Giải thích về hành động của mình, tác giả vụ tấn công, một người đàn ông 38 tuổi, cho biết người bà của ông trước đây là một trong những phụ nữ bị ép buộc phục vụ tình dục cho binh lính Nhật trong thời gian Thế chiến thứ hai.
Các sử gia nhận định là khoảng 200 ngàn phụ nữ đã bị ép buộc làm việc như là « gái giải sầu » cho binh lính Nhật, nhất là ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Philippines. Mãi đến những năm 1990, thảm kịch này mới được biết đến, khi một số cựu nô lệ tình dục lên tiếng. Nhật Bản đã từng xin lỗi về những tội ác của quân đội Thiên Hoàng đối với phụ nữ, nhưng vẫn chưa nhìn nhận trách nhiệm của họ đối với những phụ nữ bị ép buộc làm « gái giải sầu ».
Người đàn ông nói trên còn khai ông cũng là tác giả của vụ hỏa hoạn tại ngôi đền Yasukuni tại Tokyo ngày 26/12, gây hư hại nhẹ cho cánh cửa bằng gỗ của đền này. Đây là nơi đặt bài vị thờ binh lính quân đội Thiên Hoàng, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh đã bị tòa án quốc tế kết án sau khi Nhật đầu hàng đồng minh năm 1945. Cho nên, ngôi đền này bị xem là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật những năm 1930 và 1940.
Trung Quốc và hai nước Triều Tiên vẫn thường phản đối kịch liệt một khi có một lãnh đạo Nhật Bản đến viếng ngôi đền Yasukuni.
Các sử gia nhận định là khoảng 200 ngàn phụ nữ đã bị ép buộc làm việc như là « gái giải sầu » cho binh lính Nhật, nhất là ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Philippines. Mãi đến những năm 1990, thảm kịch này mới được biết đến, khi một số cựu nô lệ tình dục lên tiếng. Nhật Bản đã từng xin lỗi về những tội ác của quân đội Thiên Hoàng đối với phụ nữ, nhưng vẫn chưa nhìn nhận trách nhiệm của họ đối với những phụ nữ bị ép buộc làm « gái giải sầu ».
Người đàn ông nói trên còn khai ông cũng là tác giả của vụ hỏa hoạn tại ngôi đền Yasukuni tại Tokyo ngày 26/12, gây hư hại nhẹ cho cánh cửa bằng gỗ của đền này. Đây là nơi đặt bài vị thờ binh lính quân đội Thiên Hoàng, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh đã bị tòa án quốc tế kết án sau khi Nhật đầu hàng đồng minh năm 1945. Cho nên, ngôi đền này bị xem là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật những năm 1930 và 1940.
Trung Quốc và hai nước Triều Tiên vẫn thường phản đối kịch liệt một khi có một lãnh đạo Nhật Bản đến viếng ngôi đền Yasukuni.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét