16.5.12

Aung San Suu Kyi : Thay đổi chính trịở Miến Điện là không thể “đảo ngược”



Anh Vũ

Th tư 16 Tháng Năm 2012
Nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi tuyên bố sẵn sàng đón nhận việc quốc tế ngừng trừng phạt Miến Điện, đồng thời, bà cũng cảnh báo rằng, những thay đổi chính trị và các dấu hiệu mở của của chế độ là “không thể đảo ngược”.

Bà Aung San Suu Kyi (trên màn hình) và phu nhân cựu tổng thống Mỹ Laura Bush, trong cuội hội thảo, Washington, 15/05/2012Bà Aung San Suu Kyi (trên màn hình) và phu nhân cựu tổng thống Mỹ Laura Bush, trong cuội hội thảo, Washington, 15/05/2012
Bà Aung San Suu Kyi (trên màn hình) và phu nhân cựu tổng thống Mỹ Laura Bush, trong cuội hội thảo, Washington, 15/05/2012-REUTERS/Kevin Lamarque
Phát biểu trong một cuộc họp qua truyền hình trực tiếp với Washington do viện nghiên cứu của cựu tổng thống George W.Bush tổ chức, nhà đối lập Miến Điện nói: “Tôi không phản đối hoãn lệnh trừng phạt, nếu nhân dân Mỹ cảm thấy bây giờ điều đó là cần thiết. Tôi chỉ khuyên (các bạn) nên hành động thận trọng”.
Bà cũng bày tỏ thêm : “Đôi lúc, tôi có cảm giác mọi người quá lạc quan về những gì đang diễn ra tại Miến Điện. Cần phải nhớ rằng tiến trình dân chủ này không thể đảo ngược”.
Những tuyên bố trên của nhà đối lập Miến Điện được đưa ra ngay sau khi Thượng nghị sĩ Mỹ Jonh McCain kêu gọi chính quyền Obama tạm thời ngưng lại phần lớn các trừng phạt với Miến Điện như một số nước đã và sắp làm.
Liên quan đến việc ngưng trừng phạt đối với Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi vẫn giữ quan điểm khá thận trọng. Theo nhà đối lập, việc làm đó là một thông điệp mạnh mẽ ủng hộ tiến trình dân chủ. Thế nhưng, “nếu tiến trình đó không được khẳng định, chúng ta nên nghĩ đến cách làm khác, sao cho nguyện vọng dân chủ của dân tộc Miến Điện được tôn trọng”.
Bà Aung San Suu Kyi cũng khẳng định, hiện tại vẫn còn 271 tù nhân chính trị đang bị giam giữ tại Miến Điện. Theo bà, nếu đang trên con đường dân chủ hóa thì Miến Điện phải là một đất nước không còn tù chính trị.
Từ một năm trở lại đây, tình hình chính trị Miến Điện đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt là sau cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung hồi tháng 4 vừa qua, nhà đối lập Aung San Suu Kyi được ra tranh cử và trở thành nghị sĩ. Miến Điện đang dần dần từng bước hội nhập trở lại với quốc tế.
Trong diễn văn trước Quốc hội Miến Điện hồi cuối tháng Tư vừa qua, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon đã kêu gọi phương Tây hãy “đi xa hơn” trong việc gỡ bỏ các trừng phạt về chính trị và kinh tế đối với Miến Điện.
Trước đó, ngày 26/4, Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định tạm ngừng trừng phạt Miến Điện trong vòng 1 năm và chỉ giữ lại lệnh cấm vận vũ khí. Một số các quốc gia khác như Na Uy, Thụy Sĩ và Canada cũng đã hủy bỏ toàn bộ hoặc từng phần các quyết định trừng phạt đối với Miến Điện.

Góp Ý

Không có nhận xét nào: