8.6.12

Washington –Bắc Kinh đọ sức ở Biển Đông










Hai tàu của Trung Quốc chặn tàu thăm dò USNS Impeccable của Mỹ, ngày 08/03/2009, ở vùng biển quốc tế Biển Đông


@us Navy


Thanh Hà - RFI - điểm báo - Thứ sáu 08 Tháng Sáu 2012
Lo ngại vì những tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông, Thượng Viện Mỹ thúc đẩy tiến trình phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển : chủ đề thứ nhất trong phần tin quốc tế của tờ Le Monde.


Vào lúc Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển đã chính thức có hiệu lực từ năm 1994 và đã được 162 nước trên thế giới thông qua, Hoa Kỳ là quốc gia phát triển công nghiệp duy nhất không phê chuẩn văn bản này. Mỗi lần hồ sơ đó được đề cập tới thì đều gặp phải sự chống đối từ phía Thượng viện. Một số tiếng nói bên phía đảng Cộng Hòa lo ngại với Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, Hoa Kỳ coi như sẽ phải trao một phần chủ quyền quốc gia vào tay các " nhà kỹ trị quốc tế " kiểm soát biển và các đại dương mà diện tích chiếm tới 70% bề mặt trái đất.


Ngay từ đầu năm 2009 tổng thống Barack Obama luôn coi việc phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển là một ưu tiên trong nhiệm kỳ, để mở đường cho Washington tham gia tích cực hơn vào các định chế đa quốc gia. Đề xuất của chủ nhân Nhà Trắng được nhiều thành phần ủng hộ, từ phía quân đội đến các tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ, nhưng hồ sơ này vẫn dậm chân tại chỗ.


Lần này, chính quyền Obama đang vận động lại Thượng viện trong bối cảnh Washington muốn cân bằng tương quan lực lượng so với Trung Quốc tại Châu Á-Thái Bình Dương. Nhà Trắng cho rằng Hoa Kỳ phải phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển thì mới có đủ trọng lượng khi cần can thiệp vào khu vực Biển Đông, tâm điểm trong mối căng thẳng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines do nơi đây có những dự trữ dầu khí tiềm tàng.


Le Monde nhắc lại lời Ngoại trưởng Hillary Clinton, nhân buổi tường trình hôm 23/05/2012 trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, theo đó, " việc phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển sẽ bảo đảm cho Hoa Kỳ về phương diện giao thông trên biển, tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn khi nước Mỹ cần phải khẳng định chủ quyền, kể cả tại những vùng biển có tranh chấp như Biển Đông hay vùng biển Nam Cực ".


Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện John Kerry nhấn mạnh : " Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đang đưa ra những đòi hỏi bất hợp pháp về chủ quyền ở Biển Đông (…) Phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc sẽ có lợi cho Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực để giải quyết những vấn đề trên biển ".


Bên cạnh yếu tố pháp lý, chính quyền Obama còn nêu ra những lợi ích kinh tế một khi Hoa Kỳ phê chuẩn luật biển của Liên Hiệp Quốc. Lợi thế quan trọng nhất là quyền khai thác và thăm dò dầu khí dưới lòng đại dương.


Lập trường của cựu đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, John Bolton hoàn toàn trái ngược với quan điểm của ông Kerry và của bộ Ngoại giao. Theo ông, việc Washington phê chuẩn văn bản nói trên sẽ càng làm dấy lên hiềm khích giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào lúc mà Bắc Kinh đang " nỗ lực kềm hãm hải quân Mỹ ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc ". Hơn nữa, theo ông John Bolton, việc phê chuẩn Công ước về luật biển chưa chắc đã đem lại hiệu quả mong muốn, bởi vì Washington và Bắc Kinh có hai cách diễn giải rất khác nhau về luật biển quốc tế.


Kết thúc bài báo, Le Monde cho biết là Thượng viện Mỹ sẽ không nghiên cứu khả năng phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển từ nay cho đến ngày bầu cử tổng thống 06/11/2012, tránh để gây khó khăn cho phía đảng Cộng Hòa.
Reply With Quote
  #3  
Chưa đọc hôm nay, 07:10 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 5,205
Thanks: 2,131
Được cảm ơn 3,897 lần trong 2,286 bài
Default


Trung Quốc dùng vũ khí kinh tế đối với Philippines




Chuối là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Philippines (ảnh: philippinebanana.com)


Thanh Phương - RFI
Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông nay đã chuyển sang lĩnh vực kinh tế, với những hậu quả không chỉ giới hạn trong cuộc “chìến tranh” chuối giữa hai nước. Cuộc “chiến tranh” này đã bắt đầu từ tháng 3, khi các nhà nhập khẩu Trung Quốc than phiền là chuối nhập từ Philippines không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cho nên không thể bán trên thị trường Trung Quốc.


Kể từ nay, Bắc Kinh yêu cầu phải thanh tra lại toàn bộ chuối từ Philippines, không còn chỉ dựa vào giấy chứng nhận kiểm tra của phía Manila.


Sau chuối, Trung Quốc cũng đã bắt đầu kiểm tra gắt gao hơn các loại trái cây khác của Philippines, như đu đủ, xoài, dừa và thơm, khiến các nhà xuất khẩu Philippines phải vội tìm các thị trường khác ở Trung Đông và những vùng khác để bán kịp lượng hàng ứ đọng.


Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, có thể nói là cho tới nay, thị trường Trung Quốc đã cứu nguy cho các nhà xuất khẩu Phillipines, đang gặp nhiều khó khăn tại các thị trường truyền thống. Thế nhưng, kể từ khi Bắc Kinh thi hành những hạn chế đối với chuối của Philippines, các doanh nghiệp Philippines cho biết là họ đã bị mất hơn 23 triệu đôla. Nên nhớ rằng chuối hiện chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.


Tuy vậy, hiện giờ chính phủ Manila chưa dám đổ hết lỗi cho Bắc Kinh trong tranh chấp này, nhìn nhận là bản thân các nhà xuất khuẩu Philippines cũng phải nỗ lực bảo đảm mặt hàng của họ đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Họ cũng nhấn mạnh là Trung Quốc đã thi hành các biện pháp gắt gao về chuối ngay từ trước khi xảy ra đụng độ giữa hai nước ở khu vực bãi cạn Scarborough vào đầu tháng 4. Nhà chức trách Philìippines đã tăng cường thanh tra trái cây của nước này trước khi xuất sang Trung Quốc.


Thế nhưng, cuộc “chiến tranh” chuối này làm nổi rõ sự phụ thuộc về kinh tế ngày càng nhiều của Philippines đối với Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đứng hàng thứ ba của Philippines, chỉ sau Nhật Bản và Hoa Kỳ. Theo dự đoán, đến năm 2013, Trung Quốc sẽ là bạn hàng lớn nhất của Philippines. Nhưng nếu Bắc Kinh tiếp tục kiểm tra gắt gao như vậy, có thể sẽ đến lượt hàng điện tử xuất khẩu của Philipines bị ảnh hưởng, trong khi đây là mặt hàng chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.


Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh dùng vũ khí kinh tế đối với những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc. Vào năm 2010, Bắc Kinh đã đình chỉ xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, có lẽ là nhằm trả đũa vụ Tokyo bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc ở khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.


Nếu thật sự Bắc Kinh cũng sử dụng vũ khí kinh tế đối với Manila thì chắc chắn Philippines sẽ là nước bị thua thiệt. Ngoài chuối, Trung Quốc còn nhập nhiều loại trái cây khác cũng như rất nhiều khoáng sản từ Philippines.


Với tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày càng gay gắt, bên cạnh việc huy động các tàu chiến, Bắc Kinh có vẻ sẵn sàng dùng lá bài kinh tế để áp đảo đối phương.
Reply With Quote
  #4  
Chưa đọc hôm nay, 07:13 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 5,205
Thanks: 2,131
Được cảm ơn 3,897 lần trong 2,286 bài
Default


Thị trường nghi ngại trước việc Trung Quốc hạ lãi suất


Thụy My - RFI

Thị trường thế giới sau khi thở phào nhẹ nhõm trước quyết định hạ lãi suất của Trung Quốc, hôm nay 08/06/2012, lại tỏ ra bi quan. Các nhà đầu tư và kinh tế gia nghi ngờ rằng động thái này nhằm dọn đường cho việc công bố các con số thống kê vĩ mô tệ hại tiếp theo.


Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã gây ngạc nhiên khi loan báo hạ lãi suất hôm qua, làm dấy lên hy vọng là các món tín dụng lãi thấp sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho một nền kinh tế đang chậm lại. Thị trường chứng khoán thế giới cũng chờ đợi các biện pháp hỗ trợ của các Ngân hàng Trung ương.


Tuy nhiên, việc Trung Quốc cho hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ cuối năm 2008, cũng đã gây ra nghi ngại rằng các chỉ số kinh tế tháng Năm sẽ được công bố vào cuối tuần, là khá u ám.


Nhà chiến lược Adrian Schmidt của ngân hàng Lloyds nhận định: “Người ta lo rằng các chỉ số sản xuất công nghiệp và giá cả tiêu dùng được chờ đợi vào cuối tuần sẽ là dấu hiệu cho các con số thống kê đáng thất vọng trong tương lai”.


Theo một cuộc điều tra được Reuters công bố vào tháng Năm, các nhà phân tích dự báo tăng trưởng trong quý hai của Trung Quốc sẽ ở mức thấp nhất từ ba năm qua, và là sáu quý liên tiếp hoạt động sản xuất bị thụt lùi. Dự kiến tỉ lệ tăng trưởng năm nay là 8,2%, thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay.


Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm qua 07/06 đã hạ lãi suất tín dụng xuống còn 6,31%, tỉ lệ dự trữ bắt buộc còn 3,25%. Chi phí vay nợ giảm sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế trong ngắn hạn, còn việc linh hoạt hơn trong tỉ lệ dự trữ sẽ thúc đẩy các ngân hàng cạnh tranh với nhau. Ngân hàng Trung ương cũng loan báo kể từ 08/06 sẽ cho phép các ngân hàng thương mại tự ấn định lãi suất trên số tiền dự trữ ở mức 110% lãi suất chỉ đạo, và cho vay các món mới ở mức 80% so với lãi suất chính thức.
Reply With Quote
  #5  
Chưa đọc hôm nay, 07:16 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 5,205
Thanks: 2,131
Được cảm ơn 3,897 lần trong 2,286 bài
Default


Chính quyền Trung Quốc xóa vết tích đàn áp tại làng của Trần Quang Thành




Ông Trần Quang Phục, anh của nhà ly khai Trần Quang Thành chỉ cho thấy các dấu vết tra tấn trên người ông. Ảnh chụp ngày 23/05/2012.
REUTERS/David Gray


Thụy My - RFI
Chính quyền Trung Quốc đã xóa hết mọi dấu vết đàn áp trong hai năm qua tại làng của ông Trần Quang Thành, nơi vị luật sư khiếm thị bị quản thúc. Ông Trần Quang Phục, anh ruột của ông hôm nay 08/06/2012 đã cho Reuters biết như trên.


Qua điện thoại, ông Trần Quang Phục cho biết chính quyền tỉnh Sơn Đông hôm thứ Bảy tuần trước đã cho tháo dỡ hai điếm canh – được mệnh danh là “hắc điếm” – đã được dựng lên trước ngõ vào làng Đông Thạch Cổ để ngăn trở vị luật sư khiếm thị ra khỏi làng, cũng như những người ủng hộ muốn gặp gỡ ông.


Ông Trần Quang Phục khẳng định, trong những căn nhà này, nhiều nhà đối lập muốn gặp ông Trần Quang Thành trong hai năm gần đây đã bị công an bắt giữ và đánh đập. Theo ông thì chắc chắn là để xóa hết các dấu vết vi phạm nhân quyền này mà chính quyền đã quyết định phá hủy.


Ông nói: “Hiện nay hoàn toàn không còn một vết tích gì của hai năm đàn áp vừa qua trong làng. Họ đã đập bỏ hay tháo dỡ hết”, đặc biệt là các camera quan sát. Nay thì người dân có thể tự do di chuyển ở mọi nơi trong làng.


Xin nhắc lại, luật sư Trần Quang Thành hồi tháng Tư đã đào thoát được ra khỏi ngôi làng nơi ông bị giam lỏng, đến được thủ đô Bắc Kinh và đã trú ẩn trong đại sứ quán Mỹ sáu ngày, rồi vào bệnh viện và cuối cùng cũng được phép sang Hoa Kỳ. Vụ này đã gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh.
Reply With Quote
  #6  
Chưa đọc hôm nay, 07:18 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 5,205
Thanks: 2,131
Được cảm ơn 3,897 lần trong 2,286 bài
Default


Miến Điện bị tố cáo bắn vào người thiểu số Hồi giáo Rohingya

Thụy My - RFI

Cảnh sát Miến Điện hôm nay 08/06/2012 đã nổ súng tại một thành phố ở miền đông mà dân cư hầu hết là người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi. Một người có trách nhiệm trong chính phủ Miến Điện đã cho AFP biết như trên, trong bối cảnh căng thẳng về tôn giáo tăng cao trong vùng vào tuần này.


Theo nhân vật giấu tên trên thì: « cảnh sát đã nổ súng tại Maungdaw tại bang Rakhine (…). Chính quyền cố gắng kiểm soát tình hình » và nói thêm, cho đến lúc này thì chưa có nạn nhân nào. Về phía Abu Tahay, một lãnh đạo của đảng Vì Phát triển Dân chủ Quốc gia cho biết, lực lượng an ninh đã bắn vào những người Rohingya đang đi theo nhóm vào giờ cầu nguyện, tại thành phố nằm cạnh biên giới Bangladesh này. Ông Tahay ước đoán có một hay hai người bị chết.


Đảng của ông không có đại biểu trong Quốc hội, đại diện cho 750.000 người Rohingyas tại Miến Điện. Họ là những người Hồi giáo không tổ quốc, sống cô lập ở phía bắc bang Rakhine và được Liên Hiệp Quốc xem là một dân tộc thiểu số bị đàn áp nhiều nhất trên thế giới.


Trang web của tờ Weekly Eleven nói rằng « hàng ngàn người Rohingya bắt đầu đốt những căn nhà ở gần trụ sở Ủy ban chiều nay, đa số dân cư đã phải chạy trốn ». Một người có trách nhiệm ở văn phòng Tổng thống giải thích với AFP : « Khoảng 300 người từ đền thờ Hồi giáo trở về đã ném đá vào một trụ sở chính quyền và đồn cánh sát ở Maungdaw », cho biết tình hình vào cuối ngày « đã kiểm soát được ». Các vụ ném đá cũng được ghi nhận ở Sittwe, thủ phủ của bang này.


Các sự cố trên xảy ra sau khi 10 người Hồi giáo đã bị đám đông phẫn nộ người thiểu số Rakhine – đa số theo đạo Phật - giết chết vào Chủ nhật tuần trước tại phía nam bang Rakhine. Theo hiệp hội bảo vệ quyền của người Rohingya, The Arakan Project, thì hình ảnh của 10 nạn nhân đã được phân phát tại Maungdaw từ hôm qua nhằm « kích động ».


Chính quyền hôm qua đã lập một ủy ban điều tra về vụ sát hại 10 người trên. Khoảng 50 người Hồi giáo hôm thứ Ba đã biểu tình trước một đền thờ Hồi giáo ở trung tâm Rangoon để đòi công lý.


Theo số liệu chính thức thì người Hồi giáo chiếm 4% dân số Miến Điện, người Phật giáo chiếm đến 89%. Những bất đồng tiềm ẩn đã dẫn đến một loạt các cuộc nổi dậy chống người Hồi giáo trong vòng 15 năm qua, đặc biệt là tại bang Rakhine nơi cộng đồng Hồi giáo khá đông đảo.


Những sự kiện này đã làm mờ đi hình ảnh tích cực của tân chế độ Miến Điện, vốn đang tiến hành nhiều cải cách chính trị táo bạo kể từ khi lên thay chân tập đoàn quân sự vào tháng 3/2011.
Reply With Quote
  #7  
Chưa đọc hôm nay, 07:19 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 5,205
Thanks: 2,131
Được cảm ơn 3,897 lần trong 2,286 bài
Default


Nổ bom trên xe buýt ở tây bắc Pakistan



VOA - 08.06.2012
Một quả bom đã làm nổ tung một chiếc xe buýt chờ đầy công nhân viên chức tại thành phố Peshawar miền tây bắc Pakistan, khiến ít nhất 19 người thiệt mạng. Đây là vụ đánh bom gây chết người lần thứ nhì trong vòng 2 ngày tại nước này.


Các giới chức địa phương nói quả bom được cài ở phía sau chiếc xe buýt. Hơn 35 người bị thương trong vụ nổ gây hư hại phần lớn chiếc xe.


Peshawar nằm gần biên giới giữa Pakistan và Afghanistan, một khu vực được cho là nơi dung dưỡng Taliban và các phần tử chủ chiến khác.


Trưởng ty thông tin tỉnh Iftikhar Hussain nói Pakistan sẽ không để cho bạo lực chủ chiến hăm dọa.


Ông Hussain nói Pakistan sẵn sàng mưu tìm một giải pháp hòa bình với phe nổi dậy trong nước, nhưng nếu các phần tử chủ chiến không muốn đàm phán và tiếp tục các hành vi khủng bố thì bổn phận của đất nước là dùng toàn lực để truy lùng bọn chúng.


Chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.


Peshawar đã chứng kiến nhiều vụ đánh bom trong 5 năm vừa qua, nhưng bạo lực đã giảm nhiều trong mấy tháng mới đây vào lúc quân đội Pakistan đẩy lui các phần tử chủ chiến trong khu vực.


Vụ nổ xe buýt xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ bên ngoài một trường tôn giáo ở thành phố Quetta phía tây nam, làm 16 người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em. Quả bom đó dường như được gắn vào một chiếc xe đạp.


Chưa ai nhận lãnh trách nhiệm về vụ tấn công hôm qua.


Bạo động xảy ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta hối thúc Pakistan tiến hành nhiều biện pháp hơn nhắm vào những nơi trú ẩn an toàn của phe chủ chiến trên lãnh thổ của họ.


Bà Maleeha Lodhi, cựu đại sứ tại Hoa Kỳ nói rằng các phần tử khủng bố đe dọa Hoa Kỳ cũng giống như những kẻ đã gây chiến chống lại Pakistan v à là những người Pakistan đã chiến đấu để thanh lọc ra khỏi nước.
Reply With Quote
  #8  
Chưa đọc hôm nay, 07:24 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 5,205
Thanks: 2,131
Được cảm ơn 3,897 lần trong 2,286 bài
Default


Trung Quốc hứa 'giúp đỡ không vụ lợi' cho Afghanistan




Tổng thông Afghanistan Hamid Karzai (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào


VOA - 08.06.2012
Chủ tịch Trung Quốc hôm nay hứa “giúp đỡ không vụ lợi” cho Afghanistan, khi hai nhà lãnh đạo hai nước đồng ý nâng cấp mậu dịch, viện trợ, đầu tư và những mối quan hệ an ninh.


Trong một cuộc họp tại Đại sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai là Trung Quốc sẽ tiếp tục giúp Afghanistan khi nước này bước vào “một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng.”


Trung Quốc đang tự đặt mình vào một vai trò lớn hơn tại Afghanistan tiếp sau việc rút hầu hết lực lượng Hoa Kỳ và quốc tế vào cuối năm 2014.


Hai nhà lãnh đạo ký một thỏa thuận đối tác chiến lược theo đó Trung Quốc cho biết sẽ khuyến khích đầu tư của Trung Quốc, giúp xây dựng hạ tầng cơ sở, cấp học bổng cho các sinh viên Afghanistan và viện trợ 24 triệu đô la trong năm nay.


Trong một thông cáo chung được công bố sau cuộc họp, hai bên bác bỏ chủ nghĩa khủng bố, cực đoan, ly khai và những tội phạm có tổ chức.
Reply With Quote
  #9  
Chưa đọc hôm nay, 07:34 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 5,205
Thanks: 2,131
Được cảm ơn 3,897 lần trong 2,286 bài
Default


Úc sắp bỏ cấm vận với Miến Điện

BBC
 / Cập nhật: 03:40 GMT - thứ sáu, 8 tháng 6, 2012




Miến Điện đang được quốc tế khen ngợi vì thực hiện cải cách


Ngoại trưởng Australia Bob Carr cho hay nước này sẽ dỡ bỏ các chế tài còn lại về hạn chế đi lại và tài chính đối với Miến Điện.
Ông Carr cũng hứa sẽ tăng gấp đôi lượng viện trợ cho quốc gia Đông Nam Á, từ mức 100 triệu Úc kim (98,5 triệu Mỹ kim) mỗi năm hiện nay, trước năm 2015.
Các tuyên bố này được đưa ra sau chuyến thăm của ông ngoại trưởng tới Miến Điện hôm thứ Năm 7/6. Trong chuyến đi này, ông đã hội kiến Tổng thống Thein Sein và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi.
Australia là nước cấp viện lớn thứ hai của Miến Điện.
Tuy nhiên, lệnh cấm vận vũ khí thì vẫn còn duy trì.
Hồi tháng Tư, Úc đã nới lỏng các hạn chế về đi lại và tài chính đối với khoảng 260 quan chức Miến Điện, trong đó có Tổng thống Thein Sein.
Trong một thông cáo, ông Carr nói: ''Trong các cuộc gặp hai ngày vừa qua, tôi đã chứng kiến tận mắt các nỗ lực cải cách đang diễn ra”.
''Đã tới lúc nới lỏng cấm vận là cách thức tốt nhất để thúc đẩy các tiến bộ.”
Quá trình dỡ bỏ chế tài sẽ bắt đầu được thực hiện trong những tuần tới, nhưng thông cáo nói lệnh cấm vận có thể sẽ áp dụng lại trong trường hợp có nhu cầu.
Viện trợ phát triển
Trong một thông cáo khác, ông Bob Carr nói Australia cũng sẽ hỗ trợ Miến Điện phát triển kinh tế-xã hội.
"'Đã tới lúc nới lỏng cấm vận là cách thức tốt nhất để thúc đẩy các tiến bộ."
Ngoại trưởng Australia Bob Carr
Lượng viện trợ cho nước này sẽ tăng 30% lên 63,8 triệu đôla Úc vào năm tới để giúp chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho người dân Miến Điện.
Australia cùng Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ đang từng bước nới lỏng cấm vận với Miến Điện.
Các động thái này diễn ra trong khi Miến Điện đang tiến hành cải cách, bắt đầu là cuộc bầu cử chính quyền dân sự do phe quân sự hỗ trợ vào tháng 11/2010, chấm dứt thể chế quân sự.
Tháng Tư năm nay, EU đã chính thức đồng ý bỏ gầu hết các chế tài đối với Miến Điện trong thời hạn một năm, nhưng duy trì cấm vận vũ khí.
Tháng trước, Hoa Kỳ cũng nới lỏng hạn chế về đầu tư, và chỉ định ông Derek Mitchell, điều phối viên của Bộ Ngoại giao về chính sách Miến Điện, làm đại sứ đầu tiên của nước này tại Miến Điện trong 22 năm nay.
Reply With Quote
  #10  
Chưa đọc hôm nay, 07:40 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 5,205
Thanks: 2,131
Được cảm ơn 3,897 lần trong 2,286 bài
Default

Bất kể TQ phản đối, ĐSQ Mỹ đưa tin ô nhiễm không khí Bắc Kinh 


Thursday, June 07, 2012 4:32:20 PM




BẮC KINH (AFP) - Chính phủ Mỹ cho hay tòa đại sứ và các tòa lãnh sự ở Trung Quốc sẽ không ngưng việc gửi 'Twitter' báo cáo thường xuyên tình trạng không khí ở Bắc Kinh và Thượng Hải, mặc dù bị chính quyền Trung Quốc phản đối.





Người dân bịt mặt chạy xe trong một ngày ô nhiễm nặng nề ở Bắc Kinh. Tòa Ðại Sứ Mỹ cho biết họ sẽ vẫn tiếp tục cung cấp thông tin qua Twitter, về mức ô nhiễm không khí Bắc Kinh và Thượng Hải, bất kể Trung Quốc phản đối và gọi đó là sự can thiệp vào chuyện nội bộ của họ. (Hình: Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)


“Ðây là một sáng kiến của tòa đại sứ ở Bắc Kinh để truyền đạt những gì chúng tôi coi là tin tức cần thiết cho công dân Mỹ ở ngoại quốc,” theo phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ Mark Toner cho báo chí hay.


“Việc làm này phần lớn nhắm vào công dân Mỹ, tuy nhiên nếu người dân Trung Quốc có được các tin tức này, chúng tôi cũng không thấy là điều phiền hà. Chúng tôi coi đây là một kiểu mẫu cho các phái bộ ngoại giao khác trên toàn thế giới để noi theo,” ông Toner nói, cho biết thêm rằng trong quá khứ đã có nỗ lực tương tự ở Mexico.


Trung Quốc phản đối việc ngoại giao đoàn Mỹ cung cấp những tin tức này, gọi đó là sự “can thiệp trắng trợn” vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Tuy nhiên, Toner nói tòa Ðại Sứ Mỹ ở Bắc Kinh không có ý định chấm dứt việc này.


Các thành phố ở Trung Quốc ở trong số những nơi gặp tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng nhất trên thế giới, nhưng cho tới gần đây, các thông báo của chính quyền Bắc Kinh vẫn nói rằng ở mức độ tốt - ngay cả khi dữ kiện từ tòa Ðại Sứ Mỹ ở Bắc Kinh cho thấy mức độ ô nhiễm lên đến mức kỷ lục.


(V.Giang) / Người Việt

Không có nhận xét nào: