Nhà chức trách miền tây Miến Điện, sát biên giới Bangladesh, đã bố trí lực lượng an ninh để vãn hồi trật tự sau khi có những vụ xô xát phe phái làm ít nhất 7 người chết.
Các vụ xô xát diễn ra suốt đêm thứ Sáu đến sáng thứ Bảy giữa người sắc tộc Rohingya theo Hồi giáo, và người trong bang Rakhine miền tây theo Phật giáo.
Cảnh sát và binh sĩ đã lập lại trật từ sau khi ban hành lệnh giới nghiêm.
Báo chí Miến Điện cho biết ngoài số người chết còn có hằng trăm nhà cửa lớn nhỏ bị đốt cháy.
Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm trước tình hình bạo động trong bang này. Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm thứ Bảy, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói Washington theo dõi sát tình hình và kêu gọi mọi người chấm dứt các vụ tấn công bạo động.
Thông cáo khuyến khích chính quyền cho mở cuộc điều tra theo đúng trình tự pháp luật.
Căng thẳng trong bang Rakhine lên cao kể từ Chủ nhật trước, khi một đám đông người Phật giáo tấn công một xe buýt giết chết 10 người Rohingya, vì tưởng lầm những người này là thủ phạm của vụ hiếp dâm tập thể một phụ nữ Phật giáo và giết chết bà này.
Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc, Miến Điện không xem người Rohingya là công dân của mình, dù có khoảng 800.000 người Rohingya sinh sống ở miền tây Miến Điện.
Các vụ xô xát diễn ra suốt đêm thứ Sáu đến sáng thứ Bảy giữa người sắc tộc Rohingya theo Hồi giáo, và người trong bang Rakhine miền tây theo Phật giáo.
Cảnh sát và binh sĩ đã lập lại trật từ sau khi ban hành lệnh giới nghiêm.
Báo chí Miến Điện cho biết ngoài số người chết còn có hằng trăm nhà cửa lớn nhỏ bị đốt cháy.
Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm trước tình hình bạo động trong bang này. Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm thứ Bảy, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói Washington theo dõi sát tình hình và kêu gọi mọi người chấm dứt các vụ tấn công bạo động.
Thông cáo khuyến khích chính quyền cho mở cuộc điều tra theo đúng trình tự pháp luật.
Căng thẳng trong bang Rakhine lên cao kể từ Chủ nhật trước, khi một đám đông người Phật giáo tấn công một xe buýt giết chết 10 người Rohingya, vì tưởng lầm những người này là thủ phạm của vụ hiếp dâm tập thể một phụ nữ Phật giáo và giết chết bà này.
Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc, Miến Điện không xem người Rohingya là công dân của mình, dù có khoảng 800.000 người Rohingya sinh sống ở miền tây Miến Điện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét