Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày 4/6/2012
Chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đến thăm Việt Nam mới đây là đề tài hàng đầu được truyền thông Việt Nam và quốc tế tường trình chi tiết trong suốt tuần qua. Báo chí và các bài viết trên mạng phân tích ý nghĩa của chuyến đi, đặc biệt là việc ông Panetta đến tham quan Vịnh Cam Ranh, nơi từng đặt căn cứ hải quân và không quân của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ Đài VOA, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam lâu năm, phân tích thành quả của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và các quan hệ giữa hai nước cựu thù, giờ đây chia chung một số quyền lợi liên quan tới Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hải quân và tăng cường khả năng quân sự trong khu vực.
VOA: Thưa Giáo sư, xin giáo sư nhận xét về chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và quan hệ nói chung giữa hai nước trong thời điểm này?
Giáo sư Thayer: “Thẩm định của tôi là quan hệ Việt-Mỹ là một mối quan hệ đang dần dà thay đổi, tuy nhiên theo tôi, giới truyền thông Tây phương đã thổi phồng tốc độ phát triển của các quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt họ không chú ý đúng mức tới các khía cạnh tế nhị của các quan hệ song phương.”
VOA: Nhưng người Việt Nam có ý muốn nói lên điều gì khi mời Bộ trưởng Panetta ghé thăm cảng Cam Ranh, từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời chiến?
Giáo sư Thayer: “Bằng cách cho phép ông Panetta đến thăm Vịnh Cam Ranh, rồi thì các quan chức Việt Nam bay ra hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Việt Nam đã truyền đi một thông điệp mà không cần phải lên tiếng, đó là Hoa Kỳ có một vai trò chính đáng trong việc duy trì an ninh khu vực, một vai trò được Hà nội hoan nghênh và trân trọng. Người Việt Nam muốn nói rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là điều có thể chấp nhận, khác với sự hiện diện của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi để Bộ trưởng Panetta tới thăm Vịnh Cam Ranh, phía Việt Nam không đưa ra cam kết nào rằng họ sẽ cho phép các tàu chiến Mỹ lui tới cảng này. Điều đó khó có thể xảy ra. Điều đang xảy ra là người Mỹ vẫn gửi tàu bè của Bộ Tư Lệnh Hải vận Hoa Kỳ tới sửa chữa tại khu vực thương mại trong Vịnh Cam Ranh, và hoạt động này sẽ vẫn tiếp tục.”
VOA: Giáo sư nhận định ra sao về thực chất mối quan hệ Mỹ-Việt, liệu quan hệ hai bên thực sự có tiến bộ chưa và đã tiến tới đâu?
Giáo sư Thayer: “Vâng, nếu chúng ta đi ngược trở lại năm 2009, Việt Nam đã cho công bố bạch thư quốc phòng, trong đó có tuyên bố mà tôi đặt tên là “Tuyên bố 3 Không”: Thứ nhất, Việt Nam sẽ không lập ra một liên minh với một nước ngoài. Thứ hai, Việt Nam sẽ không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ, và thứ Ba, Việt Nam sẽ không lợi dụng các quan hệ của mình chống lại một nước thứ Ba. Tôi tin rằng đó vẫn là chính sách của Việt Nam, và đây là một vấn đề rất nhạy cảm đối với Hà nội. Chúng ta có thể đặt giả thuyết, một là Việt Nam đồng minh với Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ, đó là chuyện không thể xảy ra. Giả thuyết thứ hai, Việt Nam đồng minh với Hoa Kỳ chống Trung Quốc, cũng sẽ không có chuyện đó! Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị. Nên nhớ là trong năm qua, Hà nội đã cải thiện quan hệ quốc phòng với Trung Quốc, và cùng lúc cải thiện quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, thế cho nên Hà nội đã có những bước hết sức là thận trọng.”
VOA: Thưa giáo sư, Hà Nội vẫn phải tiếp tục đi “hàng hai” như thế, ngay cả khi phải đối mặt với mối đe dọa do Trung Quốc đặt ra tại Biển Đông?
Giáo sư Thayer: “Đúng vậy! Thực ra có hai điều đáng nói về mối đe dọa từ Trung Quốc. Thứ nhất, quân đội Trung Quốc không đóng một vai trò nào trong bất cứ sự kiện nào đã xảy ra trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam, Biển Tây của Philippines), nhất là trong vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough với Philippines. Thứ hai, trong chuyến đi thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam sang Trung Quốc, hai bên đã đạt thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc giải quyết vấn đề trên biển, hai bên đã nới rộng hợp tác từ biên giới lãnh thổ cho tới cửa biển Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã thực hiện 7 vụ diễn tập hỗn hợp, các hoạt động cứu nạn trên biển, và trao đổi các chuyến đi thăm bến cảng của nước kia.”
VOA: Xin Giáo sư một vài thí dụ cụ thể để so sánh quan hệ Việt-Trung với quan hệ Việt-Mỹ?
Giáo sư Thayer: “Về một số mặt nào đó, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc tiến xa hơn là so với quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Việt Nam chưa gửi tàu tới thăm Hawaii hay đảo Guam, có thể vì khoảng cách quá xa và trước đây vượt quá khả năng của họ, nhưng bây giờ Việt Nam đã có tàu bè hiện đại để thực hiện cuộc hành trình đó. Hiện hai nước chưa diễn tập quân sự với nhau, thực ra là có nhưng chúng được mô tả một cách thận trọng là “hoạt động” (activities), để giảm thiểu tầm quan trọng của sự kiện và không làm phiền lòng Trung Quốc. Hơn nữa, có nhiều quan chức cao cấp Việt Nam sang thăm Trung Quốc hơn là so với số các quan chức Việt Nam đi thăm Washington. Vâng, Việt Nam đã mở đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng với cả Trung Quốc lẫn với Hoa Kỳ. Vâng, trả lời câu hỏi của cô lúc nãy thì đúng, Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị, rất thận trọng với cả hai bên.”
VOA: Thưa Giáo sư, giới truyền thông đề cập nhiều tới vấn đề MIA, các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và việc hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Việt trao đổi kỷ vật của liệt sĩ hai bên, nhưng vấn đề này có liên hệ gì tới các quan hệ quốc phòng?
Giáo sư Thayer: “Từ lâu đây là một vấn đề có tính nhân đạo. Mặc dù MIA là một vấn đề Mỹ coi là quan trọng, nhưng không thể dựa vào vấn đề này để đánh giá quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước. Sự kiện Việt Nam mở cửa 3 khu vực trước đây bị giới hạn để tìm MIA là một dấu hiệu về sự cải thiện trong quan hệ chính trị giữa hai nước, nhưng không dính dáng gì tới quân sự.”
VOA: Thưa Giáo sư, trở lại với mục tiêu của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Panetta, so với nghị trình làm việc của ông, ông Panetta có đạt được các mục tiêu đã đề ra cho chuyến đi này hay không?
Giáo sư Thayer: “Tôi nghĩ rằng bài diễn văn mà ông Panetta đọc ở Vịnh Cam Ranh có đề cập tới chiến lược mới của Hoa Kỳ và bằng cách nào các căn cứ như Vịnh Cam Ranh chẳng hạn có thể cung cấp các phương tiện như bến cảng chẳng hạn, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược ấy. Ngoài ra ông cũng muốn tăng sức ép với Việt Nam, rằng có nhiều quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Philippines, Australia đều đã cho phép Hoa Kỳ luân phiên sử dụng các cảng của họ hoặc ít nhất là ra vào các cảng này, và như thế ông tìm cách tăng áp lực với Việt Nam theo chiều hướng đó. Nói rõ ra là cả hai bên đều đặt ra những giới hạn, và tùy theo mức độ mà Việt Nam muốn được Hoa Kỳ bảo vệ về mặt an ninh, dù một cách gián tiếp, thì Hà nội phải đóng góp một cái gì đó để đưa lên bàn thương lượng. Thẩm định chung cuộc của tôi là quan hệ song phương Việt-Mỹ đang đạt tiến bộ, và hai nước đang dần dà đạt được tiến bộ, song ý kiến cho rằng Hoa Kỳ nay mai sẽ đặt một căn cứ quân sự ở Việt Nam hoặc đưa tàu chiến vào Việt Nam, tôi cho là quá hấp tấp.”
Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ Đài VOA, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam lâu năm, phân tích thành quả của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và các quan hệ giữa hai nước cựu thù, giờ đây chia chung một số quyền lợi liên quan tới Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hải quân và tăng cường khả năng quân sự trong khu vực.
VOA: Thưa Giáo sư, xin giáo sư nhận xét về chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và quan hệ nói chung giữa hai nước trong thời điểm này?
Giáo sư Thayer: “Thẩm định của tôi là quan hệ Việt-Mỹ là một mối quan hệ đang dần dà thay đổi, tuy nhiên theo tôi, giới truyền thông Tây phương đã thổi phồng tốc độ phát triển của các quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt họ không chú ý đúng mức tới các khía cạnh tế nhị của các quan hệ song phương.”
VOA: Nhưng người Việt Nam có ý muốn nói lên điều gì khi mời Bộ trưởng Panetta ghé thăm cảng Cam Ranh, từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời chiến?
Giáo sư Thayer: “Bằng cách cho phép ông Panetta đến thăm Vịnh Cam Ranh, rồi thì các quan chức Việt Nam bay ra hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Việt Nam đã truyền đi một thông điệp mà không cần phải lên tiếng, đó là Hoa Kỳ có một vai trò chính đáng trong việc duy trì an ninh khu vực, một vai trò được Hà nội hoan nghênh và trân trọng. Người Việt Nam muốn nói rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là điều có thể chấp nhận, khác với sự hiện diện của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi để Bộ trưởng Panetta tới thăm Vịnh Cam Ranh, phía Việt Nam không đưa ra cam kết nào rằng họ sẽ cho phép các tàu chiến Mỹ lui tới cảng này. Điều đó khó có thể xảy ra. Điều đang xảy ra là người Mỹ vẫn gửi tàu bè của Bộ Tư Lệnh Hải vận Hoa Kỳ tới sửa chữa tại khu vực thương mại trong Vịnh Cam Ranh, và hoạt động này sẽ vẫn tiếp tục.”
VOA: Giáo sư nhận định ra sao về thực chất mối quan hệ Mỹ-Việt, liệu quan hệ hai bên thực sự có tiến bộ chưa và đã tiến tới đâu?
Giáo sư Thayer: “Vâng, nếu chúng ta đi ngược trở lại năm 2009, Việt Nam đã cho công bố bạch thư quốc phòng, trong đó có tuyên bố mà tôi đặt tên là “Tuyên bố 3 Không”: Thứ nhất, Việt Nam sẽ không lập ra một liên minh với một nước ngoài. Thứ hai, Việt Nam sẽ không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ, và thứ Ba, Việt Nam sẽ không lợi dụng các quan hệ của mình chống lại một nước thứ Ba. Tôi tin rằng đó vẫn là chính sách của Việt Nam, và đây là một vấn đề rất nhạy cảm đối với Hà nội. Chúng ta có thể đặt giả thuyết, một là Việt Nam đồng minh với Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ, đó là chuyện không thể xảy ra. Giả thuyết thứ hai, Việt Nam đồng minh với Hoa Kỳ chống Trung Quốc, cũng sẽ không có chuyện đó! Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị. Nên nhớ là trong năm qua, Hà nội đã cải thiện quan hệ quốc phòng với Trung Quốc, và cùng lúc cải thiện quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, thế cho nên Hà nội đã có những bước hết sức là thận trọng.”
VOA: Thưa giáo sư, Hà Nội vẫn phải tiếp tục đi “hàng hai” như thế, ngay cả khi phải đối mặt với mối đe dọa do Trung Quốc đặt ra tại Biển Đông?
Giáo sư Thayer: “Đúng vậy! Thực ra có hai điều đáng nói về mối đe dọa từ Trung Quốc. Thứ nhất, quân đội Trung Quốc không đóng một vai trò nào trong bất cứ sự kiện nào đã xảy ra trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam, Biển Tây của Philippines), nhất là trong vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough với Philippines. Thứ hai, trong chuyến đi thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam sang Trung Quốc, hai bên đã đạt thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc giải quyết vấn đề trên biển, hai bên đã nới rộng hợp tác từ biên giới lãnh thổ cho tới cửa biển Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã thực hiện 7 vụ diễn tập hỗn hợp, các hoạt động cứu nạn trên biển, và trao đổi các chuyến đi thăm bến cảng của nước kia.”
VOA: Xin Giáo sư một vài thí dụ cụ thể để so sánh quan hệ Việt-Trung với quan hệ Việt-Mỹ?
Giáo sư Thayer: “Về một số mặt nào đó, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc tiến xa hơn là so với quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Việt Nam chưa gửi tàu tới thăm Hawaii hay đảo Guam, có thể vì khoảng cách quá xa và trước đây vượt quá khả năng của họ, nhưng bây giờ Việt Nam đã có tàu bè hiện đại để thực hiện cuộc hành trình đó. Hiện hai nước chưa diễn tập quân sự với nhau, thực ra là có nhưng chúng được mô tả một cách thận trọng là “hoạt động” (activities), để giảm thiểu tầm quan trọng của sự kiện và không làm phiền lòng Trung Quốc. Hơn nữa, có nhiều quan chức cao cấp Việt Nam sang thăm Trung Quốc hơn là so với số các quan chức Việt Nam đi thăm Washington. Vâng, Việt Nam đã mở đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng với cả Trung Quốc lẫn với Hoa Kỳ. Vâng, trả lời câu hỏi của cô lúc nãy thì đúng, Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị, rất thận trọng với cả hai bên.”
VOA: Thưa Giáo sư, giới truyền thông đề cập nhiều tới vấn đề MIA, các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và việc hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Việt trao đổi kỷ vật của liệt sĩ hai bên, nhưng vấn đề này có liên hệ gì tới các quan hệ quốc phòng?
Giáo sư Thayer: “Từ lâu đây là một vấn đề có tính nhân đạo. Mặc dù MIA là một vấn đề Mỹ coi là quan trọng, nhưng không thể dựa vào vấn đề này để đánh giá quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước. Sự kiện Việt Nam mở cửa 3 khu vực trước đây bị giới hạn để tìm MIA là một dấu hiệu về sự cải thiện trong quan hệ chính trị giữa hai nước, nhưng không dính dáng gì tới quân sự.”
VOA: Thưa Giáo sư, trở lại với mục tiêu của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Panetta, so với nghị trình làm việc của ông, ông Panetta có đạt được các mục tiêu đã đề ra cho chuyến đi này hay không?
Giáo sư Thayer: “Tôi nghĩ rằng bài diễn văn mà ông Panetta đọc ở Vịnh Cam Ranh có đề cập tới chiến lược mới của Hoa Kỳ và bằng cách nào các căn cứ như Vịnh Cam Ranh chẳng hạn có thể cung cấp các phương tiện như bến cảng chẳng hạn, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược ấy. Ngoài ra ông cũng muốn tăng sức ép với Việt Nam, rằng có nhiều quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Philippines, Australia đều đã cho phép Hoa Kỳ luân phiên sử dụng các cảng của họ hoặc ít nhất là ra vào các cảng này, và như thế ông tìm cách tăng áp lực với Việt Nam theo chiều hướng đó. Nói rõ ra là cả hai bên đều đặt ra những giới hạn, và tùy theo mức độ mà Việt Nam muốn được Hoa Kỳ bảo vệ về mặt an ninh, dù một cách gián tiếp, thì Hà nội phải đóng góp một cái gì đó để đưa lên bàn thương lượng. Thẩm định chung cuộc của tôi là quan hệ song phương Việt-Mỹ đang đạt tiến bộ, và hai nước đang dần dà đạt được tiến bộ, song ý kiến cho rằng Hoa Kỳ nay mai sẽ đặt một căn cứ quân sự ở Việt Nam hoặc đưa tàu chiến vào Việt Nam, tôi cho là quá hấp tấp.”
Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét