31.3.12

Cách hành xử của Tập đoàn Viettel đối với khách hàng viễn thông Tập đoàn EVN



Phạm Thanh (bạn đọc Danlambao) - Người đứng đầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam Phạm Lê Thanh phản ứng trước việc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel áp đặt lên khách hàng viễn thông của EVN và các đối tác của EVN. Bên cạnh đó, Tập đoàn Viettel gây áp lực công việc lên lãnh đạo và cán bộ CNV EVNTelecom để rồi họ phải viết đơn xin nghỉ việc.



Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tiếp nhận EVNTelecom gồm nguồn vốn Tập đoàn EVN đã đầu tư vào EVNTelecom, tài sản EVNTelecom và nhất là khoản nợ 7.600 tỷ của EVNTelecom. Nhưng đổi lại Tập đoàn EVN cho phép Tập đoàn Viettel sử dụng miễn phí cột điện để treo cáp trong thời hạn 30 năm, đồng nghĩa với việc Tập đoàn Viettel tiết kiệm được số tiền gần 10.000 tỷ; tất cả các phần mềm Tập đoàn EVN đang sử dụng như chương trình quản lý nhân sự, chương trình quản lý khách hàng CMIS, chương trình quản lý vật tư, chương trình quản lý tài chính là bản quyền của EVNIT thuộc EVNTelecom đồng nghĩa là các phần mềm này trở thành tài sản của Tập đoàn Viettel và hàng năm Tập đoàn EVN chi phí không dưới 1.000 tỷ cho việc nâng cấp các phần mềm này.

Tuy nhiên cách hành xử của Tập đoàn Viettel đối với khách hàng viễn thông của EVN là không thể chấp nhận được. Tập đoàn Viettel đã áp đặt đối với khách hàng viễn thông của EVN khi muốn chuyển đổi sang mạng Viettel, thí dụ như: khách hàng sử dụng dịch vụ E-COM phải mua một máy Homphone có giá 400 ngàn đồng, khách hàng sử dụng dịch vụ E-Mobile phải mua một máy có giá 350 ngàn đồng, khách hàng sử dụng dịch vụ Internet cáp quang FTTH phải trả chi phí hoà mạng mới 900 ngàn đồng để được mượn modem quang có giá 2 triệu đồng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhập khẩu thiết bị đầu cuối CDMA có giá vài triệu đồng nhưng chỉ bán lại cho người dân có giá dưới một triệu đồng. Mặc dù riêng thiết bị đầu cuối Tập đoàn EVN đã bù lỗ không dưới 4.500 tỷ, nhưng chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện cho người dân có thể được sử dụng dịch vụ viễn thông.
Khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông của EVN là 4,6 triệu và nếu như toàn bộ khách hàng chuyển đổi qua mạng Viettel thì số tiền khách hàng phải bỏ ra là 2.000 tỷ. Mặc dù Tập đoàn Viettel đã tặng cho khách hang EVN chuyển đổi qua mạng Viettel số tiền 300 ngàn đồng được tặng vào tài khoản và trừ dần. Tuy nhiên cách làm của Tập đoàn Viettel gây lãng phí của xã hội 2.000 tỷ, đồng thời áp đặt lên khách hàng của EVN chẳng hạn như sau 31/3/2012 khách hàng EVN không chuyển đổi qua mạng Viettel sẽ bị cắt dịch vụ.

Lãnh đạo Tập đoàn EVN đau xót thu nhập của lãnh đạo Điện lực quá thấp đã tạo điều kiện để lãnh đạo Điện lực đầu cơ đất cho thuê lắp đặt cột anten và nhà trạm. Mặc dù quy định của các Sở Thông tin và Truyền thông chiều cao cột anten ở thành phố tối thiểu 30m, nông thôn cột anten có chiều cao tối thiểu 42m. Bên cạnh đó muốn tối ưu vùng phủ sóng và đạt hiệu quả kinh tế thì công tác khảo sát toạ độ vị trí lắp đặt trạm thu phát sóng phải đạt các yêu cầu mật độ thuê bao, lưu lượng, địa hình… Tuy nhiên do lãnh đạo Điện lực khó khăn nên ở nông thôn cũng chỉ đầu tư được miếng đất có thể lắp đặt được cột anten có chiều cao 20m và đất muốn mua rẻ thì phải nằm ở địa hình trũng.

Sau khi tiếp nhận EVNTelecom, Tập đoàn Viettel đã không tiếp nhận các cột anten do các Điện lực xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn. Theo như tính toán của lãnh đạo Điện lực đầu cơ đất cho thuê lắp đặt cột anten và nhà trạm phải hai năm mới thu hồi vốn, nhưng các cột anten dự án 3G giai đoạn 2 mới chỉ được lắp đặt một năm và năm đầu tiên Điện lực đã trả tiền thuê mặt bằng dù thiết bị chưa được lắp đặt. Và nếu như EVNTelecom chưa chuyển giao cho Viettel thì lãnh đạo Điện lực sẽ lợi nhuận rất lớn từ việc đầu cơ đất cho thuê lắp đặt cột anten và nhà trạm.

Tập đoàn EVN đã tốn kém rất nhiều để đào tạo từ một nhân viên làm công tác điện trở thành lãnh đạo EVNTelecom. Tuy nhiên khi tiếp nhận EVNTelecom, Tập đoàn Viettel thực hiện phương châm “muốn trở thành lãnh đạo phải thử lửa” và lãnh đạo EVNTelecom bị đẩy lên các vùng “nóng” như: Giám đốc Công ty EVNTelecom Võ Quang Lâm điều động qua làm P.Giám đốc Chi nhánh Viettel Hà Giang, Giám đốc Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Trung Phan Xuân Tiến điều động qua làm P.Giám đốc Chi nhánh Viettel Đắc Nông. Do không không chịu được “nóng” tại Viettel nên sau khi hoàn tất bàn giao VNTelecom cho Viettel thì Giám đốc EVNTelecom Võ Quang Lâm sẽ chuyển qua công tác tại Công ty Truyền tải điện 1, Giám đốc Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Trung Phan Xuân Tiến chuyển qua công tác tại Công ty Truyền tải Điện 2.

Đau lòng trước cách hành xử của Tập đoàn Viettel, người đứng đầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam Phạm Lê Thanh yêu cầu chỉ cần Tập đoàn Viettel tiếp nhận nguồn vốn của Tập đoàn EVN tại Công ty VNTelecom, các khoản nợ của EVNTelecom. Những vấn đề còn lại Tập đoàn EVN sẽ tìm phương án.




Phạm Thanh
danlambaovn.blogspot.com


*


Những bài liên quan đã đăng:


Vũng tối Tổng công ty Điện lực miền Trung
Vũng tối của các tập đoàn

3 Ý kiến:

Lưu Ý :



- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google


- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi 


- Phản hồi sẽ bị xóa nếu : viết chữ Việt không dấu, hoặc sử dụng quá nhiều chữ IN HOA 
  1. Lê-Khanh-Páong Đà NẵngMar 31, 2012 12:02 PM
    Tập đoàn Viettel là tập đoàn của quân đội ! Trong một đất nước mà từ chính phủ , quân đội , công an cho đến đảng đoàn thi nhau làm kinh tế lấy ngân sách ( tiền thuế của dân )nhà nước làm vốn thì đất nước không bị lụn bại cũng là điều lạ ! Việc làm không vốn , cha chung không ai khóc thì lảnh đạo các tập đoàn tha hồ thi nhau chia chác tiền ngân sách ! 
    Nhóm đặc quyền đặc lợi là những đảng viên và gia đình . Đó cũng là đặc ân của đảng giành cho các ngành có súng để bảo vệ đảng ! Vì vậy chúng ta không hy vọng gì cái quân đội nhân dân nầy hết lòng bảo vệ nhân dân cũng như bảo vệ đất nước
    Trả lời
  2. Nguyễn Thị Huệ (Pleiku)Mar 31, 2012 12:24 PM
    Thây kệ các tập đoàn, công ty đội lốt, mang mặt nạ nhà nước và bộ đội cộng sản "choảng" nhau, chết thằng nào đỡ thằng nấy ! Chỉ sợ chúng nó thi nhau lấy tiền dân (thuế - ngân sách) để làm giàu và gây thất thoát, chỉ làm khổ dân khổ nước, dân đã "nghèo lại còn mắc cái eo" !
    Trả lời
  3. EVN toàn lãnh đạo làm ăn láo, tham lam vô độ, nâng giá đầu vào đủ trò. Vì ngành điện vẫn độc quyền nên tham nhũng nhiều thì đòi tăng giá để đè đầu cưỡi cổ dân. Khi tham gia vào thị trường viễn thông được một thời gian thì ôm đầu máu bỏ chạy. Kêu ca cái gì, vì có quá nhiều sâu bọ đục khoét ở EVN nên khi Viettel tiếp nhận cần phải thiết quân luật, lập lại trật tự nên đám ăn không ngồi rồi quen đục khoét tiếp tục ca thán kêu khổ, ôm tiền bỏ chạy sang chỗ khác.
    Nói chung chẳng thằng nào tử tế gì cả nhưng hiện tại thì Viettel tham gia thị trường viễn thông, ít ra không đè đầu cưỡi cổ dân như bọn EVN này. 
    Kêu ca vừa thôi, nếu mà thị trường điện mà có các công ty nước ngoài tham gia vào thì chỉ còn nước về quê chăn lợn đấy!
    Trả lời

Không có nhận xét nào: