Việt Nam mong sớm đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông
Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia đã thực hiện các chuyến ngoại giao con thoi để thúc đẩy sự đồng thuận giữa các nước ASEAN
Việt Nam mong muốn các nước Đông Nam Á và Trung Quốc có thể nhanh chóng khởi sự các cuộc đàm phán chính thức về Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông COC nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Đó là tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 25/10 đáp câu hỏi về quan điểm của Việt Nam liên quan đến bản dự thảo COC mới đây của Indonesia.
Ông Nghị cho biết ASEAN đang tiếp tục thúc đẩy các cuộc tham vấn chính thức với Trung Quốc để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm rằng các tài liệu cơ sở về các thành tố trong COC đã hoàn tất và đã được Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á thông qua hồi tháng 7.
Vẫn theo lời ông Nghị, bản dự thảo COC của Indonesia chi tiết và cụ thể hóa các thành tố mà các bên đã nhất trí và Đông Nam Á sẽ tiếp tục thảo luận về các nội dung đó.
Cùng ngày 25/10, Singapore cũng lên tiếng ủng hộ “Bản sơ thảo số Không” do Indonesia đề xuất mà Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam gọi là ‘khung sườn hữu ích’ cho nỗ lực giải quyết các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
Singapore và Indonesia nhất trí rằng ASEAN nên ủng hộ Bộ Quy tắc ứng xử và không nên để tranh chấp Biển Đông gây xích mích giữa các thành viên trong 10 nước Đông Nam Á trước thượng đỉnh ASEAN vào tháng sau tại Campuchea.
ASEAN từng thất bại không đưa ra được một thông cáo chung về vấn đề Biển Đông tại thượng đỉnh hồi tháng 7 ở Campuchea.
Kể từ sau đó, Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia đã thực hiện các chuyến ngoại giao con thoi để thúc đẩy sự đồng thuận giữa các nước ASEAN.
Nỗ lực của Indonesia đã dẫn tới Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông trong đó nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc chung quyết các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử và tôn trọng luật quốc tế bao gồm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
Bản thảo COC đã được chuyển đến Ngoại trưởng các nước ASEAN tại cuộc họp của Ðại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York hồi đầu tháng.
Nguồn: VN’s Ministry of Foreign Affairs website, Philippine News Agency/Antara News
Đó là tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 25/10 đáp câu hỏi về quan điểm của Việt Nam liên quan đến bản dự thảo COC mới đây của Indonesia.
Ông Nghị cho biết ASEAN đang tiếp tục thúc đẩy các cuộc tham vấn chính thức với Trung Quốc để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm rằng các tài liệu cơ sở về các thành tố trong COC đã hoàn tất và đã được Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á thông qua hồi tháng 7.
Vẫn theo lời ông Nghị, bản dự thảo COC của Indonesia chi tiết và cụ thể hóa các thành tố mà các bên đã nhất trí và Đông Nam Á sẽ tiếp tục thảo luận về các nội dung đó.
Cùng ngày 25/10, Singapore cũng lên tiếng ủng hộ “Bản sơ thảo số Không” do Indonesia đề xuất mà Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam gọi là ‘khung sườn hữu ích’ cho nỗ lực giải quyết các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
Singapore và Indonesia nhất trí rằng ASEAN nên ủng hộ Bộ Quy tắc ứng xử và không nên để tranh chấp Biển Đông gây xích mích giữa các thành viên trong 10 nước Đông Nam Á trước thượng đỉnh ASEAN vào tháng sau tại Campuchea.
ASEAN từng thất bại không đưa ra được một thông cáo chung về vấn đề Biển Đông tại thượng đỉnh hồi tháng 7 ở Campuchea.
Kể từ sau đó, Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia đã thực hiện các chuyến ngoại giao con thoi để thúc đẩy sự đồng thuận giữa các nước ASEAN.
Nỗ lực của Indonesia đã dẫn tới Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông trong đó nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc chung quyết các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử và tôn trọng luật quốc tế bao gồm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
Bản thảo COC đã được chuyển đến Ngoại trưởng các nước ASEAN tại cuộc họp của Ðại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York hồi đầu tháng.
Nguồn: VN’s Ministry of Foreign Affairs website, Philippine News Agency/Antara News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét