Từ những năm 1973 Hoa Kỳ đã tỏ dấu hiệu sẽ bỏ miền Nam: máy bay không có xăng để bay, khi hư không có thiết bị dụng cụ thay thế, nhiều máy bay nằm ụ không bay, vũ khí phải hạn chế tối đa. Đây lời tâm sự của một cựu phi công trực thăng trên đường lên Canberra tham dự cuộc biểu tình 30-4 vừa qua. 30-4 là ngày miền Nam bị bức tử.
Xe bus chở chúng tôi tham dự biểu tình mang bảng số 8406 tạo khie thế đấu tranh cho đòan người tham dự biểu tình. Chúng tôi thảo luận về tình hình đất nước và về động lực đã thúc đẩy mọi người vững lòng đấu tranh. Xưa ông bà ta đánh Tây đuổi Tàu giữ nước dựng nước có ai nói rằng họ làm chính trị đâu. Như vậy tham gia đấu tranh chỉ để làm bổn phận của người dân khi đất nước đang lâm nguy mất dần vào tay Tầu cộng.
Trước 30/4/1212, cộng sản đã vội vàng thả cô Bùi Thị Minh Hằng. Có nguồn tin cho rằng việc phải thả cô do những bất đồng trong Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng có người cho rằng cộng sản thả cô vì áp lực quốc tế và áp lực của đồng bào trong và ngòai nước. Đúng sai chưa rõ chỉ biết cô tuyên bố sẽ tiếp tục dấn thân đấu tranh. Được Đài BBC phỏng vấn cô Hằng cho biết cô không phải là một chính trị gia, cô chỉ là một người rất bình thường thấy những áp bức bất công trong xã hội mà lên tiếng đấu tranh.
Trước toà đại sứ Việt cộng anh Trương Quốc Việt một người trẻ, ngồi trong một túp lều nhựa mang trên ngực tấm bảng “Hãy trả nhà nhỏ cho gia đình tôi và Nhà Lớn cho dân tộc tôi!” tọa kháng phản đối những hành động bạo ngược cướp đất, phá nhà,đàn áp dân lành của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Sau 30/4/2012, anh Trương Quốc Việt chuyển sang ngồi trước Quốc Hội Liên Bang Úc. Sáng ngày 9-5-2012 anh đã được dân biểu Philip Ruddock và dân biểu Laurie Ferguson thuộc Ủy Ban Điều Tra Nhân Quyền thuộc Quốc Hội Liên Bang Úc đến thăm. Anh Việt cho biết căn nhà và đất đai của gia đình anh đã bị cộng sản cướp đi, anh và dì anh đã bị đánh đập và bỏ tù khi thưa kiện chính quyền địa phương. Nhưng anh tọa kháng ở đây không chỉ là cho anh mà cho rất nhiều người dân Việt Nam đang cùng cảnh ngộ. Anh mong Quốc Hội và Chính phủ Úc biết tình trạng tồi tệ về nhân quyền tại Việt Nam để ngưng viện trợ vì số tiền không giúp gì được cho dân nghèo mà chỉ giúp cho sự tồn tại của một chế độ độc tài, tham nhũng, bất công.
Mạng Ly Hương đưa tin Dân Biểu Philip đề nghị anh gởi đơn tường trình rõ sự việc cho Hội đồng Nhân Quyền, họ sẽ xem xét và yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội giải thích về trường hợp của anh và gia đình.
Ngày 24-4-2012, khi anh Trương Quốc Việt bắt đầu tọa kháng thì tại Văn Giang hằng ngàn người tay không, bom xăng, cuốc liềm, gậy gộc đã chống trả một lực lượng vũ trang vô cùng hùng hậu và hung dữ. Một Youtube cho thấy cảnh hàng chục công an và an ninh tấn công hai người tay không, không hề có dấu hiệu chống đối. Chẳng lẽ lực lượng an ninh không biết hai người là phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam? Ông Nguyễn Ngọc Năm, Trưởng phòng Thời sự-Chính trị-Kinh tế và ông Hán Phi Long phóng viên Đài. Sau khi bị hành hung họ còn bị bắt giữ, và bị giải về Viện Kiểm sát huyện Văn Giang. Phóng viên Long sau đó phải vào bệnh viện điều trịcác thương tích.
Mà tại sao lực lượng an ninh lại được tòan quyền tấn công cả phóng viên và lại phải hung tợn như thế ? Ngày 2/5/2012, Nguyễn Tấn Dũng mở hội nghị đặt biệt về sự kiện Văn Giang, ông Dũng xác nhận việc cưỡng chế đất đai tạo ra những điểm “nóng” dễ dẫn đến những “bất ổn chính trị”. Đến ngày 7-5-2012, Nguyễn Phú Trọng phải cho mở Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5. ông Trọng yêu cầu khi bàn về vấn đề đất đai phải theo hướng “giữ vững ổn định chính trị”. Thì ra tình hình chính trị càng ngày càng trở nên bất ổn và những người nông dân mất đất là những người đang bị cộng sản khép cho làm “bất ổn chính trị”.
Trở lại với người cựu phi công trực thăng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, những phi vụ cuối cùng của anh là bảo vệ vòng đai Sài Gòn, anh kể về những trận đánh cận 30/4/1975, khi quân cộng sản thí quân dồn hết lực lượng chiếm bằng được Sài Gòn.
Nghe anh kể hình ảnh của Văn Giang lại hiện ra, khu vực này chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến 10 cây số. Xưa Sài Gòn ngày nay Hà Nội, cộng sản phải dồn hết lực lượng công an để trấn áp “bất ổn chính trị” và đây dấu hiệu rõ nhất cho sự cáo chung của bạo quyền cộng sản.
Cộng sản đã cày nát Văn Giang, nhưng có áp bức thì có đấu tranh, càng áp bức thì cuộc đấu tranh sẽ càng mạnh hơn và Việt Nam sẽ chóng có Tự Do hơn. Thời điểm đang đến để người Việt khắp nơi liên kết lại cùng đứng lên giành lại tự do. Có Tự Do mới có công bằng, bác ái, thịnh vượng, ấm no.
Ngày 30-4 sẽ chỉ là còn là ngày lịch sử chấm dứt một cuộc chiến Bắc Nam và bắt đầu một cuộc chiến giữa dân tộc Việt Nam và bạo quyền cộng sản.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
10/5/2012
This entry was posted in Nguyễn Quang Duy. Bookmark the permalink.
gửi nick Thương Dân, Khách, Thiên Lý
Ác ôn cộng sản việt gian gà nòi
Tà ma tâm điạ đười ươi
Thương dân như cái con bòi Chí Minh
Oán hờn ngùn ngụt trời xanh
Văn Giang Tiên Lãng hôi tanh mùi bùn
Lấm đầu bao quản thân lươn
Tung tăng lên mạng iả đùn “Thương dân”
Nhẫn tâm lăng mạ Công Nhân
Chửi Cha Văn Lý vì dân quên mình
“Thương Dân” cùng “Khách” bất bình
Thằng tung đưá hứng lưu manh dạn dày
Cãi nhau chí choé cáo cầy
Vịt vờ chống đối mặt dày bọn Cam
Bác Hồ Dâm Dật hầm hầm
Mắng như tát nước tím bầm ruột gan
Tẩy chay thằng giặc ” Thương Dân ”
Cả tên “Thiên Lý” bầy đàn chó săn
Còn bao tên nưã dối gian
Phản hồi lếu láo lường gàn ở đây
Mong ban biên tập ra tay
Quyết tâm quét rác dọn bầy cóc hôi.
Lê Thị Còng Nhân, “Quả đen” Nguyễn Văn Lỳ, “Giáo Trư”
Đoàn Vịt Hoạn…hông dzậy? Mèn đéc ui ! Cái khối đó thì
làm được gì cho quê hương chứ hả? Nhìn cái mặt “trư bát
giới” Lê Thị Còng Nhân là biết rùi.