23.3.12

Thế trận đã bày



Nguyễn Hưng Quốc - Không cần biết gì về chính trị và cũng không cần theo dõi tin tức thường xuyên, bất cứ người nào có chút lương tri cũng đều biết sự uy hiếp lớn nhất, nặng nề nhất và nguy hiểm nhất mà Việt Nam hiện đã, đang và sẽ đối diện đều đến từ Trung Quốc. Bất chấp những lời lẽ ngọt ngào trong các văn kiện chính trị hay các bản thông báo chung, bất chấp những cái bắt tay lịch sự hay khúm núm (bằng cả hai tay!) của giới lãnh đạo hai nước, cuộc chiến tranh sắp tới của Việt Nam, nếu có, chắc chắn sẽ xuất phát từ một địa điểm: phía Bắc.


Không thể có khả năng nào khác.
Mối đe dọa từ phía Bắc nguy hiểm vì nhiều lý do. Thứ nhất, so với Việt Nam, Trung Quốc hiện nay rất mạnh, hơn nữa, càng ngày càng mạnh. Nếu chiến sự giữa hai nước bùng nổ, hy vọng một chiến thắng như năm 1979, về phía Việt Nam, chỉ là một ảo tưởng. Thứ hai, thế trận của Trung Quốc đối với Việt Nam phải nói là dày đặc. Trùng trùng điệp điệp. Về quân sự, không phải chỉ trên bộ mà còn trên biển. Và dĩ nhiên, phải kể trên không nữa, với lực lượng không quân của Trung Quốc càng ngày càng bỏ xa, cực kỳ xa, Việt Nam. Nhưng không phải chỉ có quân sự. Còn có mặt trận kinh tế với sự hiện diện của vô số công ty và đường dây thương mại Trung Quốc trên khắp hang cùng ngõ hẻm Việt Nam. Khi có chiến tranh, toàn bộ những đầu mối làm ăn ấy biến thành một con thuồng luồng khổng lồ siết chặt cái cơ thể ốm yếu gầy còm và quặt quẹo của Việt Nam khiến không ai có thể thở được. Nhưng thứ ba, quan trọng hơn hết, là ảnh hưởng của Trung Quốc trên bàn cờ chính trị Việt Nam. Khác với những lần đối diện với nguy cơ ngoại xâm khác trước đây, lần này, thái độ của giới lãnh đạo cũng như giới chức các cấp của Việt Nam, từ trung ương xuống địa phương, không thể không làm mọi người nghĩ ngợi: Hoặc họ ủng hộ Trung Quốc hoặc họ hoàn toàn thơ ơ trước sự đe dọa đến từ Trung Quốc. Nhiều người nêu lên khả năng: Họ bị mua chuộc. Khó có thể tìm được chứng cứ; nhưng nhìn thái độ hờ hững của họ, người ta không thể không đặt thành nghi vấn.

Có điều, với tư cách một nước, dù muốn hay không, Việt Nam cũng cố tìm cách tháo gỡ các thế trận do Trung Quốc bày ra. Từ một hai năm nay, thế trận của Việt Nam càng ngày càng lộ rõ. Có thể tóm tắt thế trận ấy thành hai điểm chính: Một, tìm cách dập tắt các sự phẫn nộ của dân chúng, để, một phần, khỏi làm phiền lòng Trung Quốc; phần khác, khỏi dẫn đến việc phê phán, đả kích, và từ đó, chống đối lại chính quyền Việt Nam. Hai, tìm cách thoát khỏi thế đứng cô lập và yếu ớt trong cuộc đương đầu với Trung Quốc.

Ngày trước, trong cuộc chiến tranh với Mỹ, miền Bắc có đến bốn đồng minh lớn: Trung Quốc, Liên Xô, khối Đông Âu và một số quốc gia trung lập (trong đó, nổi bật nhất là Ấn Độ). Sau, trong cuộc chiến tranh với Cam Bốt và Trung Quốc vào những năm 1978 và 1979, Việt Nam cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô và Đông Âu. Còn bây giờ, đối diện với Trung Quốc lần này, họ hoàn toàn cô đơn. Dù là thành viên của khối ASEAN, Việt Nam cũng không thể sử dụng sức mạnh của các nước Đông Nam Á được, một phần vì một số nước, kể cả Campuchia, nước láng giềng và thân cận nhất của Việt Nam, sẵn sàng theo hùa với Trung Quốc hơn là ủng hộ Việt Nam; phần khác, hầu hết đều sợ Trung Quốc: Không ai muốn đụng đến Trung Quốc nếu Trung Quốc không thực sự xâm phạm hay uy hiếp họ.

Thành ra, để tránh thế cô lập, Việt Nam phải tìm đồng minh ở những nơi khác.

Hầu như ai cũng biết đồng minh duy nhất có thể giúp Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc không có ai khác ngoài Mỹ. Chỉ có Mỹ mới đủ sức mạnh và động cơ để làm được điều đó. Nhưng quan hệ với Mỹ, dù có ít nhiều tiến triển trong những năm vừa qua, hoàn toàn chưa đủ để làm hai nước trở thành đồng minh của nhau. Thứ nhất là do thiếu niềm tin. Như là một di sản nặng nề của quá khứ xung đột kéo dài cả nửa thế kỷ, Việt Nam không tin Mỹ, và ngược lại, Mỹ cũng chả tin gì Việt Nam. Thứ hai, giữa hai nước chưa có những điểm chung cần thiết để xây đắp một tình hữu nghị vững chắc. Về kinh tế: chưa có và có lẽ sẽ không bao giờ có. Mối lợi của Mỹ đến từ Việt Nam chắc chắn không thể sánh được với những gì đến từ Trung Quốc, một nước đông dân gấp mười mấy lần Việt Nam. Nhưng sự khác biệt quan trọng nhất là các niềm tin và bảng giá trị được xã hội chấp nhận: người Mỹ, từ chính quyền đến Quốc Hội và dân chúng, luôn luôn phê phán Việt Nam về các chính sách phi dân chủ và chà đạp lên nhân quyền. Sự phê phán từ phía chính quyền có thể chỉ là những lời nói suông; nhưng sự phê phán từ phía dân chúng thì lại là sức mạnh: nó chi phối lá phiếu của họ trong các cuộc bầu cử. Lời nói suông của chính quyền, do đó, một lúc nào đó, dù muốn hay không cũng thành sự thực. Cuối cùng, Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép quan hệ đồng minh giữa Việt Nam và Mỹ biến thành thực tế. Họ sẽ chống đối đến cùng, và nếu cần, có thể tấn công Việt Nam trước khi Việt Nam và Mỹ chính thức bắt tay với nhau. Bởi vậy, ở đây có một nghịch lý: Việt Nam chỉ có thể được bảo vệ bởi Mỹ; nhưng bất cứ dấu hiệu khơi mào cho sự bảo vệ ấy đều sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh mà Việt Nam không thể thắng được với Trung Quốc.

Không thể đi với Mỹ, Việt Nam chỉ còn một lựa chọn duy nhất: liên minh với một số cường quốc hạng trung trong khu vực. Cho đến nay, ba nước được Việt Nam lựa chọn liên kết là: Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.

Quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản và nhất là với Ấn Độ đã có từ lâu, nhưng kể từ sau năm 1975, phần lớn chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế. Gần đây, từ chuyện kinh tế, các bên dần dần đi đến những sự hợp tác mang ý nghĩa chính trị, đặc biệt qua hiệp ước khai thác dầu khí trên Biển Đông giữa Việt Nam và Ấn Độ: Đó là vùng đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các quan chức trong Bộ quốc phòng Việt Nam cũng lần lượt đến thăm Ấn Độ để bàn về các dự án hợp tác song phương trong lãnh vực quốc phòng, trong đó, Ấn Độ nhận trách nhiệm giúp trang bị vũ khí và thiết bị cho ngành hải quân Việt Nam, rèn luyện cán bộ quân sự trong hai kỹ năng chính: tiếng Anh và tin học. Hai bên cũng bàn đến các cuộc tập huấn chung.

Đáng kể nhất là quan hệ giữa Việt Nam và Úc: Một cuộc thảo luận chiến lược đầu tiên về các vấn đề ngoại giao và quốc phòng cấp thứ trưởng đã được tổ chức vào cuối tháng 2 vừa qua. Một số hiệp ước song phương cũng đã được ký kết. Trước mắt, Úc đang và sẽ giúp huấn luyện giới chức quân sự Việt Nam. Giới quan sát quốc tế hy vọng mối quan hệ giữa hai nước sẽ càng ngày càng sâu đậm và cụ thể.

Người ta không thể không tự hỏi: Tại sao Việt Nam lại chọn các cường quốc hạng trung như vậy làm liên minh chiến lược?

Trong bài “Vietnam Eyes Middle Powers”, đăng trên báo The Diplomat ngày 5 tháng 3 năm 2012, Le Hong Hiep giải thích: chọn các đối tác như vậy, Việt Nam sẽ tránh được những phản ứng nhạy cảm của Trung Quốc. Trung Quốc chỉ sợ Mỹ và chỉ muốn Việt Nam đứng xa Mỹ. Nhưng họ không thể ra mặt ngăn chận các quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác. Hơn nữa, qua các nước trong khu vực, hầu hết là các đồng minh chiến lược của Mỹ, Việt Nam có thể tranh thủ được sự giúp đỡ của Mỹ trong hoàn cảnh Việt Nam phải lâm vào thế đối đầu với Trung Quốc.

Có thể nói, chiến lược của Việt Nam là cầu cạnh sự giúp đỡ của Mỹ. Nhưng phải đi qua một con đường vòng.

Một con đường vòng rất xa. Và có thể sẽ không bao giờ tới.

Nguyễn Hưng Quốc

http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/the-tran-da-bay-03-22-2012-143850936.html
| 23.3.12
15 Ý kiến:
Lưu Ý :

- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google

- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi

- Phản hồi sẽ bị xóa nếu : viết chữ Việt không dấu, hoặc sử dụng quá nhiều chữ IN HOA

    tendhaMar 22, 2012 08:55 PM

    Đài loan theo Mỹ làm đồng minh mà còn không sợ Trung cộng dù dọa . mà thằng trung cộng kêu đài loan chỉ là 1 tỉnh của nó.
    Trả lời
    Nặc danhMar 22, 2012 09:02 PM

    Bo Doi ta Trung voi Dang , Hieu voi dan.
    Ke thu nao cung danh thang ma. Duoi su lanh dao cua dinh cao tri tue ma.
    Trả lời
    taitelMar 22, 2012 09:38 PM

    thời văn minh này bây giờ mà còn có chuyện xâm chiếm nước khác à. cả thế giới nó la ầm lên,
    Trả lời
    cù Huy Hà BãoMar 23, 2012 02:17 AM

    Anh Hưng Quốc à tất cả con dân Việt chưa hề sợ trung Quốc cho nên ta mới giữ nước cả ngàn năm trước đây với sức người là chính mạnh được yếu thua mà ông cha ta đã đánh cho tàu chệt phải hủy kế hoạch lấn nam còn ngày nay,có liên hợp quốc có liên minh này kia kia nọ,không phải cứ là cường quốc mạnh là xâm lấn nước khác rồi nhập thành của mình được.nếu thế thì mỹ cứ đánh song 1 nước là tiêu bang của họ à
    Bài viết của anh hay cầu kỳ nghiên cứu nhưng đại ý cũng không được thuận lắm ai cũng như anh thì Ôi nước việt ta sẽ hán hóa mất thôi.chưa đánh đã hàng rồi thì Việt Nam ngày nay đâu có đứng gần Trung Quốc mà có chủ Quyền được mà nay ta đã là tỉnh của tàu rồi anh ạ chúc anh viết những bài hay hơn anh nhé Thân chào
    Trả lời
    Tàu sẽ chiếm VNMar 23, 2012 02:33 AM

    Giặc tàu đã, đang và sẽ chiếm VN. 80% Biển Đông, chúng đã tuyên bố là của chúng. HS-TS, Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, khu rừng VB và vùng Tây Nguyên (Cao nguyên Trung phần Việt Nam) đã bị chúng chiếm. Người Việt bị cấm vào. Những phố tàu đang mọc lên như nấm. Người tàu ra vào VN không cần giấy tờ thị thực. CAVN không dám hó hé với chúng. ĐCSVN hiện nay là tay sai đắc lực của chúng. Nay mai đây, một lúc nào đó thích hợp ĐCSVN sẽ tuyên bố VN là một tỉnh tự trị của tàu. Nếu như NDVN nổi dậy, họ sẽ đem quân vào VN chiếm VN viện cớ là dẹp loạn, như chúng đã từng làm với các nước nhỏ khác xung quanh họ, chẳng hạn như ở TC và TT.
    Trả lời
    Trương AnhMar 23, 2012 03:17 AM

    Hôm qua, tôi có viết hỏa tiễn "trắng" từ dưới nước lên và sau đó nhiều vùng đất bên Trung Quốc bị sập xuống.
    Hôm nay, đọc báo mạng họ nói có chính biến bên Trung Quốc: BBC đăng tấm hình củ về xe Quân sự.
    Thế thì nên hiểu hỏa tiễn "trắng" là chính của Trung Quốc đánh vào các loại xe như thế đang trên đường...ở bên Trung Quốc.
    Trả lời
    Trả lời
        Trương AnhMar 23, 2012 05:09 AM

        Câu chuyện chính biến

        Khởi động

        vùng giữa Changsha-Nanchang- xe xuất quân từ đấy.
        Trương AnhMar 23, 2012 05:22 AM

        Trên đường tiến quân thì đụng độ "LỚN" dử dội.
        Vị trí : gần tới xiangyang, trên vũ hán 1 chút
        Trả lời
    Đồ Nhà KhóMar 23, 2012 03:21 AM

    Không đơn giản như vậy. Bây giờ nếu TQ động binh, chính quyền VC hèn hạ đầu hàng thì bão sẽ nổi. Toàn dân VN sẽ vùng lên đảo chính. Mỹ và đồng minh sẽ không ngồi yên nhìn chính quyền CSVN đàn áp dân hoặc để yên cho Trung cộng thừa cơ thôn tính VN bởi với Mỹ, VN tuy không mang lại lợi ích đáng kể về kinh tế, nhưng ngược lại là có một vị trí chiến lược ở Thái Bình Dương. Nên tất nhiên Mỹ sẽ nhảy vào. Mà một khi Mỹ nhảy vào là toàn bộ đồng minh vào theo. Tầu cộng có thể là một đối thủ đáng gườm nếu đánh một chọi một. Chứ chơi kiểu chùm chăn đánh hội đồng là TC chết ngay. Trung cộng biết vậy nên dù thèm dải lụa hình chữ S này lắm nhưng chỉ dám bắt nạt vớ vẩn, lấn đất cướp đảo chứ không dám (hay chưa dám) gây chiến.
    Trả lời
    Trương AnhMar 23, 2012 03:26 AM

    Thấy họ, Trung Quốc ( Quảng đông) bố ráp toàn tỉnh quảng đông mà "bực cả người!"

    Ai bực?

    Hỏi vô duyên.
    Trả lời
    Trả lời
        Trương AnhMar 23, 2012 03:32 AM

        Chuẩn bị đánh VN thì VN có nhu cầu để tìm hiểu. Không ngờ nó bố ráp và phá tan tành. Thâý ´´´´´´´´´´
        Trương AnhMar 23, 2012 03:37 AM

        ngoài ra, nó còn nện ở julin . Ai bảo mách lẽo đường xa (bắn tới).
        Trương AnhMar 23, 2012 03:50 AM

        bobai(julin), đang trên dường thì nghĩu.
        Trương AnhMar 23, 2012 04:22 AM

        Julin chỉ vị trí gần heyuan.
        Trả lời
    Trương AnhMar 23, 2012 04:02 AM

    Ngó lại chuyện mới đây ở quốc lộ 6 sơn la, xe ủi rớt xuống hố! Đã báo trước : dân làm báo
    Trả lời

Không có nhận xét nào: