Trong Đông Chu Liệt Quốc, Lã Bất Vi có so sánh với người cha, vốn cũng là một nhà buôn lớn, về lợi nhuận: "Cày ruộng lợi gấp mấy?-Lợi gấp mười. "Buôn châu ngọc lợi gấp mấy? -Lợi gấp trăm." " Nếu giúp cho một người được lên làm vua, thống trị sơn hà, thì lợi gấp mấy?"
Kim Jong Nam dự báo chế độ Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ, nếu không cải cách
Thứ ba 17 Tháng Giêng 2012
Bình Nhưỡng phải tiến hành cải tổ để tránh nguy bị sụp đổ. Con trai trưởng của lãnh đạo quá cố của Bắc Triều Tiên Kim Jong Il là Kim Jong Nam đã nhận định như vậy trong một cuốn sách phát hành tuần này tại Nhật Bản.
Theo AFP, cuốn sách này có tiêu đề « Cha tôi Kim Jong Il và tôi » viết về Kim Jong Nam, của tác giả Yoji Gomi, nhà báo của tờ Tokyo Simbun, từng có nhiều năm làm thông tín viên tại Seoul và Bắc Kinh. Sách sẽ phát hành vào ngày 20 tháng Giêng này.
Quân đội có vai trò rất lớn tại Bắc Triều Tiên. Tân lãnh đạo Kim Jong Un bắt tay các tướng l ãnh trong buổi lễ tang ông Kim Jong Il, 20/12/2011. REUTERS/KRT via REUTERS TV |
Để thực hiện cuốn truyện này tác giả đã nhiều lần trao đổi với Kim Jong Nam qua thư và những lần phỏng vấn trực tiếp tại Macao, trong đó nhân vật này đã không ít lần đưa ra những nhận định, dự báo về chế độ Bình Nhưỡng. Người con cả của Kim Jong Il đặc biệt nhấn mạnh, chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên đang phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn, hoặc là thay đổi, hoặc là sụp đổ. Kim Jong Nam giải thích cái thế nan giải của chế độ là : « Không có cải cách, nền kinh tế sẽ sụp đổ. Nhưng cải cách sẽ dẫn tới khủng hoảng (chính trị ) và cáo chung của chế độ ».
Người anh cả cùng cha khác mẹ với tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, vào giữa thập niên 1990 từng được dự kiến chỉ định thừa kế quyền lực của người cha Kim Jong Il, nhưng sau đó lại bị thất sủng. Từ đầu những năm 2000 đến nay, Kim Jong Nam ra nước ngoài , lập gia đình, có hai con và sống một cuộc sống vương giả ở Macao.
Trong cuốn sách của nhà báo Nhật nói trên, Kim Jong Nam còn cảnh báo tình hình « Bắc Triều Tiên rất bất ổn » . Ông nói rằng « Cha tôi lãnh đạo đất nước bằng sự ủng hộ của quân đội, nhưng quân đội lại có quyền lực quá lớn. Nếu việc kế thừa quyền hành thất bại, quân đội chắc chắn sẽ nắm thực quyền ».
Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã trích dẫn một bức thư trao đổi với Kim Jong Nam hôm mùng 3 tháng Giêng, trong đó người trưởng nam của ông Kim Jong Il chỉ trích việc chuyển giao quyền hành theo kiểu cha truyền con nối. Đồng thời, ông cũng tỏ ý hoài nghi về năng lực lãnh đạo đất nước của người em cùng cha khác mẹ Kim Jong Un, còn quá trẻ.
Con trai trưởng của Kim Jong-il có thể nằm trong phương án B của Bắc Kinh ?
Ngày mai, 20/01, Kim Jong-nam, trưởng nam của nhà lãnh đạo Kim Jong-il, sẽ cho xuất bản tại Nhật quyển sách mang tên « Cha Kim Jong-il và tôi », trong đó ông chỉ trích mạnh mẻ chính sách cha truyền con nối và nghi ngại năng lực lãnh đạo của em trai mình. La Croix phản ánh sự kiện này qua bài viết : « Một người kế vị khác của Bắc Triều Tiên ».
Kim Jong-nam là con của người vợ đầu của ông Kim Jong-il, một cuộc hôn nhân mà người sáng lập chế độ Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành chưa bao giờ chấp nhận. Dù bị sống cô cảnh quạnh hiu từ nhỏ bên cạnh mẹ mình, nhưng Kim Jong-nam cũng được cha yêu thương. Năm 10 tuổi, Kim đã lên đường đi du học ở Thụy Sỹ và Nga.
Khi ấy, Kim Jong-nam hiển nhiên được xem là người kế vị cha, do là con trai trưởng, theo văn hóa Nho giáo. Vì thế, sau đó, Kim đã được đưa đến làm việc ở bộ phận an ninh và gián điệp của chế độ, sau đó nắm quyền điều hành Trung tâm tin học Triều Tiên tại Bình Nhưỡng. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, Kim Jong-nam đã bị gạt khỏi chiếc ngai vàng để đến định cư ở Ma Cao.
Nhận định về chế độ Bình Nhưỡng, Kim Jong-nam không ngần ngại cho rằng : «Bắc Triều Tiên rất bất ổn. Nếu không cải cách, kinh tế sẽ sụp đổ, và nếu quá trình chuyển giao quyền lực thất bại, thì quân đội sẽ nắm quyền ».
Nói về em trai mình, Kim Jong-nam nghi vấn : « Một người kế vị trẻ tuổi, chỉ mới trải qua hai năm đào tạo cho việc nắm giữ quyền lực, làm sao đủ khả năng nắm được quyền lực một cách tuyệt đối ? Rất có thể giới lãnh đạo nước này kế thừa cha tôi và chỉ giữ người kế vị trẻ này làm biểu tượng ».
La Croix cũng nhắc lại nghi ngờ cho rằng, việc Kim Jong-nam đến sống ở Ma Cao có thể là có nguyên nhân. Nên nhớ rằng, Ma Cao từng được cho là một cơ sở tài chính của Bắc Triều Tiên, nơi cung cấp tiền để Bình Nhưỡng có thể theo đuổi các nghiên cứu quân sự và hạt nhân. Từ đó, một nhà báo Trung Quốc tại Ma Cao cho La Croix biết, rất có thể Kim Jong-nam sẽ giữ một vai trò quyết định trong chóp bu Bắc Triều Tiên.
Dù Kim Jong-nam nhiều lần tuyên bố không thích quyền lực, nhưng La Croix nhận định, do những kinh nghiệm có được trong quá khứ, rất có thể, nhân vật này sẽ trở thành « một con bài » của Bắc Kinh trong trường hợp chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ.
Con trai trưởng của Kim Jong Il có cái nhìn ảm đạm về Bắc Triều Tiên
Thứ Tư, 18 tháng 1 2012
Hình: AP Cuốn sách mới của nhà báo Nhật Bản Yoji Gomi nhan đề 'Cha tôi, Kim Jong Il, và tôi: Lời thú nhận đặc biệt của Kim Jong Nam' được bày bán ở Tokyo, 18/1/2012 |
Một cuốn sánh mới xuất bản tại Nhật Bản nói người con trai lớn nhất của cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Il có cái nhìn ảm đạm về Bắc Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của người em cùng cha khác mẹ Kim Jong Un.
Những nhận xét được gán cho Kim Jong Nam xuất hiện trong một cuốn sách mới của nhà báo Nhật Bản Yoji Gomi nhan đề “Cha tôi, Kim Jong Il, và tôi: Lời thú nhận đặc biệt của Kim Jong Nam.”
Người con trai đầu của lãnh tụ quá cố chỉ trích việc chuyển giao quyền hành cha truyền con nối tại Bắc Triều Tiên, gọi tân lãnh đạo Kim Jong Un như là một khuôn mặt có tính cách biểu tượng. Kim Jong Nam nói “giới ưu tú có thế lực đã cai trị đất nước sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát.”
Nhiều người tin rằng ông Kim Jong Nam được chuẩn bị để thừa kế Kim Jong Il cho đến khi ông bị khám phá định nhập cảnh Nhật Bản bằng một hộ chiếu giả vào năm 2001. Kể từ đó ông sống hầu hết thời gian tại Trung Quốc.
Ông Gomi, một nhà báo làm việc cho tờ Tokyo Shimbun nói ông tình cờ gặp người con trai trưởng của Kim Jong Il tại sân bay Bắc Kinh và vẫn giữ liên lạc với ông này. Ông Gomi nói cuốn sách được căn cứ trên một số cuộc phỏng vấn trực tiếp và khoảng 150 email trao đổi giữa ông và Kim Jong Nam.
Nhà báo Gomi cũng trích lời người con trưởng của Kim Jong Il, nói rằng nền kinh tế của Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ nếu không có cải cách và tự do hoá, nhưng cải cách và mở cửa lại nguy hại cho chế độ. Ông cũng mong trở về Bắc Triều Tiên.
Thông tấn xã AP trích lời các nhà phân tích cho rằng ông Kim Jong Nam sống nhiều thời gian bên ngoài Bắc Triều Tiên nên ý kiến của ông ít có giá trị.
_____________________________________________________________-
(*)Lã Bất Vi
Lã Bất Vi (292-235 TCN) là một thương gia thời Chiến Quốc. Sau ông được chọn giữ chức thừa tướng cho nước Tần. Lã Bất Vi là cha của Doanh Chính tức vua Tần Thuỷ Hoàng nước Tần vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. Ông được cho là người nổi tiếng trong lịch sử về buôn quan bán tước.
[sửa] Mưu buôn ngôi báu
Lã Bất Vi là người Dương Địch, buôn bán thành công nên rất giàu có.
Năm thứ 40 đời Chiêu Tương Vương nước Tần (267 TCN), thái tử mất. Năm thứ 42 (265 TCN), vua cho con thứ là An Quốc Quân làm thái tử. An Quốc Quân có hơn 20 người con, lại có người yêu nhất được lập làm chính phu nhân, gọi là Hoa Dương phu nhân. Phu nhân không có con. Tử Sở là con giữa của An Quốc Quân. Mẹ Tử Sở là Hạ Cơ không được vua yêu nên Tử Sở phải làm con tin của Tần ởnước Triệu. Tần mấy lần đánh Triệu, nên Triệu bạc đãi Tử Sở. Tử Sở làm con tin ở Triệu trong cảnh khốn khổ.
Lã Bất Vi ở Hàm Đan trông thấy Tử Sở thương hại, nói:
Món hàng này lạ, có thể buôn được đây!
Bất Vi bèn đến nói với Tử Sở:
Tôi có thể làm cửa nhà ngài lớn lên.
Tử Sở cười:
Ông hãy tự làm cho cửa nhà ông lớn lên đã rồi hãy làm đến cửa nhà tôi.
Lã Bất Vi nói: Thế thì ngài không biết: Cửa nhà tôi phải đợi cửa nhà ngài mới lớn được.
Tử Sở hiểu ý.
Lã Bất Vi đưa cho Tử Sở năm trăm cân vàng tiêu dùng và đãi tân khách. Rồi lấy tiền mua của báu vật lạ, đem sang Tần, xin ra mắt người chị Hoa Dương phu nhân để dâng những vật ấy cho Hoa Dương Phu nhân. Nhân đó, Lã Bất Vi kể Tử Sở tài giỏi, khôn ngoan, giao với người các nước, bạn hữu khắp thiên hạ. Hoa Dương phu nhân không có con, Bất Vi khuyên nhận Tử Sở làm con nuôi. Hoa Dương phu nhân nghe theo, vào xin An Quốc Quân lập Tử Sở làm thừa tự. An Quốc Quân nghe theo, cùng phu nhân cho Tử Sở nhiều của cải và xin Bất Vi giúp đỡ cho.
Danh tiếng Tử Sở từ đó càng nổi với chư hầu. Bất Vi có một người thiếp là Triệu Cơ, đàn hay múa giỏi, lại đang có mang. Bất Vi mời Tử Sở đến nhà, sai Triệu Cơ ra rót rượu. Tử Sở đem lòng say mê, Lã Bất Vi liền dâng Triệu Cơ cho Tử Sở. Tử Sở lập Triệu Cơ làm phu nhân, đến đủ tháng sinh con là Chính.
Năm 257 TCN, đời vua Chiêu Vương nước Tần, Tần sai Vương Ý vây Hàm Đan. Nước Triệu muốn giết Tử Sở. Tử Sở cùng Lã Bất Vi mưu đưa sáu trăm cân vàng cho kẻ coi giữ nên trốn thoát Triệu. Triệu muốn giết vợ con Tử Sở, nhưng Triệu Cơ là con nhà tai mắt ở Triệu, lẩn trốn được vì thế mẹ con đều sống.
[sửa] Thừa tướng nước Tần
Năm thứ 56 (251 TCN), Tần Chiêu Tương Vương mất, thái tử An Quốc Quân lên làm vua, tức là Tần Hiếu Văn vương, lập Hoa Dương phu nhân làm hoàng hậu, Tử Sở làm thái tử. Vua Triệu cũng cho đưa vợ của Tử Sở cùng con là Chính về Tần.
Nhưng Hiếu Văn vương lên ngôi được 3 ngày đã mất. Thái tử Tử Sở lên thay, tức là Trang Tương Vương, tôn mẹ nuôi là Hoa Dương hậu làm Hoa Dương thái hậu, mẹ là Hạ Cơ là Hạ thái hậu. Có ý kiến cho rằng chính Bất Vi chủ mưu hại vua Tần để Tử Sở sớm lên thay ngôi.
Năm đầu, Trang Tương Vương cho Bất Vi làm thừa tướng, phong là Văn Tín Hầu, được ăn thuế mười vạn hộ ở Hà Nam, Lạc Dương. Trang Tương Vương làm vua được ba năm thì mất. Thái tử là Chính lên ngôi, gọi là Tần vương Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này, tôn Lã Bất Vi làm tướng quốc, gọi là trọng phụ.
Vua Tần tuổi nhỏ, thái hậu thường lén lút tư thông với Lã Bất Vi. Trong nhà Lã Bất Vi có đến vạn người. Bấy giờ ở Ngụy có Tín Lăng Quân (Nguỵ Vô Kỵ), ở Sở có Xuân Thân Quân (Hoàng Yết), ở Triệu có Bình Nguyên Quân (Triệu Thắng), ở Tềcó Mạnh Thường Quân (Điền Văn), đều đua nhau quý kẻ sĩ, chiều tân khách. Bất Vi thấy Tần mạnh mà mình không bằng họ nên xấu hổ cũng đón mời các kẻ sĩ đãi rất hậu, khách ăn trong nhà có đến ba nghìn. Khi ấy chư hầu có nhiều biện sĩ, như bọn Tuân Khanh làm sách truyền bá ra thiên hạ. Bất Vi bèn sai các khách soạn ra những điều mình biết, họp lại làm tám Lãm, sáu Luận, mười Kỷ gồm hơn hai mươi vạn chữ, cho là đủ hết những việc trời đất, muôn vật, xưa nay. Đặt tên sách là Lã Thị Xuân Thu bày ở cửa chợ Hàm Dương, đặt nghìn lạng vàng lên trên, mời các du sĩ của chư hầu ai có thể thêm bớt một chữ thì xin biếu một nghìn lạng vàng.
Khi Tần vương Chính đã lớn mà thái hậu cứ dâm loạn mãi. Bất Vi sợ lộ, mang vạ, bèn ngầm tìm kẻ dương vật lớn là Lao Ái, dùng làm người nhà. Thường làm trò vui, sai Ái lấy dương vật của mình tra vào bánh xe gỗ đồng mà đi, khiến thái hậu nghe biết chuyện để nhử thái hậu. Quả nhiên thái hậu nghe chuyện rồi, muốn được riêng Lao Ái. Bất Vi vờ sai người tố cáo y phạm tội đáng thiến. Bất Vi lại báo với thái hậu: Nên có kẻ giả bị thiến này làm chức Cấp Sự Trung. Thái hậu bèn ngầm cho kẻ coi việc thiến nhiều tiền. Viên quan coi án lại luận tội vờ, nhổ râu mày làm cho hoạn quan Lao Ái nhờ vậy được vào hầu thái hậu.
Thái hậu cùng y gian dâm, sinh được hai đứa con, sợ người ta biết chuyện, bèn vờ xem bói nói nên tránh mùa dời cung sang đất Ung. Lao Ái thường đi theo được thưởng rất hậu, việc gì cũng do Lao Ái quyết định. Nhà Lao Ái tôi tớ vài nghìn người, các khách cầu làm quan, làm môn hạ cho y đến hơn nghìn người.
[sửa] Cái chết
Năm thứ 9 đời Tần vương Chính, có kẻ phát giác Lao Ái thực không phải là hoạn quan, thường tư thông với thái hậu, sinh hai con đều dấu đi. Lao Ái còn mưu với thái hậu: Hễ vua chết thì dùng con mình làm vua.
Tần Vương Chính liền giao cho pháp đình xét, biết rõ sự tình. Việc liên quan đến tướng quốc là Lã Bất Vi. Tháng 9 giết ba họ nhà Lao Ái, lại giết hai con do thái hậu đẻ ra và đày thái hậu sang đất Ung. Nhà cửa các môn hạ của Lao Ái đều bị tịch thu và họ bị đày sang đất Thục. Nhà vua muốn giết cả tướng quốc Lã Bất Vi, nhưng vì Bất Vi thờ vua trước có công lớn, lại được các tân khách, biện sĩ nói giúp khá đông nên không nỡ làm tội.
Tháng 10 năm thứ 10, Tần Vương cách chức tướng quốc của Lã Bất Vi. Đến khi người Tề là Mao Tiều thuyết vua Tần, vua Tần mới sang Ung đón thái hậu về Hàm Dương như cũ và phong ấp cho Văn Tín Hầu Lã Bất Vi ở Hà Nam. Được hơn một năm, các tân khách cùng sứ giả của chư hầu đến thăm Văn Tín Hầu lũ lượt ở trên đường. Vua Tần sợ Văn Tín Hầu làm loạn, bèn viết thư nói:
Ông có công gì với Tần, mà Tần phong ông ở Hà Nam, ăn thuế của mười vạn hộ. Ông thân thích gì với Tần mà hiệu là Trọng Phụ?
Rồi bắt đem cả nhà Bất Vi dời sang Thục. Lã Bất Vi tự liệu sẽ bị giết bèn uốngthuốc độc tự tử.
[sửa] Câu nói-quan điểm nổi tiếng
Trong Đông Chu Liệt Quốc, Lã Bất Vi có so sánh với người cha, vốn cũng là một nhà buôn lớn, về lợi nhuận: "Cày ruộng lợi gấp mấy?-Lợi gấp mười. "Buôn châu ngọc lợi gấp mấy? -Lợi gấp trăm." " Nếu giúp cho một người được lên làm vua, thống trị sơn hà, thì lợi gấp mấy?"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét