Cuộc bầu cử tại nước Pháp đã ngã ngũ, ông Francois Hollande thuộc đảng Xã hội đã đánh bại đương kim tổng thống Nicolas Sarkozy với một tỉ lệ không cao. Ngay hôm thứ Hai sau ngày bầu cử, tờ the New York Times đã đăng một bài viết tựa đề “the American in Paris,” của tác giả Rrosecrans Baldwin nói về nhân vật vừa thất cử. Có những người dân Pháp không ưa ông Sarkozy đã bỏ phiếu loại ông.
Câu Chuyện Nước Mỹ hôm nay sẽ lược qua đôi nét về cung cách của ông Sarkozy để xem coi tại sao bài báo lại có tựa đề như vậy.Hình: AP
Trong quá khứ, kể từ thời lập quốc, quan hệ giữa Pháp và Mỹ đã trải qua nhiều lúc rất thân thiết mà cũng có khi không được vui. Tượng thần tự do, quà tặng của nước Pháp để bày tỏ tình thân hữu với Hoa Kỳ, nhiều địa danh tại nước Mỹ mang tên Pháp như Lafayette để ghi nhớ sự giúp đỡ của người Pháp thời cách mạng, và bang Louisiana là phần đất của Pháp đã bán lại cho nước Mỹ đầu thế kỷ thứ 19.
Nước Pháp từng giúp cho cuộc cách mạng Mỹ giành độc lập từ tay mẫu quốc Anh.
Đổi lại Nước Mỹ đã trợ giúp nước Pháp trong cả hai cuộc thế chiến, nhất là trong và sau thế chiến thứ Hai. Không biết bao nhiêu người lính trẻ nước Mỹ đã ngã xuống bờ biển Normandy và không bao giờ trở về nữa.
Sau thế chiến thứ Hai, với kế hoạch Marshall, nước Mỹ đổ rất nhiều tiền bạc và công sức cho tái thiết để vực dậy một châu Âu kiệt quệ, điêu tàn, trong đó có nước Pháp.
Thế nhưng trong con mắt của một số người Pháp, xin nhắc lại là chỉ một số thôi, nước Mỹ là một quốc gia có lịch sử mỏng manh, nền văn hóa chưa đủ bề dày và họ mang một đôi chút cảm nghĩ vừa tự tôn, vừa tự ti đối với cường quốc trẻ trung hàng đầu của thế giới.
Tự tôn về văn hóa như đã nói ở trên, và tự ti vì nước Mỹ rộng lớn tuy chưa có đủ bề dày lịch sử như Pháp nhưng văn hóa Mỹ lại tràn lan khắp thế giới, từ quần jean, coca cola, đến nhạc jazz, nhạc pop, từ cung cách bình dân của những người mang quyền cao chức trọng cho đến lề lối bình đẳng giữa mọi tầng lớp dân chúng bất kể giàu nghèo.
Cựu tổng thống Jimmy Carter đi xây nhà giúp người nghèo, cựu tổng thống Clinton lúc còn tại chức sang Việt Nam ghé vào quán phở ăn sáng, uống cà phê. Đã vậy chỉ trong vài trăm năm lịch sử ngắn ngủi, nước Mỹ trở thành một cường quốc hàng đầu trên thế giới với ảnh hưởng chính trị và kinh tế lớn lao.
Cung cách bình dân của các vị quyền cao chức trọng Mỹ không ăn khớp với cái hình ảnh của một vị tổng thống quyền cao nhất nước trong con mắt một số người dân Pháp.
Một số dân Pháp cho rằng một tổng thống phải uy nghi, đường bệ, với phong thái “dân chi phụ mẫu”. Tổng thống Pháp sống tại cung điện, và khi giã từ chính trường vẫn ở trên cao vời vợi.
Hai ông tổng thống Pháp của thời đệ ngũ Cộng Hòa Francois Mitterand và Jacques Chirac vẫn là hình ảnh dân chi phụ mẫu, bất khả xâm phạm, mặc dù mới đây ông Jacques Chirac bị tòa kết tội biển thủ công quĩ còn ông Mitterand thì kín đáo có tình nhân và con riêng.
Bởi thế nên ngay từ lúc nhậm chức cách nay gần 5 năm, tổng thống Nicolas Sarkozy có một phong thái mà một số dân Pháp cho là không phù hợp với hình ảnh dân chi phụ mẫu theo quan niệm của họ.
Ông Sarkozy hoàn toàn khác. Ông lên nhậm chức tổng thống trong hình ảnh một người bằng xương, bằng thịt, không mang dáng dấp của quyền uy tối cao. Ông có những ước muốn và thành kiến riêng của một cá nhân, và ít khi để ý đến chuyện người ta quan niệm như thế nào về ý thích riêng tư của ông.
Ông đã tổ chức một bữa tối linh đình ngay sau khi vừa đắc cử, đi nghỉ phép trên chiếc du thuyền sang trọng của một người giàu có ủng hộ ông. Chẳng bao lâu sau khi ly dị vợ, ông dẫn một cô người mẫu nổi tiếng đi chơi ở Disneyland Paris và sau cưới cô này.
Người dân Pháp thấy khó có thể hình dung được tổng thống của họ đeo cặp tai chuột Mickey Mouse, hay hình ảnh một ông tổng thống chỉ có ít vải che trên người bên cạnh người đẹp với bộ bikini hở nhiều da để tắm nắng, và người dân Pháp rất khó cảm thông khi nhìn thấy ảnh chụp ông mặc quần short chạy bộ đứng trên thềm điện Élysée.
Ngoài ra ông còn rất ý thức đến dáng dấp bên ngoài. Ông thấp, nên thường mang loại giày đế cao để cho xứng với người vợ từng là người mẫu, và ông hay biểu lộ xúc cảm.
Trong khi các chính trị gia nước Pháp thường xuất thân từ thành phần cốt cán, kinh điển, xa cách thì ông Sarkozy lại là một ngoại lệ. Trong cuộc tranh luận quan trọng được truyền hình trước ngày bầu cử, ông Sarkozy bày tỏ nhiều xúc cảm thì ngược lại ông Hollande rất trầm tĩnh, thản nhiên.
Nhưng những điều mà một số người dân Pháp thấy khó thích hợp đó lại khiến ông Sarkozy, một tổng thống trẻ tuổi, thẳng rẵng, gần gũi với quần chúng.
Đã vậy ông lại thân Mỹ, và ông thẳng thắn để lộ là ông thân Mỹ. Cái phong thái của ông, cung cách ông xử sự đã nói lên điều đó. Và như thế nó có thể động chạm đến một số những mặc cảm tự tôn lẫn tự ti của những người Pháp nhiều thành kiến trong quan hệ Mỹ –Pháp, một quan hệ được coi là vừa yêu vừa ghét.
Tác giả bài viết “the American in Paris” đưa nhận xét rằng nếu người Mỹ có yêu mến một ông tổng thống Pháp thì người đó là ông Sarkozy, trong 5 năm, dân chúng Mỹ có một ông tổng thống tại châu Âu mà nếu được quyền bầu chọn thì họ đã dồn phiếu cho ông rồi.
Nhưng đây chỉ là một phần trong việc thất cử của ông. Một số dân Pháp không đồng ý với đường lối kinh tế thắt lưng buộc bụng mà ông chủ trương để giảm nợ công, và lá phiếu mà họ đã dành cho ông Hollande lại không phải là cho ứng cử viên này mà chỉ có nghĩa là cho bất cứ ai ngược hẳn lại với ông Sarkozy.
Dẫu sao thì ông Sarkozy cũng ra đi trong nay mai. Cả hai quốc gia sẽ phải thích ứng lại với một lãnh đạo mới, một hình ảnh mới, và về phần nước tư bản Mỹ, người dân có khi còn hiểu được một người theo chủ nghĩa Xã hội thực sự như thế nào.
Nhưng theo tiên liệu của các nhà phân tích thời cuộc, như cố vấn cao cấp tại Học Viện Pháp Quốc Nghiên Cứu các Vấn Đề Quốc tế Tại Paris, cho dù ông Hollande có ít thân Mỹ hơn ông Sarkozy, cái biên giới hành động giữa hai ông sẽ không nhiều, nên chính sách ngoại giao của hai ông Hollande và Sarkozy sẽ không có nhiều khác biệt.
Cũng theo Rosecrans Baldwin, tác giả bài báo, có thể là dân Pháp sẽ không nhớ ông Sarkozy ngay bây giờ; và có thể sẽ không bao giờ ước mong ông trở lại. Nhưng họ sẽ cảm thấy thiếu vắng ông. Khi mà cát bụi lắng xuống, khi mà cái đối tượng ghét bỏ đã mất thì tình cảm ghét bỏ đó cũng tan theo.
Nước Pháp từng giúp cho cuộc cách mạng Mỹ giành độc lập từ tay mẫu quốc Anh.
Đổi lại Nước Mỹ đã trợ giúp nước Pháp trong cả hai cuộc thế chiến, nhất là trong và sau thế chiến thứ Hai. Không biết bao nhiêu người lính trẻ nước Mỹ đã ngã xuống bờ biển Normandy và không bao giờ trở về nữa.
Sau thế chiến thứ Hai, với kế hoạch Marshall, nước Mỹ đổ rất nhiều tiền bạc và công sức cho tái thiết để vực dậy một châu Âu kiệt quệ, điêu tàn, trong đó có nước Pháp.
Thế nhưng trong con mắt của một số người Pháp, xin nhắc lại là chỉ một số thôi, nước Mỹ là một quốc gia có lịch sử mỏng manh, nền văn hóa chưa đủ bề dày và họ mang một đôi chút cảm nghĩ vừa tự tôn, vừa tự ti đối với cường quốc trẻ trung hàng đầu của thế giới.
Tự tôn về văn hóa như đã nói ở trên, và tự ti vì nước Mỹ rộng lớn tuy chưa có đủ bề dày lịch sử như Pháp nhưng văn hóa Mỹ lại tràn lan khắp thế giới, từ quần jean, coca cola, đến nhạc jazz, nhạc pop, từ cung cách bình dân của những người mang quyền cao chức trọng cho đến lề lối bình đẳng giữa mọi tầng lớp dân chúng bất kể giàu nghèo.
Cựu tổng thống Jimmy Carter đi xây nhà giúp người nghèo, cựu tổng thống Clinton lúc còn tại chức sang Việt Nam ghé vào quán phở ăn sáng, uống cà phê. Đã vậy chỉ trong vài trăm năm lịch sử ngắn ngủi, nước Mỹ trở thành một cường quốc hàng đầu trên thế giới với ảnh hưởng chính trị và kinh tế lớn lao.
Cung cách bình dân của các vị quyền cao chức trọng Mỹ không ăn khớp với cái hình ảnh của một vị tổng thống quyền cao nhất nước trong con mắt một số người dân Pháp.
Một số dân Pháp cho rằng một tổng thống phải uy nghi, đường bệ, với phong thái “dân chi phụ mẫu”. Tổng thống Pháp sống tại cung điện, và khi giã từ chính trường vẫn ở trên cao vời vợi.
Hai ông tổng thống Pháp của thời đệ ngũ Cộng Hòa Francois Mitterand và Jacques Chirac vẫn là hình ảnh dân chi phụ mẫu, bất khả xâm phạm, mặc dù mới đây ông Jacques Chirac bị tòa kết tội biển thủ công quĩ còn ông Mitterand thì kín đáo có tình nhân và con riêng.
Bởi thế nên ngay từ lúc nhậm chức cách nay gần 5 năm, tổng thống Nicolas Sarkozy có một phong thái mà một số dân Pháp cho là không phù hợp với hình ảnh dân chi phụ mẫu theo quan niệm của họ.
Ông Sarkozy hoàn toàn khác. Ông lên nhậm chức tổng thống trong hình ảnh một người bằng xương, bằng thịt, không mang dáng dấp của quyền uy tối cao. Ông có những ước muốn và thành kiến riêng của một cá nhân, và ít khi để ý đến chuyện người ta quan niệm như thế nào về ý thích riêng tư của ông.
Ông đã tổ chức một bữa tối linh đình ngay sau khi vừa đắc cử, đi nghỉ phép trên chiếc du thuyền sang trọng của một người giàu có ủng hộ ông. Chẳng bao lâu sau khi ly dị vợ, ông dẫn một cô người mẫu nổi tiếng đi chơi ở Disneyland Paris và sau cưới cô này.
Người dân Pháp thấy khó có thể hình dung được tổng thống của họ đeo cặp tai chuột Mickey Mouse, hay hình ảnh một ông tổng thống chỉ có ít vải che trên người bên cạnh người đẹp với bộ bikini hở nhiều da để tắm nắng, và người dân Pháp rất khó cảm thông khi nhìn thấy ảnh chụp ông mặc quần short chạy bộ đứng trên thềm điện Élysée.
Ngoài ra ông còn rất ý thức đến dáng dấp bên ngoài. Ông thấp, nên thường mang loại giày đế cao để cho xứng với người vợ từng là người mẫu, và ông hay biểu lộ xúc cảm.
Trong khi các chính trị gia nước Pháp thường xuất thân từ thành phần cốt cán, kinh điển, xa cách thì ông Sarkozy lại là một ngoại lệ. Trong cuộc tranh luận quan trọng được truyền hình trước ngày bầu cử, ông Sarkozy bày tỏ nhiều xúc cảm thì ngược lại ông Hollande rất trầm tĩnh, thản nhiên.
Nhưng những điều mà một số người dân Pháp thấy khó thích hợp đó lại khiến ông Sarkozy, một tổng thống trẻ tuổi, thẳng rẵng, gần gũi với quần chúng.
Đã vậy ông lại thân Mỹ, và ông thẳng thắn để lộ là ông thân Mỹ. Cái phong thái của ông, cung cách ông xử sự đã nói lên điều đó. Và như thế nó có thể động chạm đến một số những mặc cảm tự tôn lẫn tự ti của những người Pháp nhiều thành kiến trong quan hệ Mỹ –Pháp, một quan hệ được coi là vừa yêu vừa ghét.
Tác giả bài viết “the American in Paris” đưa nhận xét rằng nếu người Mỹ có yêu mến một ông tổng thống Pháp thì người đó là ông Sarkozy, trong 5 năm, dân chúng Mỹ có một ông tổng thống tại châu Âu mà nếu được quyền bầu chọn thì họ đã dồn phiếu cho ông rồi.
Nhưng đây chỉ là một phần trong việc thất cử của ông. Một số dân Pháp không đồng ý với đường lối kinh tế thắt lưng buộc bụng mà ông chủ trương để giảm nợ công, và lá phiếu mà họ đã dành cho ông Hollande lại không phải là cho ứng cử viên này mà chỉ có nghĩa là cho bất cứ ai ngược hẳn lại với ông Sarkozy.
Dẫu sao thì ông Sarkozy cũng ra đi trong nay mai. Cả hai quốc gia sẽ phải thích ứng lại với một lãnh đạo mới, một hình ảnh mới, và về phần nước tư bản Mỹ, người dân có khi còn hiểu được một người theo chủ nghĩa Xã hội thực sự như thế nào.
Nhưng theo tiên liệu của các nhà phân tích thời cuộc, như cố vấn cao cấp tại Học Viện Pháp Quốc Nghiên Cứu các Vấn Đề Quốc tế Tại Paris, cho dù ông Hollande có ít thân Mỹ hơn ông Sarkozy, cái biên giới hành động giữa hai ông sẽ không nhiều, nên chính sách ngoại giao của hai ông Hollande và Sarkozy sẽ không có nhiều khác biệt.
Cũng theo Rosecrans Baldwin, tác giả bài báo, có thể là dân Pháp sẽ không nhớ ông Sarkozy ngay bây giờ; và có thể sẽ không bao giờ ước mong ông trở lại. Nhưng họ sẽ cảm thấy thiếu vắng ông. Khi mà cát bụi lắng xuống, khi mà cái đối tượng ghét bỏ đã mất thì tình cảm ghét bỏ đó cũng tan theo.
Tin liên hệ
Ý kiến (6)
Trình bày theo Mới nhất đến cũ nhất | Cũ nhất đến mới nhất
- To: Bình Sọ Não HN, Đông Phong, Nguyễn Thiên Tử Cùng Đồng Bọn Phát Ngôn Viên CS Thứ Bảy, 12 tháng 5 2012Các vẹm đừng vào mà hoan hô người theo ý tưởng XHCN vừa trúng cửa TT Pháp nhé! Có đọc bài nầy thì cũng nên đọc cho kỹ chút!
- Thứ Bảy, 12 tháng 5 2012Dân Âu Châu, cũng như Mỹ, sống phủ phê huỳnh tráng lâu năm nên rất khó cho họ chấp nhận cảnh thắt lưng buộc bụng, giảm bớt tiêu xài trong hoàn cảnh kinh tế suy thái toàn cầu nặng nề. Chắt bót, tần tiện là của dân nghèo chứ dân giầu ăn quen,nhịn không quen. Chẳng lẽ cứ đi vay, bán quốc trái,lấy tiền xài phủ phê, mai mốt con cháu è cổ trả nợ? Đó là hiện trạng kinh tế, xã hội Âu Châu và Mỹ. Sarko sợ nợ, không thích vay tiền để phát triển mà bị thua tuyển cử.
- NGƯỜI PHƯƠNG NAM 1/4 DOWN UNDER 13/5/12 Thứ Bảy, 12 tháng 5 2012Nước Đức thống nhất, đây là cơn ác mộng cho Pháp và Anh, Vadim Zagladin, cố vấn của Tổng Thống Pháp Mitterand đã nói riêng với ông chủ điện Elysée rằng ông ta muốn " lên Hỏa tinh sống" (he would fly off to live on Mars [4/1990]). Rồi Zagladin sang Nga nói thẳng với cố vấn của Gorbachev đúng y như quan điểm của Thủ tướng Anh M. Thatcher :" Nước Pháp (và Anh) không muốn nước Đức thống nhất...". Tóm lại Pháp cần Mỹ !!!