Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-03-23
2012-03-23
Lo ngại đập thủy điện Sông Tranh 2 có thể gây thảm họa, chiều 21/3 ông Đặng Phong Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam đề nghị ngừng vận hành đập.
Photo Thúy Phương/NLD Đoàn kiểm tra do ông Trần Văn Được, Phó Tổng Giám đốc EVN và Ban Quản lý dự án thủy điện 3 dẫn đầu kiểm tra những vết nứt trên thân đập Sông |
Điều đáng nói là Công trình đập thủy điện Sông Tranh 2 đã bị nứt nhiều chỗ nước tuôn như suối, dù 4 tháng trước vào cuối tháng 11 năm ngoái công trình này đã được Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đánh giá là đảm bảo an toàn chất lượng. Thủy điện Sông Tranh 2 công suất 190 MW là công trình trọng điểm quốc gia, có vốn đầu tư hơn 5 ngàn tỷ đồng. Đập có chiều cao 96 mét, dài 640 mét. Hồ tích nước dung tích 730 triệu mét khối.
Những hậu quả khôn lường
Theo Tuổi Trẻ Online, đến chiều thứ Thứ Tư nước vẫn tuôn ào ạt, tung bọt trắng xóa tại các khe nứt phía bờ đập đổ về hạ lưu của thủy điện Sông Tranh 2. Trong khi đó kênh Truyền hình Quốc gia VTV1 cảnh báo: “Bất cứ sự cố nào liên quan đến con đập này cũng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho toàn bộ vùng hạ lưu Sông Tranh, Sông Thu Bồn, từ Trà My, Tiên Phước cho đến tận cửa biển Hội An với vùng dân cư hàng trăm nghìn người.”
Truyền thông báo chí trích lời ông Nguyễn Minh Tuấn, chi cục trưởng Chi cục thủy lợi, chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống bão lụt Quảng Nam, xác nhận công trình đập thủy điện Sông Tranh 2 là công trình thiết kế thân đập theo trọng lực. Đập thiết kế vĩnh cửu nên không có phương án về việc vỡ đập, cũng như kịch bản di dân, phòng chống và diễn tập cho dân vùng hạ lưu. Nếu đập vỡ thật sự do sự cố nào đó thì hậu quả cho toàn vùng hạ lưu rộng lớn sẽ là thiệt hại khôn lường.
“Bất cứ sự cố nào liên quan đến con đập này cũng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho toàn bộ vùng hạ lưu Sông Tranh, Sông Thu Bồn, từ Trà My, Tiên Phước cho đến tận cửa biển Hội An với vùng dân cư hàng trăm nghìn người.”
VTV1 cảnh báo
Sáng 21-3, nước vẫn tuôn ra trên thân đập thủy điện Sông Tranh 2/báo Đà Nẵng |
Thông tín viên Nhân Khánh của Đài Á Châu Tự Do ghi nhận tâm trạng âu lo của người dân vùng Bắc Trà My nơi chỉ cách Đập Sông Tranh 2 hơn 7 km:
“Sợ bể đập. Mấy người kêu có tiền thì lo ăn hết đi, không thì chết. Đó tại vì hắn tràn ảnh hưởng tới xuống dưới Tam Kỳ luôn đó. Giống như lụt là hắn tràn hết luôn. Rứa là hắn trôi người, trôi hết nhà cửa xuống sông Thu Bồn, ra ngoài biển. Vì cái đập, hắn lớn mà."
Trả lời Nam Nguyên về việc một công trình dù lớn đến mấy cũng có thể phải được dừng lại, TS Phạm Sỹ Liêm nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định:
“Người thiết kế phải chịu trách nhiệm sản phẩm của mình, điều này là rõ ràng. Đối với những công trình quan trọng có ảnh hưởng đến tính mạng tài sản của dân cũng như có vốn đầu tư lớn, chính phủ có tổ chức thẩm định nhà nước…Ví dụ công trình cầu Cần Thơ bị sập nhịp dẫn làm chết một số người, chính phủ yêu cầu phải dừng lại thành lập một hội đồng để thẩm định sau đó đánh giá trách nhiệm, tìm hiểu nguyên nhân rồi mới cho tiếp tục..”
“Sợ bể đập. Mấy người kêu có tiền thì lo ăn hết đi, không thì chết. Đó tại vì hắn tràn ảnh hưởng tới xuống dưới Tam Kỳ luôn đó. Giống như lụt là hắn tràn hết luôn. Rứa là hắn trôi người, trôi hết nhà cửa xuống sông Thu Bồn, ra ngoài biển. Vì cái đập, hắn lớn mà."
Trả lời Nam Nguyên về việc một công trình dù lớn đến mấy cũng có thể phải được dừng lại, TS Phạm Sỹ Liêm nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định:
“Người thiết kế phải chịu trách nhiệm sản phẩm của mình, điều này là rõ ràng. Đối với những công trình quan trọng có ảnh hưởng đến tính mạng tài sản của dân cũng như có vốn đầu tư lớn, chính phủ có tổ chức thẩm định nhà nước…Ví dụ công trình cầu Cần Thơ bị sập nhịp dẫn làm chết một số người, chính phủ yêu cầu phải dừng lại thành lập một hội đồng để thẩm định sau đó đánh giá trách nhiệm, tìm hiểu nguyên nhân rồi mới cho tiếp tục..”
Sai sót toàn bộ dự án
Theo VnExpress và Tuổi Trẻ Online, chiều 21/3 TS Bùi Trung Dung phó cục trưởng Cục kiểm định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tuyên bố, công trình thủy điện Sông Tranh 2 bị nứt là do có lỗi từ khâu thiết kế, thi công, giám sát cho đến khâu khai thác vận hành. TS Dung đã kết luận như vậy sau khi cùng Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải khảo sát trong ba giờ tại hiện trường.
TS Bùi Trung Dung người có thẩm quyền về chức năng kiểm định nhà nước khẳng định, trong công trình đập thủy điện Sông Tranh 2, cả một hệ thống đều thiếu trách nhiệm, tất cả đều có khuyết điểm. Lỗi thứ nhất theo TS Dung là khâu thiết kế liên quan tới ống thu nước, nước chảy ra từ đập chắn là từ các khe co giãn chứ không phải khe nhiệt như báo cáo. Lỗi thứ hai do khai thác sử dụng, khi thấy nước chảy thì phải tháo nước ra tìm ngay nguyên nhân, nhưng đơn vị khai thác đã không làm vậy. Lỗi thứ 3 là Nhà thầu, công trình đang trong giai đoạn bảo hành nhưng nhà thầu không phối hợp với chủ đầu tư để khắc phục các khiếm khuyết. Vẫn theo lời TS Dung, nếu nhà thầu không phát hiện sai sót thì đơn vị tư vấn thiết kế giám sát phải phát hiện vấn đề này, nhưng cả hệ thống đều thiếu trách nhiệm.
Trong công trình đập thủy điện Sông Tranh 2, cả một hệ thống đều thiếu trách nhiệm, tất cả đều có khuyết điểm.
TS Bùi Trung Dung
Thân đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2, nơi xuất hiện 4 vết nứt, rò rỉ nước. Ảnh: Trí Tín./Vietbao |
Vụ nứt thân đập thủy điện Sông Tranh 2 hiện nay có lẽ chỉ là giọt nước tràn ly, từ vài năm nay hàng trăm công trình thủy điện bậc thang ở khắp nơi đã dẫn tới nhiều hậu quả khó lường.
Chúng tôi nêu câu hỏi với TS Nguyễn Ngọc Sinh, chủ tịch Hội bảo vệ tài nguyên môi trường Việt Nam là liệu sự sai sót của công trình thủy điện Sông Tranh 2 có là hậu quả của việc phát triển thủy điện tràn lan lợi bất cập hại. TS Nguyễn Ngọc Sinh nhận định một cách thận trọng:
“Về mặt nguyên tắc thì cũng đã có những kinh nghiệm, việc phát triển thủy điện ở Việt Nam đã từ những năm 1960-1963 đã bắt đầu, sau đó là những công trình rất lớn như công trình Hòa Bình, hiện nay đang xây dựng công trình lớn hơn nữa là công trình Sơn La. Thủy điện bậc thang cũng có nhiều kinh nghiệm để xem xét, đánh giá. Công luận đôi khi cũng không hiểu biết đầy đủ khi thấy hiện tượng này hiện tượng kia thì vội qui kết mang tính hệ thống. Cá nhân tôi không đánh giá cao những chuyện đó, nếu đã có những vấn đề lớn thì ít nhất phải được phát hiện ở tầm vĩ mô chứ không phải những sự cố vi mô như vậy.”
Tập đoàn điện lực Việt Nam là chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2 lúc đầu giải thích loanh quanh về hiện tượng rò rỉ nước ở thân đập và luôn trấn an là đập an toàn, việc tuôn nước 30lít/giây nằm trong thiết kế. Tuy vậy đến ngày 21/3 đã phải nhìn nhận nứt đập Sông Tranh 2 là có vấn đề, tuy nhiên ông Trần Văn Hải trưởng ban quản lý thủy điện 3 vẫn biện bạch rằng vụ việc chưa thể coi là sự cố, cũng như gạt bỏ vấn đề nứt thân đập là do động đất.
Trước đó VnExpress trích lời GS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu cho rằng thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên đới đứt gãy đang hoạt động mạnh nên gây ra những vết nứt, rò rỉ. GS Triều nhấn mạnh rằng cần có giải pháp xử lý kịp thời, nếu để lâu đến khi vết nứt lan rộng, thân đập bị đứt gãy thì hàng trăm triệu mét khối nước ở độ cao 100 mét đổ xuống hạ lưu thì hiểm họa thật khó lường.
Theo Tuổi Trẻ Online, chủ đầu tư dự án Sông Tranh 2 đã chi 400.000 USD để lắp đặt một hệ thống quan trắc vào bên trong thân đập. Thiết bị này hoạt động 24/24 giờ để thu tín hiệu về sự chuyển đổi nhiệt độ bên trong thân đập cũng như ghi lại những dư chấn nếu có xảy ra trong lòng đất. Dựa vào số liệu quan trắc các chuyên gia vận hành nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 có thể biết được sự chuyển dịch vị trí của thân đập.
Đối với hàng trăm ngàn người dân Quảng Nam ở vùng hạ lưu, tính mạng và tài sản của họ là điều quan trọng nhất. Họ đang chờ đợi chính quyền công bố các giải pháp để bảo đảm an toàn cho công trình thủy điện Sông Tranh 2.
Chúng tôi nêu câu hỏi với TS Nguyễn Ngọc Sinh, chủ tịch Hội bảo vệ tài nguyên môi trường Việt Nam là liệu sự sai sót của công trình thủy điện Sông Tranh 2 có là hậu quả của việc phát triển thủy điện tràn lan lợi bất cập hại. TS Nguyễn Ngọc Sinh nhận định một cách thận trọng:
“Về mặt nguyên tắc thì cũng đã có những kinh nghiệm, việc phát triển thủy điện ở Việt Nam đã từ những năm 1960-1963 đã bắt đầu, sau đó là những công trình rất lớn như công trình Hòa Bình, hiện nay đang xây dựng công trình lớn hơn nữa là công trình Sơn La. Thủy điện bậc thang cũng có nhiều kinh nghiệm để xem xét, đánh giá. Công luận đôi khi cũng không hiểu biết đầy đủ khi thấy hiện tượng này hiện tượng kia thì vội qui kết mang tính hệ thống. Cá nhân tôi không đánh giá cao những chuyện đó, nếu đã có những vấn đề lớn thì ít nhất phải được phát hiện ở tầm vĩ mô chứ không phải những sự cố vi mô như vậy.”
Tập đoàn điện lực Việt Nam là chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2 lúc đầu giải thích loanh quanh về hiện tượng rò rỉ nước ở thân đập và luôn trấn an là đập an toàn, việc tuôn nước 30lít/giây nằm trong thiết kế. Tuy vậy đến ngày 21/3 đã phải nhìn nhận nứt đập Sông Tranh 2 là có vấn đề, tuy nhiên ông Trần Văn Hải trưởng ban quản lý thủy điện 3 vẫn biện bạch rằng vụ việc chưa thể coi là sự cố, cũng như gạt bỏ vấn đề nứt thân đập là do động đất.
Trước đó VnExpress trích lời GS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu cho rằng thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên đới đứt gãy đang hoạt động mạnh nên gây ra những vết nứt, rò rỉ. GS Triều nhấn mạnh rằng cần có giải pháp xử lý kịp thời, nếu để lâu đến khi vết nứt lan rộng, thân đập bị đứt gãy thì hàng trăm triệu mét khối nước ở độ cao 100 mét đổ xuống hạ lưu thì hiểm họa thật khó lường.
GS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu cho rằng thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên đới đứt gãy đang hoạt động mạnh nên gây ra những vết nứt, rò rỉ.... cần có giải pháp xử lý kịp thời, nếu để lâu đến khi vết nứt lan rộng, thân đập bị đứt gãy thì hàng trăm triệu mét khối nước ở độ cao 100 mét đổ xuống hạ lưu thì hiểm họa thật khó lường.Người dân Quảng Nam vẫn chưa quên, vào thời gian giữa năm 2011, lòng đất Bắc Trà My nhiều lần xảy ra địa chấn làm rung chuyển nhà cửa và đồ đạc. Gần đây, lòng đất ở vùng hạ lưu công trình thủy điện Sông Tranh 2 vẫn còn xuất hiện những đợt dư chấn gây rung chuyển mặt đất nhưng ở cường độ thấp. Chúng tôi xin nhắc lại kết luận của Viện khoa học và công nghệ Việt Nam hồi tháng 12/2011 được VnExpress đưa lên mạng. Theo đó, khi hồ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, tải trọng nứơcn hồ làm tăng áp suất nước lỗ rỗng trong các đới dập vỡ, do đó làm giảm độ bền của đất đá. Khi đới đứt gãy địa chất họat động trong trạng thái ứng suất tới hạn, việc giảm độ bền của đất đá dẫn tới trịch dượt làm cho động đất phát sinh gây ra những tiếng nổ, tạo dư chấn mạnh trong lòng đất. Viện khoa học và công nghệ Việt Nam khuyến cáo là cần theo dõi, lắp đặt trạm quan trắc động đất để kịp thời phòng ngừa nguy hiểm cho dân chúng.
Theo Tuổi Trẻ Online, chủ đầu tư dự án Sông Tranh 2 đã chi 400.000 USD để lắp đặt một hệ thống quan trắc vào bên trong thân đập. Thiết bị này hoạt động 24/24 giờ để thu tín hiệu về sự chuyển đổi nhiệt độ bên trong thân đập cũng như ghi lại những dư chấn nếu có xảy ra trong lòng đất. Dựa vào số liệu quan trắc các chuyên gia vận hành nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 có thể biết được sự chuyển dịch vị trí của thân đập.
Đối với hàng trăm ngàn người dân Quảng Nam ở vùng hạ lưu, tính mạng và tài sản của họ là điều quan trọng nhất. Họ đang chờ đợi chính quyền công bố các giải pháp để bảo đảm an toàn cho công trình thủy điện Sông Tranh 2.
Theo dòng thời sự:
- Sự cố Sông Tranh – người dân sẽ ra sao?
- Nguyên nhân nứt đập thuỷ điện sông Tranh sắp được công bố
- Chủ đầu tư nhận lỗi kỹ thuật tại thủy điện sông Tranh
- Vỡ đập thủy điện ở Lâm Đồng, 5 người thiệt mạng
- Có nên xây dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A?
- Các hồ thuỷ lợi tại Miền trung đã quá đầy
- Thực trạng của một số công trình thủy điện
- ĐB quốc hội yêu cầu ngừng xây thêm đập thủy điện
- Thủy điện lấy đất rừng
- Lợi hại của thủy điện Việt Nam
- World Bank hỗ trợ nhà máy thủy điện cho Việt Nam
- Các dự án thuỷ điện vùng cao có thể gây thiệt hại lớn
- Phản đối việc xây đập thủy điện trên thượng nguồn Mêkong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét