Cập nhật: 11:34 GMT - thứ sáu, 23 tháng 3, 2012
Tuần dương hạm Vendemiaire đã nhiều lần thăm Việt Nam
Tuần dương hạm Vendemiaire của hải quân Pháp cùng thủy thủ đoàn gần 100 người đang có chuyến thăm chính thức TP Hồ Chí Minh.
Báo Quân đội Nhân dân cho hay tàu Pháp đã cập cảng Sài Gòn sáng thứ Sáu 23/3, bắt đầu chuyến thăm thiện chí kéo dài 5 ngày.
Các bài liên quan
Vendemiaire do Trung tá Jean Christophe Olieric làm chỉ huy, có 91 thủy thủ.
Đây là lần thứ tư tàu chiến này thăm Việt Nam, lần trước vào tháng 4/2011, cập cảng Hải Phòng. Trước đó nữa, tàu đã thăm Hải Phòng và Đà Nẵng.
Năm ngoái, một thủy thủ Việt Nam đã được lựa chọn để tháp tùng thực tập trên tuần dương hạm Vendemiaire khi tàu này tới Campuchia sau Việt Nam.
Theo thông lệ, chỉ huy và thủy thủ tàu Vendemiaire sẽ tới chào xã giao lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh Hải quân.
Họ cũng sẽ tham quan thành phố và có hoạt động giao lưu thể thao với các lính thủy tương lai của Việt Nam.
Ngày 27/3, chiến hạm Pháp sẽ khởi hành đi Campuchia.
Tàu tuần dương Vendemiaire đóng thường trực tại căn cứ New Caledonia ở Thái Bình Dương, lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
Tàu nặng 2.950 tấn, có trang bị máy bay trực thăng và các vũ khí, khí tài hiện đại.
Đây là lần thứ tư tàu chiến này thăm Việt Nam, lần trước vào tháng 4/2011, cập cảng Hải Phòng. Trước đó nữa, tàu đã thăm Hải Phòng và Đà Nẵng.
Năm ngoái, một thủy thủ Việt Nam đã được lựa chọn để tháp tùng thực tập trên tuần dương hạm Vendemiaire khi tàu này tới Campuchia sau Việt Nam.
Theo thông lệ, chỉ huy và thủy thủ tàu Vendemiaire sẽ tới chào xã giao lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh Hải quân.
Họ cũng sẽ tham quan thành phố và có hoạt động giao lưu thể thao với các lính thủy tương lai của Việt Nam.
Ngày 27/3, chiến hạm Pháp sẽ khởi hành đi Campuchia.
Tàu tuần dương Vendemiaire đóng thường trực tại căn cứ New Caledonia ở Thái Bình Dương, lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
Tàu nặng 2.950 tấn, có trang bị máy bay trực thăng và các vũ khí, khí tài hiện đại.
'Đối tác tin cậy'
Cơ quan ngôn luận của Quân đội Việt Nam nhận xét rằng chuyến thăm của tuần dương hạm Vendemiaire "phù hợp với chủ trương xây dựng quan hệ đối tác tin cậy trong thế kỷ 21 đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thỏa thuận".
Gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực mở rộng và đa dạng hóa quan hệ quốc phòng.
Đầu năm nay, hải quân Việt Nam nhận hai trực thăng EC-225 Super Puma sản xuất ở Pháp. Phi đội trực thăng này, được tin sẽ tăng cường trong thời gian tới, có nhiệm vụ bao quát thềm lục địa Việt Nam và làm nhiệm vụ tại những nơi như quần đảo Trường Sa hay các nhà giàn ngoài khơi.
Mới đây, Đô đốc Edouard Guillaud - Tham mưu trưởng liên quân Cộng hòa Pháp, đã sang thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 21/2-23/2.
Tháng 11/2011, Việt Nam và Pháp đã có cuộc họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng lần thứ hai tại Paris.
Hai nước đang nỗ lực để có thể ký kết Bản ghi nhớ hợp tác song phương về quốc phòng trong tương lai gần.
Pháp là quốc gia châu Âu duy nhất duy trì căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương, do vậy phần nào có tiếng nói trong bối cảnh khu vực đang nảy sinh nhiều bất đồng.
Paris cũng có thể cung cấp cho Hà Nội nhiều vũ khí hiện đại, nhất là trong lĩnh vực không quân và hải quân.
Tuy nhiên, Pháp cũng là quốc gia nhiều lần lên tiếng đòi Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, và gắn nhân quyền vào quan hệ song phương.
Gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực mở rộng và đa dạng hóa quan hệ quốc phòng.
Đầu năm nay, hải quân Việt Nam nhận hai trực thăng EC-225 Super Puma sản xuất ở Pháp. Phi đội trực thăng này, được tin sẽ tăng cường trong thời gian tới, có nhiệm vụ bao quát thềm lục địa Việt Nam và làm nhiệm vụ tại những nơi như quần đảo Trường Sa hay các nhà giàn ngoài khơi.
Mới đây, Đô đốc Edouard Guillaud - Tham mưu trưởng liên quân Cộng hòa Pháp, đã sang thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 21/2-23/2.
Tháng 11/2011, Việt Nam và Pháp đã có cuộc họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng lần thứ hai tại Paris.
Hai nước đang nỗ lực để có thể ký kết Bản ghi nhớ hợp tác song phương về quốc phòng trong tương lai gần.
Pháp là quốc gia châu Âu duy nhất duy trì căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương, do vậy phần nào có tiếng nói trong bối cảnh khu vực đang nảy sinh nhiều bất đồng.
Paris cũng có thể cung cấp cho Hà Nội nhiều vũ khí hiện đại, nhất là trong lĩnh vực không quân và hải quân.
Tuy nhiên, Pháp cũng là quốc gia nhiều lần lên tiếng đòi Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, và gắn nhân quyền vào quan hệ song phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét