23.8.12

Đã đến lúc phải ít đối thoại dông dài với Trung Quốc

Đã đến lúc phải ít đối thoại dông dài với Trung Quốc

2012-08-22
Theo bài báo trong The Wall Street Journal (số hôm thứ Hai 08/13/12) với tựa đề tạm hiểu “Đã đến lúc phải ít đối thoại dông dài với Trung Quốc”
AFP
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Mexico (06/19/2012)
Việc Hoa Kỳ lệ thuộc vào đối thoại với Trung Quốc  - từ họp thượng đỉnh, đối thoại thường niên về chiến lược và kinh tế cho tới trao đổi quân sự cấp cao – đã không đi tới đâu, bởi vì đó chỉ là tiến trình đối thoại một chiều, không thiết thực và có thể dẫn tới nhiều hiểu lầm. Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, GS Nguyễn Mạnh Hùng thuộc đại học George Mason, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, trước hết nhận xét:

Đối thoại không kết quả nhưng cần thiết


GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không nghĩ đó là việc đối thoại một chiều. Trước hết Mỹ không lệ thuộc vào kế hoạch đối thoại với TQ. Họ đối thoại chứ họ không có kế hoạch đối thoại. Đối thoại trước hết không bắt buộc phải đưa đến kết quả, mà là để tìm hiểu và cho nhau biết rõ lập trường và điều đòi hỏi của mình, ít nhất để tránh hiểu lầm có thể đưa đến những tính toán sai lầm và những hậu quả tai hại. Đó là lý do tại sao có những hội nghị thượng đỉnh, nhất là trong giai đoạn chiến tranh lạnh, giữa Nga và Mỹ. Bây giờ, tình trạng căng thẳng giữa TQ và Mỹ thì cần có những cuộc đối thoại như vậy.
Đối thoại trước hết không bắt buộc phải đưa đến kết quả, mà là để tìm hiểu và cho nhau biết rõ lập trường và điều đòi hỏi của mình, ít nhất để tránh hiểu lầm có thể đưa đến những tính toán sai lầm và những hậu quả tai hại.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Thanh Quang: Thưa giáo sư, vẫn theo bài báo thì thực ra Bắc Kinh hiểu rõ Washington muốn nói gì nhưng cố tình làm ngơ, không đáp ứng,
Tàu USNS Impeccable của Hoa Kỳ thăm dò đại dương, không trang bị vũ khí bị 5 tàu Trung Quốc đến gần sát, khiêu khích hôm Chủ nhật 8-3-2009. AFP
Tàu USNS Impeccable của Hoa Kỳ thăm dò đại dương, không trang bị vũ khí bị5 tàu Trung Quốc đến gần sát, khiêu khích hôm Chủ nhật 8-3-2009. AFP
mà nhất là hơn một thập niên đối thoại về quân sự đã không ngăn chận được việc TQ không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng, hay phát triển những phương tiện quân sự nhằm tấn công quân đội Mỹ. Giáo sư có ý kiến gì về nhận xét này ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nói là nhằm tấn công Mỹ là một nhận xét phiến diện, bởi vì nhiều chiến lược gia TQ và các học giả của họ trong nhiều cuộc hội thảo gần đây, nhất là trong tháng Sáu vừa qua đều cho rằng nếu TQ đánh nhau với Mỹ lúc này là chỉ rước lấy cái thua thôi.
Còn về việc TQ tăng cường ngân sách quốc phòng thì là một cường quốc đang lên, họ tăng ngân sách quốc phòng là điều tự nhiên rồi.
Chuyện này Mỹ đã biết từ lâu, từ khi ông Đặng Tiểu Bình nói là TQ cần có 4 hiện đại, nhưng vì lúc ấy đang cần hiện đại kinh tế cho nên quân sự phải chậm lại. Rồi đến thời ông Giang Trạch Dân, kinh tế TQ phát triển thì họ phát triển quân sự, điều này là tự nhiên rồi. Còn khả năng hiện tại của TQ hiện nay thì chỉ có tính cách khu vực. TQ muốn là nước độc tôn ở Á Châu. Họ tăng cường ngân sách quốc phòng là để đe doạ những nước nhỏ và kiềm chế sự can thiệp của Mỹ, mà tốt nhất là họ muốn tạo một thế lực khiến cho Mỹ ngại không muốn can thiệp vì sợ tốn kém. Đó là chính sách của Bắc Kinh.

Hoa Kỳ không “ngây thơ”


Thanh Quang: Thưa giáo sư, vẫn theo bài báo, thì phe chủ trương đối thoại Mỹ-Trung rao giảng rằng nhu cầu đối thoại là thiết thực, mang lại kết quả “có qua có lại” với TQ. Nhưng thực ra, bài báo cho đó là không thực tế. Và Bắc Kinh hiểu
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (phải) thảo luận với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, hôm 25/05/2010.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (phải) thảo luận với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, hôm 25/05/2010.
rất rõ như vậy nên biến những cuộc đối thoại Mỹ-Trung thành “cứu cánh”, chứ không phải “phương tiện” để hai nước thông hiểu nhau hơn. Qua kiểu đối thoại như vậy, vẫn theo bài báo, Bắc Kinh đưa Mỹ vào tình thế cứ tiếp tục vòng đối thoại kế tiếp, chứ không thực sự giúp giải quyết vấn đề. Nhận xét của giáo sư như thế nào ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết là đối thoại không phải hoàn toàn không có kết quả. Thí dụ sau vụ EP3 - máy bay do thám của Mỹ (va chạm với chiến đấu cơ của TQ), hay vụ tàu Impeccable của Mỹ ( bị tàu TQ quấy rối)…thì phía Mỹ đã nói rõ với TQ rằng họ không chấp nhận điều này, thì từ đó tới nay không xảy ra những chuyện tương tự như vậy nữa. Vậy thì nó có mang lại kết quả chứ không phải không.
Còn trong trường hợp không có kết quả là bởi những quyền lợi quốc gia khác nhau, nên chính sách khác nhau. Chẳng hạn như trường hợp Syria và Iran, vấn đề không đi đến đồng thuận được. Ngay ở Á Châu thì quyền lợi hai bên cũng khác, mà nhiều khi còn đối chọi nữa. Vì thế cho nên chính sách của TQ là họ muốn ru ngủ Mỹ với chính sách khi thì rắn, khi thì mềm, nhất là Bắc Kinh tìm cách kích động đến tâm trạng ngại chiến tranh, ngại trở lại tình trạng chiến tranh lạnh của một số học giả và chiến lược gia Mỹ, đặc biệt là những người muốn tăng cường mối quan hệ kinh tế với TQ để hưởng lợi cho mình.
Số người rao giảng điều này(đối thoại Mỹ-Trung) thì có, mà rõ rệt nhất là nhóm của ông Kissinger. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ thì họ nói như vậy nhưng bản chất ngoại giao là luôn luôn muốn điều đình. Họ có thực sự thực hiện như vậy không thì mình không biết. Nhưng không phải mọi người đều lạc quan và tin tưởng như vậy. Việc đạt được mục tiêu bằng phương tiện hoà bình thì tốt hơn là bằng võ lực.
Chuyện tái phối trí lực lượng của Mỹ về Á Châu là một mặt vừa để hỗ trợ, đồng thời mặt khác là để chuẩn bị cho trường hợp thương thuyết không xong mà Mỹ phải áp dụng chính sách vây chặn TQ, phải trở lại tình trạng chiến tranh lạnh. Như vậy không phải người Mỹ “ngây thơ”, mà họ đã chuẩn bị điều đó.
Chuyện tái phối trí lực lượng của Mỹ về Á Châu là một mặt vừa để hỗ trợ, đồng thời mặt khác là để chuẩn bị cho trường hợp thương thuyết không xong mà Mỹ phải áp dụng chính sách vây chặn TQ, phải trở lại tình trạng chiến tranh lạnh. Như vậy không phải người Mỹ “ngây thơ”, mà họ đã chuẩn bị điều đó
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Vệ tinh của công ty DigitalGlobe đã chụp được tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc hôm 8 tháng 12 và đã cho phổ biến hôm 15 tháng 12, 2011
Vệ tinh của công ty DigitalGlobe đã chụp được tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc hôm 8 tháng 12 và đã cho phổ biến hôm 15 tháng 12, 2011. AFP
Thanh Quang: Theo đề nghị của bài báo vừa nói thì vị tân Tổng thống Hoa Kỳ sắp tới, dù thuộc Dân Chủ hay Cộng Hoà, cần phải loại bỏ cách đối thoại Mỹ-Trung như lâu nay, mà phải cho phía TQ biết rằng giới lãnh đạo Mỹ có đàm phán với phía Bắc Kinh là vì những vấn đề quan trọng thực sự, chứ không phải hai bên gặp nhau để…chụp hình chung. Và sự ổn định Á Châu có thể được dài lâu nếu TQ hiểu rằng Hoa Kỳ không bị đánh lạc hướng vì kiểu đối thoại thường niên một chiều như lâu nay. Giáo sư có ý kiến gì về nhận xét như vậy ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng:Trước hết, tôi không nghĩ chính quyền Mỹ bị đánh lạc hướng vì đối thoại đó. Còn về việc đối thoại, thì điều quan trọng không phải là đối thoại hay không đối thoại, mà điều quan trọng là biết mình muốn gì và có thể đạt được gì qua đối thoại.
Nhiều khi cũng vì áp lực nội bộ, như bị phe đối lập chỉ trích là cứng rắn và diều hâu khiến bất lợi cho Mỹ, thì đây cũng là yếu tố khiến cho chính quyền Mỹ phải tỏ ra mình cũng sẵn sàng thương thuyết, chứ không phải chỉ nhắm mắt đi đến chiến tranh như trường hợp Iraq. Ngày xưa khi ông Ronald Reagan trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông tuyên bố đế quốc Liên Xô là “evil empire”. Thế mà sau đó, đến nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai, ông cũng đã thảo luận với Nga Xô rồi. Vậy thì vấn đề không phải đối thoại hay không đối thoại. Mà vấn đề là đối thoại đạt được những gì, mình muốn gì và có thể đạt được gì qua đối thoại.
Thanh Quang: Cảm ơn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào: