16.6.12

'Con đường Việt Nam' bị nghi ngờ



Cập nhật: 00:55 GMT - thứ bảy, 16 tháng 6, 2012
Nhiều nhà bất đồng chính kiến và cây bút độc lập bày tỏ hồ nghi về mục đích đằng sau lời kêu gọi về "Con đường Việt Nam" của ông Lê Thăng Long, người vừa ra tù ở Việt Nam.
Nhưng cũng có một số người nói chưa thể kết luận rõ ràng.
Từ trái: các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định 

Ông Lê Thăng Long, người bị xử trong vụ án năm 2010 cùng luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, được trả tự do sáu tháng trước hạn hôm 4/6.
Trong cuộc phỏng vấn gây nhiều chú ý của BBC, ông Long nói ông "thay mặt ba anh trên phát động phong trào mang tên Con đường Việt Nam".
"Chúng tôi rất mong để làm sao có một sự phát triển tốt cho đất nước không có sự hận thù, cực đoan, đạp đổ, phân biệt quá khứ, phân biệt chính kiến, làm sao trong yêu thương và làm sao cho đất nước chúng ta phát triển tốt nhất và đoàn kết với nhau."
"Mục tiêu sắp tới của tôi là làm sao hình thành được phong trào cùng với các anh em và làm sao để phong trào này lớn mạnh để đem lại con đường đi tới dân chủ và thịnh vượng cho đất nước Việt Nam," ông Long cho biết.
Lời phát động, Bấm đăng lên mạng hôm 10/6, nói phong trào "xác định mục tiêu tối thượng phải hoàn thành là quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng ở đất nước chúng ta".
"Hãy tham gia làm người sáng lập, quản trị, điều hành, thành viên của phong trào sẽ được mở ra cho bất kỳ ai mà không có sự phân biệt. Hãy làm cố vấn, ủng hộ viên và tình nguyện viên cho phong trào," tuyên bố kêu gọi.
Ông Lê Thăng Long từng được báo chí Việt
 Nam ca ngợi là một doanh nhân thành công

 

Ông Lê Thăng Long cũng gửi thư mời nhiều người tham gia, từ cựu Chủ tịch Quốc hội, doanh nhân, cho đến nhà bất đồng chính kiến, và cả người làm trong ngành giải trí...
'Cạm bẫy'
Tuy vậy, có vẻ lúc này hầu hết người được mời tỏ ra dè dặt, thậm chí phê phán.
Nhà đối kháng Bấm Hà Sĩ Phu viết: "Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy."
"Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi."
Ông nói đây là "chuyện như đùa", và cảnh báo: "Chủ nhân thật sự của cạm bẫy không bao giờ tự ra tay, mà luôn biết cách làm cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy cho mình và cho đồng loại mà tất cả cứ tưởng mình vừa thiết kế một cái gì đó thành công và sắp… thắng lớn!"
Chủ trang điểm tin, Bấm Ba Sàm, lại cho rằng toàn bộ sự việc là xuất phát từ kế hoạch cho ra đời đảng "đối lập" - một kế hoạch của chính Đảng Cộng sản cầm quyền.

"Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi."
Hà Sĩ Phu

"Đây là một tổ chức mà đảng Cộng sản Việt Nam sẽ coi là mầm mống của một chính đảng đối lập. Hãy nhìn gương các tổ chức khác, như Khối 8406, thì thấy rõ họ sẽ đối xử ra sao, nếu như không phải do họ 'đẻ' ra," vị chủ trang viết.
Cũng trên trang Ba Sàm, doanh nhân Nguyễn Trần Bạt có thư: "Bất cứ một phong trào ầm ĩ nào không có nội dung, không có bất kỳ nguyên lý hợp tác nào để tạo ra đoàn kết xã hội, đều có thể trở thành một phong trào nguy hiểm."
"Vì thế tôi từ chối tham gia và từ chối bất kỳ liên hệ nào đối với phong trào này," ông Bạt bày tỏ thái độ.
Ở hải ngoại, một người được mời, Bấm Châu Xuân Nguyễn, lên án nặng nề và cáo buộc "phong trào này thực chất là phục vụ cho Đảng Cộng Sản".
'Ẩn giấu'
Tuy vậy, cũng có ý kiến trên mạng cho rằng còn gì đó "ẩn giấu".
Viết trên một trang đối lập với Đảng Cộng sản, Bấm Phan Nguyễn Việt Đăng, cho rằng: "Để kết luận rõ ràng ông Long là một người như thế nào, thật không dễ."
"Cách làm, lý do ra tù, cũng như phát ngôn của ông đang có các chi tiết buộc người ta phải dành nhiều thời gian để kiểm chứng hơn."

"Cách làm, lý do ra tù, cũng như phát ngôn của ông đang có các chi tiết buộc người ta phải dành nhiều thời gian để kiểm chứng hơn."
Phan Nguyễn Việt Đăng

Một người viết khác, Bấm Hà Hiển, "phản đối mọi nhận xét vội vàng một cách võ đoán chưa có căn cứ về một con người, về một sự kiện".
"Chưa xét về quan điểm chính trị mà chỉ ở góc độ cá nhân thì tôi cảm thấy vui mừng vì ông Long đã được ra tù trước thời hạn kể cả vì lý do ông 'nhận tội'," người này viết.
Còn người lấy bút danh Bấm Nguyễn Ngọc Già lại bênh vực ông Long khi cho rằng "những ai đả kích, chê bai, phỉ báng Lê Thăng Long như là một dạng chiêu hồi cũng nên nghiêm túc xem lại".
"Hãy bình tâm và suy ngẫm trước khi phán xét như đã phán xét," theo ông.
Trên trang blog của mình, đến lúc này, ông Lê Thăng Long không có phản hồi trước sự hồ nghi đang dành cho công việc của ông
 ******************************

Posted by basamnews on 16/06/2012
- Về Lê Thăng Long và “Con đường Việt Nam”, TS Hà Sĩ Phu có bài: Ngây thơ và cạm bẫy (Pro&Contra).  “Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy. Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi”. Tội nghiệp cho Lê Thăng Long, chính một mình ông đang sập bẫy, một cái bẫy sẽ lơ lửng mắc trên đầu đến hết đời.

- Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt vừa gửi tới bức thư:
Kính gửi anhbasam!
Gần đây trên mạng internet có lan truyền một lời kêu gọi về “Phong trào Con đường Việt Nam”, trong đó có đính kèm một danh sách mời tham gia có tên tôi. Vì gần như không có phương tiện thông tin nào để tôi bày tỏ thái độ về câu chuyện này nên kính nhờ anh thông báo giúp trên trang anhbasam như sau:
Trong tình hình hiện nay, đời sống kinh tế, xã hội, đời sống đất nước còn có quá nhiều vấn đề mà chỉ có thể lấy đoàn kết làm phương tiện để bàn thảo và tìm ra giải pháp. Bất cứ một phong trào ầm ĩ nào không có nội dung, không có bất kỳ nguyên lý hợp tác nào để tạo ra đoàn kết xã hội, đều có thể trở thành một phong trào nguy hiểm. Vì thế tôi từ chối tham gia và từ chối bất kỳ liên hệ nào đối với phong trào này.
Vì anh đã bày tỏ quan điểm về chuyện này cho nên tôi nhờ anh thông báo giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
 Nguyễn Trần Bạt
Xin nói thêm. Trong những bức thư mang tên Lê Thăng Long gửi búa xua trên mạng, có một bức được gửi tới 20 người để mời tham gia nhóm sáng lập. Thư gửi ngày 8/6, trong đó nói là ngày 12/6 “Phong trào” sẽ chính thức được phát động. 
Một sự vội vã khó hiểu và khó tưởng tượng nổi, mà trong thư đã thừa nhận là “thời gian quá cấp bách” nhưng không nói rõ lý do vì sao. Tới độ mời họp chợ quê cũng không dễ dãi đến vậy. Xin lỗi phải dùng lối so sánh đó để nói với những ai là tác giả bức thư cùng hơn chục tài liệu đính kèm và hàng loạt thư chiêu dụ khác, vì quả tình khó có thứ gì giống hơn. Trong khi, chắc ai cũng hiểu, đây là một tổ chức mà đảng CSVN sẽ coi là mầm mống của một chính đảng đối lập. Hãy nhìn gương các tổ chức khác, như Khối 8406, thì thấy rõ họ sẽ đối xử ra sao, nếu như không phải do họ “đẻ” ra. 

Độc giả Ha Le phản hồi lúc 3h45′: Vụ côn đồ hành hung bà con Văn Giang: theo tôi, đây là cái bẫy đang giăng ra, các bác ạ. Hãy kết hợp với chuyện ông Lê Thăng Long được “ân xá” một cách vội vã khác thường, không trùng dịp lễ nào cả, để rồi xuất hiện cuộc vận động phong trào “Con đường VN”, rùm beng và hấp tấp một cách càng bất thường hơn …

Bổ sung, hồi 12h50′, KTS Trần Thanh Vân phản hồi lúc 11h57′: “Cách đây mấy ngày tôi cũng nhận được một thư Email của một người tên là Lê Thăng Long như bác Hà Sĩ Phu và bác Nguyễn Trần Bạt vừa nhắc tới ở trên.
Tôi chẳng có hào hứng đọc hết những lời lẽ trong bức thư mời chào, hay rủ rê, hay lôi kéo, hay kích động đó, nên đã xoá đi ngay.
Một phụ nữ từng trải, đã hưởng nhiều vinh quang lẫn đòn thù như tôi thì bức thư đó vừa ấu trĩ, vừa nguy hiểm, chứng tỏ người viết thư rất kém hiểu biết vì anh ta không hiểu nổi việc làm của anh ta ngờ nghệch đến mức nào?”

Độc giả binhloanvien“Trong thời gian tới không loại trừ sẽ có nhiều người bị AN làm khó dễ chỉ vì có tên trong danh sách mời của ông LTL. Vụ này đối với AN có hai ý nghĩa: lấy cớ để àn áp trí thức yêu nước khi cần, một phép thử với sự hình thành và lớn mạnh của xã hội dân sự Việt Nam. AN cho rằng đối lập ở VN cần những lãnh tụ chăng? Nếu như vậy thì chẳng khác nào lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử, lấy suy nghĩ của những kẻ độc tài để hình dung về một xã hội dân chủ. Các lãnh tụ dân chủ sẽ có, nhưng chắc chắn vai trò của họ sẽ khác nhiều so với lãnh tụ độc tài, họ không cần phải ra lệnh cho người khác mà nhiều khi chỉ cần một lời bình luận cũng có thể gây dựng cả một phong trào (các cuộc biểu tình hè 2011). Trong các phong trào dân chủ, ai cũng có thể trở thành lãnh đạo, lãnh tụ.”

Góp Ý

Không có nhận xét nào: