Trần Minh Thảo
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Việt Nam
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Việt Nam
Cập nhật: 00:21 GMT - thứ bảy, 2 tháng 6, 2012
Đảng Cộng sản Việt nam có cách ‘gây sự’ rất độc đáo: ông Tổng bí thư đảng quyết tâm làm hỏng chuyến đi thăm Brazil bằng việc truyền bá trở lại học thuyết Mác-Lênin cho Phương Tây, ‘gây sự’ với trí thức học giả Phương Tây về lý luận, học thuật, tầm nhìn, bản lãnh chính trị.
Có suy luận vui nói ông Tổng bí thư Việt nam truyền bá chủ nghĩa xã hội Mác-Lênin là cách bày tỏ sự phản kháng ngầm với đảng Trung Quốc vì lãnh đạo Trung Quốc đã dặn dò ông là không nên làm theo Phương Tây.
'Gây sự' với nông dân về đất:
Đảng nói ruộng đất là nguồn sống của nhân dân nhưng lại quyết liệt cưỡng chế, thu hồi đất.
Quyết móc túi dân bằng các loại phí, thuế, giá, quyết làm khốn quẩn dân bằng các thứ quy định ngớ ngẩn như nhà ở chỉ để ở - một cách làm khó kế mưu sinh của người dân, quyết chi tiêu ‘hoành tráng’ không cần thiết khi “liên minh công nông” còn đói nghèo.
Tiếp tục để mặc ngư dân ‘gặp nạn’ trên vùng biển chủ quyền, thiếu năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm, tầm nhìn lại muốn làm những dự án lớn như nhà máy điện nguyên tử, đường sắt cao tốc, thủy điện hoành tráng, cầu đường hoành tráng mà mau hư.
‘Gây sự’ với trí thức về học thuật:
Quyết không thèm nghe trí thức khi liên tục triệt hạ tiếng nói phản biện, khác chính kiến từ IDS cho đến Cù Huy Hà Vũ, từ Câu lạc bộ nhà báo tự do cho đến vụ thương binh ngang tàng vào cơ quan nhà nước tấn công Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện do ông phản đối Nhật Nga viện trợ Việt nam xây nhà máy điện nguyên tử.
‘Gây sự’ đình đám, miệt thị nhất với trí thức và tri thức nhân loại bằng việc trang bị cho đảng viên, cán bộ bằng cắp tiến sĩ, chức danh giáo sư để bố trí làm lãnh đạo đất nước.
‘Gây sự’ với quốc tế về chuẩn mực:
Tước đoạt quyền được mở miệng của người dân bằng các qui định pháp lý phi lý, vô vọng nhằm bịt miệng dân mạng internet (giới blogger)- là nơi cuối cùng người dân và trí thức được mở miệng, bày tỏ chính kiến khi đảng nhà nước đã độc quyền báo chí, cả báo giấy, báo nói, báo mạng.
Đỉnh điểm của quyết tâm gây sự này là Hội nghị Tung ương 5 với việc tái khẳng định ‘không tam quyền phân lập’ và ‘đất đai là của đảng’ - sở hữu toàn dân dưới sự lãnh đạo của đảng.
Tôi tin rất nhiều đảng viên trong số hơn 3 triệu lại muốn có sở hữu tư nhân và cơ chế kiểm soát hành vi lạm quyền. Chủ trương gây sự với dân là chủ trương rất phi chính trị, bất cận nhân tình chỉ của một số nào đó trong đảng, nhất định thế.
Nhằm mục đích gì?
Nếu chỉ mỗi vụ Tiên Lãng không thôi và đảng Cộng sản Việt nam lập tức ra nghị quyết xem xét quyền sở hữu ruộng đất của nông dân thì chẳng có chuyện để bàn.
Nhưng đảng lại cho làm tiếp Văn Giang, Vụ Bản và cho báo chí nhắc lại vụ việc cưởng chế ở huyện Bù Đăng.
Phải chăng đảng muốn gửi một thông điệp cho dân: Đừng cố công giành quyền làm chủ đất đai nữa, chẳng nên cơm cháo gì, chỉ thiệt thân thôi?
Ông thủ tướng ra lệnh không dùng quân đội để cướng chế đất đai.
Chỉ tay đấm chân đá, dùi cui, ma trắc của công an và xã hội đen cũng đủ làm thương vong được dân thì cần gì đến quân đội.
Nếu vì toàn vẹn lãnh thổ, vì hạnh phúc của nhân dân, theo suy nghĩ nông cạn của một dân thường thì đảng đã không gây sự với dân từ vụ Tiên Lãng, không tiếp tục gây sự với dân khi tái tam tái tứ khẳng định ruộng đất là của đảng, không gây sự với giới trí thức với việc cho ‘thương binh’ tấn công trái phép vào viện Hán Nôm.
Và khi Trung quốc do khó khăn nội bộ lại đưa chiến tranh ra bên ngoài đe dọa Philippines thì đảng cai trị nên cùng các nước ASEAN ra một kháng thư bày tỏ sự quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông, vận động nhân dân lên tiếng chống bá quyền, xâm lược.
Không lẽ đảng không thấy do gây sự với dân về các quyền cơ bản đã hình thành quan hệ đối kháng giữa cai trị bị trị? Đã làm suy yếu nội lực của quốc gia?
Như vậy chủ trương tiếp tục gây sự, cà khịa với nhân dân nhất định không phải là vì mục đích dân giàu nước mạnh.
Định hướng nào đúng?
Định hướng xã hội chủ nghĩa chính là định hướng vô chính phủ chủ nghĩa vì định hướng đó đã hình thành quan hệ đối kháng giữa cai trị - bị trị, nhà nước – nhân dân trên những lợi ích cốt lõi mà đối kháng nhất định sẽ sinh ra rối loạn.
Để thủ tiêu quan hệ đối kháng giữa đảng cai trị và nhân dân, cần phải thủ tiêu quan hệ chủ tớ giữa đảng (nhà nước) và nhân dân (chủ đất – tá điền).
Phải sửa lại định hướng: vì nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập và sở hữu tư nhân về của cải (ruộng đất).
Đảng không nên lấy việc chống tham nhũng hay chỉnh đốn đảng để che lấp hành vi tham nhũng được bảo kê vì công hữu chính là ‘dĩ tư hữu vi công hữu’ - lấy của dân làm của đảng.
Nếu đảng thực tâm chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng thì hay nhất là xác lập quyền tư hữu đất đai của người dân, quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập.
Việc làm đó là cách hòa giải với dân, thủ tiêu tính đối kháng trong quan hệ nhà nước và đảng với nhân dân.
Định hướng dân chủ pháp quyền với hai đặc điểm tư hữu tài sản - ruộng đất của nông dân - và nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập là định hướng ổn định và phát triển bền vững, đúng với mục tiêu đảng đề ra: xã hội dân chủ, công bằng văn minh, phát triển bền vững, giử được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Vì thế, câu hỏi là nên tiếp tục gây sự hay nên dũng cảm hòa giải với dân?
Bài viết thê ̉hiện quan điểm riêng của tác giả, người hiện sống tại TP HCM.
Quyết móc túi dân bằng các loại phí, thuế, giá, quyết làm khốn quẩn dân bằng các thứ quy định ngớ ngẩn như nhà ở chỉ để ở - một cách làm khó kế mưu sinh của người dân, quyết chi tiêu ‘hoành tráng’ không cần thiết khi “liên minh công nông” còn đói nghèo.
Tiếp tục để mặc ngư dân ‘gặp nạn’ trên vùng biển chủ quyền, thiếu năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm, tầm nhìn lại muốn làm những dự án lớn như nhà máy điện nguyên tử, đường sắt cao tốc, thủy điện hoành tráng, cầu đường hoành tráng mà mau hư.
‘Gây sự’ với trí thức về học thuật:
Quyết không thèm nghe trí thức khi liên tục triệt hạ tiếng nói phản biện, khác chính kiến từ IDS cho đến Cù Huy Hà Vũ, từ Câu lạc bộ nhà báo tự do cho đến vụ thương binh ngang tàng vào cơ quan nhà nước tấn công Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện do ông phản đối Nhật Nga viện trợ Việt nam xây nhà máy điện nguyên tử.
‘Gây sự’ đình đám, miệt thị nhất với trí thức và tri thức nhân loại bằng việc trang bị cho đảng viên, cán bộ bằng cắp tiến sĩ, chức danh giáo sư để bố trí làm lãnh đạo đất nước.
"Tôi tin rất nhiều đảng viên trong số hơn 3 triệu lại muốn có sở hữu tư nhân và cơ chế kiểm soát hành vi lạm quyền"
Tước đoạt quyền được mở miệng của người dân bằng các qui định pháp lý phi lý, vô vọng nhằm bịt miệng dân mạng internet (giới blogger)- là nơi cuối cùng người dân và trí thức được mở miệng, bày tỏ chính kiến khi đảng nhà nước đã độc quyền báo chí, cả báo giấy, báo nói, báo mạng.
Đỉnh điểm của quyết tâm gây sự này là Hội nghị Tung ương 5 với việc tái khẳng định ‘không tam quyền phân lập’ và ‘đất đai là của đảng’ - sở hữu toàn dân dưới sự lãnh đạo của đảng.
Tôi tin rất nhiều đảng viên trong số hơn 3 triệu lại muốn có sở hữu tư nhân và cơ chế kiểm soát hành vi lạm quyền. Chủ trương gây sự với dân là chủ trương rất phi chính trị, bất cận nhân tình chỉ của một số nào đó trong đảng, nhất định thế.
Nếu chỉ mỗi vụ Tiên Lãng không thôi và đảng Cộng sản Việt nam lập tức ra nghị quyết xem xét quyền sở hữu ruộng đất của nông dân thì chẳng có chuyện để bàn.
Nhưng đảng lại cho làm tiếp Văn Giang, Vụ Bản và cho báo chí nhắc lại vụ việc cưởng chế ở huyện Bù Đăng.
Phải chăng đảng muốn gửi một thông điệp cho dân: Đừng cố công giành quyền làm chủ đất đai nữa, chẳng nên cơm cháo gì, chỉ thiệt thân thôi?
Ông thủ tướng ra lệnh không dùng quân đội để cướng chế đất đai.
Chỉ tay đấm chân đá, dùi cui, ma trắc của công an và xã hội đen cũng đủ làm thương vong được dân thì cần gì đến quân đội.
Nếu vì toàn vẹn lãnh thổ, vì hạnh phúc của nhân dân, theo suy nghĩ nông cạn của một dân thường thì đảng đã không gây sự với dân từ vụ Tiên Lãng, không tiếp tục gây sự với dân khi tái tam tái tứ khẳng định ruộng đất là của đảng, không gây sự với giới trí thức với việc cho ‘thương binh’ tấn công trái phép vào viện Hán Nôm.
Và khi Trung quốc do khó khăn nội bộ lại đưa chiến tranh ra bên ngoài đe dọa Philippines thì đảng cai trị nên cùng các nước ASEAN ra một kháng thư bày tỏ sự quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông, vận động nhân dân lên tiếng chống bá quyền, xâm lược.
Không lẽ đảng không thấy do gây sự với dân về các quyền cơ bản đã hình thành quan hệ đối kháng giữa cai trị bị trị? Đã làm suy yếu nội lực của quốc gia?
Như vậy chủ trương tiếp tục gây sự, cà khịa với nhân dân nhất định không phải là vì mục đích dân giàu nước mạnh.
Định hướng nào đúng?
Để thủ tiêu quan hệ đối kháng giữa đảng cai trị và nhân dân, cần phải thủ tiêu quan hệ chủ tớ giữa đảng (nhà nước) và nhân dân (chủ đất – tá điền).
Phải sửa lại định hướng: vì nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập và sở hữu tư nhân về của cải (ruộng đất).
Đảng không nên lấy việc chống tham nhũng hay chỉnh đốn đảng để che lấp hành vi tham nhũng được bảo kê vì công hữu chính là ‘dĩ tư hữu vi công hữu’ - lấy của dân làm của đảng.
Nếu đảng thực tâm chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng thì hay nhất là xác lập quyền tư hữu đất đai của người dân, quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập.
Việc làm đó là cách hòa giải với dân, thủ tiêu tính đối kháng trong quan hệ nhà nước và đảng với nhân dân.
Định hướng dân chủ pháp quyền với hai đặc điểm tư hữu tài sản - ruộng đất của nông dân - và nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập là định hướng ổn định và phát triển bền vững, đúng với mục tiêu đảng đề ra: xã hội dân chủ, công bằng văn minh, phát triển bền vững, giử được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Vì thế, câu hỏi là nên tiếp tục gây sự hay nên dũng cảm hòa giải với dân?
Bài viết thê ̉hiện quan điểm riêng của tác giả, người hiện sống tại TP HCM.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét