#3 | |||
| |||
Liên minh tình thế Nga - Trung chống phương Tây Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (Reuters) Đức Tâm - RFI Matxcơva và Bắc Kinh ngày càng tỏ rõ có lập trường chung trong các hồ sơ quốc tế nóng bỏng như Syria, Iran, Afghanistan. Tuy nhiên, theo giới phân tích, sự nhích lại gần nhau giữa Nga và Trung Quốc là do có cùng một sự nghi kỵ đối với phương Tây và liên minh này không giúp xóa bỏ những kình địch giữa hai nước trước các thách thức to lớn về kinh tế. Ông Jonathan Holslag, thuộc Viện nghiên cứu về Trung Quốc đương đại tại Bruxelles, được AFP trích dẫn, khẳng định : « Điều thúc đẩy Trung Quốc và Nga vượt qua những căng thẳng song phương và ngờ vực lẫn nhau, là do Bắc Kinh và Matxcơva ngày càng tỏ ra tiêu cực đối với Mỹ và châu Âu ». Vẫn theo chuyên gia về địa chính trị Trung Quốc này, phương Tây đã làm cho Nga ngày càng oán hận, bực bội trên nhiều vấn đề, như dự án lá chắn chống tên lửa, chương trình hiện đại hóa vũ khí nguyên tử chiến thuật, can thiệp quân sự vào Libya. Trong khi đó, Trung Quốc nhận thấy quan hệ của họ với Mỹ ngày càng gay gắt hơn trong vấn đề thương mại, an ninh hàng hải. Chính sự thù ghét phương Tây đã làm cho hai nước tiến gần lại nhau hơn. Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải – OCS – được tổ chức trong hai ngày 06-07/06/2012 tại Bắc Kinh là dịp để chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và tổng thống Nga Vladimir Putin phô trương tình đoàn kết, dường như cố tình làm cho phương Tây khó chịu. Sau khi hủy bỏ chuyến đi Mỹ, không tham dự Thượng đỉnh G 8, tổng thống Nga Putin đến Thượng đỉnh OCS để nói với lãnh đạo Trung Quốc rằng hai nước có các lợi ích tương đồng trên nhiều lĩnh vực, kể cả trong các vấn đề lớn trên thế giới. Lãnh đạo hai nước đã sử dụng diễn đàn OCS để nhắc lại sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chế độ Damas của tổng thống Bachar Al Assad, bất chấp các vụ thảm sát diễn ra hầu như hàng ngày tại Syria. Thượng đỉnh OCS năm nay cũng tạo cơ hội cho Nga và Trung Quốc củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược và cùng mở rộng ảnh hưởng sang Afghanistan vào lúc lực lượng của Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO đang chuẩn bị rút khỏi nước này. Đây chính là lý do mà tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã chấp nhận lời mời tới Bắc Kinh tham dự Thượng đỉnh OCS. Cũng tại hội nghị này, tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã hài lòng khi nghe thấy OCS khẳng định chống lại mọi hành động vũ lực nhắm vào Iran, trong lúc phương Tây tố cáo Teheran có tham vọng chế tạo vũ khí nguyên tử. Matxcơva và Bắc Kinh, hai thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc không ngần ngại dùng quyền phủ quyết, đang tìm cách mở rộng và khẳng định ảnh hưởng của mình tại các diễn đàn không bị Mỹ chế ngự, như Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hay Thượng đỉnh nhóm BRICS (bao gồm 5 cường quốc đang trỗi dậy là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Giáo sư Lâm Hòa Lập (Willy Lam), chuyên gia về Trung Quốc, thuộc đại học Trung Hoa, ở Hồng Kông, phân tích : « Trung Quốc và Nga dường như phải đối mặt với rất nhiều sức ép từ phía Hoa Kỳ hiện đang rút khỏi Afghanistan và Irak để tái triển khai mạnh hơn các lực lượng của họ ở châu Á-Thái Bình Dương. Do vậy, hai nước cần có một mặt trận chung ». Trong quan hệ song phương, đặc biệt là về kinh tế, Bắc Kinh muốn có dầu và khí đốt của Matxcơva, đổi lại, Nga lại cần hàng tiêu dùng và đầu tư của Trung Quốc. Thế nhưng, chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, đồng tác giả cuốn sách « Trung Quốc và Nga : giữa đồng thuận và ngờ vực », lại lưu ý rằng liên minh Matxcơva –Bắc Kinh có những giới hạn. Theo ông, « hai nước thể hiện các quan điểm chung hoặc một chiến lược chung về các chủ đề tương đối dễ đối với họ, thế nhưng, có rất nhiều chủ đề gây chia rẽ … nhất là giá dầu lửa và khí đốt, việc hoàn tất các đường ống dẫn dầu, cạnh tranh ở Trung Á ». Giáo sư Lâm Hòa Lập có đồng ý kiến và cho biết rõ hơn : Từ nhiều năm nay, hai nước đã không ký kết được một thỏa thuận, theo đó, Nga cung cấp khoảng 70 tỷ mét khối khí đốt hàng năm cho Trung Quốc do bất đồng về giá cả. Có một dấu hiệu khác cho thấy sự ngờ vực lẫn nhau : Nga vẫn từ chối bán cho quân đội Trung Quốc các loại vũ khí tối tân. Ngay cả trong hồ sơ Syria, nơi mà Matxcơva có nhiều lợi ích hơn Bắc Kinh, liên minh giữa hai bên để bảo vệ chế độ Assad cũng không phải là một khối đồng nhất. Ông Cabestan giải thích : « Những gì đang xẩy ra tại Syria, một cách rất thực dụng và rất bạo lực, là sự kình địch giữa Iran và Ả Rập Xê Út. Nga và Trung Quốc lựa chọn Iran, một lựa chọn chiến lược đối với họ, phù hợp với lợi ích của họ, cho dù có một sự khác biệt nhỏ : Dưới sức ép của Mỹ và cũng vì các mối quan tâm đến dầu lửa và những lợi ích khác, Trung Quốc không thể bỏ rơi hoàn toàn Ả Rập Xê Út ». Hiện nay, Trung Quốc là khách hàng dầu lửa số một và cũng là đối tác hàng đầu của Ả Rập Xê Út trong lĩnh vực công nghiệp hóa dầu, trong lúc Ryad có thái độ phê phán gay gắt và cứng rắn với chế độ Damas. Liên quan đến Afghanistan, Matxcơva và Bắc Kinh có cùng mối ưu tiên : Không để cho tình trạng hỗn loạn và tư tưởng Hồi giáo cực đoan lan rộng ngay trước cửa ngõ nhà mình. Ngoài chủ đề này ra, các bất đồng khác giữa hai nước có nguy cơ xuất hiện. Theo nhận định của chuyên gia Cabestan, « Nga và Trung Quốc không nhất thiết có đồng quan điểm, nhất là về vai trò của Pakistan trong tương lai. Theo truyền thống, Nga rất gần gũi Ấn Độ hơn là với Pakistan và ngờ vực Pakistan, trong lúc Trung Quốc lại chơi lá bài Pakistan chống lại Ấn Độ ». Nhật báo Nga Vedomosti, hôm thứ Năm, 07/06 bình luận về liên minh Nga-Trung như sau : « Đồng minh là những quốc gia, khi thực hiện các chính sách của mình, thì đều tính tới lợi ích của từng nước khác và nếu một đồng minh có vấn đề thì các nước khác sẽ can thiệp, giúp giải quyết. Thế nhưng, điều này không và sẽ không bao giờ xẩy ra trong quan hệ Nga-Trung. Không phải vì Nga không muốn mà chính là vì Trung Quốc không muốn có những liên minh thực sự, mang tính ràng buộc với bất kỳ nước nào ». |
#4 | |||
| |||
Trung Quốc phóng phi thuyền có người lái trong tháng này Chuẩn bị hỏa tiễn chở Long March 2F để phóng phi thuyền Thần Châu (ảnh tư liệu ngày 25 tháng 9, 2011) VOA - 09.06.2012 Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho biết cơ quan không gian của nước này sẽ phóng phi thuyền Thần Châu 9 có người lái vào trung tuần tháng 6 để cập vào phòng thí nghiệm không gian Thiên Cung 1 đang bay trên quỹ đạo. Một phát ngôn viên cua cơ quan không gian hôm nay nói với Tân Hoa Xã rằng một hỏa tiễn chở phi thuyền đã được đưa tới bệ phóng trong vùng sa mạc tây bắc của Trung Quốc. Truyền thông nhà nước trước đó nói rằng 3 phi hành gia tham gia phi vụ này. Tân Hoa Xã cho biết sau khi cập vào phòng thí nghiệm, các phi hành gia sẽ vào phòng thí nghiệm không gian để thực hiện các cuộc thử nghiệm khoa học trước khi trở về trái đất. Bắc Kinh không cho biết phi vụ sẽ kéo dài trong bao lâu. Lần chót mà Trung Quốc phóng phi thuyền có người lái là vào tháng 9 năm 2009. |
#5 | |||
| |||
Lạm phát tại Trung Quốc giảm, nhưng tăng trưởng cũng chậm lại Lê Phước - RFI Hãng tin AFP cho biết, theo số liệu Bắc Kinh vừa công bố hôm nay, 09/06/2012, trong tháng 5/2012, chỉ số lạm phát của Trung Quốc giảm xuống mức 3% tính theo tỷ lệ cả năm, đồng thời tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Theo số liệu của Cục thống kế nhà nước Trung Quốc, trong tháng Năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 03% tính theo tỷ lệ cả năm. Trong tháng Tư, tỷ lệ này là 3,4% và tháng Ba là 3,6%. Như vậy, lạm phát tại Trung Quốc trong tháng Năm đã tăng thấp hơn mức dự báo của giới kinh tế là 3,2% và đây là mức lạm phát thấp nhất kể từ giữa năm 2010. Từ Thượng Hải, thông tín Delphine Sureau tường trình : « Mức lạm phát trong tháng Năm đã giảm xuống còn hơn 3%, tức mức thấp nhất kể từ tháng 6/2010. Như vậy, Trung Quốc đã có bước tiến trong việc giảm lạm phát, nhưng chỉ số này lại cho thấy mức tiêu thụ của các hộ gia đình cũng giảm. Tăng trưởng lĩnh vực bán lẻ trong tháng Năm chỉ đạt 13,8%, tỷ lệ này trong hồi bốn tháng đầu năm là 14,8%, đây là bằng chứng về mức độ tăng trưởng kinh tế cùa Trung Quốc bị chậm lại. Khủng hoảng kinh tế Châu Âu đã khiến cho ngành xuất khẩu Trung Quốc bị tuột dốc đến mức thấp nhất. Mặc dù sản xuất công nghiệp trong tháng Năm tăng 9,6% tính theo tỷ lệ cả năm, thế nhưng, trong hai tháng liên tiếp, mức tăng trưởng không đạt nổi con số 10%. Hôm qua, Bắc Kinh đã cho giảm sớm hơn dự kiến 0,25% lãi suất điều hành, mục đích là để vực dậy thị trường tín dụng, hỗ trợ hoạt động thương mại. Đối với chính phủ Bắc Kinh, việc chỉ số lạm phát giảm sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc sử dụng biện pháp điều hành lãi suất mà tránh được nguy cơ mất cân bằng trong nền kinh tế ». |
#6 | |||
| |||
5 binh sĩ NATO thiệt mạng ở miền đông Afghanistan Binh sĩ NATO tại Afghanistan VOA - 09.06.2012 Pháp xác nhận một vụ tấn cống tự sát ngày hôm nay ở miền đông Afghanistan giết chết 4 binh sĩ NATO và làm bị thương 5 người. Một thông cáo của văn phòng Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng trong số những người bị thương có 3 người bị thương nặng. Tổng thống Hollande đã phái Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves le Drian tới Afghanistan sau vụ tấn công. Các giới chức Afghanistan nói rằng vụ này xảy ra ở tỉnh Kapisa, nơi phần lớn binh sĩ của NATO là người Pháp. Phe Taliban đã nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công và nói rằng thương vong xảy ra cho cả NATO và các lực lượng Afghanistan. Trước đó trong ngày hôm nay, NATO cho biết một binh sĩ của họ bị thiệt mạng trong một vụ nổ bom. |
#7 | |||
| |||
Pakistan bác bỏ cáo giác của bộ trưởng quốc phòng Mỹ VOA - 09.06.2012 Pakistan đã có phản ứng mạnh mẽ đối với những cáo giác của Hoa Kỳ cho rằng họ để cho các phần tử hiếu chiến sử dụng lãnh thổ Pakistan để làm nơi ẩn náu an toàn và căn cứ để hoạt động. Bộ Ngoại giao Pakistan hôm nay đả kích Washington và những phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Họ nói rằng ông Panetta “đơn giản hóa quá độ những vấn đề rất phức tạp.” Họ cũng nói rằng cáo giác mà ông Panetta nêu lên trong chuyến công du Kabul mới đây là “không đúng chỗ và không có ích cho việc mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực.” Thông cáo của Bộ Ngoại giao được đưa ra tiếp theo những phát biểu với sự phê phán tương tự mà Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari đưa ra trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc hồi tối thứ sáu. Trước đó, ông Panetta nói rằng những nỗ lực ổn định hóa Afghanistan sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn chừng nào má các phần tử hiếu chiến còn có nơi ẩn náu an toàn ở Pakistan. Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết họ đang theo đuổi một “chiến lược được suy tính cặn kẽ để tiêu diệt chủ nghĩa cực đoan và khủng bố” và sẽ “thực hiện chiến lược theo thời biểu của mình.” Quan hệ giữa Islamabad với Washington trong thời gian gần đây đã bị căng thẳng vì nhiều vấn đề, trong đó có việc Pakistan đóng cửa đường tiếp tế của NATO cho Afghanistan sau khi các lực lượng NATO giết chết 24 binh sĩ Pakistan. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Pakistan được đưa ra trong lúc Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Peter Lavoy chuẩn bị đến Islamabad để một lần nữa tìm cách thuyết phục Pakistan chấm dứt vụ đóng cửa biên giới kéo dài 6 tháng nay đối với các đoàn công voa của NATO. |
#8 | |||
| |||
Số người đi bầu thấp gây khó khăn cho phe đối lập Kampuchea Các thành viên đảng đối lập Sam Rainsy tham gia vào chiến dịch bầu cử ở Phnom Penh VOA - 09.06.2012 Đảng đương quyền tại Kampuchea đã thắng lớn trong các cuộc bầu cử địa phương hôm mùng 3 tháng 6. Tại cuộc bầu cử này đặc biệt là số cử tri đi bầu thấp, và các nhà phân tích nói đây là một đòn nặng cho các đảng đối lập. Một số người cho rằng đây là một chỉ dấu cho thấy các đảng đối lập cần đoàn kết lại nếu muốn trở thành một thách thức chính đáng trong cuộc bầu cử toàn quốc vào năm tới. Ngay cả trước khi diễn ra các cuộc bầu cử hội đồng xã, những kết quả hầu như đã biết trước ngoại trừ trường hợp bỏ cuộc. Như đã dự kiến, Đảng Nhân Dân Kampuchea (CPP) đương quyền đã nắm ưu thế trong cuộc bầu cử, chiếm được 97% các vị trí xã trưởng trên toàn quốc. Các đảng đối lập coi cuộc bầu cử này như một bàn đạp – một cách để lấy đà trong thời gian sắp diễn ra cuộc tổng tuyển cử được định vào tháng Bảy năm 2013. Nhưng nếu các cuộc bầu cử xã thôn là một bước tiến, thì đó chỉ là một bước tiến khiêm tốn. Tổ chức đối lập lớn nhất của Kampuchea. Đảng Sam Rainsy (SRP), đã mất thế đứng, ngay cả tại cứ điểm của họ từ trước đến nay là Phnom Penh. Số cử tri đi bầu lần này cũng sút giảm đáng kể. Các quan sát viên bầu cử ước tính rằng có khoảng 60% số cử tri đăng ký đã đi bỏ phiếu trong năm nay – sụt giảm từ 67% số cử tri đia bầu trong cuộc bầu cử trước, và một sự sụt giảm lớn từ 87% số cử tri đi bầu một thập niên trước đây. Và điều đó có thể là dấu hiệu đáng ngại nhất cho phe đối lập bị chia rẽ của Kampuchea. Ông Ou Virak, chủ tịch Trung Tâm Nhân quyền Kampuchea, nói: “Có thêm nhiều người tin rằng lá phiếu của họ chẳng ăn thua gì.” Đảng đương quyền CPP đã chiếm ưu thế chính trị ở đây trong gần hai thập niên – các nhà phân tích nói rằng, đây là một thắng lợi lớn phần nào dựa vào sự kiểm soát của chính quyền đối với báo chí và một hệ thống bao che đã ăn sâu mọc rễ. Phe đối lập đã mau chóng tố cáo chính phủ sử dụng thủ đoạn nhơ bẩn trong cuộc bầu cử. Tuy nhiên, ông Ou Virak, chủ tịch Trung Tâm Nhân quyền Kampuchea, nói những tuyên bố được lập lại như vậy cũng có thể đem lại tác dụng ngược: “Tôi nghĩ rằng một số đảng đối lập đã sai lầm khi nói rằng Ủy Ban Bầu Cử Toàn Quốc không độc lập và đảng đương quyền CPP kiểm soát hầu hết các định chế, vì thế lá phiếu của bạn chẳng có ích lợi gì và cuộc bầu cử sẽ có nhiều gian lận. Nếu nói như vậy, thì những người ủng hộ bạn sẽ không muốn tham gia cuộc bỏ phiếu nữa. Như vậy số người đi bầu sụt giảm sẽ ảnh hưởng tới phe đối lập nhiều nhất." Đảng đương quyền CPP đã “bôi trơn” kỹ lưỡng bộ máy bầu cử, có xảo năng thành thạo trong việc đem những người ủng hộ họ tới phòng phiếu vào ngày bầu cử. Còn đối với phe đối lập, kết quả cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật có thể phản ánh sự mệt mỏi của cử tri. Ông Thun Saray, chủ tịch Adhoc, một tổ chức nhân quyền địa phương, nhận định: “Đã có nhiều cuộc bầu cử xảy ra trong 20 năm qua nhưng cử tri không thấy chút thay đổi chính trị nào qua những cuộc bầu cử này. Đó là lý do tại sao số người đi bầu càng ngày càng ít đi. Đó là e ngại của tôi.” Đối với Đảng Nhân Quyền (HRP), cuộc bầu cử tuần này là một sự khai thông. Tranh đua trong những cuộc bầu cử xã thôn đầu tiên, HRP đã chiếm được số xã trưởng cũng nhiều gần bằng Đảng Sam Rainsy (SRP), đảng đã có nề nếp lâu hơn. Ông Saray nói rõ ràng là hai đảng đối lập giờ đây phải hợp tác với nhau nếu những người ủng hộ phe đối lập có hy vọng tạo dựng được một thách thức thực sự trong cuộc tổng tuyển cử vào năm tới. Tuy nhiên những kế hoạch thành lập một liên hiệp hay thậm chí nhập hai đảng lại với nhau đã được thảo luận ngay cả trước cuộc bầu cử này, nhưng hai phía đã không thể thành lập liên minh cụ thể nào. Các quan sát viên nói rằng Đảng Sam Rainsy đã không muốn chia sẻ vị trí quan trọng của họ. Thái độ của đảng Sam Rainsy có thể đã thay đổi nhiều với kết quả đáng kể của Đảng Nhân Quyền trong cuộc bầu cử xã thôn. Nhưng vẫn còn phải chờ xem liệu các nhân vật của cả hai đảng có thể đứng chung trong một đảng duy nhất hay không. |
#9 | |||
| |||
Việt Nam giảm các lãi suất chính vào thứ Hai VOA - 09.06.2012 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ hạ các lãi suất chính kể từ thứ Hai, lần hạ thứ tư trong năm nay, sau khi có những dấu hiệu cho thấy lạm phát đã giảm bớt và kinh tế có tăng trưởng. Lãi suất tái cấp vốn tính trên các món vay dành cho các ngân hàng thương mại sẽ là 11 thay vì 12%. Lãi suất chiết khấu sẽ còn 9, thay vì 10%, và lãi suất cho vay qua đêm còn lại 12, thay vì 13%. Trước đó đã có 3 lần giảm lãi suất chính vào tháng 3, 4, và 5. Một chuyên viên ngân hàng không chịu nêu tên nói với AFP động thái này có những dấu hiệu tích cực lẫn tiêu cực. Theo lời bà này, điều đó cho thấy chính sách tài chính linh hoạt của chính phủ Việt Nam tỏ ra có hiệu quả nhưng bà cảnh báo rằng giảm lãi suất quá nhanh để kích hoạt tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến nhiều vấn đề trong tương lai. Bà giải thích, hạ lãi suất cho vay trong tương lai có thể dẫn đến nhiều nợ xấu hơn và có thể dẫn đến hiện tượng sẽ có nhiều người rút tiền tiết kiệm của họ ra khỏi ngân hàng, vì lãi suất kém hấp dẫn. Khi liên tiếp tăng các lãi suất chính hồi năm ngoái, Việt Nam đã thành công trấn áp được lạm phát hai con số, có lúc lên đến mức cao nhất là 23% hồi tháng 8, chỉ còn lại 8,34% vào tháng 5. Tuy nhiên, chính sách này làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ tăng 4% trong Quý 1 năm nay, thấp nhấp từ 3 năm qua. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5, 9%, và chỉ tiêu của nhà nước đặt ra cho năm nay là từ 6 đến 6,5%. Nguồn: AFP, Bloomberg |
#10 | |||
| |||
Cố vấn ngân hàng Thái Lan bị 10 năm tù về tội biển thủ Friday, June 08, 2012 8:41:25 PM BANGKOK (AP) - Cựu cố vấn cho một ngân hàng Thái Lan vừa bị tuyên án 10 năm tù đồng thời phải trả số tiền phạt và bồi thường lên tới $41 triệu do tội biển thủ vốn góp phần gây nên cuộc khủng hoảng tài chánh năm 1997. Rakesh Saxena, cựu cố vấn ngân hàng Bangkok Bank of Commerce, được đưa vào xe lăn để dự phiên tòa ở Bangkok hôm Thứ Sáu. Saxena, 60 tuổi, quốc tịch Ấn Ðộ, bị tuyên án 10 năm tù trong vụ biển thủ bị cho là gây ra cơn khủng hoảng tài chánh Thái Lan năm 1997. (Hình: AP Photo/Apichart Weerawong) Tòa án Bangkok hôm Thứ Sáu ra phán quyết rằng ông Rakesh Saxena đã “làm thiệt hại nền kinh tế quốc gia.” Ông Saxena, công dân Ấn Ðộ, từng là cố vấn cho ngân hàng Bangkok Bank of Commerce, nay đã đóng cửa, vốn cho phe nhóm của thành phần lãnh đạo ngân hàng mượn những số tiền lớn một cách trái phép. Ngân hàng này có tới $3 tỉ nợ xấu không đòi được khi bị đóng cửa. Việc này cũng cho thấy sự yếu kém của hệ thống tài chánh Thái Lan đồng thời giúp gây ra cuộc khủng hoảng tài chánh Á Châu năm 1997-1998. Ông Saxena bị truy tố năm 1996 nhưng trốn sang Canada. Ông bị dẫn độ về Thái Lan năm 2009. (V.Giang)/Người Việt |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét