14.12.12


VIỆT THANH CHIẾN DỊCH — PHẦN III: CHUẨN BỊ TIỀN CHIẾN DỊCH

VIỆT THANH CHIẾN DỊCH
PHẦN III
CHUẨN BỊ TIỀN CHIẾN DỊCH
1. CHUẨN BỊ
1.1. Ðiđộng của Thanh triu

1.1.1. Hăm dọa động binh
Trước khi xuất quân, vua Cao Tông sai tổng đốc Vân Nam – Quí Châu theo đường Mông Tự hư trương thanh thế, lại muốn đánh đòn tâm lý nên tung ra một tờ hịch giả vờ để cho Nguyễn Huệ một sinh lộ cốt cho lực lượng Nam binh ngã lòng, dịch ra như sau:
… Bản bộ đường tổng đốc các tỉnh Vân Nam – Quí Châu cùng với tổng đốc Quảng Ðông – Quảng Tây họ Tôđu trông coi hai tỉnh, cùng phụng thánh chỉ đem quân tiễu trừ bọn giặc. Nghĩ đến tổ tiên trấn mục các ngươi từ trước đến nay vẫn là bầy tôi họ Lê, nay đến cháu con lại không biết cùngđứng lên, đồng tâm hiệp lực, vì tự tôn ngoài chống xâm lấn, trong sửa sang chính sự, lại đem lòng phản chủ, theo kẻ thù, cam tâm làm điu tà vạy,đến nỗi Nguyễn tặc đuổi chủ làm loạn luân thường, tàn hại dân chúng, sưu cao thuế nặng, làm điu trái nghĩa. Một khi đại quân tập hợp cùng tiễu trừ, bọn chúng lập tức bị tiêu diệt, còn những kẻ hùa theo đảng giặc, ắt sẽ bị (dân) nổi lên chém giết. Chính vì thế, nay ta truyn hịch cho các trấn mục các ngươi hãy nghĩ đếđại nghĩa, cùng nhau ra sức một lòng, chiêu tập binh dân, quét sạch nghịch tặc, nghênh đón chủ cũ, không những được tiếng trung với quốc gia, mà cũng còn được đại hoàng đế ân thưởng.
Còn như muối mặt mà chạy theo giặc, quay sang cho Nguyễn tặc dùng, chiếm giữ một vùng, thì bọn trấn mục các ngươi quả là vô nhân tâm, không biết gì đến thiên lýÐại binh tiến lên tiễu trừ, nhanh như sấm chớp, ắt những kẻ đi theo giặc sẽ bị tru diệt trước hết. Hiện nay bản bộ đường đang tập hợp mấy vạn binh mã Vân Nam – Quí Châu, cùng tổng đốc bộ đường họ Tôn của Lưỡng Quảng định k tiến phát. Ðợi khi Lưỡng Quảng Tôn tổng đốc cho biết ngày giờ tiến quân rồi, bản bộ đường sẽ tức tốc đốc thúc quan binh hai mặt cùng đánh vào, các ngươi mỗi đứa chiếm cứ một vùng nhỏ bằng viên đạn, liệu chống đỡ được bao lâu, thiên binh tới nơi, ắt thành tro bụi. Còn như trấn mục các ngươi biết tỉnh ngộ mà theo đường thuận, danh tiết cũng vẹn toàn, còn như chấp mê theo đường nghịch thì thân mình, gia quyến không bảo vệ được, hoạ phúc đã rõ ràng, hãy tự chọn lấy, ấy là tình thực bảo cho biếđiu thay cũ đổi mới, chẳng phải là ta xui các ngươi làmđiu phản phúc.
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ các ngươi vốn là bầy tôi họ Lê, nay dám làmđiu phản loạn, đem quâđuổi chủ, dân trong nước không ai là không phẫn hận, hiện nay Tôn tổng đốc đích thân dẫn đại binh tiễu trừ, lại có trấn mục Lạng Sơn là Phan Khải Ðức cùng nhân mã bảy châu, thêm xưởng dân châu Văn Uyên là Hoàng Liêu Ðạt, xã mục châu Thất Tuyn là Nguyễn Trọng Khoa tất cả kéo nhau đi trước. Binh mã Lưỡng Quảng uy phong cường tráng, liệu bọn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ yêu ma tiểu xú các ngươi, dám giơ cái càng bọ ngựa chống trả, một khi bắt được rồi ắt sẽ lập tức tru diệt, còn như trốn chạy vào nơi núi rừng, thì dân trong nước cũng sẽ bắt lấy đem hiến cho vua Lê, quốc vương các ngươi trước bị đuổi đi, lẽ nào bây giờ lại dung thứ?
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đường Quảng Tâđã không còn cách nào chạy, tội thật do chính các ngươi gây ra. Nếu như sớm hối lỗi đổi mới, cải tà qui chính, mang thâđến biên cảnh Vân Nam, bản bộ đường âu cũng thay mặt tâu lên đại hoàng đế gia âđặc biệt, tha cho khỏi chết, cũng như trước đây An Nam di mục các ngươi là Hoàng Công Toản vì đắc tội với Lê vương mà chạy qua, cũng được đại hoàng đế gia ân cho sinh sống nơi nội địa, chođến nay bảo toàn được bao nhiêu tính mạng.
Nếu như Nguyễn Nhạc biết tức tốc quay đầu, bản bộ đường sẽ tâu lên đại hoàng đế mở cho một đường, tìm cách chiếu liệu. Bản bộ đường ngưỡng vọng đức hiếu sinh của đại hoàng đế như trời nên đặc biệt chỉ đường mê cho ngươi, tìm một sinh lộ mới, hoạ phúc hay không chỉ trong khoảnh khắc, chớ nên chần chờ, hãy vâng theo lời dụ này.[1]
Người em thứ ba của Lê Duy Kỳ là Lê Duy Chỉ khi nghe tin quân Thanh dự định qua đánh cũng sai Nguyễn Thời Kiệt (阮時傑) sang Trung Hoa trình lên Tôn Sĩ Nghị một tờ bẩm như sau:
Em thứ ba tự tôn của quốc vương nước An Nam là Lan Quận Công Lê Duy Chỉ rập đầu quì trước tổng đốc đại nhân tâu lên rằng:
Anh của Chỉ này vì đức bạc nên tai vạ xảy ra, nghịch tặc nổi lên khiến hoạđến quốc gia, tông miếu xã tắc gần như sụp đổ. Vào tháng Một năm ngoái (Ðinh Mùi), quân giặc họ Nguyễn tiến vào Lê thành, anh của Chỉ là Duy Kbỏ chạy, Chỉ này còn non trẻ không biết gì, cũng hoảng hốt tránh loạn, may nhờ được các bầy tôi bảo hộ, mẹ của Chỉ và quyến thuộc tị nạn Thái Nguyên.
Ngờ đâu nghịch tặc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ không nghĩ gì đến ơn củaông Chỉ (tức vua Hiển Tông), quay giáo giết chóc, đuổi theo mẹ Chỉ và quyến thuộc tới tận ngoài ải Ðẩu Áo, toan b giết sạch cả nhà. Trong cơn nguy cấp, may nhờ đại ân thiên triu, tế nạn phù nguy, cứu mẹ Chỉ và quyến thuộc hơn sáu mươi nhân mạng v Long Châu bên kia ải, cho cơm ăn áo mặc, lại được chế hiếđại nhân tâu lên hoàng đế đưa v Nam Ninh, sống yên ổn no đủ, trên dưới ai ai cũng được hưởng ơn mưa móc.
(Hoàng đế) lại nghĩ đếông cha Chỉ này trước nay thờ phụng thiên triu, không nỡ để cho họ Lê tuyệt diệt, nên điu mấy chục vạn quâđóng ở ba cửa ải, giúp cho anh của Chỉ toan tính việc khôi phục, trước tung ra hịch văn cho mọi người rõđể cho giặc vỡ mật. Chỉ nay đang tị nạn ở Ba Bồng, nghe được chuyện đó, xúc động đến rơi nước mắt.
Nghĩ đến nước non tổ tông Chỉ này đu do thiên triu ban cho, hơn trăm năm nay được hoà bình cũng là nhờ ơn che chở ấy cả. Nay nhân nghịch khấu tràn vào trong nước, lại chịu ơn cứu thoát ra khỏi nơi nước lửa, khiến cho mẹ con anh em Chỉ này đang nguy trở lại an, đang mất mà lại còn, tất cả đu do hồng ân tái tạo của đại hoàng đế vậy.
Chỉ này hèn mọn quê mùa, lang thang không nhà, chẳng biết làm sao đđạt lên thiên triu, chỉ mong đại nhâđem tấc lòng cảm kích của mẹ con, anh em Chỉ tâu lên thiên đình, để tỏ tấm lòng báo chủ của thân chó ngựa.
Ngày 26 tháng Năm năm nay [29-6-1788], Chỉ ở xưởng Ba Bồng bị Nguyễn khấu sai thích khách chém mấy nhát, may nhờ xưởng dân cứu hộ, giếđược thích khách. Ðến nay các vết thương cũng đã lành, đang tập hợp nghĩa dân, hiệu triệu hương dũng để toan tính việc khôi phục Lê thành, ai nấy hăng hái hớn hở. Nếu anh của Chỉ lấy lại được nước, cốt nhục đoàn viên, đời đời cháu con, sống thì rập đầu, chết nguyện kết cỏ.
Duy Chỉ hoảng hốt run rẩy, lập cập tâu lên.
Càn Long năm thứ năm mươi ba, ngày 20 tháng Chín [18-10-1788].[2]
Nguyễn Thời Kiệt (阮時傑) trình bày với quan quân nhà Thanh rằng nước Nam mấy năm qua bị hạn hán, từ mùa thu năm nay lại mưa dầm, đường đi nhiều nơi bị ngập nước. Từ Lạng Sơn xuống đến Thăng Long phải qua bốn con sông lớn, nước chảy xiết, binh mã khó đi, phải chờ cho đến sau tháng Mười trời tạnh ráo hãy xuất quân mới thuận tiện. Trong cái thế chủ quan sẵn có tin chắc rằng việc thôn tính nước ta thật dễ, Tôn Sĩ Nghị lập tức tính chuyện chiến thắng nên tâu lên:
… Nghe rằng nước Xiêm La đường biển ngay sát Quảng Nam (tức min Nam nước ta khi đó nhà Thanh gọi là nước Quảng Nam), đã từng cùng Nguyễn tặc hai bên chém giết nhau, chẳng biết có đúng hay không. Theo hạ kiến của thần, Trịnh Vương[3] nước Xiêm La thần phục thiên triu, cực k cung thuận, lại là nước mới thành lập, binh lực hẳn là sung túc, việc gì mình phải tốn phí tin bạc lương thực thu hồi Quảng Nam cho họ Lê làm gì, để gây ra cái vạ v sau. Vậy xin bệ hạ chỉ dụ cho quốc vương Xiêm La, nhân lúc thiên binh tiễu trừ khiến Nguyễn tặc không thể nào quay lại chống đđược, ra lệnh cho y đem binh chiếm Quảng Nam rồi đem đất đó giao luôn cho Xiêm La để cho họ thu thuế má, ắt nước đó sẽ từ nay ngoan ngoãn phục tòng ta.[4]
Thoạt đầu vua Càn Long thấy kế đó có thể thực hiện được nhưng sau đó suy nghĩ lại, thấy không ổn[5] liền ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị nhờ Xiêm giăng lưới bắt giữ Nguyễn Huệ nếu như ông bỏ chạy, họ Tôn bèn gửi một văn thư cho vua Xiêm như sau:
Lưỡng Quảng tổng đốc kiêm Quảng Ðông tuần phủ toàn hạt vì hịch mà biếtđược việc rằng quí quốc vương ở một góc biển, vẫn thường ngưỡng mộ điu nghĩa, nên được đại hoàng đế đãi ngộ hậu hĩđặc biệt sách phong nên mới có thể cai trị, vỗ v nhân dân ở nơi đó, mãi mãđược vui vẻ lợi lộc, nên quí quốc vương cực k cảm kích, không biết bao nhiêu cho hết.
Gần đây nhân nước An Nam có nghịch thần là Nguyễn Huệ, đuổi chúa, chiếm lấy đất đai nên thân tộc họ Lê đã đầu phục qua Trung Quốc. Vì thếbản đôác bộ đường theo lệnh chỉ đích thân thống lãnh đại binh đến hỏi tội, chẳng khác gì sấm ran gió cuốn, thế như chẻ tre, Nguyễn tặc ắt sẽ bị bắt trong nay mai.
Ta cũng biết rằng tên giặc Nguyễn hùng cứ nơi đất Quảng Nam, vốn đường biển ngay sát với Xiêm La, chạy trốn rất dễ, Nguyễn tặc cũng hẳn biết rằng tội ác khó dung, gặp lúc cùng đường ắt sẽ bỏ chạy để mong lấy chút hơi tàn.
Quí quốc vốn thờ phụng thiên triu, chịu ơn thật nặng, theo lẽ thì phải hết sức ra công, nên vì thế phải phái binh ra, đến duyên hải Quảng Nam để hỗ trợ phòng khi bọn chúng đào tẩu. Nếu như tên giặc Nguyễn đi theo đường biển chạy sang Xiêm La, quí quốc vương hãy tìm cách bắt lấy y, dùng chính pháp mà xử tử như thế thì công lao không biết là nhường nào. Vả lại quí quốc cùng Nguyễn tặc đã đánh qua đánh lại, nay Nguyễn tặc tự tìm chỗ diệt vong mà phải chạy thoát thì quốc vương nếu bắt được tên giặc cùngđường này cũng để rửa được mối hờn, lại cũng là cách thiên triu vỗ vngoại phiên luôn thể. Nước An Nam có nghịch thần thì cũng không khác gì Xiêm La có nghịch thần vậy.
Nguyễn tặc hiếp chúa làm loạn luân thường, có ý soán nghịch, đại hoàngđế vì nghĩ đến tình An Nam thần phục đã lâu, xưa nay rất cung kính thuận tòng, nên mới đặc khiếđại binh sang để khôi phục lại, cốt lấy lại quốc đôcho họ Lê, tuyệt nhiên không có ý dòm ngó đất đai, quả là hết sức nhân nghĩa, vượt quá cổ kim, phàm là thuộc quốc nên nghĩ đến như thế mà thêm cảm kích.
Xiêm La đất đai lin với An Nam, trông thấy thiên triu làm những điđó, thì cũng nên nghĩ đến việc có chung mối thù, lại chẳng là món thưởng lớn hay sao? Nay truyn hịch này đến quốc vương lập tức một mặt phát binh chặn đường, một mặt chờ bản bộ đường xong việc rồi sẽ tâu lên đại hoàngđế, ắt sẽ hết sức khen ngợi là quốc vương vì ngưỡng mộ lòng quyến cố, lại hiểu đại nghĩa nên trợ điu thuận bỏ điu nghịch, hãy nên gắng sức làm theo điu hịch này.[6]
Theo tài liệu của Trung Hoa, vua Càn Long ra lệnh cho các trấn dọc theo biên giới như Tả Giang, Cao Liêm, Khai Hoá, Lâm Nguyên … điều động binh mã giữ chặn các nơi hiểm yếu để ngăn chặn quân Tây Sơn thừa dịp tiến sang đánh phá, một mặt hư trương thanh thế để cho Lê Duy Kỳ nếu còn sống nghe được sẽ cùng các toán dân quân nổi lên. Vua Càn Long cũng ra mật lệnh rằng “việc động binh chỉ một mình Tôn Sĩ Nghị biết mà thôi, bên ngoài vẫn làm ra vẻ như không có gì cả, chớ cho các trấn được biết.[7]
1.1.2. Ði tìm vua Chiêu Thống
Khi biết rằng Lê Duy Kỳ không có trong đám tòng vong, tình hình trở nên phức tạp. Ngay cả tông thất nhà Lê lưu lạc sang Quảng Tây, cũng không biết Lê Duy Kỳ đang ở đâu, còn sống hay đã chết. Nhà Thanh cũng phân vân không biết xử trí thế nào cho phải phép vì nếu chỉ ngang nhiên nghe một bề rồi đem quân sang nước ta chưa biết sẽ đi đến đâu và cũng không có chính nghĩa (dù chỉ là giả). Việc đầu tiên Tôn Sĩ Nghị phải làm là tìm ra tung tích vua Lê cho được danh chính ngôn thuận trước khi có thể xin vua Càn Long chấp thuận cho động binh.
Các tòng vong nhà Lê cũng nóng ruột muốn vua Lê ra mặt để việc cầu viện nhà Thanh được danh chính ngôn thuận. Khi được đưa về phủ Nam Ninh, sáu người trong nhóm, đứng đầu là Nguyễn Huy Túc lập tức tình nguyện theo đường núi về nước kiếm Lê Duy Kỳ, trước là thông báo tin tức gia quyến đang bình an sống bên Trung Hoa cho nhà vua khỏi khắc khoải, mặt khác giúp vua Chiêu Thống tính chuyện khôi phục để còn đón thân nhân về.
Biên giới nước Tàu giáp với nước ta bao gồm địa phận của ba tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Ðông[8] chỗ nào cũng có quân Tây Sơn trấn giữ, đi một đường e có chuyện bất lợi. Di thần nhà Lê chia thành hai bên, Nguyễn Huy Túc, Hoàng Ích Hiểu, Phạm Ðình Quyền ở lại chăm sóc cho vương quyến, những người kia chia thành hai đường, Lê Quýnh theo đường thủy Quảng Ðông, Nguyễn Quốc Ðống, Nguyễn Ðình Mai[9] theo đường Vân Nam.
1.2. Nhà Lê chính thức cầu viện
Khi tờ hịch được nhóm phò Lê chuyển tới tay vua Chiêu Thống, ông vội vàng viết một tờ biểu sai Nguyễn Thời Ðĩnh đem sang Trung Hoa. Lá thư đầu tiên của Lê Duy Kỳ gửi Tôn Sĩ Nghị còn tàng trữ trong văn khố[10] dịch ra như sau:
… K tô[tức Lê Duy Kỳ tự xưng] vốn còn trẻ tuổi, gặp lúc nhà nhiu tai nạn. Tháng Sáu năm Bính Ngọ (1786), giặc Quảng Nam trong nước là Nguyễn Văn Nhạc lấy danh nghĩđánh họ Trịnh, sai em là Nguyễn Văn Bình xua quân nhập khấu, nhân vì ông của thần đang bệnh nặng nên việc phòng ngự lỏng lẻo, phủ thành không giữ được, ông của K chẳng may lìa đời, y mới hiếp chế, may nhờ lòng người chưa quên, khắp nơi nổi dậy tấn công, yđành phải vơ vét đồ dùng khí dụng, luôn cả quốc ấn đem đi.
 Người dâđể cho K tôi nắm quyn chủ nước cho đến tháng Chạp nămÐinh Mùi thì Nguyễn Văn Bình phản lại anh, chiếm lấy thành Thuận Hóa, rồi quay lại cướp bóc. Khi đó nước mới kiến tạo, tài lực hai đàng đu cạn kiệt, không thể bảo vệ cương vực, khiến y tiến thẳng đến kinh thành, rồi xưng thiên hoàng đế, kỷ nguyên Thái Ðức, sưu cao thuế nặng, thật là lầm than. Dân chúng vì sợ uy lệnh nên đành phải miễn cưỡng tuân theo, K tôi phải chạy ra ngoài, cùng thần dân tính chuyện khôi phục, nhưng đại thế đã mất, ít không chống được với đông người, đỡ đông chạy tây rồi cũng phải tan.
Ðến tháng Tư năm nay (Mậu Thân), thân mẫu của K tôi cùng quyến thuộcđem thân qua quí hạt, mong được đ tấu, may được hai vị đại nhân dung nạp, xem xét rõ sự tình, yết dụ cáo tri đại nghĩa, bản hịch tới tay, K tôi cùng văn võ quan viên đọc đđọc lại, thực cảm kích không đâu cho hết, thâm kiến hai vị đại nhân trên thì tỏ lòng nhâđức trời cao, dưới biểu lộ chỗ tình cận k, thương cho lòng thành của kẻ thế cô bị cướp mất cơ nghiệp, nên tỏ ra thành lời.
Người dân trong nước nghe được cũng bi phẫn đứng lên, ai nấy tự sắm sửa giáp binh, công phá thành ấp, ngày ngày mong đợi vương sư kéo đến, riêng K tôi nay chỉ còn chút hơi tàn, không tự mình nổi lên được, lòng chỉ muốnđem thây gửi nơi nội địa (chỉ Trung Quốc), dựa vào oai linh của thiên triu, nhưng vì đường sá gian nan trở ngại, mỗi cử động đu bị dòm ngó, quốc ấn lại luân lạc mất rồi, nên không dám mạo muội ra mặt, e thất lễ của kẻ bầy tôi, nghĩ lại tổ tông của K này, đời đời ở cõi Nam, luôn giữ phận triu cống, nay không giữ được nước để đến nỗi lang thang hèn hạ, trên thì mất chức phiên phong, dưới thì đắc tội với dân chúng, làm phin nhiễu cả uy phong khiến cho vương sư mất công từ xa kéo đến, K tôi thực hết sức hoảng hốt, nay không còn đất để dung thân, chỉ mong thánh đức thể niệm cho nội ngoại ai chẳng là kẻ vương thần, cúi mong hai vị đại nhân nghĩ tình lúc trước mà đ đạt lên cho thiên tử, thương xót cho kẻ cô nguy nơi hoang viễn, sinh linh đồ thán, cứu kẻ đang ở nơi nước lửa, trải rộng đức chí nhân.
Cứ trộm nghĩ theo hình thế bản quốc, phía đông, phía nam là biển cả, phương tây phương bắc tiếp giáp nội địa (Trung Quốc), bọn giặc thắng thếquen mùi trở nên kiêu ngạo, phòng thủ lơ là, trong thành cùng ngoài cácđạo cựu binh chưa đầy 6 vạn, quá nửa là quốc dân bị bức bách, không có lòng chiếđấu. Nay truyn cho nghe rằng quân thiên triđã tới nơi, nếu như không biết hối tội, thì thế ắt sẽ mỗi người dâđu là một người lính, mọi nhà đu là chỗ cung cấp lương ăn, đem tính mạng ra chiếđấu, để thử xem mũi nhọn thế nào, chỉ trong sớm tối hai b thuỷ lục cùng tiến, bốn mặt giáp công. Thế bên kia chia rẽ, sức yếu, không cứu ứng được nhau, thần dân bản quốc tình nguyện ứng nghĩa mà xông lên trước, tặc đồ không đánh cũng tan.
K tôi trốn ở nơi xa xôi hẻo lánh, thực trông mong hết sức, cảm ơn tái tạo của thiên hoàng đế, lại do hai vị đại nhân hết sức giúp đỡ, cũng may nhờ vào âđức tổ tiên, không uổng công bôn tẩu nên được b trên chấp thuận, K tôi cùng các bầy tôi văn võ, nguyện ghi khắc trong lòng, nên hôm nay cung kính dâng thư này.
Ngày 24 tháng Tám, Càn Long năm thứ 53 [23-9-1788]
Lá thư này có lẽ không tới kịp nên sau đó Lê Duy Kỳ lại viết một lá thư khác sẽ dịch ở sau. Theo tài liệu nhà Thanh, phái đoàn Lê Quýnh đi từ Khâm Châu ngày mồng 4 tháng Tám [3-9-1788], theo đường thủy đến được Tứ Kỳ [Hải Dương] gặp Lê Duy Kỳ ngày mồng 8 tháng Chín năm Mậu Thân [6-10-1788].
Trước đó, vào tháng Tám năm Mậu Thân [1788], khi Lê Duy Ðản[11] còn đang ẩn trốn thì vua Lê sai Lan Trì Bá Vũ Trinh cho vời gặp, đồng thời ban cho 4 chữ ngự bút “Tiết Khí Khả Gia” [節氣可嘉] (khí tiết đáng khen). Ông đi cùng một người đầy tớ lội mưa gió lên gặp vua Lê ở thôn Ngọc Lâu [玉摟], Cẩm Giang [錦江] Hải Dương. Vua Chiêu Thống phong cho Lê Duy Ðản tước Hương Phái Bá [香派伯] làm chánh sứ để cùng Ðịnh Nhạc Bá Trần Danh Án[12] cầm quốc thư sang Trung Hoa, có Lê Quýnh làm hướng đạo và liên lạc viên.
Theo thời biểu chúng ta thấy rằng khoảng tháng Bảy thì nhà Thanh phát hịch, đầu tháng Tám vua Lê biết tin nên một mặt cho người đi kiếm Lê Duy Ðản một mặt viết thư [ngày 24 tháng Tám] cho người đem sang Trung Hoa [lá thư thứ nhất]. Ðến mồng 8 tháng Chín [6-10-1788], Lê Quýnh về trình bày mọi việc, vua Lê thấy rằng một lá thư tay gửi Tôn Sĩ Nghị chưa đủ lễ nghi mà phải cử một phái bộ chính thức mang quốc thư sang cầu viện, nhất là không có quốc ấn [tức ấn An Nam quốc vương mà nhà Thanh ban cho họ Lê] nên càng cần những người có vai vế đem đi. Trần Danh Án vốn là cận thần ở cùng với vua Lê lâu nay, còn Lê Duy Ðản là đồng tộc, cả hai đều là tiến sĩ xuất thân, nên việc đi sứ cũng đồng thời đem tin nhà coi như bảo đảm rằng đây là người của vua Lê gửi sang thật.
Ngày 15 tháng Chín [13-10-1788] năm đó, hai sứ thần mang lá thư [thứ hai] của vua Chiêu Thống lên đường sang Trung Hoa. Lá thư đó dịch ra như sau:[13]
Tự tôn nước An Nam là Lê Duy K kính cẩn trình lên trước đài của bộ đườngđại nhân thiên triu Thái Tử Thái Bảo Binh Bộ Thượng Thư kiêm Ðô Sát Viện Hữu Ðô Ngự Sử thế tập Nhất Ðẳng Khinh Xa Ðô Uùy tổng đốc QuảngÐông, Quảng Tây kiêm lo việc lương hướng, phục vụ đại hoàng đế đường bay rong ruổi, thành công đắc lực của bậc đế vương, lòng nhân rộng rãi, lượng rộng như trời đất cha mẹ, uy quyn thêm đầy đủ, đức không bến bờ:
Nhà K tôi tổ tông lâđời làm chủ đất nước, vỗ v chăn dắt nhân dân, chẳng may mất nghiệp, bản thân mình phải trốn lánh nơi sơn cùng thủy tận, người thân phải tìm đường sống nơi đất thiên triu, hơn sáu mươi người già trẻ được giúp cho nơi ăn chốn ở.
Ðại hoàng đế trước nay thương xót đến cả những kẻ xa xôi, cả những kẻ chưa từng thần phục, nay giương cao tinh việt, điđộng mấy chục vạn quân tinh nhuệ, tụ tập chiến thuyn, chuyển vận vài lộ ức vạn thiên tin gạo, điểm binh lữ, vừa thuận thiên thời, lại lo đến K tôđang lúc nguy cơ nên sai bồi thần v kiếm tung tích, ơn bao la ấy phải ghi khắc trong tim, lại mang theo bằng chứng của mẫu thân v nước, nghĩ đến sự lo toan của thánh thượng mà rơi lệ, thấy b trên không gì không nghĩ tới, biết rằng ngày giờ khôi phục đã đến nơi.
Bọn Nguyễn tặc ngu xuẩn kia chưa biết hối tội, đem hai trăm năm của bản quốc, vỏn vẹn cơ nghiệp Ðộng Hải, Phú Xuân, dăm sáu vạn quân man mọi, khoe vài cái thành con, mỗi nơi mai phục vài tên thảo mãng, dàn trận voi ở bờ sông, ngây ngô học đòi kháng cự binh thiên triu.
Thế nhưng bọ ngựa làm sao chống nổi xe, chim sẻ biếđâu lưới đã giăng tứ phía, chồn cáo không qua, bậc thánh nhân một khi nổi giận, ngọc đá đu tan, trải đại nghĩa khắp thiên hạ, giữ mối ging cho thuộc quốc. K may mắn còn chút hơi tàn, ẩn nơi lu cỏ, mong thánh đức ban xuống để cho mất rồi lại còn, đứt rồi lại nối, đợi khi binh thiên triu nhập cảnh, nguyệnđích thân bầu nước giỏ cơm, dù có tan thây nát thịt cũng không đủ báo đáp cái ơn tái tạo của thiên triu.
Vì quốc ấn đã bị thất lạc, không dám trình lên thiên tử, cung kính mong đại nhân thay mặt chuyển tấu, khấu tạ hoàng ân, K không khỏi xúc động, run lẩy bẩy, kính cẩn trình lên.
Ngày 15 tháng Chín, năm Càn Long thứ 53,[13-10-1788]
Khi chuyển lên ngoài tờ biểu của Lê Duy Kỳ, chính tay Lê Quýnh lại cũng viết thêm một tấu thư khác, dịch ra như sau:[14]
Từ khi An Nam lập quốc đến nay thì chỉ có họ Lê được nước một cách chínhđáng, ân huệ đủ để lòng người hướng v, lễ nghĩđủ cho sĩ phu đi theo.
Tuy ở giữa thời có họ Mạc tiếm vị hơn sáu mươi năm nhưng lòng người vẫn mến cũ không đổi. Sau đó lại trung hưng hơn hai trăm năm qua, có họ Trịnh phụ chính, là bầy tôi nắm quyđời nọ sang đời kia. Vua nước tôi tuy làm chủ một nước nhưng phương nam thì có họ Nguyễn phụ chính trông coi đấtđai, còn phương bắc thì họ Trịnh phụ chính, nắm giữ binh quyn cho đến tận ngày nay.
Cả họ Trịnh lẫn họ Nguyễn đu bị Nguyễn Nhạc đánh đuổi, khi đó lòng người nghĩ rằng y muốn trừ nạn cho nước nên không ai chống lại. Ðến khi tâm tích của giặc Nguyễn lộ ra, hết sức hung bạo. Ðầu tiên là cách đây một kỷ, Nguyễn tặc tự đặt niên hiệu là Thái Ðức. Nay y định chiếm nước phạm thượng thì cày bừa cũng thành gươm giáo, vì chưng họ Lê ân thấm đến người, ấy là vì nhân nên đạo nghĩa dân quay v, giặc Nguyễn tuy mạnh nhưng không thể cưỡng bức người ta theo được.
Nếđược thiên triu vì lòng nuôi kẻ nhỏ mà ngó xuống, giúp kẻ khốn cùng,đem binh đến sát với biên cảnh thì có thể thanh viện cho hạ quốc, dân trong nước nghe tin này ắt sẽ nổi lên chống lại, chẳng phải phin binh lực thiên triu trợ giúp mà lập tức đầu Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ sẽ đến ngay.
Qua bản văn trên chúng ta thấy nguyên thủy nhóm Lê Quýnh, Nguyễn Huy Túc chỉ chủ trương nhờ nhà Thanh thanh viện để can thiệp nếu không dọa cho quân Tây Sơn rút về Thuận Hóa thì bắt họ trả lại một phần đất ở giáp biên thùy tương tự như trước đây nhà Lê cắt đất Cao Bằng cho họ Mạc. Việc nổi lên chống với Tây Sơn ở Bắc Hà vẫn do lực lượng trong nước đảm trách có lẽ vì cũng ngại rằng một khi quân Thanh sang nước ta, việc đánh đuổi họ còn khó khăn hơn. Trong khi đó vua Chiêu Thống lại muốn nhờ quân Thanh lấy lại toàn bộ miền bắc trả lại cho mình nên mới có việc Lê Quýnh gửi thêm một lá thư khác cho Tôn Sĩ Nghị mà nội dung không cùng một đường lối với Lê Duy Kỳ.[15]
2. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC
2.1. Lực lượng tôn Lê
Những bồi thần nhà Lê khi sang Tàu đều cố gắng trình bày tình hình nước ta một các lạc quan mà tình hình giao tranh giữa các cựu thần và quân Tây Sơn xen kẽ như hình da beo. Theo lời thuật của một giáo sĩ trong Hội Truyền Giáo Hải Ngoại thì mấy năm qua đất Bắc Hà chỗ nào cũng loạn lạc nhưng vì mỗi người một ý nên không kết hợp được thành một lực lượng. Vả lại việc nổi lên phần lớn vì “kiến cơ nhi tác” [thấy nhân cơ hội mà nổi dậy] chứ không phải vì ghét nhà Tây Sơn hay có dạ hoài Lê. Có nhóm tự xưng con cháu nhà Lý, lại có người tự nhận là con cháu cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm mà sấm Trạng có đoán rằng y là chân long thiên tử.[16] Khi nghe tin quân Thanh sắp sửa sang đánh nước ta, một số cựu thần nhà Lê toan đem quân đánh úp Thăng Long và tấn công quân Tây Sơn nhưng âm mưu bị bại lộ.[17]
Tựu trung, tuy dư đảng của Bắc Hà có mặt ở khắp nơi nhưng chưa hẳn đã đồng tình với quân Thanh và cũng không chịu đặt dưới quyền của Lê Chiêu Thống hay một tôn thất nhà Lê mà phần lớn hoạt động như một sứ quân cát cứ. Tuy nhiên họ cũng cầm chân một số lớn quân Tây Sơn phải đóng ở các địa phương chung quanh thành Thăng Long bảo vệ cho đại quân rút lui. Khi quân Thanh tiến sang, những cánh quân Tây Sơn bị bỏ lại đó, phần thì bị thổ hào phản kích, phần thì bị dân chúng nhân cơ hội nổi lên tiêu diệt hay bắt giao lại cho giặc để lâäp công.
Về vua Lê, Lê Duy Kỳ vốn dĩ có ba anh em [có nơi viết là cùng cha khác mẹ], người lớn nhất là hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ [còn có tên là Khiêm, khi lên ngôi lấy niên hiệu Chiêu Thống], kế tiếp là Ðiền Quận Công Lê Duy Lứu (佃郡公黎維鎦), sau nữa là Lạn Quận Công Lê Duy Chỉ (蘭郡公黎維祗).[18]Trong khi Lê Duy Kỳ đang lẩn trốn, nay chỗ này, mai chỗ khác bên cạnh chỉ có một hai người thân tín thì hai người em khởi binh, Lê Duy Lứu nổi lên ở Tuyên Quang, Hưng Hoá, Lê Duy Chỉ nổi lên ở Thái Nguyên, Kinh Bắc. Khi thành Tuyên Quang bị thất hãm, quân Tây Sơn bắt được Lê Duy Lứu ở Ðô Long (都龍) đem về Thăng Long chém đầu. Lê Duy Chỉ chạy lên Ba Phùng (波篷) (hay Ba Bồng) bị thích khách chém trúng đùi nhưng may nhờ dân chúng bảo vệ nên chạy thoát.
Cứ theo sử nước ta, khi tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị và tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh được lệnh của vua Càn Longï liền tung ra vài trăm tờ hịch để tuyên bố cho gần xa đều biết.[19]
Tháng Bảy năm Mậu Thân, Càn Long 53 (1788) một viên thổ mục là Lục Văn Minh (陸文明) đem một nghìn người đến nói với quan canh cửa Quảng Tây là Biện Cụ Trình (弁具呈) xin tình nguyện làm tiên phong. Ngày 21 tháng Bảy [22-8-1788], đốc trấn Cao Bằng Chu Văn Uyển (朱文琬) nghe tin quân Thanh kéo sang nước ta, đêm hôm đó đem 300 quân chạy về Thăng Long, để đốc đồng Nguyễn Viễn Du (阮遠猷) và cai kỵ Chu Ðình Lý (朱廷理) ở lại Mục Mã giữ thành. Ðến tháng Tám, thổ ti Mục Mã là Bế Nguyễn Luật,[20] Bế Nguyễn Hào tập hợp mấy trăm lính đến bắt Nguyễn Viễn Du và Chu Ðình Lý đem sang nạp cho Tôn Sĩ Nghị lập công.[21] Bảy châu huyện ở Văn Uyên thấy thanh thế quân Thanh quá lớn nên cũng nguyện ý đầu hàng, lại vẽ địa đồ bảy châu dâng lên, nguyên văn tờ bẩm dịch ra như sau:[22]
Phiên thần thế tập giữ ải phủ Trường Khánh tỉnh Lạng Sơn là Nguyễn Ðình Liễn, châu Văn Uyên là Nguyễn Ðình Vượng, Nguyễn Ðình Tài, châu Thoát Lãng là Nguyễn Cung Ðỉnh, Nguyễn Ðình Dung, châu Thất Tuyn là NguyễnÐình Ðỉnh, Nguyễn Ðình Ðin, Ôn Châu Nguyễn Ðình Tạo, Nguyễn Ðình Diễm, Văn Lan châu Hà Quốc Bằng, Nông Công Hảo Lộc, Bình châu Vi Phúc Quyn, Hoàng Ðình Xán, An Bác châu Vi Phúc Dao cùng toàn thể nhân dân bảy châu kính bẩm:
Nhân Quảng Nam nổi lên đuổi chúa chiếm lấy nước thật uất ức không chịu nổi, trộm nghĩ chúng tôăn lộc quốc dân thì phải nghĩ đến việc báo ơn vua, chẳng may tháng Tư năm nay, lại có bọn cường tặc họ Nguyễn hoành hành ngang dọc đuổi vua rồi chuyên quyn khiến cho mẹ và quyến thuộc chủ chúng tôi phải sang đầu thiên triu, đã được ơn tái tạo lại ban cho chỗ trú thân.
Nhớ đến khi xưa ngày còn Lê chủ, cỏ cây nơi nơi hớn hở, đến nay họ Nguyễn đương triu, vạn dân chỉ tay oán hận, quả là sài lang vô đạo, cướp bóc tài vật làm tổn thương nhân mạng, dân chúng tôi nguy nan trong sớm tối. Nay nghe thiên binh đã đến biên cảnh, chinh tiễu giặc Nguyễn, rạp mình mong ơn thương xót, cứu dân ra khỏi nơi nước lửa.
Chúng tôi nguyện thống suất nghĩa dũng bảy châu, ra sức đi trước. Kính cẩn dâng lên toàn đồ địa lý trong khu vực, nếu như Lê chủ phục vị rồi, thực cảm kích đức lớn như trời của đại hoàng đế, rập đầu kính cẩn trình lên.
Càn Long năm thứ 53, ngày 29 tháng Bảy.[30-8-1788]
Tờ hịch được lưu truyền đến các nơi khiến cho tình hình dao động, nhất là các quan nhà Lê làm việc với Tây Sơn vẫn hoài vọng nước cũ. Trấn thủ Lạng Sơn Phan Khải Ðức[23] (潘啓德) khi đọc được hịch tiến quân của Tôn Sĩ Nghị, đã đem cả trấn thành đầu hàng [trên danh nghĩa thì là bỏ Lê Duy Cận quay trở về với Lê Duy Kỳ]. Ngày mồng 1 tháng Tám [31-8-1788] họ Phan gửi lên Tôn Sĩ Nghị tờ bẩm dịch ra sau đây:[24]
Trấn thủ Lạng Sơn nước An Nam là Phan Khải Ðức rập đầu trước ngọc chiếu tôđài của thiên triu, nhận được hịch dụ, không khỏi sợ hãi, Lê triu bị quyn thần khống chế, người nước nam không ai không nghiến răng (căm hận). Tháng Tám năm Nhâm Dần (1782), bản quốc bị nạn kiêu binh, các tướng tự hại lẫn nhau khiến cho quyn thần Nguyễn Chỉnh đầu hàng Tây Sơn, cầu viện binh lực họ Nguyễn, thẳng đến Thăng Long, phù Lê diệt Trịnh, khoảng giữa Nguyễn Chỉnh có tự trị được một thời gian ngắn, đến khi binh Tây Sơn trở lại tấn công, vua nước tôi bỏ thành mà chạy.
Lúc đó văn thần võ tướng dưới quyn nhà vua, chẳng một ai có chí nối lại nghiệp cũ, phù kẻ suy. Bản chức vốn nhỏ bé nghèo nàn, sinh ở nơi thôn dã, thấy thời thế như vậy, cảm thán nhà Lê bồi dưỡng sĩ phu trên ba trăm qua, không có lấy một người có khả năng lo việc lớn, nên đành mượn thế để mưu tính việc khác, không phải là hùa theo đảng giặc.
Trộm nghĩ việc như hiện nay, dân nước tôđã khổ vì loạn lạc, lại thiếu người chăn dắt, nếu như thiên triđộng binh ắt sẽ giỏ cơm bầu nước, chỉ tiếc sao không đến cho mau mau, huống chi tôđài đã theo lệnh của đại hoàng đế, lòng yêu phiên vương, khôi phục cho nghiệp bá của dòng họ Lê, truyn hịch khắp nơi ắt dù cây cỏ cũng thành binh lính, chỗ hiểm trở nào mà không tiêu diệt, chỗ kiên cố nào mà không tan vỡ, huống chi là một thằng mọi đen ở đất Tây Sơn?
Những kẻ sĩ có chí, thấy cơ hội này nghĩ có thể giải quyếđược việc của nước An Nam chẳng mấy chốc mà xong, cho nên đã xin hạ chức nghinh đón quốc vương, chuẩn bị binh giáp trong trấn, ắt quốc vương vì việc này mà phục quốc, binh Tây Sơn nghe tiếng mà rút lui, bản chức không mất tiếng trung với họ Lê, không mất tiếng nghĩa với họ Nguyễn, thật quả là ơn đức không khác gì cha mẹ của tôđài.
Kính bẩm.
Càn Long năm thứ 53, ngày mồng một tháng Tám.[31-8-1788]
Họ Phan đinh ninh rằng lòng người vẫn còn lưu luyến chúa cũ, quân Thanh nếu tiến qua dân chúng ắt sẽ “giỏ cơm bầu nước” (đan thực hồ tương) chạy ra nghinh đón. Khi đó Tôn Sĩ Nghị đang ở tại Long Châu, Phan Khải Ðức xin với viên quan nhà Thanh giữ ải để được qua yết kiến quan tổng đốc. Ngày mồng 6 tháng Tám [5-9-1788] năm đó, họ Phan cùng ba đầu mục và 6 người tuỳ tòng đi qua Nam Quan. Tôn Sĩ Nghị cho vào gặp nhưng cũng sợ không biết có thực sự là đúng không, e ngại thông ngôn dịch sai nên cầm tờ bẩm lật qua lật lại tra vấn, họ Phan tâu rằng “vốn dĩ là dân nhà Lê lầmđường theo họ Nguyễn, nay được đọc tờ hịch của thiên triu, vừa hối hận vừa hổ thẹn nên tình nguyện đón chủ cũ để chuộc tội”.[25]
Ngoài ra, các đầu mục xã Hoa Sơn, châu Thất Tuyền là Nguyễn Trọng Khoa (阮仲科) và Nguyễn Trọng Ðặng (阮仲鄧) cả thảy năm người cũng đến Nam Quan tình nguyện đem 700 dân quân đi theo đánh Nguyễn Huệ.[26] Nhiều khu vực biên giới cũng chấn động, không ít châu huyện tự nguyện đầu phục quân Thanh.
2.2. Ðối phó của Tây Sơn
2.2.1. Khuyên dụ Phan Khải Ðức
Nghe tin Thanh triều rục rịch động binh, tổng trấn Thăng Long Ngô Văn Sở sai hiệp trấn Trần Danh Bính (陳名炳) đem quân tấn công Lạng Sơn, họ Trần thấy các nơi chỗ nào cũng trương tờ hịch nên lại theo giặc nốt.[27] Ngô Văn Sở nghe tin đó liền viết thư đề ngày 11 tháng Chín [9-10-1788] gửi cho Phan [Khải Ðức] và Trần [Danh Bính], trách họ manh tâm bội bạc, vong ân phụ nghĩa dịch ra như sau:[28]
Khâm sai tổng lý mọi việc binh dân là Ðại Tư Mã Quận Công thống lãnh đạiđô quận công có lời hiểu dụ Tham đốc Ðức Nghĩa Hầu Phan Khải Ðức và chưởng k Hoán Nghĩa Hầu Trần Danh Bính được biết:
Thường nghe cái nghĩa của kẻ bầy tôi là phải tận trung. Các ông từ khi phàn lân phụ dực[29]đến giờ, phụng sự vương thượng chia cơm xẻ áo, ân tình biết là nhường nào, trải qua hàng trăm trận đánh, đi theo xông xáo nơi tên đạn phải bao công lao mới có được ngày hôm nay.
Mới đây các ông được ủy thác nặng n làm vây cánh, cũng mong hết lòng báo đáp để khỏi phụ tình tri ngộ của vương thượng, cùng nhau hưởng cái vui vẻ tôn vinh, tưởng như gan ruột đá vàng, không thể nào mà lay chuyểnđược.
Ta nghe đồn rằng quan nội địa gửi mật dụ khuyên các ông qui hàng, cácông lập tức đem thân theo họ, có lẽ nào vong ân phụ nghĩđến thế sao? Há chẳng nghĩ quốc gia hưng vong cũng do số trời, nếu trời đã cho hưng thì ai mà phế được, còn như trời phế rồi thì ai mà hưng được.
Trước đây quyn bính nhà Lê giao xuống dưới, gian thần họ Trịnh nắm giữ hơn hai trăm năm, có biếđâu trèo cao ngã đau, lại đem quân xâm chiếm một giải Phú Xuâđẩy dâđen vào nơi nước lửa, khiến ai nấy đu chạy theo Tây Sơn.
Vương thượng ta trên thuận theo thiên ý, dưới hợp lòng người, chiến dịch Giáp Ngọ (1774), gió nồm giúp cho, chỉ trong mươi ngày thu phục Phú Xuân, tiến thẳng đến thành Thăng Long, vốn chỉ muốn dẹp nạn cứu dân, không phải có bụng lấy nước. Lúc đó họ Lê cũng đã nhường quyn trị nước cho, vương thượng ta mấy lần từ chối, đến khi vua Lê tạ thế lại lập người rồi mới trở v, việc đó các ông chính mắt trông thấy, chứ có phải đâu thamđất của người ru?
Ðến khi trở v mới nghe Lê Duy K là người dâm bạo, tin dùng kẻ gian trá (tức Nguyễn Hữu Chỉnh), giết chú tư thông với em, bên trong ly tán, bên ngoài chống lại, khiến cho đại loạn, dân chúng lại rơi vào chỗ lầm than, chỉ mong có người cứu vớt. Vương thượng ta bất đắc dĩ phải cất quân trở lại để cứu lấy muôn dân. Ngày vừa đến thành, Lê Duy K hoảng hốt bỏ chạy, đất nước không còn ai cai trị, quốc dân tất cả cùng suy tôn, mong vương thượng chúng ta trông coi quốc sự, đành phải miễn cưỡng theo lời cầu xin,để cho dâđược thỏa lòng, lập tức kể lại ngọn nguồn, viết thành tấu bản, sai người đem lên cửa Nam Quan rập đầu trình lên, hướng v thiên đình (triđình nhà Thanh), mấy tháng chầu chực, việc đó các ông cũng chính mắt thấy rồi.
Nghĩ đi nghĩ lại, vương thượng ta xưa nay làm việc, danh chính ngôn thuận biết chừng nào, nhân chí nghĩa tận biết chừng nào, sợ trời lòng thành cũng biết chừng nào, nếu không phải là trời cho hưng lên thì làm sao được như thế. Thế nhưng công văn bản quốc chưa đệ đạt lên, sự tình trong nước chưa được thiên triu xem xét, quan ngoài biên ải chỉ mới nghe lời một phía, đã toan động binh, các ông giữ chức bảo vệ biên cương, đáng lẽ phải tùy cơ lựa lời, đem mọi việc tình nghi trong nước trình lên, để cho việc nước sớm êm, khỏi gây hấn nơi biên cảnh, có phải là lập được công lớn cho nước nhà hay chăng? Cớ sao các ông lại nỡ nhẹ lời, khom mình hướng vphương bắc, không biết suy nghĩ ra thế nào? Hay là các ông cho rằng quan binh của ta không địch nổi binh lực đại quốc nên lo cái kế sách vẹn toàn chăng? Có biếđâu chuyện thắng phụ của binh gia là do cái lý thẳng hay cong chứ đâu phải là do quân nhiu hay ít.
Nước ta tuy nhỏ nhưng vẫn dựa vào lẽ trời, từ xưa cũng có lúc hưng lúc phế, cũng là sự thường. Ngày nay vương nghiệp đang lên, ấy cũng là thuận lòng trời vậy. Nội địa tuy có tinh binh trăm vạn nhưng cũng không qua khỏi cái lẽ phế hưng, nếu như muốn xâm lấn nước ta thì lấy cái danh nghĩa gì? Các ông há chẳng thấy vương thượng chúng ta anh võ như thế nào, binh tinh tướng dũng như thế nào, khi mới khởi nghĩa chỉ lưa thưa một nhóm, thế mà Chiêm Thành, Xiêm La đu thua xiểng liểng, huống hồ hôm nay đãcó toàn cõi nước Việt ta, đất rộng dâđông, gấp trăm lần khi trước, nhưng cũng đã sai sứ trình lên một nim cung thuận. Nước lớn có chinh phạt chi binh thì nước nhỏ cũng có kế sách chống đỡ, các ông việc gì mà phải lo?
Còn như Lê Duy K phạm tội đào vong, chắc đã chết nơi rừng sâu nước độc nào rồi, nếu có sống mà trở v thì cũng có khả năng giữ được nước hay chăng? Lẽ hưng vong đếđàn bà trẻ con cũng biết, các ông không lẽ không nhận ra được hay sao? Nếu như còn nghĩ đến ơn xưa thì hãy mau quay đầu lại, đem gián văn của ta trước đây trình lên để liệt vị đại nhân chiếu cố, cho người trần tình nơi cửa khuyết, mong được thiên triu hiểu cho nguyên nhân, ắt sẽ bàn thảo xử trí, hai đằng trong ngoài đu ấm êm, chẳng phảiđẹp hay sao? Còn như thay lòng đổi dạ, nhất định không chịu quay v, thì cái nợ bội bạc kia, không còn đường nào mà chạy được nữa, cái tội bỏ đi, quan hệ không nhỏ, các ông hãy suy nghĩ cho kỹ, đừng để phải hối hận vsau.
Nay hiểu dụ.
Thái Ðức năm thứ 11, ngày mười một tháng Chín.[9-10-1788]
2.2.2. Cựu thần phân trần
Ngô Văn Sở cũng sai cựu quan nhà Lê là Tạ Ðình Thực (謝廷植) cùng một số châu mục ở miền Bắc[30] viết biểu tâu lên Tôn Sĩ Nghị dịch ra như sau:
Ngày 12 tháng Mười năm Càn Long thứ 53 [9-11-1788], (chúng tôi) tiếp nhận được hiểu dụ rằng bản quốc bị thổ mục đất Quảng Nam là Nguyễn Huệ chiếm cứ Lê thành,[vậy nên] thần dân nhà Lê ai ai cũng phải nghĩ đếnđức cũđồng lòng căm hận, đợi khi thiên binh qua ải tiễu trừ sẽ chia nhau ra để được sử dụng.
Ngưỡng mộ đại nhân có lòng chí nhân thương xót người bị nạn, đỡ đần kẻđang ngả nghiêng, khẳng khái lấy điu hoạ phúc, danh nghĩđể chỉ bảo những điu mờ tối cho chúng tôi, thực hết sức cảm kích.
Trộm nghĩ Lê vương nước tôi thụ phong, thiên triu nghĩ đến vua nước dưới hơn ba trăm năđời đời thừa kế, bọn chúng tôi là dâăn lộc, chịu ơn vua, nay tự tôn một sớm mất cả xã tắc, lưu lạc bôđào, hễ ai còn chút khí huyết không thể không chua xót. Thế nhưng bản quốc trước đây sở dĩ đổ nát, mối hoạ chẳng phải một ngày một buổi. Vua Lê mất hết quyn bính, việc cai trị giao cho họ Trịnh cả, đã mấy đời nay, để cho yêm hoạn lộng quyn, chính trị pháp luật không ai gìn giữ, trong nước sinh ra biến cố, không năm nào không, để đến xảy ra binh đao năm Giáp Ngọ (1774), dân chúng Nam Hà khốn khổ v sưu thuếđã mỏi mệt chuyện binh đao, lại xây thành đắp luỹ, mười phần thì chếđến bốn nămÐến khi Trịnh Ðống nắm quyn, loạn lạc lại càng quá lắm, quan tham lại nhũng, binh kiêu dân oán.
Chính vì thế mà anh em thổ mục đất Quảng Nam mới thừa cơ nổi lên, dân chúng cả một dải biển Nam, bấy giờ mới tập hợp lại. Mùa hạ năm Bính Ngọ (1786) (quân Tây Sơn) tiếđến thẳng kinh thành, hai bên giao chiến, phụ chính cũ là Trịnh Ðống bị thua, xuất bôn rồi chết ở lộ Sơn Tây, Nguyễn Huệ vào thành chiêu an, phủ dụ không h giết một ai, người nào hàng thì tiếp nhận khiến người đi theo càng lúc càng đông. Năm trước quốc vương DuyÐoan già cả bệnh hoạn, Nguyễn Huệ đăng điện phù tá, dâng lên hộ tịch binh dân, việc xong cuốn giáp trở v nam, người dân trong nước chạy theo không biết bao nhiêu mà kể.
Chẳng bao lâu tin vương tạ thế, tự tôn Duy K kế vị, lại ngầm vời phản thần của Nguyễn Huệ là Nguyễn Chỉnh đem quân vào hộ vệ, Nguyễn Chỉnh chuyên quyn trị nước, khiến dân tình không theo, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam các nơi, đâđâu cũng nổi lên làm loạn, binh lửa không ngày nào không. Cố chủ bị Nguyễn Chỉnh mê hoặc, ra tay tru lục không kể gì, người người ngả nghiêng không biếđường nào, ai nấy chạy đến Nguyễn Huệ xin đem binh dẹp loạn Nguyễn Chỉnh, khiến cho Nam binh lại phải trở ra, cố chủ bị Nguyễn Chỉnh ép bức, thua trận bỏ chạy.
Năm nay Nguyễn Huệ vào đô thành, lập con thứ của tin vương là Duy Cận giám quốc thờ phụng, hơn tháng lại trở v đất cũThần dân nước tôi thấy con cháu vua cũ yếu hèn, không giữ nổi nước nên mời Nguyễn Huệ ở lại chăn dắt, dẹp an phản trắc, thật chẳng phải có ý nọ tâm kia, bỏ cũ thay mới, có điu sự thế thay đổi, kẻ yếu không thể tự tồn được, bản quốc vững vàng cũng là nhờ vào Nguyễn Huệ mà yên ổn, mấy lần muốn giữ lại nhưng Nguyễn Huệ bụng dạ khiêm nhường, quả không có ý chiếm thành lấy nước.
Nay nghe đại nhân kể tội, e rằng chỉ là nghe những lời đồn, phần lớn không phãi chuyện thực, mẹ và quyến thuộc cố chủ mất nước hoảng hốt, cho nênđổ tội cho người, còn thần dân bản quốc thì bị cái tiếng chạy theo kẻ nghịch nên phải viết thư trình bày, mong việc này được sáng tỏ, sợ danh nghĩa bị hoen ố mà hoạ phúc cận k, mong đại nhâđèn trời soi xét thông hiểu được tình cảnh ở xa, đoái thương đến thân phận chúng tôi mà miễn cho tội lỗi.
Phàm tính trời ai chẳng nhớ nguồn gốc, việc mất còn không lẽ không nghĩđến hay sao? Nay cố chủ đi rồi không nghe tung tíchđại nhân xin đại hoàng đế đem binh tiến thẳng đến Lê thành, sức cho chúng tôi nghênh đón cố chủ v nước, thật không biết một khi (vua Lê) ra đi rồi, phong ba lam chướng, biếđâu mà kiếm. Một khi đã ra quân, nhân dân nơi hòn tên mũiđạn, ắt lòng trắc ẩn của đại nhân chẳng nỡ nào. Nước chúng tôi từ thuở binh đao đến nay, tài lực đu cạn kiệt, nay các đạo quan binh mấy chục vạn kéo sang, tư lương chu cấp, ắt là chẳng đủ, thật trong lòng sợ hãi khôn xiết.
Nay xin đại nhân rủ lòng soi xét, tâu lên đại hoàng đế tra xét rõ ràng Nguyễn Huệ hai lần nhập đô ra sao, để cho dân nước tôđược đón mẹ và quyến thuộc cố chủ trở v, (để cho) rõ ràng ngay cong, còn nhân mã, lương thảo đã xuất khẩu, bản quốc sẽ liệu đường lo toan, bọn chúng tôi không khỏi kinh hoảng mà bẩm lên.
Ngày 22 tháng Mười năm Càn Long thứ 53 [19-11-1788].[31]
2.2.3. Lê tộc biện bạch
Ngoài ra Ngô Văn Sở cũng yêu cầu Lê Duy Cẩn và một số quan lại nhà Lê trình bày mọi việc để xin nhà Thanh bãi binh. Tờ biểu này tuy có nhiều điểm không hoàn toàn đúng sự thực nhưng cũng cung cấp được một số chi tiết trước đây các sử gia chưa rõ, chẳng hạn tên những hoàng thúc bị Lê Duy Kỳ làm hại, xác định lại một số sự việc và chuyện Lê Hiển Tông nhường đất Nghệ An cho Tây Sơn, mà chúng ta ngờ rằng chính là đầu dây mối nhợ mà Nguyễn Huệ có ác cảm với Lê Duy Kỳ.
Tờ bẩm gửi Tôn Sĩ Nghị đề ngày 22 tháng Mười năm Càn Long thứ 53 [19-11-1788][32] dịch ra như sau:
Con ruột của tin vương nước An Nam Lê Duy Ðoan (tức vua Hiển Tông) là Lê Duy Cẩn cùng các người trong họ cúi đầu bẩm trước ánh sáng Lưỡng Quảng Tổng Ðốc Bộ Ðường đại nhân của thiên triu:
Ngày mồng 10 tháng Mười năm Càn Long thứ 53 [7-11-1788] (chúng tôi)nhận được hịch dụ v nguyên do việc thổ mục đất Quảng Nam Nguyễn Huệ trộm đất đuổi chủ, sự việc liên quan trọng đại, thiên binh (chỉ quân Thanh)kéo sang ảnh hưởng đến sinh linh bản quốc không nhỏ nên đứa con hèn mọn của tin vương là Duy Cẩn xin đem mọi việc tình hình trong nước, từ trước tới sau chính mắt trông thấy, chẳng lẽ ngậm miệng không nói, vậy xin trình lên:
Tổ tiên nhà Duy Cẩn trước nay nhiđời thờ phụng thiên triu, tuy vẫn kính cẩn triu cống nhưng thực ra uy phúc không có, hơn hai trăm năm qua quyn hành ở trong tay họ Trịnh phụ chính. Ðến khi cha của Duy Cẩn (tức vua Hiển Tông) tuổi già, người phụ chính trước là Trịnh Ðống (tức Trịnh Tông hay Trịnh Khải) trông coi việc nước, tình hình rối ren, đất nước chia rẽ. Nguyễn Huệ ở biên thùy phía nam xa xôi, được một phương dân hòa, nhân tháng Sáu năm Bính Ngọ (1786) kéo rốc quân ra tiếđếđô thành, giao chiến với họ Trịnh, Trịnh Ðống chiến bại bỏ chạy rồi chết, Nguyễn Huệ liđem binh dân hộ tịch trong nước giao lại cho thân phụ Duy Cẩn, một tháng sau trở v nam.
Cha của Duy Cẩn cắt đất Nghệ An để làm vật khao thưởng công lao, lạiđem con gái gả cho. Chẳng bao lâu, thân phụ Duy Cẩn ngọa bệnh tạ thế, Nguyễn Huệ lại ủng lập tự tôn Duy K lên nối ngôi. Ngờ đâu Duy K lại âm mưu dụ dỗ phản thần của Nguyễn Huệ là Nguyễn (Hữu) Chỉnh, đem binh vào bảo vệ. Nguyễn Chỉnh tác oai tác phúc, trong triu ngoài nội đu oán hận, Duy K nghe lời xúc xiểm, làm chuyện tru lục, đem các chú Lê Duy Lữ, Lê Duy Lân, Lê Duy Hội ba người ném xuống giếng trong cung, Duy Cẩn và các thân tộc khác lo không tự bảo vệ được, (nên phải) chạy đến dựa vào Nguyễn Huệ cho được yên thân. Ðến ngay cả các bầy tôi ở ngoài triu như võ lão tướng Hoàng Phùng Cơ, vì thù riêng mà giết văn lão thần Dương Trọng Tế, ai nấy cảm thấy nguy cơ, cũng vội vàng chạy đến với Nguyễn Huệ mong được sống.
Duy K lại bội ước cắt đất, cùng với Nguyễn Chỉnh tập hợp binh chúng gây rối ở đất Nghệ An, thành thử Nguyễn Huệ phải sai gia tướng đem quân từ Thuận Hóa rong ruổi kéo vào kinh đô, phạt tội Nguyễn Chỉnh. Duy K bị Nguyễn Chỉnh ép phải xuất bôn, Nguyễn Chỉnh thua trận mà chết, Duy Klưu lạc, không biết ở đâu.
Tháng Ba năm nay, Nguyễn Huệ tiến vào đô thành, chiêu an các quan lạiđang tứ tán các nơi, hỏi người trong nước xem con cái vua trước có ai, các quan văn võ cùng người già cả viên mục mới xin Nguyễn Huệ ở lại trị nước không để họ nhà Duy Cẩn nữa.[33] Thế nhưng Nguyễn Huệ là người lễ phép khiêm tốn, thấy Duy Cẩn là máu huyết của tin vương, trước đây khi huynh trưởng mất sớm (tức thái tử Duy Vĩ, cha của anh em Lê Duy Kỳ)đã từngđược tin vương lập làm thế tử, nên ủy nhiệm việc giám quốc, tế lễ, lại sợ thế lực yếu ớt, người trong nước không theo, nên để gia thần cầm quân ở lại trấn thủ, còn như binh dân của Duy Cẩn nhất thiết trả lại cả, rồi đưa quân trở v Thuận Hóa …
Sau đó chúng tôđã từng đem tình hình trong nước sai quan ở biên giới tâu lên mọi việc, thế nhưng kẻ viên mục giữ ải cầm ấn trốn đi,[34] quan thiên triu lại lờ mờ không rõ chuyện, thành ra quốc thư không đếđược. Còn như việc mẹ và quyến thuộc của Lê Duy K đem khổ tình vong quốc khẩn cầu thượng hiến thương xót đưa v nước, dựa vào lòng vỗ v kẻ ở xa củađại hoàng đế xuống đến chúng tôi, thượng hiến tuân phụng thánh ý, khôngđành để cho giòng giõi nhà Duy Cẩn tôi bị tàn lụi, thương xót cả thần dân nên mong cho có đường khôi phục.
Trộm nghĩ Duy K không giữ nổi xã tắc, đi rồi không biết tung tích ra sao, còn Nguyễn Huệ quả không có ý chiếđoạt, nay người ta bịa đặt ra rằng cướp nước, xin thượng hiến lấy danh nghĩa bá cáo cho mọi người, lại tâu lên đại hoàng đế để đem mấy chục vạn thủy lục quan binh các tỉnh, định thời hạn đem sang tiễu trừ, lại sức cho thần dân bản quốc các nơi chia nhau ứng phó, những kẻ bất mãn trong nước trong lòng khấp khởi, chỉ vì người trong họ nhà Duy Cẩn bỏ nước mong lấy lại, gây chuyện can qua nên tâu lên sự việc không rõ ràng khiến thiên triu vì lòng thành mà cực chẳngđã phải điđộng đến binh đao.
Trộm nghĩ thân thuộc nhà Duy Cẩn có lẽ vì hung hăng quá mà đành lòng làm thế chứ bản quốc bốn năm năm nay đói khổ điêu tàn chưa hồi phục, một khi thiên binh nhập quốc, ngoài việc bầu nước giỏ cơm ra đón chắc không thể cung ứng nổi, nhân dân trẻ già lớn bé trốn tránh hết, thật không phải là điu thuận tiện cho thượng hiến tuyên bá lòng nhân ái của hoàngđế đến phương xa, ban bố huệ đức cho dân chúng, vậy xin tra xét rõ ràng việc Nguyễn Huệ nhập quốc rồi lại trở v, cùng nguyên do việc thần dân bản quốc khẩn cầu Nguyễn Huệ ở lại cai trị, để cho Duy Cẩn cùng văn võquan viên tiếp lãnh mẹ con, quyến thuộc Duy K v nước an dưỡng. Còn như Duy K gây hấn để đến nỗi mất nước, nếu không chết thì cũng lưu lạc nơi đâu không có tin tức gì, mọi chuyện xin vì bản quốc mà đ đạt lên đại hoàng đế để truyn chỉ xử phân, miễn cho thần dân bản quốc cái khổ binh qua, ấy là công đức thương xót, giải nạn của thượng hiến vậy. Duy Cẩn cùng toàn thể tông tộc vô cùng đội ơn, nay trình lên.
Xin đệ lên thổ vật hai chiếc sừng tê, nặng bảy cân một lượng, một trăm súc lụa. Nay sai tông nhân hai người là Lê Duy Phùng, Lê Duy Trọng cùng ba văn quan theo hầu là Nguyễn Nha, Võ Huy Phác, Trần Bá Lãm, ba viên võ quan theo hầu là Nguyễn Ðình Khoan, Nguyễn Ðăng Cai, Lê Huy Tán.
Càn Long năm thứ 53, ngày 22 tháng Mười [19-11-1788].[35]
Xem như thế, khi nghe tin quân Thanh sắp sửa kéo qua, nhà Tây Sơn cũng hết sức nỗ lực dùng đường lối ngoại giao mềm mỏng để yêu cầu đối phương bãi binh.
TS Nguyễn Duy Chính

[1] Thượng Dụ Ðáng, CCBVV. Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 359-60.
[2] Quân Cơ Xứ, CCBVV. Tờ bẩm của Lê Duy Chỉ đề ngày 20 tháng Chín năm Càn Long 53 [18-10-1788]. Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 361.
[3] Trịnh Vương nguyên là tên gọi Trịnh Quốc Anh (Taksin), một người Tàu lai làm vua Xiêm La từ 1767 nhưng đến năm 1782 đã bị Chaopraya Chakri lật đổ lên ngôi tức vua Rama I (1782-1809). Theo sử Trung Hoa, khi vua Rama I lên ngôi sai sứ sang Bắc Kinh nói thác là con của Taksin tên là Trịnh Hoa nối ngôi.
[4] Cung Trung Ðáng, CCBVV. Tấu triệp của Tôn Sĩ Nghị, Càn Long năm thứ 53, ngày 26 tháng Chín (1788). Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 362.
[5]… Kế đó là hạ sách, xưa nay cái đạo vỗ v ngoại vực, bao giờ cũng lấy uy của thiên triu làm trọng, đâu có phải nhờ ngoại vực đem sức hỗ trợđâu? Vả lại Xiêm La vốn cùng Nguyễn Văn Huệ đánh phá lẫn nhau, nếu như bây giờ bảo họ chiếm lấy Quảng Nam, một mai việc bình định xong xuôi rồi, ắt phải đem Quảng Nam cho không Xiêm La. Cung Trung Ðáng, CCBVV. Tấu triệp của Tôn Sĩ Nghị, Càn Long 53, ngày 1 tháng Một [28-11-1788]. Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 362.
[6] Thượng Dụ Ðáng, CCBVV. Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 362-3.
[7] Thanh Cao Tông Thuần Hoàng Ðế Thực Lục, quyển 1308, trang 25, dụ của vua Càn Long đề ngày Canh Ngọ, tháng Bảy, năm thứ 53 [11-8-1788].
[8] đời Thanh, Quảng Ðông còn một phần tiếp giáp với nước ta (xem bản đồ). Hiện nay chỉ còn hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây mà thôi.
[9] Bọn Nguyễn Quốc Ðống lên đường ngày mồng 10 tháng Tám năm Càn Long 53 [9-9-1788], đem theo vài bảng hịch văn của nhà Thanh. Lương thực, ngựa phu và vật dụng đều được quan nhà Thanh chu cấp. Tôn Vĩnh Thanh lại trích công khố phủ Nam Ninh 300 lượng bạc, chia cho mỗi người 100 lượng làm lộ phí nhưng không tìm được vua Lê.
[10] Cung Trung Ðáng, CCBVV. Giản văn Lê Duy Kỳ ngày 24 tháng Tám năm Càn Long 53 [23-9-1788]. Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 356-7
[11] Sinh năm 1743, người làng Hương La, huyện An Phong, tỉnh Bắc Ninh, đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi (Cảnh Hưng 36, 1775).
[12] Người xã Bảo Triện, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, đỗ nhị giáp tiến sĩ khoa Ðinh Mùi (Chiêu Thống thứ 2, 1787).
[13] Quân Cơ Xứ, CCBVV. Tờ trình của Lê Duy Kỳ đề ngày 15 tháng Chín năm Càn Long 53 [13-10-1788] Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 352.
[14] Quân Cơ Xứ, CCBVB. Tờ trình của Lê Quýnh ngày 15 tháng Chín năm Càn Long 53 [13-10-1788]. Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 353
[15] Ðối chiếu những bài thơ xướng họa của vua Chiêu Thống và nhóm tòng vong ở Yên Kinh thì giọng văn của ông luôn luôn bùi ngùi cảm thán, trái với nhóm bầy tôi thường nhiều hào khí khuyên ông kiên nhẫn nằm gai nếm mật để mưu định đường trở về phục quốc.
[16] Ðặng Phương Nghi, “Vài Tài Liệu Mới Lạ …”. Một Vài Sử Liệu … (1992) tr. 191
[17] Ðặng Phương Nghi, “Vài Tài Liệu Mới Lạ …”, Một Vài Sử Liệu … (1992) tr. 195
[18] Chữ Ðiền nguyên có bộ ngọc 玉, chữ Lạn cũng có bộ ngọc, chữ Lứu bộ kỳ 礻, có sách dịch là Trứu. Chữ Lứu một bên bộ kỳ (礻), một bên chữ do (由), các sách nhà Thanh như Thánh Vũ Ký, Thanh Ðại Thông Sử chép nhầm thành tụ 袖 (bộ y nghĩa là tay áo)
[19] CM II, quyển XLVII (1998), tr. 837-8
[20] Chữ này viết bộ nhân đứng, Khang Hi từ điển phiên thiết là lặc một thiết (勒沒切).
[21] Tấu thư của Tôn Sĩ Nghị đề ngày 21 tháng Tám năm Càn Long 53 [20-9-1788]. Thanh Cao Tông Thuần Hoàng Ðế thực lục, quyển 1312, trang 25. Những người này sau được trả lại khi vua Quang Trung trao đổi tù binh ngoại trừ Nguyễn Viễn Du chết vì bệnh trong khi bị giam.
[22] Quân Cơ Xứ, CCBVV. Nguyên văn tờ bẩm của bảy châu nước An Nam ngày 29 tháng Bảy năm Càn Long 53 [30-8-1788]. Trang Cát Phát, TTVC(1982) tr. 355
[23] vốn là học trò của Nguyễn Thiếp
[24] Cung Trung Ðáng, CCBVV. Tờ bẩm này bên phải có gắn xi đóng dấu vàng, ghi rõ là “kèm theo nguyên văn của trấn thủ Lạng Sơn nước An Namđể cho hoàng đế ngự lãm, tra xét quả đúng là di quan nhưng không có đóng dấu, vì chưng con dấu cũ do vua Lê nước nam cấp cho đã bị họ Nguyễn thu mất rồi, nay chỉ có nguỵ ấn nên không dám dùng”. Trang Cát Phát, TTVC(1982) tr. 355-6
[25] Theo tờ trình của Tôn Sĩ Nghị. Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 356
[26] Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 356
[27] Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 356-7. Tuy nhiên, theo sử nước ta thì Trần Danh Bính chỉ trá hàng, về sau khi quân Thanh tiến sang, đem binh cự địch bị giặc bắt giết.
[28] Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 357-9. Cung Trung Ðáng, CCBVV. Bài văn này phải kể là một tuyệt tác, không biết do danh nho nào [có lẽ là Ngô Thì Nhậm] nhân danh Ðại Tư Mã Ngô Văn Sở soạn ra.
[29] nghĩa đen vin vào vảy (con rồng), tựa vào cánh (con phượng), tức là phò tá một bậc minh chủ (còn viết là phàn long phụ phượng)
[30] trong tấu văn không liệt kê nhưng trong sách có ghi là của các quan ở Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Thanh Hoa, Nghệ An, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hưng Hoá, An Quảng … các nơi. Trang Cát Phát, TTVC(1982) tr. 366.
[31] Nguyên văn từ Quân Cơ Xứ, CCBVV, bẩm văn của bọn Tạ Ðình Thực đề ngày 22 tháng Mười năm Càn Long 53 [19-11-1788]. Trang Cát Phát, TTVC(1982) tr. 366-7.
[32] Tờ bẩm của Lê Duy Cẩn ngày 22, tháng Mười năm Càn Long 53 [19-11-1788] lưu giữ tại Quân Cơ Xứ, CCBVV. Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 365-6.
[33] Trong CM, quyển XLVII có chép là “Văn Huệ sai người lùng hết các bầy tôi văn võ, cưỡng ép họ đến cửa cung khuyếđể cùng đứng tên vào tờ biểu khuyên mời Văn Huệ lên ngôi vua. Huy Trạc bị bắt đến Ngự sử đài, không chịu ký tên vào tờ biểu ấy, đêm đến, uống thuốc độc tự tử. Việc này do đó cũng đình chỉ”. Như vậy việc này có thể là thật.
[34] Chỉ trấn thủ Lạng Sơn Phan Khải Ðức
[35] Tờ biểu trên đây tuy có thể nhiều phần không đúng sự thật nhưng có một điểm chúng ta có thể cải chính. Trước đây, sử ta đều dựa theo HLNTCmà chép rằng khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị kéo quân sang, Lê Duy Kỳ theo về đến Thăng Long, lúc đó mới trả ân báo oán, trong đó có việc chặt chân ba hoàng thúc vứt xuống giếng trong cung. Nhưng theo lá thư này, việc ba người chú Lê Duy K bị giết xảy ra từ khi mới lên nắm quyn trước khi lưu vong. Chúng ta cũng biết được tên của ba người hoàng thúc đó là Lê Duy Lữ, Lê Duy Lân, Lê Duy Hội. Theo HLNTC thì những người viết lá thư này là Nguyễn Quí Nhạ, Trần Bá Lãm, Vũ Huy Tấn cũng bị hạ ngục khi Lê Duy Kỳ trở về, chỉ có Nguyễn Bá Khoan được miễn vì dốt nát, già cả. Một giáo sĩ trong Hội Truyền Giáo Ba Lê (Société des Missions Étrangère de Paris) cũng nhắc đến một sắc dụ của Nguyễn Huệ trong đó kết tội “Chiêu Thống đãphạm trọng tội gian dâm và loạn luân ghê tởm với em gái ông và sát nhân vì ông đã cho giết một cách dã man ba người chú ông và một người vợ của Cảnh Hưng, tổ phụ ông …” để đưa ra một trọng thưởng cho người nào bắt được Lê Duy Kỳ. Ðặng Phương Nghi, “Vài Tài Liệu Mới Lạ …” Một Vài Sử Liệu(1992) tr. 187

Không có nhận xét nào: