Bản chất sự việc cũng khá đơn giản, nhưng lợi dụng việc này, một số kẻ xấu đã thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhà nước, truyền thống đoàn kết của nhân dân Tiên Lãng. Qua bài viết này, chúng tôi xin khẳng định lại rằng, việc cưỡng chế với ông Đoàn Văn Vươn hoàn toàn thấu tình đạt lý, việc chống lại cơ quan chức năng bằng các hành vi manh động sẽ chịu sự trừng phạt thích đáng của PL. Cũng mong rằng, qua sự việc này, những trường hợp tương tự cần rút kinh nghiệm cho bản thân, cần nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối mang đậm tính chất nhân văn của Đảng, sự nghiêm minh của pháp luật XHCN.
Vụ cưỡng chế đầm vùng tại xã Vinh Quang: Chính quyền đầy đủ cơ sở pháp lý
Gần một tháng trôi qua, vụ án Đoàn Văn Vươn cùng người nhà xả súng vào lực lượng cưỡng chế vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Dư luận cực lực lên án hành động coi thường vi phạm pháp luật, tuy nhiên về vấn đề tại sao lại tổ chức cưỡng chế và cơ sở pháp lý trong vụ việc này, đa số nhân dân vẫn chưa nắm bắt tường tận. Nhằm giúp nhân dân trên địa bàn có những thông tin chính xác hơn về vụ việc này, sau một thời gian làm việc, chúng tôi đã tiếp cận với một số cơ quan chức năng và những người có liên quan để tìm hiểu, điều tra về nguồn gốc đất đai, quá trình hình thành vùng đầm NTTS ven biển. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời về các vấn đề cơ bản là: tại sao lại phải thu hồi để chuyển đổi hình thức giao đất sang thuê đất? Tại sao thu hồi không cần đền bù? Công lao trong việc làm đê và trồng rừng cây chắn sóng thuộc về ai? Trước hết cần khẳng định lại rằng, việc UBND huyện Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế mà không cần đền bù là hoàn toàn thấu tình và đạt lý.
Ông Lưu Quang Yên, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VII (1981 – 1987), nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (1992 – 2000), nguyênBí thư Huyện ủy Tiên Lãng (2000 – 2003), cho biết: Những thập niên 70 – 80 thếkỷ 20, sau quá trình lấn biển lần thứ nhất, huyện Tiên Lãng hình thành được một số xã mới là Đông Hưng, Tiên Hưng và Tây Hưng, cùng một khu đất bãi bồi rộng vài trăm ha.
Thời kỳ mới thành lập, kinh tế các xã vùng ven biển còn nhiều khó khăn, nhưng khu bãi bồi Vinh Quang đã nổi lên là khu vực màu mỡ vớinguồn tài nguyên tự nhiên ven biển phong phú. Nhiều gia đình hộ dân sinh sống gần đây đã tự ý ngăn chia các khu vực lấn chiếm đất, bán nhượng đầm vùng để kiếm sống và đã nảy sinh mâu thuẫn tranh chấp giữa các hộ dân. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, còn có cả hiện tượng chặt phá rừng phòng hộ bừa bãi, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ đê điều, môi trường sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản. Từ đó, huyện quyết định sẽ giao đất cho một số hộ dân để quản lý được tốt hơn.
Cũng chính ngay tại thời điểm đó, huyện đã xác định được khu vực đất bãi bồi ven sông ven biển xã Vinh Quang sẽ nằm trong chương trình quai đê lấn biển lần thứ hai, vùng đất đó sẽ phải quy hoạch lại toàn bộ, cho nên ngay khi giao đất cũng tính đến chuyện thu hồi. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương như trên, với mục đích chính là “Giao đất chưa sử dụng trong khi chờ quy hoạch”, ông Yên, với cương vị là Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã quyết định giao cho ông Đoàn Văn Vươn 40,3 ha đất bãi bồi để nuôi trồng thủy sản, với thời hạn 14 năm. Huyện cũng xác định, với thời gian đó đủ để người nông dân hoàn vốn và có lãi, nên đã quy định sẽ không bồi thường khi thu hồi đất.
Ông Yên cho biết thêm: Tất cả những người xin được cấp đất để nuôi trồng thủy sản đều biết rõ quy định của huyện ngay tại thời điểm đó và đều nhất trí với quan điểm đó của huyện. Bản thân ông Vươn và gia đình cũng phải hiểu được chính quyền đã tạo nhiều điều kiện hỗ trợ cho ông trong quá trình làm ăn tại khu đất nuôi trồng thủy sản này như: đắp đê, trồng rừng chắn sóng, làm cống thoát nước, làm đường công vụ, tạo điều kiện cho vay vốn… như vậy rõ ràng ông Vươn và gia đình là những người được hưởng lợi trực tiếp do nhà nước hỗ trợ.
Song khi hết thời hạn giao đất, ông Vươn cố tình không thực hiện Quyết định thu hồi đất của UBND huyện, mặc dù đã được các cấp giải quyết theo trình tự, mà vẫn ngang nhiên sử dụng 40,3 ha đất nuôi trồng thủy sản và đồng thời không thực hiện nghĩa vụ tài chính, gây bức xúc trong nhân dân và tạo tiền lệ xấu cho các chủ đầm vùng khác không chấp hành các quyết định khi nhà nước thu hồi đất đã hết hạn sử dụng. Chỉ cách một con kênh, phía bên kia là Bắc Cống Rộc có đồng ruộng của người dân xã Vinh Quang hàng năm người nông dân phải nộp sản lượng về cho nhà nước, một bên là hàng chục ha nuôi trồng thủy sản với kinh phí hàng năm thu về hàng tỷ đồng nhưng từ năm 2007 ngay sau khi có Quyết định thu hồi đất, gia đình ông Vươn đã không có một động thái nào về nộp thuế cho nhà nước.
Là người trực tiếp ký các quyết định giao đất cho ông Vươn, nguyên Chủ tịch UBND huyện Lưu Quang Yên khẳng định, việc giao đất cho ông Vươn ở thời điểm đó, với tình hình thực tế như đã phân tích ở trên là hoàn toàn đúng pháp luật.
“Bản thân tôi và người dân ở đây đều hiểu rằng, căn nguyên khiến các đối tượng chống trả quyết liệt do diện tích đất nằm trong diện quy hoạch Sân bay quốc tế Tiên Lãng. Nếu như giao đất cho Vươn thì sau này Nhà nước phải đền bù với mức rất cao. Nhưng nếu là đất thuê thì hết thời hạn thuê phải trả và chỉ được nhận hỗ trợ về phần kiến trúc xây trên đất. Ông Vươn cố giữ lại đất với hy vọng sẽ được giao và đền bù khi dự án được triển khai” – ông Yên cho biết.
Qua tìm hiểu, được biết: đất giao ông Vươn là đất bãi bồi ven biển không phải là quỹ đất nông nghiệp giao cho nông dân. Quyết định số 220 của UBND huyện ghi rõ thời hạn giao đất là 14 năm kể từ ngày 14/10/1993, trước khi hết thời hạn 6 tháng ông Vươn không có đơn gia hạn, nên theo quy định tại Khoản 10 Điều 38 và Khoản 1 Điều 43 Luật Đất đai năm 2003, Khoản 5 Điều 36 và Điều 142, Nghị định 181 của Chính phủ thì việc UBND huyện thu hồi đất là theo đúng quy định pháp luật. Trong thời gian 14 năm được giao đất, ông Vươn đã được các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, tham gia vào các dựán, đắp đê chắn sóng…
Mặc dù vậy, ông Vươn có nhiều sai phạm, như: tháng 4/2007 ông Vươn lấy danh nghĩa là Chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản đã sử dụng con dấu để ký báo cáo, trong bản báo cáo đó có nhiều nội dung mang tính chất xuyên tạc, bôi nhọ UBND huyện Tiên Lãng, chống lại việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt đã nhấn mạnh nội dung vận động lực lượng để chống đối lại việc UBND huyện thu hồi khu đất. Như vậy có thể nhận thấy, hành vi của Đoàn Văn Vươn và một số đối tượng liên quan chống đối lại cơ quan thi hành công vụ là hết sức nguy hiểm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần trừng trị nghiêm minh.
Về thông tin chính quyền huyện thu hồi đất để giao cho cá nhân khác, qua tìm hiểu được biết đây là thông tin không chính xác. Hiện khu đầm vùng 40,3 ha do xã Vinh Quang quản lý.
Về việc các chiến sĩ công an và quân đội tham gia bảo vệ đoàn cưỡng chế bị thương hôm 5/1 đã xuất viện nhưng có một số đồng chí chưa gắp được hết đạn ra khỏi người, có đồng chí bị thương vào mắt, sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này.
Bản chất sự việc cũng khá đơn giản, nhưng lợi dụng việc này, một số kẻ xấu đã thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhà nước, truyền thống đoàn kết của nhân dân Tiên Lãng. Qua bài viết này, chúng tôi xin khẳng định lại rằng, việc cưỡng chế với ông Đoàn Văn Vươn hoàn toàn thấu tình đạt lý, việc chống lại cơ quan chức năng bằng các hành vi manh động sẽ chịu sự trừng phạt thích đáng của PL. Cũng mong rằng, qua sự việc này, những trường hợp tương tự cần rút kinh nghiệm cho bản thân, cần nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối mang đậm tính chất nhân văn của Đảng, sự nghiêm minh của pháp luật XHCN.
Ghi chú của Dân Làm Báo: bài viết này không có... tác giả.
46 Ý kiến:
Lưu Ý :
- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google
- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi
- Những phản hồi chữ Việt không dấu cũng sẽ bị xóa.