(GDVN) - Thật ngạc nhiên khi Kim Jong-nam đã thừa nhận rằng ông chưa bao giờ gặp nhà lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên.
Tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) ngày 17/1 đưa tin cho biết, người con trai cả của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il, Kim Jong-nam tin rằng thiết chế quyền lực ở Triều Tiên sẽ không kéo dài nếu không có gì thay đổi.
Nhận xét trên của Kim Jong-nam được tờ Chosun Ilbo trích dẫn từ một trong số các gần 100 e-mail trao đổi giữa ông với Yoji Komi, một biên tập viên tờ Tokyo Shimbun Nhật Bản, trong khoảng từ năm 2004 tới tháng 12/2011 mà tờ báo này mới thu thập được và được trích dẫn với sự cho phép của ông. Ngoài ra, cả hai cũng đã nói truyện trực tiếp với nhau trong tháng 1 và tháng 5 năm ngoái.
Ngoài việc tiết lộ thông tin về mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, Kim Jong-nam đã kể về những suy nghĩ của mình đối với các cải cách ở Triều Tiên đã khiến ông bị mất vị trí trở thành người kế vị, những quan điểm của mình về tương lai và nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên Kim Jong-un.
Nghi ngờ khả năng lãnh đạo của người kế nhiệm
Trong số các bức thư của mình được gửi đi, Kim Jong-nam đã bày tỏ nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của người em trai Kim Jong-un và sự thành công của các triều đại nói chung.
"Tôi đang quan tâm tới việc Jong-un, người chỉ đơn thuần có ngoại hình giống với ông nội tôi (cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung), sẽ có thể đáp ứng các đòi hỏi của đất nước Bắc Triều Tiên như thế nào. Kim Jong-un chỉ là danh nghĩa, còn các thành viên của các tầng lớp quyền lực mới là những người nắm quyền thực sự".
Theo Jong Nam, cha của ông (Chỉ tịch Kim Jong Il) ban dầu cũng đã dự định sẽ không theo đuổi việc chuyển giao quyền lực theo kiểu cha truyền con nối và nói rằng điều đó chỉ gây thiệt hại cho mình và "thành tựu" của cha mình. Nhưng sau đó, ông đã thay đổi quan điểm bởi ông tin rằng dòng máu của gia đình họ Kim là điều kiện cần thiết để duy trì sự ổn định của chế độ Bắc Triều Tiên.
Kim Jong-nam còn tiết lộ, thậm chí đồng minh duy nhất của Bắc Triều Tiên là Trung Quốc cũng ít mặn mà với quyết định này. "Thay vì chào đón người kế nhiệm, Trung Quốc chỉ là thừa nhận điều đó vì lợi ích của việc duy trì ổn định" - Jong-nam nói.
Ngoài việc tiết lộ các suy nghĩ riêng của mình về người kế nhiệm, Jong-nam cũng đưa ra các nhận xét cá nhân về cuộc đọ pháo chết người trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc trong năm 2010.
"Đó là hành động của quân đội Bắc Triều Tiên để biện minh cho sự tồn tại, sở hữu vũ khí hạt nhân của mình" - Jong-nam nói.
Khi hỏi về những suy nghĩ của mình về sự kiện tàu Hải quân Hàn Quốc Cheonan bị chìm trên biển Hoàng Hải, Jong-nam nói: "Theo quan điểm của Bắc Triều Tiên, cần phải nhấn mạnh rằng các khu vực lân cận (gần 5 hòn đảo ở cực bắc hàn Quốc trên biển Hoàng Hải) là khu vực chiến sự".
Bị "nghi ngờ" vì quá chú trọng tới cải cách
Trong các bức thư trao đổi với phóng viên Nhật Bản, Kim Jong-nam kể rằng ông đã dần dần trở nên xa cách với cha mình vì các quan điểm chú trọng tới cải cách của ông.
"Trở về Bắc Triều Tiên sau khi học xong tại Thụy Sĩ, tôi đã trở nên xa cách với cha tôi hơn bởi tôi nhấn mạnh tới các cải cách, mở cửa nền kinh tế thị trường và cuối cùng tôi được ông nhìn bằng con mắt ngờ vực" - Jong-nam viết trong thư gửi nhà báo Nhật Bản.
"Cha tôi đã cảm thấy rất cô đơn sau khi gửi cho tôi đi học ở nước ngoài. Sau đó, những người em cùng cha khác mẹ của tôi Jong-chol, Jong-un và em gái út Yeo-jong lần lượt chào đời. Và sự quan tâm của ông đã được chuyển sang cho họ. Và khi ông cảm thấy rằng tôi bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tư bản chủ nghĩa sau khi sống ở nước ngoài nhiều năm, ông đã rút ngắn thời gian du học của em trai và em gái tôi" - Jong-nam nói.
Jong-nam còn kể rằng, ông đã tìm cách nói với cha những suy nghĩ của mình bất cứ khi nào có cơ hội. "Tôi nói với ông một cách trung thực về việc cộng đồng quốc tế lo ngại như thế nào về vụ thử hạt nhân, phóng tên lửa và tôi yêu cầu ông dạy em tôi (Kim Jong-un) cách để đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp cho người dân."
Khi được hỏi về mối quan hệ của mình với người cô Kim Kyong-hui và chú rể Jang Song-taek, những cánh tay phải của nhà lãnh đạo Triều Tiên mới, Jong-nam nói rằng: "Tôi vẫn có mối quan hệ tốt với họ và họ thích tôi. Họ đặc biệt chú ý đến tôi".
Chưa từng gặp mặt Kim Jong-un
Thật ngạc nhiên khi Kim Jong-nam đã thừa nhận rằng ông chưa bao giờ gặp nhà lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên. "Tôi là anh cùng cha khác mẹ với ông ấy, nhưng tôi chưa bao giờ gặp anh ta vì vậy tôi không biết", ông nói. Tuy nhiên, Jong-nam nói ông đã gặp người em trai thứ Jong-chol một vài lần ở nước ngoài.
"Quyền lực của Kim Jong-un sẽ không kéo dài", ông nói khi bày tỏ mối quan tâm về tuổi đời còn trẻ và sự thiếu kinh nghiệm điều hành chính phủ của em trai mình. Jong-nam cũng dự báo về khả năng có thể xảy ra một cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái khác nhau tại Triều Tiên sau khi Chủ tịch Kim qua đời.
Jong-nam cảnh báo: "Nếu không có cải cách, Bắc Triều Tiên sẽ không như hiện tại". Kim cho biết, lập trường cứng rắn của Bắc Triều Tiên bắt nguồn từ một hệ thống chính trị nghiêng về "sống sót" và nói thêm rằng Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Thừa nhận lối sống phóng túng
Kim cho biết ông đang hưởng sự trợ giúp từ chính phủ Trung Quốc: "Chính phủ Trung Quốc đang bảo vệ tôi, nhưng cũng dõi theo tôi quá nhiều. Đó là số phận không thể tránh khỏi của tôi. Nếu bạn không thể tránh nó, thì hãy tận hưởng nó có phải tốt hơn không".
"Bởi vì tôi đã được giáo dục ở phương Tây, tôi có cách tận hưởng tự do từ sớm và tôi vẫn còn yêu tự do. Lý do tôi tới thăm Macau thường xuyên là bởi vì đó là nơi tự do nhất gần Trung Quốc, nơi gia đình tôi đang sống" - Jong-nam viết.
Kim Jong-nam cũng thừa nhận các tin đồn về lối sống chơi bời của mình là có thật: "Tôi không phủ nhận thói quen lăng nhăng của tôi, nhưng tôi chỉ có một người vợ và vợ tôi là người mà tôi yêu thương nhất trên thế giới."
Khi ông bị bắt tại Nhật Bản cố gắng để nhập vào một hộ chiếu giả vào năm 2001 thì "người phụ nữ đang cầm bàn tay của đứa con trai nhỏ của tôi (Kum-sol) là vợ của tôi. Người phụ nữ trẻ với kính bên cạnh cô là thư ký của tôi" - ông nói.
Jong-nam còn nói rằng hiện tượng "phổ biến" trong giới thượng lưu ở Triều Tiên là đi du lịch ở nước ngoài và "tôi đã đi đến Nhật Bản nhiều lần để thăm các khách sạn và nhà hàng nổi tiếng ở Tokyo. Jong-un cũng đã đến Nhật Bản bằng một hộ chiếu giả Brazil".
Bởi vì ông thích uống rượu nên ông cho biết, ông đang bị bệnh gút và phải dùng thuốc.
Khi được hỏi về Han-sol, người con của ông với một tình nhân ở Macau và là trung tâm của truyền thông trong tháng 10/2011, Kim cho biết: "Nó là người mạo hiểm, vì vậy nó đã chọn đến một trường quốc tế ở Mostar, tại đất nước Bosnia đầy căng thẳng để học. Tôi đã phải chấp nhận sự lựa chọn của nó, nhưng bây giờ tôi thấy lo lắng".
Mối quan hệ với nhà báo Nhật Bản
Yoji Komi là phóng viên của tờ Shimbun Tokyo và đã tới Bắc Kinh vào năm 2004. Ông đã có một cuộc gặp gỡ tình cờ với Kim Jong-nam tại sân bay quốc tế của Bắc Kinh vào tháng 9/2004. Đó là điểm khởi đầu cho mối quan hệ thân thiết của họ sau này.
Các cuộc trò chuyện bằng e-mail của họ bắt đầu khi Jong-nam gửi cho Komi một bức thư điện tử vào tháng 12/2004. Họ đã không liên lạc trong nhiều năm, cho tới khi Jong-nam đã gửi một e-mail cho Komi xin giúp đỡ trong tháng 10/2010.
Gần đây, Jong-nam đã đồng ý cho công bố các e-mail trên của mình với nhà báo Nhật Bản. "Tôi sẽ trả lời tất cả các câu hỏi. Xin để tâm trí tôi được ổn định lại và tôi sẽ công bố chúng vào một thời điểm thích hợp" - ông viết.
Kim Jong-nam tin rằng thiết chế ở Triều Tiên sẽ không kéo dài nếu không có gì thay đổi. |
Nhận xét trên của Kim Jong-nam được tờ Chosun Ilbo trích dẫn từ một trong số các gần 100 e-mail trao đổi giữa ông với Yoji Komi, một biên tập viên tờ Tokyo Shimbun Nhật Bản, trong khoảng từ năm 2004 tới tháng 12/2011 mà tờ báo này mới thu thập được và được trích dẫn với sự cho phép của ông. Ngoài ra, cả hai cũng đã nói truyện trực tiếp với nhau trong tháng 1 và tháng 5 năm ngoái.
Ngoài việc tiết lộ thông tin về mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, Kim Jong-nam đã kể về những suy nghĩ của mình đối với các cải cách ở Triều Tiên đã khiến ông bị mất vị trí trở thành người kế vị, những quan điểm của mình về tương lai và nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên Kim Jong-un.
Nghi ngờ khả năng lãnh đạo của người kế nhiệm
Trong số các bức thư của mình được gửi đi, Kim Jong-nam đã bày tỏ nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của người em trai Kim Jong-un và sự thành công của các triều đại nói chung.
"Tôi đang quan tâm tới việc Jong-un, người chỉ đơn thuần có ngoại hình giống với ông nội tôi (cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung), sẽ có thể đáp ứng các đòi hỏi của đất nước Bắc Triều Tiên như thế nào. Kim Jong-un chỉ là danh nghĩa, còn các thành viên của các tầng lớp quyền lực mới là những người nắm quyền thực sự".
Theo Jong Nam, cha của ông (Chỉ tịch Kim Jong Il) ban dầu cũng đã dự định sẽ không theo đuổi việc chuyển giao quyền lực theo kiểu cha truyền con nối và nói rằng điều đó chỉ gây thiệt hại cho mình và "thành tựu" của cha mình. Nhưng sau đó, ông đã thay đổi quan điểm bởi ông tin rằng dòng máu của gia đình họ Kim là điều kiện cần thiết để duy trì sự ổn định của chế độ Bắc Triều Tiên.
Kim Jong-nam còn tiết lộ, thậm chí đồng minh duy nhất của Bắc Triều Tiên là Trung Quốc cũng ít mặn mà với quyết định này. "Thay vì chào đón người kế nhiệm, Trung Quốc chỉ là thừa nhận điều đó vì lợi ích của việc duy trì ổn định" - Jong-nam nói.
Ngoài việc tiết lộ các suy nghĩ riêng của mình về người kế nhiệm, Jong-nam cũng đưa ra các nhận xét cá nhân về cuộc đọ pháo chết người trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc trong năm 2010.
"Đó là hành động của quân đội Bắc Triều Tiên để biện minh cho sự tồn tại, sở hữu vũ khí hạt nhân của mình" - Jong-nam nói.
Khi hỏi về những suy nghĩ của mình về sự kiện tàu Hải quân Hàn Quốc Cheonan bị chìm trên biển Hoàng Hải, Jong-nam nói: "Theo quan điểm của Bắc Triều Tiên, cần phải nhấn mạnh rằng các khu vực lân cận (gần 5 hòn đảo ở cực bắc hàn Quốc trên biển Hoàng Hải) là khu vực chiến sự".
Bị "nghi ngờ" vì quá chú trọng tới cải cách
Trong các bức thư trao đổi với phóng viên Nhật Bản, Kim Jong-nam kể rằng ông đã dần dần trở nên xa cách với cha mình vì các quan điểm chú trọng tới cải cách của ông.
"Trở về Bắc Triều Tiên sau khi học xong tại Thụy Sĩ, tôi đã trở nên xa cách với cha tôi hơn bởi tôi nhấn mạnh tới các cải cách, mở cửa nền kinh tế thị trường và cuối cùng tôi được ông nhìn bằng con mắt ngờ vực" - Jong-nam viết trong thư gửi nhà báo Nhật Bản.
Gia đình Chủ tịch Kim và 3 người con trai |
"Cha tôi đã cảm thấy rất cô đơn sau khi gửi cho tôi đi học ở nước ngoài. Sau đó, những người em cùng cha khác mẹ của tôi Jong-chol, Jong-un và em gái út Yeo-jong lần lượt chào đời. Và sự quan tâm của ông đã được chuyển sang cho họ. Và khi ông cảm thấy rằng tôi bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tư bản chủ nghĩa sau khi sống ở nước ngoài nhiều năm, ông đã rút ngắn thời gian du học của em trai và em gái tôi" - Jong-nam nói.
Jong-nam còn kể rằng, ông đã tìm cách nói với cha những suy nghĩ của mình bất cứ khi nào có cơ hội. "Tôi nói với ông một cách trung thực về việc cộng đồng quốc tế lo ngại như thế nào về vụ thử hạt nhân, phóng tên lửa và tôi yêu cầu ông dạy em tôi (Kim Jong-un) cách để đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp cho người dân."
Khi được hỏi về mối quan hệ của mình với người cô Kim Kyong-hui và chú rể Jang Song-taek, những cánh tay phải của nhà lãnh đạo Triều Tiên mới, Jong-nam nói rằng: "Tôi vẫn có mối quan hệ tốt với họ và họ thích tôi. Họ đặc biệt chú ý đến tôi".
Chưa từng gặp mặt Kim Jong-un
Mặc dù là anh em cùng cha khác mẹ nhưng Jong-nam (trái) và Jong-un chưa từng gặp mặt nhau |
Thật ngạc nhiên khi Kim Jong-nam đã thừa nhận rằng ông chưa bao giờ gặp nhà lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên. "Tôi là anh cùng cha khác mẹ với ông ấy, nhưng tôi chưa bao giờ gặp anh ta vì vậy tôi không biết", ông nói. Tuy nhiên, Jong-nam nói ông đã gặp người em trai thứ Jong-chol một vài lần ở nước ngoài.
"Quyền lực của Kim Jong-un sẽ không kéo dài", ông nói khi bày tỏ mối quan tâm về tuổi đời còn trẻ và sự thiếu kinh nghiệm điều hành chính phủ của em trai mình. Jong-nam cũng dự báo về khả năng có thể xảy ra một cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái khác nhau tại Triều Tiên sau khi Chủ tịch Kim qua đời.
Jong-nam cảnh báo: "Nếu không có cải cách, Bắc Triều Tiên sẽ không như hiện tại". Kim cho biết, lập trường cứng rắn của Bắc Triều Tiên bắt nguồn từ một hệ thống chính trị nghiêng về "sống sót" và nói thêm rằng Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Thừa nhận lối sống phóng túng
Kim cho biết ông đang hưởng sự trợ giúp từ chính phủ Trung Quốc: "Chính phủ Trung Quốc đang bảo vệ tôi, nhưng cũng dõi theo tôi quá nhiều. Đó là số phận không thể tránh khỏi của tôi. Nếu bạn không thể tránh nó, thì hãy tận hưởng nó có phải tốt hơn không".
Kim Jong-nam cũng thừa nhận các tin đồn về lối sống chơi bời của mình là có thật: "Tôi không phủ nhận thói quen lăng nhăng của tôi, nhưng tôi chỉ có một người vợ và vợ tôi là người mà tôi yêu thương nhất trên thế giới."
Khi ông bị bắt tại Nhật Bản cố gắng để nhập vào một hộ chiếu giả vào năm 2001 thì "người phụ nữ đang cầm bàn tay của đứa con trai nhỏ của tôi (Kum-sol) là vợ của tôi. Người phụ nữ trẻ với kính bên cạnh cô là thư ký của tôi" - ông nói.
Jong-nam còn nói rằng hiện tượng "phổ biến" trong giới thượng lưu ở Triều Tiên là đi du lịch ở nước ngoài và "tôi đã đi đến Nhật Bản nhiều lần để thăm các khách sạn và nhà hàng nổi tiếng ở Tokyo. Jong-un cũng đã đến Nhật Bản bằng một hộ chiếu giả Brazil".
nh vợ Jong-nam dắt tay người con trai Han-sol và cô thư ký đeo kính tại sân bay Narita, Nhật Bản ngày 4/5/2011 |
Khi được hỏi về Han-sol, người con của ông với một tình nhân ở Macau và là trung tâm của truyền thông trong tháng 10/2011, Kim cho biết: "Nó là người mạo hiểm, vì vậy nó đã chọn đến một trường quốc tế ở Mostar, tại đất nước Bosnia đầy căng thẳng để học. Tôi đã phải chấp nhận sự lựa chọn của nó, nhưng bây giờ tôi thấy lo lắng".
Mối quan hệ với nhà báo Nhật Bản
Yoji Komi là phóng viên của tờ Shimbun Tokyo và đã tới Bắc Kinh vào năm 2004. Ông đã có một cuộc gặp gỡ tình cờ với Kim Jong-nam tại sân bay quốc tế của Bắc Kinh vào tháng 9/2004. Đó là điểm khởi đầu cho mối quan hệ thân thiết của họ sau này.
Các cuộc trò chuyện bằng e-mail của họ bắt đầu khi Jong-nam gửi cho Komi một bức thư điện tử vào tháng 12/2004. Họ đã không liên lạc trong nhiều năm, cho tới khi Jong-nam đã gửi một e-mail cho Komi xin giúp đỡ trong tháng 10/2010.
Gần đây, Jong-nam đã đồng ý cho công bố các e-mail trên của mình với nhà báo Nhật Bản. "Tôi sẽ trả lời tất cả các câu hỏi. Xin để tâm trí tôi được ổn định lại và tôi sẽ công bố chúng vào một thời điểm thích hợp" - ông viết.
Nguyễn Hường (theo Chosun Ilbo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét