Tuổi trẻ Việt Nam: hãy tồn tại có trách nhiệm!
Nguyễn Tâm Linh (Danlambao) - Chúng ta những thanh niên của “thế hệ chịu đựng” hôm nay, có thể cam chịu những di sản người đi trước để lại, cam chịu những giọt nước mắt của đồng bào đang rơi trên từng tuyến biên giới quê hương. Chúng ta có thể câm lặng trước nỗi đau những người vợ, người mẹ, người con của người đã lấy máu mình làm cột mốc giữ biển đảo cho Tổ Quốc. Chúng ta có thể chịu đựng, bởi chúng ta là một “thế hệ vứt đi”. Thế nhưng, thế hệ sau của chúng ta có đáng bị như vậy!? Ai có thể cam tâm làm dài hơn sợi dây bó buộc những quyền con người căn bản mà những người đi sau phải được hưởng. Lẽ nào nhìn thế hệ sau của mình như những con cừu được nuôi lớn rồi thịt, vỗ béo cho cường quyền ác bá. Lẽ nào, nhìn thấy trước thảm cảnh của dân tộc nếu rơi vào vòng nô lệ của Trung Quốc, mà vẫn cam tâm câm lặng hay sao?...
*
Đất nước đang rên siết dưới gót dày kẻ thù ngàn năm phương bắc. biển Đông đang bị quấy đục bởi chiến thuyền đại hán. Ngư dân Việt Nam đang bị lũ cướp biển “hữu nghị” cướp bóc, bắt bớ và giam cầm. Dãi trường sơn hùng vĩ cha ông ta để lại nay đang oằn mình gánh hàng trăm ngàn quân tàu giả danh người lao công, chúng ẩn nấp kỹ để chờ ngày cướp nước. Từ địa đầu Tổ Quốc cho tới tận mũi Cà Mau, ở đâu giặc tàu cũng lũng đoạn, phá hoại nước ta.
Đại họa mất nước đang cận kề. những hậu duệ Thánh Gióng, mang trong mình dòng máu tiên rồng hãy lắng nghe lời khẩn cầu của núi sông. Hãy hành động có trách nhiệm với tổ quốc, với chúng ta và thế hệ sau của chúng ta.
Được gì và gieo gì
Sống trong một giai đoạn xã hội mà con người trở nên thực dụng hơn, câu hỏi “sẽ được gì?”chính là câu được dùng nhiều nhất của các bạn trẻ hôm nay. Đi biểu tình chống Trung Quốc sẽ được gì? Biểu tình chống Trung Quốc có khiến chiến hạm của tàu khựa chìm, có làm tàu khựa trả lại biển đảo quê hương hay không? Nếu chìm tôi có được gì không?. Những câu hỏi kiểu vậy cho thấy, dường như rất nhiều người quan tâm đến kết quả trước mắt, quan tâm đến sẽ được gì và mất gì mà quên đi rằng chúng ta hôm nay đã gieo gì vào tương lai.
Chúng ta, những thanh niên trong thời đại Internet, một cú nhấp chuột sẽ mang đến cả một biển thông tin. Ở trong biển thông tin ấy, đã có ai trong số chúng ta cảm thấy nhói lòng trước thảm cảnh ở Tân Cương Trung Quốc, có ai thấy lồng ngực mình nghèn nghẹn khi chứng kiến những người hóa thân thành ngọn đuốc để đòi tự do ở Tây Tạng. Thấy phẫn uất khi chứng kiến cảnh những kẻ bạo tàn mổ xác học viên Pháp luân công Trung Quốc. Thảm cảnh đó cũng sẽ trở thành tương lai của dân tộc ta khi chúng ta chỉ đòi “được gì” các bạn ạ.
Chúng ta, những thanh niên đã được giáo dục rằng trong quá khứ, biết bao lần bọn bành trướng phương bắc quyết làm cỏ Tổ Quốc ta. Với mưu đồ đồng hóa dân tộc, chúng đã gây ra những tội ác “Độc ác thay, trúc nam sơn không ghi hết tội/Dơ bẩn thay nước đông hải chẳng rửa sạch mùi”. Chúng giết chết đàn ông, thảm diệt nền văn hóa. Lịch sử sẽ lặp lại với dân tộc này thêm lần nữa khi chúng ta chỉ biết “được gì” thưa các bạn.
Chúng ta, những thanh niên hừng hực sức sống, cảm thấy thế nào khi đồng bào ta, người ngư dân khúc ruột miền Trung đáng tuổi cha tuổi chú, van lạy tên lính Trung Quốc đang cướp thuyền ngay trên vùng biển mà cha ông ta đời đời khai phá. Khi chúng kéo tàu nhỏ, tàu to hè nhau cắt cáp tàu kinh tế Việt Nam ta. Đó chính là hệ quả của việc thế hệ đi trước của chúng ta chỉ quan tâm đến việc sẽ “được gì” đấy các bạn.
Chúng ta những thanh niên của “thế hệ chịu đựng” hôm nay, có thể cam chịu những di sản người đi trước để lại, cam chịu những giọt nước mắt của đồng bào đang rơi trên từng tuyến biên giới quê hương. Chúng ta có thể câm lặng trước nỗi đau những người vợ, người mẹ, người con của người đã lấy máu mình làm cột mốc giữ biển đảo cho Tổ Quốc. Chúng ta có thể chịu đựng, bởi chúng ta là một “thế hệ vứt đi”. Thế nhưng, thế hệ sau của chúng ta có đáng bị như vậy!? Ai có thể cam tâm làm dài hơn sợi dây bó buộc những quyền con người căn bản mà những người đi sau phải được hưởng. Lẽ nào nhìn thế hệ sau của mình như những con cừu được nuôi lớn rồi thịt, vỗ béo cho cường quyền ác bá. Lẽ nào, nhìn thấy trước thảm cảnh của dân tộc nếu rơi vào vòng nô lệ của Trung Quốc, mà vẫn cam tâm câm lặng hay sao?
Lịch sử đang thúc giục chúng ta hành động, tương lai đang khắc khoải mong ngóng những hành động của chúng ta. Chúng ta hãy gieo vào tương lai những khát vọng về quyền biểu thị ý chí của công dân bằng việc hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình bảo vệ biển đảo của quê hương mà các công dân có trách nhiệm khác đã kêu gọi.
Chúng ta sẽ gieo vào tâm hồn thế hệ sau của chúng ta lòng yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh bảo vệ tổ quốc không gì có thể cản được. Dù đó là bạo lực cường quyền hay tay sai ngoại bang. Ta gieo vào tương lai những dòng chảy của sức mạnh xã hội dân sự khi công khai hòa cùng đồng bào thể hiện quyền được ấn định trong hiến pháp của mình.
Vì...
Khi sống là tồn tại có trách nhiệm!
Sống hay chết chỉ là những khái niệm mơ hồ, con người suy cho cùng cũng chỉ là một dạng vật chất. Vật chất thì luôn luôn tồn tại cho dù khác nhau về hình thức tồn tại. Như vậy cuộc sống của con người không có sự sống hay cái chết, chỉ có tồn tại hay tồn tại có trách nhiệm thôi.
Một con mãnh thú, phải gồng mình chiến đấu chống lại các loài thú dữ khác. Để bảo vệ lãnh địa, săn mồi, để có những dòng sữa hoặc thức ăn cho con của nó. Đó chính là một sự tồn tại có trách nhiệm với thế hệ sau trực tiếp của con thú ấy.
Điểm khác biệt giữa con người với động vật đó chính là trách nhiệm về thế hệ sau gián tiếp, với đồng loại mình, đồng bào mình, dân tộc mình và hơn nữa là quốc gia và cả xã hội loài người đang sống. Một con thú để có sữa cho con bú hoặc thức ăn cho con, nó có thể tấn công ngay đồng loại của mình. Mặc cho đồng loại và thế hệ sau gián tiếp là con của đồng loại nó bị chết.
Nhưng đối với con người chúng ta khi sống trong những cộng đồng, quốc gia, chúng ta phải có trách nhiệm đối với thế hệ sau gián tiếp cho dù khác biệt về dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ. Để cho thế hệ sau dù trực tiếp hay gián tiếp của mình được sống no đủ, được hưởng các quyền tự do dân chủ và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nếu như chúng ta những thế hệ đi trước, tước đi của thế hệ sau những quyền cơ bản của con người đó, thì sự sống đang xuyên suốt trong các thế hệ chỉ là sự tồn tại đơn thuần của tự nhiên, sự tồn tại theo kiểu “vật tự nó”.
Chúng ta! Những thanh niên hôm nay, đứng trước vận mệnh của dân tộc, không lẽ chọn cách làm con rùa rụt cổ, khư khư giữ chặt những mỗi lợi cỏn con cho thế hệ sau trực tiếp của mình, để cho đồng bào, thế hệ sau của cả dân tộc chịu những thảm cảnh đau thương mà quân xâm lược phương bắc chắc chắn sẽ mang tới?
Nên nhớ rằng được sinh ra trong dạng sống mang tên con người là niềm hạnh phúc lớn lao với bất kì ai, nhưng được hưởng trọn nền độc lập tự do, hưởng trọn quyền con người là hạnh phúc còn lớn hơn gấp vạn lần. Để tất cả thế hệ sau của mình có được niềm hạnh phúc đó, tương lai yêu cầu chúng ta hôm nay gieo lên những hành động có trách nhiệm. Còn không, những cái lợi trước mắt, những hành vi hèn nhát ngày hôm nay sẽ biến thành những sợi xích trong nay mai để siết chặt chính thế hệ này mà chẳng cần chờ lâu. Vì thế, chúng ta cần có lựa chọn cho mình sự tồn tại chính xác, đặt sự tồn tại của mình vào sự tồn tại chung của dân tộc.
Còn nhớ trong một ngàn năm phong kiến bắc thuộc, các triều đình phong kiến phương bắc âm mưu đồng hóa giống nòi nước nam, tận diệt văn hóa người Việt. Dù vậy, văn hóa Việt dù ít nhiều bị ảnh hưởng nhưng vẫn trường tồn, lãnh thổ Việt vẫn bền vững. Rõ ràng người đi trước đã hoàn thành trách nhiệm đối với người sau trong suốt cả ngàn năm ấy. Họ đã cho con cháu của mình, những thế hệ sau được biết về thân phận, được biết về nỗi đau của dân mất nước, được cảm nhận văn hóa dân tộc qua những lời ru à ơi của mẹ hay qua câu chuyện cổ tích của bà. Là dùng chính xương máu mình tạo nền tảng cho ngày dành độc lập. Như thế người xưa đã sống, đã tồn tại có trách nhiệm và bất tử trong chúng ta hôm nay.
Tinh thần trách nhiệm xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, hôm nay sẽ được chúng ta tiếp nối ra sao?
Thế hệ sau của chúng ta sẽ tồn tại là con người đúng nghĩa? Được làm chủ một quốc gia độc lập vẹn toàn? Hay thuần túy tồn tại chỉ để tồn tại mà thôi?
Liệu chúng ta có thể nhìn thế hệ sau của mình bị bó buộc, bị giam hãm, bị vỗ béo để phục vụ cho lợi ích của một sự tồn tại khác. Để cho thế hệ sau của mình sống trong thời đại của những kẻ mượn danh công lý, mượn danh chiến đấu vì tự do dân chủ tước bỏ quyền làm người và quyền được hưởng những quyền cơ bản của con người.
Câu trả lời nằm ở chính hành động của chúng ta hôm nay!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét