Tổng thống Hoakỳ, Barack Obama đã cùng xuất hiện với bộ trưởng Quốc Phòng Leon Panetta, chủ tịch Tham Mưu Liên Quân Martin Dempsey tại Ngũ Giác Đài hôm 05/01/2012 để công bố kết quả cuộc duyệt xét về sách lược quốc phòng mới của Hoakỳ, nhằm duy trì tính siêu việt của quân đội Mỹ với số quân ít hơn, mà hữu hiệu hơn về khả năng ứng phó với các thách thức toàn cầu. Tổng thống tuyên bố:
“Như tôi đã xác định tại Úc, chúng ta sẽ củng cố sự hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, mà việc tiết giảm ngân sách sẽ không tác hại đến khu vực trọng yếu này. Chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các quan hệ đối tác và liên minh thiết yếu, trong đó có NATO…Chúng ta sẽ rất đề cao cảnh giác, đặc biệt tại Trung Đông”. Ông nhấn mạnh:“Chúng ta sẽ có năng lực bảo đảm anh ninh cho mình với một lực lượng quy ước trên bộ ít người hơn. Chúng ta sẽ tiếp tục từ bỏ các hệ thống đã lỗi thời tồn tại từ Chiến Tranh Lạnh để đầu tư vào các phương tiện mà chúng ta cần cho tương lai, bao gồm cả tình báo. giám sát, và trinh sát, chống khủng bố, chống vũ khí huỷ diệt hàng loạt và khả năng hoạt động trong những môi trường mà các đối thủ tìm cách ngăn không cho chúng ta tiếp cận”. Đây rõ ràng, ông Obama ám chỉ trên 80% vùng Biển Đông, mà Trungcộng đã cố ý cưỡng nhận chủ quyền của họ và không để cho quốc tế tiếp cận.Tuy giới lãnh đạo Bắckinh chưa chính thức lên tiếng về sự kiện này, Nhưng theo Tân Hoa Xã:“Việc Hoakỳ tăng cường trở lại châu Á là một điều đáng hoan nghênh, nếu tiến hành một cách tích cực, không mang hơi hướng của tâm lý thời Chiến Tranh Lạnh… Trong trường hợp đó, sự hiện diện của Mỹ không chỉ có lợi cho sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực, nhưng còn tốt hơn cho cả Trungquốc”. Tân Hoa Xã cũng không quên lưu ý: “Khi tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại Áchâu Thái Bình Dương, Hoakỳ không nên có hành động thị uy, vì điều đó chỉ phá hoại thay vì củng cố hoà bình”. Ngược lại tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Bắckinh tỏ thái độ cứng rắn cho rằng: “Đương nhiên chúng ta mong muốn tránh một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới với Hoakỳ, nhưng đồng thời, chúng ta không từ bỏ những lợi ích quân sự của Trungquốc trong khu vực”. Báo này trích lời Gs Kim Xán Vinh của Đại Học Nhân Dân nói: “Hoakỳ cảm thấy bị đe dọa bởi sự phát triển nhanh chóng cuả Trungquốc”và cảnh báo: “Chiến lược mới của Mỹ sẽ làm cho Bắckinh cảm thấy thiếu thoải mái và có thể ảnh hưởng tới các mối quan hệ song phương”.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trungcộng, Lưu Vi Dân, ngày 09/01/12, tuyên bố: “Những cáo buộc nhằm vào Trungquốc trong văn kiện này là không có cơ sở và đang nghi ngờ”. Rằng: Việc duy trì hoà bình, ôn định và thịnh vượng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là mối quan tâm của tất các nước trong khu vực. Trungquốc hy vọng Hoakỳ sẽ đóng vai trò tích cực trong mục tiêu trên”. Quân Đội Trungcộng cảnh báo về vòng vây của Hoakỳ đối với Trungquốc. Tướng La Viện, phụ tá tổng thư ký của Hiệp Hội Nghiên Cứu khoa học quân sự, trên tờ Quân Đội Nhân Dân, ngày 10/01/12 đưa ra nhận định: “Dù Hoakỳ có phủ nhận, thì thực tế vẫn là siêu cường này đang phối trí lực lượng tại châu Á Thái Bình Dương để ngăn chận Trungquốc phát triển”. Viên tướng thuộc phe diều hâu này của Trungcộng phân tích: “Nếu nhìn chung quanh Trungquốc thì thấy ngay Hoakỳ đang củng cố Liên Minh Quân Sự quan trọng tại Áchâu Tháí Bình Dương, vừa xem xét lại vị trí của 5 căn cứ quân sự quan trọng nhất, vừa tìm kiếm thêm quyền sử dụng các hải cảng gần Trungquốc”. “Vậy, còn ai tin Hoakỳ không nhằm bao vây Trungquốc?”. Ông kêu gọi: “Không nên hốt hoảng mà hãy tìm cách đối phó bằng ngoại giao thông minh”.
Thấy rõ một điều ở đây, dù phe ôn hoà hay diều hâu Trungcộng vừa lên tiếng phản ứng về học thuyết mới của Hoakỳ thì tất cả cũng đã giảm cường độ hung hăng hiếu chiến đi nhiều lắm, khiến cho ta phải nghi ngờ về đường lối “ngoại giao thông minh” của Bắckinh là Trungcộng chưa đủ sức đương đầu về quân sự với Mỹ, buộc phải xuống nước “điều đình ăn chia” ở tư thế “cường quốc cấp vùng” với “siêu cường quốc tế” Hoakỳ. Chính vì vậy mà khối Asean thấy tự tin hơn. Theo tin của hãng thông tấn Kyodo thì các quan chức cấp cao của khối Asean họp ngaỳ 09/01/12 tại Siem Reap, Campuchia đã thảo luận biện pháp và cách thức nhằm giải quyết những tranh chấp giữa một số nước thuộc khối Asean với Trungquốc và Đàiloan, thì Việtnam là nước tích cực thúc đẩy Campuchia, dù rằng Campuchia ngần ngại vị họ đang phụ thuộc nhiều vào Trungcộng. Cũng tại cuộc họp này, Việtnam và Philippines cho lưu hành các bản văn bày tỏ lập trường của mình về những yếu tố chủ chốt trong việc thiết lập một bản Quy Tắc Ứng Xử trên biển. Malaysia cho biết họ sẽ cho biết quan điểm của họ sau. Indonesia dù không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng cũng rất năng nổ trong việc giải quyết tranh chấp và đề xuất các giải pháp quan trọng để tránh xung đột. Việtnam lên kế hoạch mở phiên họp thứ 3 vào tháng tới, để thảo luận việc củng cố các ý kiến được đưa ra, nhằm thiết lập một quan điểm chung cho cả khối Asean.
Thái độ quyết liệt của nhà cầm quyền Việtnam hoàn toàn trái ngược với thoả thuận giữa Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư Việtcộng với Hồ Cẩm Đào chủ tịch Trungcộng tại Bắckinh trước đây, nhất là làm uổng công lao của Tập Cập Bình sang Hànội để thúc đẩy Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng”. Nhằm thu quyền lực từ tay chính phủ về một mối trong tay Đảng, để Trungcộng trực tiếp điều khiển. Vì từ ngày Hoakỳ trở lại Việtnam, mở đường cho vốn đầu tư thế giới đổ vào đây, đồng thời các nước tự do dân chủ mở rộng cửa thị trường đế đón nhận các sản phẩm từ Việtnam, thì vai trò chính phủ của Hànội nhiễm nhiên được “quốc tế hóa”, buộc Đảng và Nhà Nước Việtcộng phải có chính sách toàn cầu. Thị trường toàn cầu, ngoại giao toàn cầu, quốc phòng toàn cầu. Trong khi đó quốc tế chỉ biết tới nhà nước và chính phủ Việtnam, không đặt quan hệ với đảng cộng sản. Chỉ có Trungcộng và mấy nước cộng sản còn sót lại mới biết tới đảng Việtcộng mà thôi. Chính vì vậy mà vai trò thủ tướng chính phủ đối với quốc tế nổi hơn hẳn viên tổng bí thư. Trong khi đó Việtcộng lại không dám áp dụng như Trungcộng, cho tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Khiến cho Việtnam rơi vào thế ‘nửa dơi nửa chuột’. Hiện nay phe Nguyễn Phú Trọng hầu như mới có được 3 ủy viên BCT là Lê Hồng Anh, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh; còn phe Nguyễn Tấn Dũng cũng có 3 ủy viên BCT là Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang; 6 ủy viên còn lại “phất phơ giữa chợ chưa biết vào tay ai”? Trungcộng và Hoakỳ ai thắng ai ở đấu trường Việtnam, hay chia chác ra sao? Thì, yếu tố Dân Chúng Việtnam đã bị các bên không để dính vào cuộc chơi nội bộ này rồi. LÝ ĐẠI NGUYÊN – Little Saigon ngày 10/01/2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét