8.6.12

Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng?



Thường Sơn (CTV Phía Trước) - Không khó để đoán ra cái đích mà Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới trong tương lai không xa. Một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ bùng nổ như hiện nay.



Công tác nhân sự đã “cơ bản hoàn thành”

Thời gian đang chuyển dần về giữa năm. Hà Nội cũng đang chìm trong cơn nắng nóng tăng nhiệt theo từng tuần lễ, cùng với những trận giông bão khó có thể lường trước trong năm con Rồng này. Sự biến đổi về thời tiết như thế cũng tiềm ẩn những toan tính âm thầm trong nội bộ đảng và chính phủ. Sau vài vụ cưỡng đoạt đất đai ở Tiên Lãng và Văn Giang, dư luận càng đồn đoán nhiều hơn về một vị tổng thống trong tương lai không xa của đất nước Việt nam hậu cộng sản.

Đó là Nguyễn Tấn Dũng.

Chưa bao giờ kể từ năm 1975 cho đến nay, vai trò của thủ tướng lại trở nên đáng giá và hướng đến hình ảnh độc tôn như giờ đây. Được tích lũy qua hai nhiệm kỳ thủ tướng, gần như toàn bộ khối nhân sự của những bộ ngành quan trọng nhất đang thuộc về những chủ kiến sắp xếp và điều hành của Nguyễn Tấn Dũng.

Từ tháng 8/2012, khi chính phủ mới được thành lập và nhận được sự đồng thuận hầu như không một chút khó khăn từ Quốc hội, người ta đã có thể nhận ra những gương mặt thân cận nhất với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vương Đình Huệ – Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bùi Quang Vinh – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải… Chưa kể đến một số hội đồng và ủy ban đóng vai trò tư vấn cho chính phủ cũng bao gồm những người được cho là thuộc phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng.

Mối tương quan trong đảng giờ đây đã trở nên lệch hẳn về đầu cân chính quyền. Ở đầu cân bên kia, Trương Tấn Sang, bất chấp nhiều cố gắng để tự PR bản thân, nhưng ứng vào vai trò Chủ tịch nước – một vị trí mà trước và sau đều thật khó biểu hiện quyền lực, và thực tế là hầu như không có một quyền lực thực chất nào, đã trở nên mờ nhạt, đặc biệt sau vụ nữ đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, cùng quê Long An với ông Sang, bị Quốc hội bãi nhiệm.

Trên con đường hành sự của mình, thực ra Trương Tấn Sang đã có nhiều cơ hội để tiến thân và trở nên một nhân tố nào đó mang tầm đối trọng với Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng với sự yếu kém cố hữu về công tác nhân sự và quan điểm dùng người rất thiếu nhất quán mà đã không thể được cải thiện từ khi ông Sang còn là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố và Bí thư Thành ủy TP.HCM, chính ông đã đánh mất những cơ hội đáng quý của mình.

Tại đất Bắc Hà, nơi hội tụ quá nhiều nhân sĩ và kịch sĩ, có thể nói chỉ riêng việc ông Sang tồn tại được trong suốt nhiều năm trời mà không bị tuột dốc về mặt chính trị cũng đã là một niềm an ủi lớn đối với ông. Chỉ có điều, để đạt được hiện tồn có vẻ bền vững ấy, bản thân ông đã phải trả giá khá nhiều. Không còn tỏa sáng với hình ảnh một vị lãnh đạo năng nổ và nhiều ý kiến sáng tạo, ông đã dần lui vào hậu trường với nhiều uẩn ức không thể biểu hiện bằng lời nói và càng không thể bộc lộ qua hành vi. Một số người thân quen với ông ở TP.HCM đã phải ngạc nhiên khi bình luận khuôn mặt ông như được làm bằng sáp, với nét chân tình đã chỉ bằng phân nửa người tiền nhiệm của ông – nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Một hình ảnh độc tôn

Ngược lại với Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng – với quầng mắt hùm hụp thâm sâu qua ngày tháng, lại được xem là một nhân tố nổi bật trong việc dùng người và đối nhân xử thế.

Với các danh sĩ trong lịch sử, việc dùng người thường có hai chiều hướng trái ngược: hoặc biết sử dụng người giỏi hơn mình và qua đó chứng tỏ mình là người giỏi, hoặc dùng người kém hơn mình và phải biết nghe lời. Có lẽ Nguyễn Tấn Dũng thuộc về trường hợp thứ hai, cũng bởi trong con mắt tuyệt đại đa số nhân dân và giới quan chức, đây không phải là một vị thủ tướng có đầy đủ sự sáng dạ và quyết đoán. Thậm chí trong nhiều trường hợp và nhiều chủ đề khẩn cấp, Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra chậm chạp một cách không đáng có. Tầm nhận thức của ông, so với Trương Tấn Sang, được người đời đáng giá thấp hơn.

Thế nhưng tất cả những gì mà Nguyễn Tấn Dũng có được đến giờ này lại thuộc về công lao của tự thân ông. Đó là một quá trình đấu tranh và vươn lên không mệt mỏi, để cuối cùng phần lớn bộ máy nhân sự chính quyền các cấp, từ trung ương đến các địa phương, đều được đánh giá là vây cánh cho ông.

Lợi thế lớn nhất của Dũng là cương vị Thủ tướng – vị trí có thể ban phát rất nhiều bổng và lộc cho những địa chỉ cần được ban phát. Từ nhiều năm qua, trong con mắt của lớp quan lại thăng quan tiến chức nhờ luồn lọt và ân sủng của bề trên, Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành một ông vua không ngai. Mà thực tế với quyền lực tối hậu và vẫn có chiều hướng được tập quyền hóa của mình, Dũng cũng chẳng cần đến ngai, nếu tình thế không bắt buộc phải như thế.

Vị thế của Nguyễn Tấn Dũng càng được củng cố không chỉ trong đối nội mà còn trên trường đối ngoại, sau lời đề nghị viếng thăm Brazil nhưng bị từ chối của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Rõ là trong tầm quan sát của chính giới quốc tế và ở cả những quốc gia đang phát triển, một con người quá nhu mì, luôn tìm cách tỏ ra ôn hòa như Trọng đã chẳng thể hiện được vị thế lớn lao nào. Nói cách khác, ông có vẻ chưa xứng đáng đại diện cho tầm cỡ quốc gia để đứng cùng hàng hoặc ngang hàng với các nguyên thủ quốc gia khác. Cũng nói cách khác, đặc tính chính trị thời nay không cần đến những chính trị gia quá khuôn sáo hoặc giáo điều, cho dù đó có là người vô hại nhất đi chăng nữa.

Tài sản và quyền lực

Giữ được quyền lực cũng có ý nghĩa không kém thua so với giành giật quyền lực. Những gì mà Nguyễn Tấn Dũng giành được trên chính trường đã để lại sự trả giá cho cả một nền kinh tế đang trong tình cảnh suy thoái trầm kha và một xã hội hầu như biến mất nền tảng đạo đức và văn hóa. Thế nhưng điều được gọi là sự sói mòn niềm tin công dân đối với chính phủ có lẽ không thể quan trọng bằng việc chính phủ ấy duy trì được quyền lực và hơn thế nữa, các quan chức chính phủ gìn giữ được tài sản đã tích góp qua nhiều năm.

Nhưng với Nguyễn Tấn Dũng, sau khối tài sản khổng lồ mà có thể sánh ông với những đại gia giàu có nhất vùng Đông Nam Á, cái mà ông cần không chỉ là tiền bạc.

Con đường bằng phẳng nhất, diễn biến một cách hòa bình nhất vào những năm tới chỉ có thể là một cuộc chuyển giao quyền lực êm ái, một cuộc cách mạng nhung mà không phải đổ máu.

Những gì mà Bắc Kinh đang buộc phải tính toán thì Hà Nội cũng không nằm ngoài kịch bản đó. Trước làn sóng công phẫn của người dân ngày càng lan rộng và có thể đạt đến một điểm kích nổ vào bất kỳ thời điểm nào, một chính phủ muốn duy trì vị thế của mình, và trên hết là vị thế bảo đảm cho các tập đoàn độc quyền quốc doanh và những tập đoàn tư nhân mới nổi như nhóm lợi ích ngân hàng, trong đó có Ngân hàng Bản Việt của con gái Nguyễn Tấn Dũng, có điều kiện để tiếp tục đè gánh nặng tham nhũng và thủ lợi lên đôi vai gày guộc của người dân đóng thuế và các thành phần doanh nghiệp khác, chỉ là tấm bình phong dân chủ cần phải được dựng lên càng khéo léo càng tốt.

Vào tháng 11/2011, lần đầu tiên Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho giới phân tích trong và ngoài nước ngạc nhiên bằng hành động tuyên bố về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước Quốc hội, đồng thời trở thành quan chức cao cấp đầu tiên trong đảng đề xuất đất nước cần có một bộ luật biểu tình.

Với những người ngây thơ, thái độ thay đổi bất ngờ của Nguyễn Tấn Dũng là có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh bộ mặt quốc gia cần có sự cải thiện ít nhất về phấn sáp. Nhưng những người có kinh nghiệm trong giới phân tích chính trị và cả báo chí lại đã tỏ ra đặc biệt thận trọng. Không chính khách nào cho không ai cái gì, cũng như không hành động nào của chính khách lại không xuất phát từ một động cơ cụ thể. Nhất là sau sự việc người con trai của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị được tiến cử vào vị trí Thứ trưởng Bộ Xây dựng, còn con gái của ông là Nguyễn Thanh Phượng lại nắm giữ vị trí chủ chốt tại một ngân hàng tư nhân rất có tiềm năng là Bản Việt…

Với vai trò độc tôn trong hệ thống chính quyền và gần như độc tôn trong cả hệ thống đảng, những gì mà Nguyễn Tấn Dũng cần làm giờ đây và trong tương lai là gìn giữ được quyền lực và tài sản của ông và của gia đình ông. Về việc này, những người như Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn đã suy ngẫm một cách hết sức nghiêm túc, vì khác với các nước phương Tây, Việt Nam lại quá gần Trung Quốc, luôn kế thừa quốc gia khổng lồ này không chỉ vô số thủ đoạn chính trị mà cả những hậu quả chính trị không thể lường trước.

Trong lịch sử Việt Nam qua các triều đại, đã có nhiều cuộc cách mạng với nhiều đợt hồi tố mà đã làm tiêu tán tàn sản lẫn tính mạng của những quan chức thuộc triều đại cũ. Còn hiện tại, vị thế của chính quyền đương nhiệm lại quá khó để tồn tại thêm một thời gian đủ dài, đủ lâu cho các quan chức hưởng thụ khối tài sản tích cóp từ nhân dân.

Nhưng quá trình tích cóp vô thiên lủng như thế cũng lại gây ra một sự phát tác theo chiều hướng ngược lại: đến lúc này, ngay cả những quan chức lạc quan nhất trong đảng cũng phải thừa nhận số phận của đảng cầm quyền chỉ còn được tính theo đơn vị từng năm một. Đã có không ít kẻ âm thầm dịch chuyển tài sản, tiền bạc và cả người thân ra nước ngoài – một biểu hiện hoàn toàn tương đồng với giới quan chức Trung Quốc. Cũng đã có những đồn đoán không mấy thầm kín về một khả năng biến động mạnh sẽ diễn ra vào những năm 2014-2015, khi không khí phẫn uất của người dân đã tích lũy đủ lớn để có thể tạo ra sự đào thải chính quyền từ chính bản chất của nó.

Sẽ là “Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng”?

Ngã rẽ duy nhất trong cơ chế chuyển giao quyền lực không đổ máu và ít hao tiền tốn của chỉ còn là động thái thỏa hiệp với nhân dân – một thứ nhân dân giả hiệu nào đó do giới quan chức nặn ra, hoặc cùng lắm thì mới phải thảo luận về dân chủ với những người đối lập với chính quyền – nhưng lại được đại đa số xem là nhân dân đích thực.

Cũng bởi thế, không khó để đoán ra cái đích mà Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới trong tương lai không xa là một cuộc chuyển giao quyền lực, hay nói cách khác là sự thay đổi vị trí quyền lực, từ vai trò thủ tướng sang vai trò của một người đứng đầu quốc gia trong điều kiện hiến pháp được cách mạng hóa. Để có được kết quả ấy, một cá nhân có thể sẵn sàng hy sinh cả điều 4 Hiến pháp và sẵn sàng chối bỏ tư tưởng cộng sản – điều mà từ lâu họ đã không còn thuộc về nó, nhưng lại vẫn cần nó vào bất cứ hoàn cảnh nào cần phải bảo vệ quyền lực của mình. Cũng có nghĩa là một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng nhưng có vẻ ổn định và đỡ tốn xương máu, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ bùng nổ như hiện nay.

Vấn đề còn lại chỉ là cuộc đấu tranh giữa các phe phái xem ai có thể trở thành thủ lĩnh dân tộc trong tương lai, bất kể người dân có muốn bầu cho họ hay không. Không phải các thành viên của Bộ Chính trị đảng không tơ tưởng về vấn đề nhạy cảm của thủ tướng. Thậm chí từ nhiều năm trước đây, một phương án chuẩn bị cho Đảng Cộng sản tiến hành tranh cử trong điều kiện đa đảng đã được chấp bút. Chỉ có điều, như một thông lệ bất thành văn, trước khi Bắc Kinh lên tiếng chính thức về một chủ đề cực kỳ quan trọng nào đó, không một ai trong giới lãnh đạo Việt Nam dám thở mạnh.

Những ngày gần đây, lần đầu tiên có dấu hiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bắt đầu tìm cách nổi lên như một quyền lực mới, tuy còn rất mỏng manh. Cùng với Trương Tấn Sang, đó sẽ là những thách thức đầy ngán ngại đối với Nguyễn Tấn Dũng trên con đường vươn tới cơ chế cộng hòa đại nghị và chức vị tổng thống Việt Nam của ông.

Ít nhất, đó cũng là một giấc mơ riêng của những quan chức như Nguyễn Tấn Dũng mà người khác không có quyền xâm phạm. Chỉ là không có bất kỳ sắc màu nhân dân nào trong giấc mơ đó mà thôi.

Từ nay trở đi, câu chuyện mà chúng ta đang kể sẽ còn tiếp diễn với những chi tiết phong phú và không kém quyến rũ, khiến những người đau đáu về hiện tồn và tương lai Việt Nam không thể bỏ qua. Cũng trong câu chuyện này, tâm điểm Nguyễn Tấn Dũng vẫn sẽ là một nhân tố mà chúng ta luôn cần quan tâm và cần luận bàn vào những thời khắc gay cấn nhất trên chính trường Việt Nam.

Thường Sơn

© TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

Nhập ý kiến của bạn

  • Hình ảnh

Xem 20 ý kiến

  • Thuocdoc
    Vấn đề là Bộ cũ xuống thì Bộ mới nào lên thay?. Vấn đề ai dám xưng hùng xưng bá ?. Ai dám tự xưng Ta đây là anh hùng hào kiệt ? Ta đây là người thông thái , chí sĩ , hiền Nhân?. Ai dám tự xưng ta là Hiền Tài của đất nước? Ta là Người có Nhân - có Đức - có Tài ? Một lòng vì Dân vì nước vì Giang Sơn Gấm Vóc? Ta làm lảnh đạo đất nước nhưng ăn chay niệm Phật? Ta là Thánh Nhân- ta không màng danh lợi ...?. Hình như những tiêu chuẩn này mà ai dám nói ra là chắc cắn phải lưỡi.    Người VN còn đam mê Dang Vọng , Địa Vị, Quyền lợi , chức tước cộng với Tham lam Dục Vọng vô bờ bến! Ai lên làm lảnh đạo thì cũng thế thôi


  •   này  bạn xấu ác thù , tôi đang nghĩ đến giúp TBT
    HCD  của nước bạn xấu ác thù nên theo tổ
    tiên   của CHUNG Loài người  Bụt thích CA
    học thêm  đạo đức nhân nghĩa  của  tiên
    sinh Khổng minh , hay hoc thêm như bài tôi nhắc nhở GIÚP  TT NTD . giúp cứu  các ông độc tài nên cứu mình trước khi quá
    muộn  vì sự thật ai là con người đều có
    lương tâm cũng chán ghét kẻ độctài , khách quan mà nói độc tài có một mà dân tộc
    ,bi độc tài bóc lột , áp bức , quy luật ở đâu có áp bức  ở đó có đấu tranh, một TNT HcD mà chọi với
    một tỷ người thì không chết cũng tan thây , vì vậy NHÂN DÂN NƯỚC  CỘNG HÒA  TRUNGHOA CÓ CẢ TỶ người THÌ CŨNG CÓ NHIỀU TRĂM
    THIỆN XẠ , nói giúp chú TBT HCD nên trả  quyền làm người  cho cả tỷ người nước CỘNG HÒA TRUNG HOA  (cộng hòa thì không phải cộng sản ) đừng đánh
    tráo khái niệm nữa )   đã nhiều năm thui
    chột  vì quái thai...
    hiển thị thêm
  • thuocdoc
    Nếu VN mất tự do quá chắc có lẽ phải chạy qua Châu Phi vậy. Châu phi tự do vô cùng , sống săn bắt hái lượm vui vẻ , khỏi phải lời qua tiếng lại , không phải nhiều thị phi. Không cần nghĩ phải tranh quyền đoạt lợi , địa vị , chức tước...Chúng ta nên tỉnh ngộ.
  • JU MONG.
    Từ tháng 8/2012, khi chính phủ mới được thành lập....??????????????????????????????????????????????????

  • ĐẤT NƯỚC CÒN CÒN TẤT CẢ  , mất nước mất tất cả , mất đảng  ,mất toàn dân , mất bạn bè quốc tế tư do quyền
     làm  người ,  đừng tự lừa dối mình mãi ,kẻ c1 sai trái thì
    phải sợ chính nghĩa  nếu sợ  kẻ thù mà nịnh nó nó khinh ghét rồi cũng giết,
    phải heo kinh nghiệm của  NHỮNG  VỊ MINH QUÂN   ĐÁNH
    THẮNG cướp nước  Tàu gian , quan trọng
    nhất là đất nước hướng dân lấy đạo bụt làm quốc giáo  dân
    giàu nước mạnh , đất nước có tôn ty trật tự lễ giáo gia phong, trung
    hiếu làm đầu , tiếp cận các chuyển giao khoa hoc tiên tiến để toàn dân phát triển
    toàn diện cao nhất nhanh nhất đưa tổ quốc VIỆT NAM sớm nhất trở thành cường Quốc.
    chế độ nhiều đảng toàn dân cùng  TỰ DO
    DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN  đóng góp mọi tinh hoa
    , mọi văn hóa được thăng tiến cao nhất cho Tổ Quốc là ưu việt nhất,luật pháp nghiêm
    minh nhất , công bằng nhất , được đãm bảo cho tự do dân chủ nhân quyền  nhất ,vì phản...
    hiển thị thêm
  • Hoang De NTD
    Hoàng Đế thì có chứ Tổng Thống thì phải ra ứng cử cạnh tranh với người khác. NTD không có dại mà đi con đường này. 
  • Tiến lỏi
    "Tự diễn biến""Tự chuyển hóa" đó là việc sẽ xảy ra như một điều tất yếu. Người dân đã ngán ngẩm đến tận xương tủy rồi. Đến nhanh đi cho dân đen nhờ !
  • Khách phương xa
    Ậy,  Ba Xạo Dũng (Dũng Xà Mâu) sẽ theo gót của Putin, chỉ có thể là mấy đứa con của Dũng sẽ...làm Tông Tông VN thôi. Đây mách cho em Phượng vài chiêu thức để ra tranh cử ....chức vụ ...Tông Tông VN nhé (không nhận tiền thù lao đâu)
    1. Đổi tên nước VN từ CHXHCN VN thành..(bỏ mẹ cái chữ XHCH..vì chữ này cổ lỗ sỉ rồi, thiên hạ quăng nó vào sọt rác hết rồi) CHVN hay là VNCH tức là Republic of Vietnam.
    2.Đổi lá cờ "nhuộm máu dân Việt " thành lá cờ "Phượng" vì VN nằm ở phương Đông Nam nên nơi ở của loài  phượng hoàng và trên thế giới chẳng có nước nào có lá cờ này ( bảo đãm không đụng hàng)
    3.Lập ra vài đảng phái chính trị và tam quyền phân lập ( cái này là em hỏi thằng chồng Việt kìu của em thì biết cách làm )
    4.Tước quyền hành của mấy "chú còn đảng còn mình" vì em không muốn các anh thưa em ra tòa nếu như mấy chú này tiếp tục đánh chết dân đen.
    5.Tịch thu tài sản mấy thằng quan lại...
    hiển thị thêm
  • Vunglen
     Gì thì gì .....khi lòng dân đã muốn nổi loạn rồi thì không có gì để ngăn được .Cho là 100 thằng 3 Dũng hay 1000 thằng tàu khựa chúng ta cũng chơi luôn.Thà chết vinh còn hơn sống nhục.
    Mịa ! Nhin mặt thằng này muốn ói.Đi toi lét cái.
  • Nguoi VN
    Sẽ là “Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng”?
    No thanks ! Trời ơi , làm Thủ tướng , nó cho cả dòng họ nhà nó ĂN phát khiếp , bây giờ , dọn mâm , cho nó làm Tổng thống nữa , thi lấy đất đâu , nhà cửa đâu , vàng bạc đầu để cung phụng cho cả dòng họ nó đây nè Trời ? thôi đừng có bày đặt mấy chuyện này , nghe gớm ghiếc quá . Thằng Y tá làm Thủ tướng , đất nước không cất đầu lên nỗi , bây giờ làm Tổng thống nữa , thì đất nước lụi tàn luôn , vì nó đem tất cả của cải vốn liếng của dân VN qua Mỹ hết .
  • Tư ếch
    Thủ Dũng muốn làm Tổng Thống cũng được, nhưng phải cạnh tranh lành mạnh với những đối tượng khác, không được dùng quyền lực để giành nhiều phiếu bầu cho mình.
    Muốn làm tổng thống phải thông qua lá phiếu bầu của toàn dân, phải có giám sát quốc tế đàng hoàng. tuy nhiên cũng cần có nhiều đảng phái mới thực hiện được đều này.
  • Ông Dũng mà quay ngoắc thì cũng dễ mà cũng rất khó- Dễ vì Ông còn "mạnh" dù có "lung lay"-Mà Ông Dũng làm TT thì gia đình trị mẹ nó rồi- Còn khó là Trung cộng nó sẽ thịt trước,nhanh chân thì may ra.TC "mất ăn" và "mất tay sai bảo"...thì sẽ điên tiết lên,Bắc Hàn Cuba chỉ là tép so với Trung công,như do "cùng phe" cho nên rán nuôi giữ cho nó hơi đông.
  • Em_ga
    Bài viết có vẻ như ngầm quảng cáo cho 3ze.
  • Lạc Hồng
     Cả ba ông Sang Dũng Trọng đều có cơ hội ngang nhau . Nếu muốn tồn tại mà không bị Nhân Dân hỏi tội thì chỉ có một cách duy nhất là phải học được và làm được như  Ensin mà thôi, và đương nhiên là phải trước khi quá muộn.
  • Sinhvien
    Gió đã tích lại nhiều rồi, mây cũng đã sắp đủ rồi, chờ bão chẳng bao lâu nữa đâu. Yếu tố bất ngờ sẽ đến, không ai ngờ tới... he he...
  • Batleship
     Điều kiện cần và đủ là yDũng và gđ ông ta có còn sống để chờ đến ngày được bầu làn tổng thống ?
  • Kien Vang
    Cái gì tới sẽ phải tới! VN, TQ và Liên Xô đều đi chung 1 con đường. Liên Xô là kẻ đi tới đích trước vào năm 1992 và đã lăn xuống hố. Hiện nay còn VN và TQ cũng đi sắp tới cuối con đường. Số phận sẽ không khác gì Liên Xô trước đây.
  • Tie6nsidienbienhoabinh
    khó quá,không biết bao giờ mới xuất hiện goocbatrop hoặc enxin cũng được ở VN đây.  tôi sốt ruột quá năm nay hơn 40 củ rồi không biết có chờ được không ,  có khả năng một anh hai nam bộ nào đó xuất hiện chăng nhưng liệu phe miền bắc nó có chịu không  hay là nó bóp chết từ trong trứng nước.mời các bạn cho ý kiến...
  • thì Nguyễn Tấn Dung là dân nam bộ đó , ngồi gần nửa thế kỷ , có làm được cái gì cho dân đâu , chỉ có làm giàu cho Bộ Chính trị của nó và dòng họ nhà nó mà thôi  . Sở dĩ NTD ngồi lâu là vì mấy cha miền bắc  , khoái cha nam bộ này :  " tôi chưa bao giờ kỷ luật đồng chí nào "

Không có nhận xét nào: