Đa đảng là tất yếu với Việt Nam
Nguyễn Long Việt gửi RFA
2012-10-23
Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận lỗi trước dân, hay mới đây nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận lỗi trước Quốc Hội, tôi tin là thật lòng. Nhưng chỉ cái tâm thôi thì vẫn không đủ.
Nếu bản thân tôi có được vị trí như Thủ tướng, hay Gaddafi, tôi cũng sẽ lạm quyền như thế, bởi đó là kết quả của chế độ độc tài.
Người có quyền lực trong tay có xu hướng lạm quyền. Thủ tướng "bị" như ngày hôm nay là "nạn nhân" của chế độ độc đảng. Độc đảng sinh ra độc tài.
Không bao giờ có khái niệm dân chủ một đảng mà chỉ có dân chủ đa đảng.
Nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Mỹ, mọi chuyện sẽ khác. Ông ấy và nhân viên cấp dưới sẽ bị giám sát bởi Nghị Viện và sẽ bị phán xử bởi các Quan tòa độc lập nhân danh công lý và chỉ tuân theo pháp luật.
Tôi vẫn ủng hộ xây dựng một người đứng đầu hành pháp mạnh (như Tổng thống Mỹ). Nhưng quyền lực chỉ được Hiến pháp trao quyền (đúng bản chất của khế ước xã hội, do nhân dân làm ra chứ không phải là Đảng làm Hiến pháp).
Và các nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) độc lập, kiềm chế và đối trọng lẫn nhau để đảm bảo không có nhánh nào lạm quyền.
Tôi vẫn linh cảm rằng, Thủ tướng vẫn mong muốn con trai Nguyễn Thanh Nghị sẽ trở thành lãnh đạo của Việt Nam trong tương lai. Tôi vẫn ủng hộ.
Nhưng quan trọng là anh Nghị sẽ trở thành lãnh đạo bằng cách nào? Có 2 con đường để trở thành lãnh đạo.
Thứ nhất là ở Bắc Hàn, nơi Kim Jong Un nhận quyền từ người cha (không phải do dân chọn). Tưởng như chắc chắn nhưng rủi ro cũng cao.
Theo cách này, người lãnh đạo sẽ không có tính chính danh, và nguy cơ bị sụp đổ rất cao.
Thứ hai, Tổng thống Bush và thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long (trở thành lãnh đạo nhờ tài năng của bản thân thông qua tranh cử dân chủ, và lá phiếu từ dân, chứ không phải từ cha).
Tôi vẫn hy vọng thế hệ con cháu của những người lãnh đạo được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến Tây Âu, Mỹ sẽ trở thành lãnh đạo nhưng là do dân bầu nhờ những chính sách tốt cho đất nước của họ đưa ra.
Tôi vẫn hy vọng thế hệ con cháu của những người lãnh đạo được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến Tây Âu, Mỹ sẽ trở thành lãnh đạo nhưng là do dân bầu nhờ những chính sách tốt cho đất nước của họ đưa ra.
Mỹ hay Tây Âu trở nên giàu có, văn minh, mọi người đều muốn đến sinh sống bởi họ là những nước dân chủ thực sự.
Ông Obama hay Romney không phải là các giáo sư như các vị bộ trưởng của nước ta, nhưng được dân chúng bầu lên bởi vì các chính sách của các ông ấy.
Lãnh đạo cấp cao nước nào cũng có của ăn của để, nhưng cái quan trọng là cái danh sau này mà lịch sử sẽ phán xét.
Con đường duy nhất cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hay Thủ tướng để tạo ấn tượng tốt, ghi danh trong những tranh sử là tạo một môi trường cạnh tranh chính trị, hay nói cách khác là "đa đảng".
Đa đảng không phải là hủy bỏ Đảng Cộng sản. Mà khi ấy, những đảng viên giỏi, có năng lực sẽ trở thành những ứng cử viên sáng giá, và tôi tin Đảng cộng sản vẫn sẽ lãnh đạo, nhưng theo cách dân bầu.
Chứ không phải quy định trong Điều 4 Hiến pháp. Lãnh đạo hay không thì phải do bầu cử quyết định, chứ không phải mặc nhiên như vậy.
Do vậy, việc đầu tiên là phải thay đổi cái khung gỗ đã chứ không phải là chút nước sơn.
Hay nói cách khác là Đa đảng.
Hay nói cách khác là Đa đảng.
Đó là cột móng đầu tiên để xây dựng nhà nước. Từ đó mới có cạnh tranh chính trị giữa các đảng phái. Nếu đảng nào có chính sách tốt, dân chọn. Đảng đối lập tồn tại để phản biện lại các chính sách của đảng cầm quyền, và truyền tải đến người dân.
Trong chế độ 1 đảng, tiếng nói phản biện của các cá nhân (nhỏ lẻ, không đủ sức mạnh để đối trọng với đảng cầm quyền) nên bị bóp nát từ trứng nước.
Chỉ có chế độ đa đảng thì các quan tòa là người trung lập (không là đảng viên đảng nào), phán xử lãnh đạo tham nhũng, lạm quyền.
Họ không cần chờ Đại hội đảng nào họp kỷ luật ai, họ chỉ dựa vào luật pháp mà phán.
Trong chế độ 1 Đảng, thì Đảng quản lý tất cả 3 quyền, lập, hành và tư pháp và quyền lực thứ 4 là báo chí nên dẫn đến độc tài, tham nhũng.
Đó cũng là lý do giải thích tại sao các vị vua ngày xưa có quyền "thế thiên hành đạo".
Nhưng chế độ phong kiến, mặc định vua có "nhiệm kỳ suốt đời" nên họ còn lo cho dân, sau quyền lợi của họ.
Nhưng cái văn hóa nhiệm kỳ của những người lãnh đạo độc tài thì chức vụ là cơ hội làm giàu cho cá nhân mà thôi (bởi họ nghĩ, chỉ có 5, 10 năm mình phải vơ vét cái đã).
Giả sử bác Tổng bí thư, Chủ tịch nước hay Thủ tướng có tâm nhưng liệu rằng người kế nhiệm có tâm hay không? và một đội ngũ khổng lồ các quan chức nhà nước có tâm để hành xử như các bác hay không? Cách tốt nhất là đa đảng để buộc họ lại.
Theo dòng thời sự:
- Chỉnh đốn đảng và cuộc chiến trên các trang web
- TT Nguyễn Tấn Dũng không còn được Đảng tín nhiệm?
- Hội nghị Trung ương 6 - Cải tổ giáo dục
- Hội nghị Trung ương 6 - Chấn chỉnh Đảng
- Những mục tiêu quan trọng của Hội nghị Trung ương 6
- Những thay đổi nhân sự có thể sau Hội nghị Trung ương 6
- Khai mạc Hội nghị Trung ương ĐCSVN lần 6
- Hậu quả sau hội nghị Thành Đô?
- Đảng sẽ làm gì nếu phê và tự phê không hiệu quả?
- Anh Nguyễn Chí Đức ra khỏi Đảng Cộng Sản VN
- Đảng cần tự diễn biến
- Bỏ phiếu tín nhiệm cấp lãnh đạo chính phủ
- Đảng chọn dân hay chọn Trung Quốc?
- Phải chăng bắt đầu một vận hội mới?
- Chỉnh đốn Đảng: Tại sao Đảng trị lại nguy hiểm?
- Chỉnh đốn Đảng: Đạo đức đảng viên và tiếng nói dân chúng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét