nói chuyện với dân nghèo.
Nhiều người ở Miến Điện và ở nước ngoài hy vọng là chính phủ ở Naypyidaw đã quyết định đi theo con đường tiến tới dân chủ. Tuy nhiên, những sự thay đổi cho đến nay vẫn còn mong manh và tương lai vẫn chưa có gì là chắc chắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét