17.1.12

PHẢI CHẾT ÐỂ SỐNG



Vài tuần trước đây, dư luận xôn xao về bài giảng Ngày Lễ Ðức Chúa Giê Su Vua của Ðức Giám Mục Nguyễn Văn Khảm về “Cánh Chung Luận”. Cánh Chung Luận nói nôm na là những gì sẽ xảy ra sau khi con người đã chết.
Theo giáo lý của Công Giáo thì sau ngày tận thế, mọi người sẽ sống lại và chịu một sự phán xét, kẻ làm những điều lành sẽ được thưởng, kẻ làm dữ sẽ bị phạt. Ðó là sự công bình. Phật giáo cũng dạy nếu gieo nhân nào thì gặt quả đó. Nhưng đối với Cộng Sản do Marx chủ xướng thì con người sau khi chết là hết. Nhưng, vì một lý do thất tình lục dục nào đó mà Ðức Cha Khảm lại “đặc cách” cho chủ thuyết của Marx được gia nhập vào “cánh chung luận”, ngang hàng với  “Cánh Chung Luận” của Công Giáo. Ngài ca ngợi cái xã hội “Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” mà ngài và giáo dân của ngài đang sống ngay trong năm 1999 và năm nay 2011 là Thiên Ðàng Hạ Giới. Ðứa con nít cũng biết cái thiên đàng của Ðức Cha Khảm mà giáo dân của ngài phải sống mấy chục năm qua và đang sống trong khi ngài đứng trên tòa giảng cũng như khi ngài “tự phỏng vấn” để binh vực cho luận điệu của ngài là cái thiên đường mà “cột đèn đi được chúng cũng đi” khỏi cái thiên đường đó. Nhưng, quả thực danh bất hư truyền ngài có tài hùng biện số một Saigon, Ðức Giám Mục Khảm cho đồng bào lương giáo của ngài một cái bánh vẽ: Thiên Chúa không xử ta theo phép công bằng mà xử ta theo tình yêu. Và Marx khuyên mọi người hy sinh không phải để có một “đời sau” hạnh phúc mà để “xây dựng cho xã hội tương lai” dĩ nhiên phải là ở giữa trần gian.
Trong khi cánh chung luận Công Giáo chỉ nói đến ngày tận thế những ai làm lành thì lên thiên đàng, làm dữ thì xuống hỏa ngục, nhưng với Ðức Giám Mục Khảm thì cứ làm dữ cũng lên thiên đàng vì “Chúa xử theo tình yêu”, nói cách khác là sẽ tha thứ tuốt tuồn tuột, cứ mà gian dối, cứ mà hung dữ, giết người cướp của, ngày tận thế Chúa của Ðức Cha Khảm sẽ tha thứ và mọi người sẽ lên thiên đàng tất tần tật. Cách giảng giải này khiến cho nhiều giáo dân tức ành ạch. Còn đối với những người đang bị công an Nhà Nước và Ðảng bóc lột, đàn áp, bắt phải ở truồng cho Ðại Hàn, Ðài Loan tha hồ sờ mó lựa chọn đem về nước lớp thì cho làm vợ “tứ đại đồng đường” tức là làm vợ ông nội, ông cha, ông con và nếu cần thì ông cháu. Ðẻ con ra không biết ai là cha, lớp thì làm mãi dâm, lớp bị hành hạ đến chết. Với hạng người này thì Ðức Cha Khảm cho hưởng một cái công lao rất lớn: hy sinh để xây dựng xã hội tương lai. Không biết khi giảng như vậy, cũng như khi tự ý làm phỏng vấn, Ðức Cha Khảm có nhớ một lãnh tụ Cộng Sản đã nói chắc như đinh đóng cột rằng “Ở đâu có bất công, ở đó có tranh đấu”. Hình như đó là lời của Marx thì phải. Nói cách khác, cái sự gọi là hy sinh mà Ðức Cha Khảm nói chỉ là chuyện đàn áp, buộc người ta phải hy sinh chứ chẳng ai tình nguyện.
Trong 2 năm trở lại đây, định luật của Marx đã ứng nghiệm: ngày 17.12.2010, Mohamed Bouazizi, một thanh niên 26 tuổi, tuy đã tốt nghiệp Ðại Học tìm mãi không có việc làm, phải đi bán trái cây để độ nhật, nhưng anh đã “được” công an của Nhà Nước Ðộc Tài đá đổ trái cây của anh, bắt anh, đánh đập… Thế là anh phản đối, nhưng không dùng loại “cách mạng bạo lực” của Ðảng và Nhà Nước mà lại tự thiêu. Ngọn lửa do thân xác anh thắp lên đã bùng ra một cuộc Cách Mạng. Cuộc Cách Mạng thành công. Tiếp theo là các cuộc cách mạng mấy nước bên Trung Ðông và Phi Châu lật đổ độc tài, người ta gọi những cuộc cách mạng này là cách mạng Hoa Lài, Cách Mạng Mùa Xuân v.v… Ðó là cách đòi lại công bằng.
Ngày 5 tháng 1 năm 2012, gia đình ông Ðoàn Văn Vượn đã bị một lực lượng công an, bộ đội Việt Cộng cưỡng chiếm 50 mẫu đất mà gia đình ông Vượn đã phải lấn biển đắp bờ, tạo nên một khu đất canh tác trù phú. Thấy mảnh đất đem lại nhiều lợi nhuận, quá thèm, Việt Cộng đã cho lực lượng vào cướp. Tức nước vỡ bờ, ông Ðoàn Văn Vượn cùng gia đình đã tự chế một quả mìn và dùng mấy khẩu súng bắn chim chống trả vũ lực của Việt Cộng. May mà ông Vượn chỉ dùng súng bắn chim chứ súng thật và mìn clay more thì không biết bao nhiêu công an và bộ đội chết và bị thương. Vụ này trong phút chốc đã được phổ biến khắp nơi.
Trong khi đó, ông Lâm Tổ Loan, một người lãnh đạo cuộc phản kháng bạo quyền Trung Cộng tịch thu đất đai của dân chúng xã Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Ðông, miền Nam Hoa Lục. Rốt cuộc, bạo quyền Trung Cộng đã phải chấp nhận những điều kiện của phe phản kháng và đặc biệt hơn nữa người lãnh đạo cuộc phản kháng lại được bạo quyền Trung Cộng cho làm… Chủ Tịch Xã Ô Khảm.
Nhìn xa hơn nữa, chính quyền Miến Ðiện trước đây lấy Trung Cộng làm kim chỉ Nam, làm chỗ dựa lưng. Nay bỗng nhiên lần lượt trả tự do cho những nhà đấu tranh tự do dân chủ, nhất là bà Aung San Suu Kyi, thủ lãnh đảng đối lập, còn hứa hẹn cho bà ra ứng cử quốc hội và đảng của bà được tái hoạt động. Chính Quyền Hoa Kỳ, Anh quốc đã lần lượt cử những đặc sứ đến nước này, tiếp xúc một cách tự do với bà Aung San Suu Kyi. Có nghĩa là chính quyền Miến Ðiện đã chuyển hướng về phía thế giới tự do. Ðây là một biến chuyển đặc biệt, có thể gọi đây là một biến cố quan trọng và mới mẻ, hay là một cuộc cách mạng do bạo quyền “buông đao xuống để thành Phật”.
Cuối năm dương lịch, Ðảng Việt gian Cộng Sản cũng đã có một cuộc họp Trung Ương Ðảng lần thứ tư, Ðại Hội Ðảng lần thứ XI với mục đích “Chỉnh đốn Ðảng nếu không sẽ sụp đổ”. Nhưng chắc chắn là lần họp này cũng như những lần họp trước, Việt Gian Cộng Sản cũng chẳng mang lại được một phương thuốc nào trị bịnh ung thư đến giai đoạn chót của đảng Cộng Sản. Chúng hô hào triệt để đổi mới tư duy, nhưng đổi làm sao? Có đảng viên nào dám cho rằng Hồ Chí Minh đã sai lầm, không thể tiếp tục nhai đi nhai lại “sống học tập, làm việc theo gương Bác Hồ” vì rõ ràng, Bác của chúng là một tên đại Việt Gian bán nước cho Tàu Cộng. Cứu vãn đạo đức thì hối lộ tham nhũng từ trên xuống dưới. Tham nhũng và hối lộ là những con vi trùng đang đục khoét lục phủ ngũ tạng đảng Cộng Sản, nhưng Ðảng chỉ có dầu cù là, thoa ngoài da chứ không uống vào bụng được, làm sao mà chữa. Chỉ 2 bệnh này, Ðảng sẽ đi lần đến chỗ sụp đổ không phương cứu vãn.  Thêm vào đó, kinh tế của Việt Nam hôm nay đang đi lần đến kiệt quệ. Ðây là một yếu tố quan trọng quyết định cũng như thúc đẩy cuộc cách mạng của dân chúng sẽ bùng nổ sớm chừng nào tốt chừng đó. Nói cách khác là cuộc cách mạng của dân chúng sẽ không xa.
Mahomed Bouazizi đã chết cho một cuộc cách mạng sống dậy, quét sạch những tên độc tài dã man. Ðoàn Văn Vượn đã liều chết bắn vào công an và bộ đội Việt Cộng cũng để những người khác được sống. Miến Ðiện cũng tự diệt cái độc tài của mình, hiệp thông với đối lập để sống. Ðảng Cộng Sản Việt Nam còn cách nào khác? Theo con đường của Miến Ðiện? Ðể cuộc cách mạng do Ðoàn Văn Vượn khởi xướng hay do Mahomed Bouazizi châm lửa đốt mình? Trong khi đó, cả thế giới đều thấy rõ chẳng chóng thì chầy người dân Việt Nam cũng đứng lên hoặc dùng bạo lực, hoặc dùng bất bạo động để lật đổ Cộng Sản.
Trong bài “Con đường duy nhứt” chúng tôi đã chứng minh Ðảng phải chết để đảng viên được sống. Ðảng đã tước đoạt quyền tự quyết của dân tộc, Ðảng đã ăn cướp đất đai của dân chúng bằng một quan niệm rất hàm hồ là bất động sản thuộc về “toàn dân”. Mọi người, các tôn giáo, các đoàn thể chỉ có quyền “xử dụng”, khi nào Ðảng thấy cần thì cứ lấy lại. Nhưng đảng là ai? Là những tên đảng viên. Ðảng chết nhưng Ðảng viên sống thì cũng không thay đổi gì. Nói cách khác là phải trả lại quyền tự quyết cho dân chúng, phải tổ chức bầu cử tự do dân chủ và công bình cho tất cả các đảng phái, và lúc đó, đảng Cộng Sản cũng có quyền ứng cử, bầu cử một cách bình đẳng như các nước Ba Lan, Tiệp Khắc thời hậu Cộng Sản đã và đang làm.
Trong ba con đường, hoặc phải chịu một cuộc cách mạng bất bạo động mà Mahomed Bouazizi đã châm ngọn lửa, hoặc cuộc cách mạng bạo lực như Lâm Tổ  Loan và Ðoàn Văn Vượn đã làm, hay là noi gương Miến Ðiện, tự làm một cuộc thay đổi toàn diện để cùng sống với dân tộc. Ðúng như Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Việt gian Cộng Sản đã nói, không còn nhiều thì giờ nữa, nếu đảng viên muốn sống phải để cho Ðảng chết đi.
“Ở đâu có bất công, ở đó có đấu tranh”. Việt gian Cộng Sản đã nhìn nhận Việt Nam bây giờ có quá nhiều bất công thì đấu tranh tất yếu phải xảy ra. Phải noi gương Miến Ðiện trả tự do cho tất cả những phần tử đấu tranh cho tự do dân chủ, phải để các đoàn thể chính trị hoạt động, phải có tự do tôn giáo, ngôn luận, phải có tự do bầu cử và ứng cử để có hiến pháp mới do dân quyết định. Thực hiện những mục này, thì độc tài toàn trị không còn. Đó là Ðảng phải chết. Ðảng chết mà đảng viên sống hay Ðảng và đảng viên cùng chết.
Lê Văn  Ấn

Không có nhận xét nào: