Dư luận trong nước về giải nhân quyền năm 2012
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-11-04
Một số ý kiến từ trong nước về giải thưởng nhân quyền năm 2012 của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam.
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, trụ sở chính tại bang California, hôm ngày 2 tháng 11 vừa qua ra thông báo trao giải thưởng năm nay cho ba nhà đấu tranh tại Việt Nam là Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy.
Trong chương trình trước, chúng tôi gửi đến quí vị bài phỏng vấn trưởng ban Điều hành của Mạng Lưới về một số thông tin liên quan. Hôm nay, mời quí vị cùng theo dõi ý kiến từ trong nước về giải thưởng nhân quyền năm nay của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam.
Nguồn động viên
Thông cáo báo chí của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam hôm ngày 2 tháng 11 nêu rõ ‘Giải Nhân quyền Việt Nam do Mạng lưới Nhân quyền thành lập vào năm 2002 và được tổ chức hằng năm nhằm tuyên dương thành tích đấu tranh bất bạo động của những người đã chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính mình, cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam’.
Hai trong số ba người được giải năm nay đều trải qua nhà tù của nhà cầm quyền Việt Nam. Đó là cô Phạm Thanh Nghiên chịu án bốn năm tù giam và mới mãn hạn tù hồi tháng 9 năm nay. Còn cô Tạ Phong Tần, chủ trang blog Sự Thật và Công Lý thì hiện đang thụ án 10 năm tù giam. Cả hai đều bị truy tố về tội danh tuyên truyền chống Nhà Nước.
Bản thân cô Phạm Thanh Nghiên bày tỏ những suy nghĩ khi nhận được thông tin Mạng Lưới Nhân quyền chọn cô là một trong ba người để trao giải năm nay:
Ngoài vui mừng tôi cũng cảm thấy chạnh lòng, vì như chúng ta đã biết ba gương mặt được giải năm nay đều là phụ nữ.Cô Phạm Thanh Nghiên
“Quả thật khi được biết tôi là một trong ba phụ nữ nhận được giải thưởng của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam, tôi rất vui mừng và bất ngờ bởi vì tôi nghĩ những gì mà tôi đóng góp cho nhân quyền Việt Nam rất ít ỏi, nhỏ bé, còn nhiều người xứng đáng hơn tôi; nên tôi bất ngờ về điều đó.
Tôi cũng xin chia sẻ thêm một chút: ngoài vui mừng tôi cũng cảm thấy chạnh lòng, vì như chúng ta đã biết ba gương mặt được giải năm nay đều là phụ nữ. Tôi là một cựu tù nhân lương tâm, không biết có phải trở lại ‘nhiệm sở bất đắc dĩ’ đó nữa hay không. Đó là việc ở phía trước. Khi nghĩ đến chị Tạ Phong Tần tôi rất xúc động, cảm động. Tôi xin gửi lời chúc mừng đến chị Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy.
Những gì tôi trải qua trong tù, thì không phải ai cũng có thể bước qua được.”
Người thứ ba được nhận giải là cô Huỳnh Thục Vy, một cây bút trẻ trong nước. Cô từng bị công an sách nhiễu vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Cô được một số nhà đấu tranh trong nước đề cử vào danh sách các ứng viên cho giải thưởng nhân quyền năm nay. Một trong những người đó là luật sư Nguyễn Văn Đài và ông cho biết lý do đề cử Huỳnh Thục Vy:
Phản ứng trước nhà cầm quyền
Cả ba người phụ nữ được trao giải nhân quyền năm nay của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam từng chịu sách nhiễu từ phía cơ quan chức năng Việt Nam vì những hành động công khai đấu tranh cho những quyền căn bản của con người, cũng như lên tiếng về việc đất nước bị phía Trung Quốc xâm lấn.
Nay khi họ nhận được một giải thưởng từ một tổ chức như Mạng Lưới Nhân quyền từ nước ngoài trao cho chắc hẳn họ sẽ phải chịu ghi thêm một nét đen từ phía nhà cầm quyền Việt Nam. Tuy nhiên đối với Cô Phạm Thanh Nghiên, người vừa rời khỏi nhà tù sau bốn năm thì những ‘trở ngại’ dự báo trước đối với cô không là một vấn đề lớn, cô cho biết:
Bản thân cô Huỳnh Thục Vy so với nhiều người khác thì chưa có đủ yếu tố để nhận giải thưởng, nhưng nếu tính ‘cộng’ cả gia đình lại thì họ xứng đáng nhận được giải thưởng.LS Nguyễn Văn Đài
“Tôi không thấy trở ngại gì về vấn đề nhà cầm quyền sẽ đối xử với tôi sau khi nhận được giải này.Tôi không có khái niệm đó. Tôi chỉ có khái niệm vui mừng, chưa xứng đáng lắm mà được sự yêu mến để nhận giải này.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm, thì có chia sẻ kinh nghiệm và nhận định của bản thân về ứng xử từ phía nhà cầm quyền đối với những nhà đấu tranh trong nước như sau:
“Trong những năm trước khi những người nhận được giải thưởng của Mạng lưới Nhân quyền hay các tổ chức nhân quyền thì cũng bị những áp lực, sách nhiễu từ phía chính quyền; những một hai năm trở lại đây việc đó giảm bớt. Việt trao giải thưởng là vinh dự, nhưng họ cũng phải chịu ‘đôi chút’ áp lực. Nếu họ vượt qua thì mới thực sự xứng đáng, và cổ vũ tinh thần cho những người tiếp theo đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.”
Ý chí đấu tranh
“Bản thân tôi luôn kiên định cuộc đấu tranh bất bạo động, mà chúng tôi dùng chính trách nhiệm và lương tâm của chúng tôi. Chúng tôi cũng không xấu hổ khi nói rằng những người đấu tranh vì nhân quyền, vì công bằng, tự do dân chủ, là những người rất dũng cảm, có khí phách. Bởi vì có khí phách - tức đi làm những việc có chính nghĩa, những việc phải mà không sợ bị cường quyền đàn áp. Tôi cũng kiên định với những mục tiêu mà tôi đã chọn ngay từ thuở ban đầu.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng cho biết hướng tới của những người dám dấn thân cho công cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam:
“Một trong những nổ lực của chúng ta là phổ biến được kiến thức về nhân quyền đến mọi tầng lớp người dân, nhất là thế hệ trẻ.”
Xin được nhắc lại cô Phạm Thanh Nghiên và Tạ Phong Tần từng được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch trao giảo Hellman Hammett. Đây là giải thưởng nhằm vinh danh những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và có thái độ dũng cảm trước mọi đàn áp chính trị.
Theo dòng thời sự:
- Ba phụ nữ VN được trao giải nhân quyền 2012
- Tác dụng ngược của các bản án nặng nề
- Cái giá của sự trung thực?
- Cấm đoán không bao giờ là giải pháp tốt
- Lỗ hổng cấm địa làm phát sinh “lề trái”
- Phản ứng của giới blogger trước lệnh "xử lý" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Bày tỏ lòng yêu nước là chống phá nhà nước?
- Việt Nam tuyên án tù 3 bloggers
- Phiên toà kết tội lòng yêu nước
- Tàu lạ lại đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam
- Đài Truyền hình Hà Nội bị tố cáo đưa tin sai sự thật
- Bản tin biểu tình của HTV Hà Nội – Mũi tên bắn ngược
- Quốc tế chỉ trích Việt Nam kết án tù các bloggers
- Tin tức trái chiều là do thông tin không minh bạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét