24.12.11

Tướng lãnh thật sự là những người cai trị Bắc Triều Tiên


Bill Powell * Chuyển ngữ: Bần Cố Nông (danlambao) Những chính sách của Kim Jong-Il, cố lãnh tụ kính yêu của Bắc Triều Tiên, có thể không có một cách diễn tả cách đơn giản nào hơn là: "chính trị quân sự trước tiên". Trong hầu hết 17 năm triều đại của nhà độc tài họ Kim, Quân đội Bắc Triều Tiên gần như là muốn cái gì được cái đó. Ngay cả trong khi nạn đói hoành hành làm tê liệt, giết chết hàng chục ngàn người dân vào cuối thập niên 90, thực phẩm vẫn được chuyển đến cho quân đội. Tốt hơn hết là cho một người lính với cái bụng no, ngay cả khi hầu hết tất cả mọi người dân bị chết đói, Kim (Jong-Il) dường như có suy nghĩ như thế. "Vị trí của ông ta đối với quân đội là một trong những điểm yếu" theo như ông Christopher Hill, cựu trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ cho các cuộc đàm phán hạt nhân sáu bên, cho biết.

Không mấy ngạc nhiên, khi mà gần như tất cả những người đang cố gắng giải mã , tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra ở chế độ cô lập nhất trên thế giới này, tin rằng, trong cái chết đột ngột của Kim Jong-Il vào ngày 17 Tháng 12, thì đó cũng là lúc các tướng lãnh quân sự (Bắc Triều Tiên) nắm chắc quyền kiểm soát quốc gia trong tay, ngay cả khianh chàng Kim Jong Un đã chính thức được phong danh hiệu suryong (lãnh tụ tối cao). Theo ông Hill thì "Quân đội rõ ràng sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc xác định liệu triều đại gia đình họ Kim có tiếp tục tồn tại hay không." 

Một số nhà phân tích đã lập luận rằng các tướng lãnh Bắc Triều Tiên đã rất bực bội khi Kim Jong Un, mới ở độ tuổi chưa quá 30, đã được tấn phong lên là tướng bốn sao vào năm ngoái và một vị trí tương đương như là Phó Chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương "mà không cần phải phục vụ một ngày nào trong quân đội" theo như Victor Cha, người điều hành chính sách châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia của chính quyền George W. Bush, gần đây đã cho biết thêm: "Một hệ thống như vậy thì thể nào giữ vững được. " 

Đây có lẽ là sự phóng đại quá mức về sự mong manh của chế độ, chính xác bởi vì họ đã đánh giá quá thấp về sự bén rễ sâu xa của triều đại họ Kim ở trong Bắc Triều Tiên và các lợi ích của quân đội cho việc thích nghi với sự nối tiếp. Người đàn ông quan trọng cần quan sát, theo các nhà phân tích, đó là Phó nguyên soái Ri Yong Ho, Tổng tư lệnh của bộ Tổng tham mưu tại Bình Nhưỡng, Kim Jong Un, Chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương, một nhân vật hoạch định chính sách quân sự chính của Bắc Triều Tiên. 

Ri, 69 tuổi, là thành phần ưu tú của thế hệ thứ ba trong những năm qua đã thành lập một mối quan hệ mật thiết với Kim Jong-Il, và trong vòng hai năm vừa qua đã được nhìn thấy tại nhiều sự kiện cộng đồng khác nhau, ngồi song song với cựu Lãnh tụ Kính yêu. Ông được cho biết là có mối liên hệ gần gũi với em gái của Kim Jong-Il và em rể là Chang Sung Taek, người đàn ông này được cho là quan nhiếp chính của Kim Jong Un, quyền lực đằng sau ngai vàng là người quyết định mọi việc. Ri cũng từng tốt nghiệp từ Học viện Quân sự Kim Il Sung, giống như Kim Jong Un. Các nhà Ngoại giao và phân tích tình báo tin rằng không có kịch bản nào mà theo đó Kim trẻ (Jong Un) đã được nâng lên vị trí của người kế nhiệm trong hai năm qua mà không có sự chấp thuận của các tướng lãnh. "Anh ta lên là bởi vì các quan chức quân sự tin rằng họ có thể điều khiển anh ta, ít nhất trong nhiều năm tới, và không có thể chế nào khác có thể giữ Bắc Triều lại với nhau", một quan chức tình báo có trụ sở tại Đông Á đã cho biết. Gần đây hơn, vào hôm thứ Năm, hãng Reuters - trích dẫn một quan chức giấu tên có "quan hệ gần gũi" với Bắc Kinh và Bình Nhưỡng - cho biết rằng một "quyền lãnh đạo tập thể" đã được Kim Jong Un và các quan chức quân sự hàng đầu đồng ý (tạp chí Time không thể xác nhận được điều này) "Quân đội đã cam kết trung thành với Kim Jong Un," Reuters trích dẫn nguồn tin của họ nói. 

Nhiều khả năng, đó là điều ngược lại. Vị trí của quyền uy quân đội trong xã hội Bắc Triều Tiên khó có thể được đánh giá cao hơn. Không chỉ là thành phần giám sát của chương trình hạt nhân của Bắc Hàn - thành phần đảm bảo an ninh cơ bản cho Bình Nhưỡng - nó còn là chủ nhân với số lượng lao công lớn nhất. Có hơn 1,1 triệu binh sĩ trong năm binh chủng của quân đội Bắc Triều Tiên, hoặc gần 20% dân số nam giới trong độ tuổi từ 17 và 54. Do đó nó cũng là một bộ phận kinh tế đầy quyền uy, nhà sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất nước đồng thời là nơi xuất khẩu tên lửa và công nghệ hạt nhân thông qua trung gian (mờ ám) của Ủy ban kinh tế thứ hai, được điều khiển bởi một người đàn ông (Park Se Bong) mà ít được biết đến từ thế giới bên ngoài - ngoại trừ được cho có mối quan hệ rất uy tín và chặt chẽ với gia tộc cầm quyền họ Kim. "Một lần nữa, cậu bé (Jong Un) sẽ không được ở vị trí này nếu những người như Park kịch liệt phản đối, nguồn tin tình báo cho biết. "Mọi người phản ứng quá nhiều với cái chết đột ngột của Kim Jong-Il. Đây là người đã một lần bị đột quỵ nghiêm trọng ba năm trước. Trong một thời gian, ông ta nghĩ rằng cái đã không còn trực chờ. Ý tưởng rằng chế độ không bị mất phương hướng, mọi người đều cho rằng Lãnh tụ Kính yêu sẽ tại vị khoảng một thập niên hoặc nhiều hơn, đã làm cho chế độ bao gồm cả quân đội mất cảnh giác, thiếu chuẩn bị." 

Cũng rất quan trọng để hiểu rằng Bắc Triều Tiên không là gì cả nếu không phải là một chủ nghĩa toàn trị (kleptocracy), theo như ông Hill nói. Trung ương hóa của quân đội Bắc Triều Tiên có nghĩa rằng cái mỏ của các quan chức quân sự cấp cao đều ướt nhiều ngang nhau (đặc quyền kinh tế) và bất cứ khi nào họ thích. Hãy xem xét một ví dụ nhỏ, gần đây: một phóng viên Thời báo (Time) đến thăm một trường đại học mới được mở ra ở Bình Nhưỡng một vài tuần trước đây, trong đó các sinh viên thuộc tầng lớp (được) ưu đãi (Elite group) và có liên kết chính trị. Mối liên kết này ra sao? Hãy nhớ rằng tất cả các sinh viên đại học khác ở Bắc Triều Tiên trong năm nay không tham dự các lớp học, họ ra các công trường xây dựng, xây dựng tượng đài tưởng niệm trong dự kiến kỷ niệm huy hoàng 100 năm ngày sinh của Kim Il Sung vào tháng Tư năm 1912. Bao gồm tất cả các sinh viên đại học, ngoại trừ những người tại Đại học Khoa học và Công nghệ mà Thời báo viếng thăm. 

Ở đó, một sĩ quan cao cấp hàng cấp tướng trong quân đội Bắc Triều Tiên gần đây đến thăm hiệu trưởng của trường, để bố trí một chỗ học cho con trai mình. Không cho con trai ông ra công trường xây dựng băng giá, mặc kệ cái kỷ niệm 100 của Lãnh tụ vĩ đại. Sự trung thành với triều đại nhà Kim trong số các tướng lãnh cũng chỉ tới đó mà thôi, họ (các tướng lãnh) làm hầu hết những gì họ muốn, và sự non trẻ, thiếu kinh nghiệm của Kim Jong Un sẽ làm được việc cho họ, chứ không phải là điều ngược lại. 

Bill Powell


Chuyển ngữ: 

. Bookmark the permalink.

2 Responses to Tướng lãnh thật sự là những người cai trị Bắc Triều Tiên

  1. Nặc danh says:
    Quyền lợi quốc gia chia đều hết cho một nhóm người lãnh đạo thì cây gậy sẽ sẵn sàng làm việc của nó đối với số dân còn lại.
  2. Nặc danh says:
    SÁNG KIẾN HÒA BÌNH ỔN ĐỊNH LÂU DÀI TRÊN BÀN CỜ CHÍNH TRI ĐÔNG NAM Á TBD :
    Sử dụng quân cờ ĐÀI LOAN(sao lạ)và BẮC TRIỀU TIÊN (ỦN ỈN)
    Gần đây TT MÃANHCỬU cũng muốn nối lại BANG GIAO với TC. Vậy có thể SD ĐL(sao lạ)đểlàm QUÂN CỜ MẶC CẢ giữa HK và TC???
    Từ lâu nay, TC luôn muốn ĐL trực thuộc TC vì e sợ ĐL tuyên bố ĐỘC LẬP sẽ ảnh hưởng đến các DT ở TC như Mãn Châu, Mông cổ, Hồi và Tây Tạng cũng sẽ đòi LY KHAI như vậy là bất ổn lớn. Nhưng TC lại có quân cờ BẮC TRIỀU TIÊN chuyên sử dụng hệ thống PHI ĐẠN XA GẦN và VŨ KHÍ HẠT NHÂN để HÙ DỌA trước hết là NAM HÀN và NHÂT BẢN (đồng minh chiến lược của HK)ngược lại TC rất lo LAN SÓNG TỴ NẠN từ BTT và HK thì muốn GIẢI TRỪ VŨ KHÍ HẠT NHÂN ở BTT. Vậy tại sao HK và TC không "HOÁN VỊ"cho nhau???-trong khi ở BTT đang BÍ XỬ vì L/đạo Kim J Il vừa BĂNG HÀ để con là Kim J Um BỒNG BỘT và HIẾU CHIẾN hoặc rất BÍ ẨN LÊN THAY lúc này càng thêm BỐI RỐI cho cả 2 PHÍA (có thể bị HIỂU LẦM và dẫn đến nhiều QUYẾT ĐỊNH CHƯA HẾT NƯỚC CỜ). Mà chỉ có csTQ mới DỤ được THẰNG NHÓC này (để đổi lấy VIỆN TRỢ của HK, MH và NB trong lúc nhiều người Dân BTT đang gặp NẠN ĐÓi hay KINH TẾ SỤT GIẢM chỉ vì CHẠY ĐUA VŨ TRANG...)

Leave a Reply

Không có nhận xét nào: