Hôm nay, Trung Quốc phản bác lời chỉ trích của Hoa Kỳ về thành tích nhân quyền của họ trong năm vừa qua, và gọi lời chỉ trích đó là “đầy thành kiến.” Nhưng trong khi Bắc Kinh bênh vực thành tích của họ, thì luật sư mù và người chỉ trích chính phủ Trần Quang Thành nói Trung Quốc cần có tiến bộ trong việc bảo đảm pháp trị.
Hình: Reuters
Chính phủ Trung Quốc chỉ trích bản thẩm định hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các vấn đề nhân quyền nói rằng Bắc Kinh đã gia tăng các nỗ lực bịt miệng giới bất đồng và các luật sư qua việc áp dụng quản thúc tại gia và làm cho mất tích.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu với các phóng viên tại Bắc Kinh:
Ông Hồng nói rằng đoạn nói về Trung Quốc trong bản phúc trình đầy rẫy thành kiến, không chú ý đến các sự kiện, và lẫn lộn đúng với sai. Ông nói sau hơn 30 năm cải cách và mở cửa, thành tích nhân quyền của Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể.
Bản phúc trình của Bộ Ngoại giao bao gồm phần mô tả việc sách nhiễu luật sư mù Trần Quang Thành, người đã thực hiện một vụ trốn chạy táo bạo sau nhiều năm bị quản thúc tại gia bởi các giới chức địa phương nơi ông cư ngụ trong tỉnh Sơn Đông.
Ông Trần Quang Thành đã đại diện cho các phụ nữ, nạn nhân của chính sách cưỡng bức phá thai và triệt sản. Việc ông bỏ trốn đã đưa các vấn đề pháp trị và nhân quyền lên hàng đầu tin tức tường thuật về Trung Quốc, và gây ra một vụ khủng hoảng ngoại giao với Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã cấp giấy phép cho ông Trần và gia đình đi Hoa Kỳ và họ đã đến New York hôm thứ bẩy vừa rồi.
Trong cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên khi ông đến Mỹ, ông kêu gọi truy tố những giới chức đã đặt ông trong tình trạng quản thúc tại gia và nói ông rất lo ngại về số phận của bà con họ hàng ở tỉnh Sơn Đông.
Ông Trần nói nếu chính quyền trung ương mau chóng điều tra và xử lý các giới chức đã vi phạm luật pháp Trung Quốc thì Trung Quốc có thể tiến tới một con đường pháp trị càng nhanh càng tốt. Nhưng ông nói nếu các giới chức địa phương tiếp tục hành động bừa bãi tùy tiện, thì có lẽ tình hình gia đình ông trong tương lai sắp tới sẽ không được tốt, và ông cho rằng việc xây dựng pháp trị mà chính quyền trung ương đã thực hiện trong mấy thập niên vừa qua sẽ hoàn toàn bị tiêu tan.
Tuần này, người anh của ông Trần Quang Thành cũng đã bỏ trốn khỏi tỉnh Sơn Đông, sau khi con trai ông bị công an Sơn Đông cáo buộc về tội “cố sát.” Ông Trần lo ngại rằng các thành viên khác trong gia đình ông sẽ bị nhà chức trách địa phương tra tấn và ngược đãi.
Ông Trần cho biết anh của ông bỏ trốn đền Bắc Kinh đi tìm một luật sư cho cháu ông. Đây là một điều cực kỳ bình thường và là cái quyền cơ bản nhất của người dân Trung Quốc.
Ông nói nếu các quyền pháp lý của cháu ông không được bảo đảm, thì đó là một dấu hiệu sự tiến triển trong hệ thống pháp lý của Trung Quốc trong mấy thập niên qua đã bị vô hiệu hóa bởi các giới chức vi phạm luật pháp ngày bên trong hệ thống tư pháp.
Năm 2008, Hoa Kỳ đã gạt Trung Quốc ra khỏi danh sách các nước vi phạm nhân quyền tệ hại nhất, nhưng bản phúc trình năm nay nói rằng tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc đã xấu đi. Phúc trình lên án nhà cầm quyền là tiếp tục vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, kể cả những vụ giết người phi pháp, tra tấn, bắt giữ tùy tiện, và quản thúc tại gia.
Trung Quốc lâu nay vẫn bác bỏ những lời chỉ trích từ bên ngoài về thành tích nhân quyền của họ, và nói đó là một sự can thiệp vào nội bộ, một quan điểm được phát ngôn viên Hồng Lỗi lập lại tại Bắc Kinh ngày hôm nay.
Ông Hồng nói các nước có thể có cuộc đối thoại bình đẳng để cải thiện sự thông cảm chung và thăng tiến cho nhau, nhưng không bao giờ nên dùng những vấn đề như thế như một công cụ để tấn công can thiệp vào nội bộ của các nước khác.
Bản phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ do Quốc Hội yêu cầu và dài mấy trăm trang.
Năm nay, bản phúc trình ca ngợi Myanmar và Tunisia về những biến chuyển tích cực trong việc cải thiện các quyền dân sự, kể cả việc phóng thích tù nhân chính trị, và bãi bỏ các hạn chế về tự do truyền thông, tự do hội họp và lập hội.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu với các phóng viên tại Bắc Kinh:
Ông Hồng nói rằng đoạn nói về Trung Quốc trong bản phúc trình đầy rẫy thành kiến, không chú ý đến các sự kiện, và lẫn lộn đúng với sai. Ông nói sau hơn 30 năm cải cách và mở cửa, thành tích nhân quyền của Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể.
Bản phúc trình của Bộ Ngoại giao bao gồm phần mô tả việc sách nhiễu luật sư mù Trần Quang Thành, người đã thực hiện một vụ trốn chạy táo bạo sau nhiều năm bị quản thúc tại gia bởi các giới chức địa phương nơi ông cư ngụ trong tỉnh Sơn Đông.
Ông Trần Quang Thành đã đại diện cho các phụ nữ, nạn nhân của chính sách cưỡng bức phá thai và triệt sản. Việc ông bỏ trốn đã đưa các vấn đề pháp trị và nhân quyền lên hàng đầu tin tức tường thuật về Trung Quốc, và gây ra một vụ khủng hoảng ngoại giao với Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã cấp giấy phép cho ông Trần và gia đình đi Hoa Kỳ và họ đã đến New York hôm thứ bẩy vừa rồi.
Trong cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên khi ông đến Mỹ, ông kêu gọi truy tố những giới chức đã đặt ông trong tình trạng quản thúc tại gia và nói ông rất lo ngại về số phận của bà con họ hàng ở tỉnh Sơn Đông.
Ông Trần nói nếu chính quyền trung ương mau chóng điều tra và xử lý các giới chức đã vi phạm luật pháp Trung Quốc thì Trung Quốc có thể tiến tới một con đường pháp trị càng nhanh càng tốt. Nhưng ông nói nếu các giới chức địa phương tiếp tục hành động bừa bãi tùy tiện, thì có lẽ tình hình gia đình ông trong tương lai sắp tới sẽ không được tốt, và ông cho rằng việc xây dựng pháp trị mà chính quyền trung ương đã thực hiện trong mấy thập niên vừa qua sẽ hoàn toàn bị tiêu tan.
Tuần này, người anh của ông Trần Quang Thành cũng đã bỏ trốn khỏi tỉnh Sơn Đông, sau khi con trai ông bị công an Sơn Đông cáo buộc về tội “cố sát.” Ông Trần lo ngại rằng các thành viên khác trong gia đình ông sẽ bị nhà chức trách địa phương tra tấn và ngược đãi.
Ông Trần cho biết anh của ông bỏ trốn đền Bắc Kinh đi tìm một luật sư cho cháu ông. Đây là một điều cực kỳ bình thường và là cái quyền cơ bản nhất của người dân Trung Quốc.
Ông nói nếu các quyền pháp lý của cháu ông không được bảo đảm, thì đó là một dấu hiệu sự tiến triển trong hệ thống pháp lý của Trung Quốc trong mấy thập niên qua đã bị vô hiệu hóa bởi các giới chức vi phạm luật pháp ngày bên trong hệ thống tư pháp.
Năm 2008, Hoa Kỳ đã gạt Trung Quốc ra khỏi danh sách các nước vi phạm nhân quyền tệ hại nhất, nhưng bản phúc trình năm nay nói rằng tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc đã xấu đi. Phúc trình lên án nhà cầm quyền là tiếp tục vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, kể cả những vụ giết người phi pháp, tra tấn, bắt giữ tùy tiện, và quản thúc tại gia.
Trung Quốc lâu nay vẫn bác bỏ những lời chỉ trích từ bên ngoài về thành tích nhân quyền của họ, và nói đó là một sự can thiệp vào nội bộ, một quan điểm được phát ngôn viên Hồng Lỗi lập lại tại Bắc Kinh ngày hôm nay.
Ông Hồng nói các nước có thể có cuộc đối thoại bình đẳng để cải thiện sự thông cảm chung và thăng tiến cho nhau, nhưng không bao giờ nên dùng những vấn đề như thế như một công cụ để tấn công can thiệp vào nội bộ của các nước khác.
Bản phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ do Quốc Hội yêu cầu và dài mấy trăm trang.
Năm nay, bản phúc trình ca ngợi Myanmar và Tunisia về những biến chuyển tích cực trong việc cải thiện các quyền dân sự, kể cả việc phóng thích tù nhân chính trị, và bãi bỏ các hạn chế về tự do truyền thông, tự do hội họp và lập hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét